TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 6 (có đáp án 2024): Các nước Châu Phi

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Bài 6: Các nước Châu Phi có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 6.

1 1,657 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 6: Các nước Châu Phi

NHẬN BIẾT

Câu 1. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi diễn ra sớm nhất ở khu vực nào?

A. Bắc Phi

B. Trung Phi

C. Nam Phi

D. Đông Phi

Đáp án: A

Giải thích: Phong trào đấu tranh giành độc lập của châu Phi bùng nổ sớm nhất ở Bắc Phi (Ai Cập, Libi), sau đó lan ra các vùng khác. (SGK SỬ 9/Tr.26)

Câu 2. Sự kiện nào được xem là mốc mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?

A. Cuộc binh biến của sĩ quan Ai Cập

B. Cuộc nổi dậy của nhân dân Libi

C. Cuộc đấu tranh của Angiêri

D. “Năm châu Phi”

Đáp án: A

Giải thích: Khởi đầu là thắng lợi cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (3-7-1952), lật đổ vương triều Pharúc- chỗ dựa của thực dân Anh, lập nên nước Cộng hòa Ai Cập (1953). (SGK SỬ 9/Tr.26)

Câu 3. Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi là ai?

A. J.Nêru

B. M.Gandi

C. Phiđen cátxtơrô

D. Nenxơn Manđêla

Đáp án: D

Giải thích: Sau cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc lần đầu tiên ở Nam Phi (4-1994), Nenxơn Manđêla đã trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi. (SGK SỬ 9/Tr.28)

Câu 4. Nước thực dân đặt chân đầu tiên lên đất Nam Phi là:

A. Tây Ban Nha

B. Bồ Đào Nha

C. Anh

D. Hà Lan

Đáp án: D

Giải thích: Năm 1662, người Hà Lan là nước thực dân đầu tiên đặt chân lên đất Nam Phi, lập ra xứ thuộc địa Kếp. (SGK SỬ 9/Tr.28)

Câu 5. Đầu thế kỉ XIX, Nam Phi chịu sự thống trị của nước thực dân nào?

A. Anh

B. Hà Lan

C. Pháp

D. Đức

Đáp án: A

Giải thích: Đến đầu thế kỉ XIX, người Anh đã chiếm xứ Kếp từ tay người Hà Lan. Năm 1910, Liên bang Nam Phi được thành lập nằm trong khối Liên hiệp Anh. (SGK SỬ 9/Tr.28)

Câu 6. Tổ chức chính trị nào đã lãnh đạo nhân dân Nam Phi đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc?

A. Đại hội dân tộc Phi

B. Tổ chức thống nhất châu Phi

C. Liên minh châu Phi

D. Đại hội thống nhất châu Phi

Đáp án: A

Giải thích: Dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” (ANC), đứng đầu là Nenxơn Man-đê-la, người da đen đã bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh dòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai). (SGK SỬ 9/Tr.28)

Câu 7. Chiến lược nào được chính phủ Nam Phi đề ra nhằm xóa bỏ chế độ Apacthai về kinh tế?

A. Phân phối lại hàng hóa và thị trường.

B. Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại

C. Bình đẳng trong kinh tế

D. Tăng trưởng bền vững

Đáp án: B

Giải thích: Năm 1996, chính phủ Nam Phi đã đưa ra chiến lược kinh tế vĩ mô với tên gọi “Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại” nhằm phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện mức sống của người da đen, xóa bỏ chế độ Apacthai về kinh tế vốn còn tồn tại với người da đen. (SGK SỬ 9/Tr.29)

Câu 8. Mục tiêu xóa bỏ "chế độ A-pác-thai về kinh tế" là của quốc gia nào?

A. Cuba

B. Ăng-gô-la

C. Nam Phi

D. An-giê-ri

Đáp án: C

Giải thích: Năm 1996, chính phủ Nam Phi đã đưa ra chiến lược kinh tế vĩ mô với tên gọi “Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại” nhằm phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện mức sống của người da đen, xóa bỏ chế độ Apacthai về kinh tế vốn còn tồn tại với người da đen. (SGK SỬ 9/Tr.29)

THÔNG HIỂU

Câu 9. Tổ chức nào ở châu Phi đóng vai trò chủ yếu trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế - chính trị ở khu vực?

A. Liên minh châu Phi

B. Cộng đồng kinh tế châu Phi

C. Hội đồng tương trợ kinh tế châu Phi

D. Hiệp hội các nước châu Phi

Đáp án: A

Giải thích: Trong những năm gần đây, các nước châu Phi đang nỗ lực cùng nhau giải quyết các cuộc xung đột, khắc phục những khó khăn về kinh tế thông qua vai trò chủ yếu của Liên minh châu Phi (AU). (SGK SỬ 9/Tr.29)

Câu 10. Đâu không phải là điều kiện khách quan tác động đến sự bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

A. Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít

B. Sự suy yếu của thực dân Anh, Pháp

C. Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

D. Sự phát triển về ý thức dân tộc của các quốc gia ở châu Phi

Đáp án: D

Giải thích: Sự phát triển về ý thức dân tộc của các quốc gia ở châu Phi không phải là điều kiện khách quan thuận lợi, mà là điều kiện chủ quan để phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và giành thắng lợi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).

Câu 11. Đặc điểm chung của tình hình kinh tế- xã hội châu Phi sau khi giành độc lập là gì?

A. Kinh tế- xã hội phát triển ổn định

B. Hầu hết vẫn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định

C. Kinh tế có bước phát triển nhưng chính trị bất ổn

D. Chính trị ổn định nhưng kinh tế lại lạc hậu

Đáp án: B

Giải thích: Các nước châu Phi bước vào thời kì xây dựng đất nước. Mặc dù đạt được một số thành tựu nhưng rất nhiều nước châu Phi vẫn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định và khó khăn do xung đột, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miên. (SGK SỬ 9/Tr.26)

Câu 12. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng không ổn định ở châu Phi từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX là:

A. Xung đột sắc tộc, tôn giáo, đói nghèo, dịch bệnh

B. Sự can thiệp trở lại của các nước lớn

C. Di hại của chủ nghĩa thực dân mới để lại

D. Ảnh hưởng của chiến tranh lạnh

Đáp án: A

Giải thích: Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX là do các cuộc xung đột, nội chiến sắc tộc, tôn giáo; tình trạng đói nghèo, nợ nần chồng chất và các loại dịch bệnh hoành hành. (SGK SỬ 9/Tr.26)

Câu 13. Vì sao năm 1960 lại được gọi là “Năm châu Phi”?

A. 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập

B. Chủ nghĩa thực dân cũ bị sụp đổ hoàn toàn

C. Chủ nghĩa thực dân mới bị sụp đổ về cơ bản

D. Chế độ phân biệt chủng tộc bị tiêu diệt

Đáp án: A

Giải thích: Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” với sự kiện 17 nước ở lục địa này tuyên bố độc lập. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân lần lượt tan rã. (SGK SỬ 9/Tr.26)

Câu 14. Chế độ Apácthai Là sự phân biệt con người dựa trên

A. tài sản.

B. chủng tộc (màu da).

C. vùng miền.

D. tôn giáo.

Đáp án: B

Giải thích: Apacthai (tiếng Hà Lan: Apartheid) là chính sách phân biệt chủng tộc trước đây đã được tiến hành ở Nam Phi. Từ apartheid trong tiếng Hà Lan dùng ở châu Phi có nghĩa là sự riêng biệt, nó miêu tả sự phân chia chủng tộc giữa thiểu số người da trắng và phần đông dân số người da đen

Câu 15. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, điều kiện khách quan nào có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?

A. Sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa.

B. Sự giúp đỡ trực tiếp của Liên Xô, Trung Quốc.

C. Sự xác lập của trật tự hai cực I-an-ta.

D. Sự suy yếu của các nước thực dân phương Tây.

Đáp án: D

Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự suy yếu của các nước thực dân phương Tây là điều kiện khách quan có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi

Câu 16. Sự sụp đổ của chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi chứng tỏ điều gì?

A. một biện pháp thống trị của của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ

B. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cơ bản tan rã

C. cuộc đấu tranh vì tiến bộ đã hoàn thành

D. chủ nghĩa thực dân mới bắt đầu khủng hoảng

Đáp án: A

Giải thích: Chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thức của chủ nghĩa thực dân. Đánh đổ được chế độ này cũng là đánh đổ được một hình thức áp bức, bóc lột thực dân.

VẬN DỤNG

Câu 17. Một trong những điểm khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi với châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là về

A. nhiệm vụ đấu tranh chủ yếu.

B. kết cục của cuộc đấu tranh.

C. mục tiêu đấu tranh chủ yếu.

D. tổ chức lãnh đạo thống nhất của châu lục.

Đáp án: D

Giải thích: Một trong những điểm khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi với châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là về tổ chức lãnh đạo thống nhất của châu lục.

Câu 18. Nhận xét nào dưới đây phù hợp với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của các chính đảng vô sản

B. Diễn ra liên tục, sôi nổi với các hình thức đấu tranh khác nhau

C. Xóa bỏ được hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân mới

D. Bùng nổ sớm nhất tại khu vực Nam Phi

Đáp án: B

Giải thích: Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi diễn ra sôi nổi, liên tục, bắt đầu từ Bắc Phi rồi lan ra các nước khác. Hình thức đấu tranh phong phú, chủ yếu dưới hình thức đấu tranh chính trị và thương lượng (ngoại giao). (SGK SỬ 9/Tr.26)

Câu 19. Nenxơn Mandela là lãnh tụ của phong trào đấu tranh

A. giải phóng dân tộc ở châu Phi.

B. xóa bỏ đói nghèo ở Nam Phi.

C. chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.

D. chống chế độ độc tài thân Mĩ ở Cuba.

Đáp án: C

Giải thích: Nenxơn Mandela là lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.

Câu 20. Nội dung nào dưới đây không phải là những thách thức mà nhân dân châu Phi phải đối mặt trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay?

A. Các cuộc nội chiến do xung đột sắc tộc

B. Bùng nổ dân số, dân trí thấp

C. Tình trạng đói nghèo, nợ nần và phụ thuộc nước ngoài

D. Ách thống trị hà khắc, phản động của thực dân phương Tây

Đáp án: D

Giải thích: Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội và thu được nhiều thành tựu bước đầu, song chưa đủ để thay đổi căn bản bộ mặt của châu lục này. Nhiều nước châu Phi hiện nay vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, không ổn định. (SGK SỬ 9/Tr.26)

Câu 21 Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi diễn ra sớm nhất ở khu vực nào?

A. Bắc Phi

B. Trung Phi

C. Nam Phi

D. Đông Phi

Đáp án: A

Giải thích: Phong trào đấu tranh giành độc lập của châu Phi bùng nổ sớm nhất ở Bắc Phi (Ai Cập, Libi), sau đó lan ra các vùng khác.

Câu 22 Sự kiện nào được xem là mốc mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?

A. Cuộc binh biến của sĩ quan Ai Cập

B. Cuộc nổi dậy của nhân dân Libi

C. Cuộc đấu tranh của Angiêri

D. “Năm châu Phi”

Đáp án: A

Giải thích: Sự kiện mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (3-7-1952), lật đổ vương triều Pharúc- chỗ dựa của thực dân Anh, lập nên nước Cộng hòa Ai Cập (1953).

Câu 23 Ai là Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi?

A. J.Nêru

B. M.Gandi

C. Phiđen cátxtơrô

D. Nenxơn Manđêla

Đáp án: D

Giải thích: Với thắng lợi của cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc lần đầu tiên ở Nam Phi (4-1994), Nenxơn Manđêla đã trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi.

Câu 24 Nước thực dân nào đặt chân đầu tiên lên đất Nam Phi?

A. Tây Ban Nha

B. Bồ Đào Nha

C. Anh

D. Hà Lan

Đáp án: D

Giải thích: Năm 1662, người Hà Lan là nước thực dân đầu tiên đặt chân lên đất Nam Phi, lập ra xứ thuộc địa Kếp

Câu 25 Đầu thế kỉ XIX, Nam Phi chịu sự thống trị của nước thực dân nào?

A. Anh

B. Hà Lan

C. Pháp

D. Đức

Đáp án: A

Giải thích: Đến đầu thế kỉ XIX, người Anh đã chiếm xứ Kếp từ tay người Hà Lan. Năm 1910, Liên bang Nam Phi được thành lập nằm trong khối Liên hiệp Anh.

Câu 26 Tổ chức chính trị nào đã lãnh đạo nhân dân Nam Phi đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc?

A. Đại hội dân tộc Phi

B. Tổ chức thống nhất châu Phi

C. Liên minh châu Phi

D. Đại hội thống nhất châu Phi

Đáp án: A

Giải thích: Dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” (ANC), đứng đầu là Nenxơn Man-đê-la, người da đen đã bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh dòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai)

Câu 27 Chiến lược nào được chính phủ Nam Phi đề ra nhằm xóa bỏ chế độ Apacthai về kinh tế?

A. Phân phối lại hàng hóa và thị trường.

B. Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại

C.Bình đẳng trong kinh tế

D. Tăng trưởng bền vững

Đáp án: B

Giải thích: Năm 1996, chính phủ Nam Phi đã đưa ra chiến lược kinh tế vĩ mô với tên gọi “Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại” nhằm phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện mức sống của người da đen, xóa bỏ chế độ Apacthai về kinh tế vốn còn tồn tại với người da đen

Câu 28 Mục tiêu xóa bỏ "chế độ A-pác-thai về kinh tế" là của quốc gia nào?

A. Cu-Ba

B. Ăng-gô-la

C. Nam Phi

D. Tây Nam Phi

Đáp án: C

Giải thích: Năm 1996, chính phủ Nam Phi đã đưa ra chiến lược kinh tế vĩ mô với tên gọi “Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại” nhằm phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện mức sống của người da đen, xóa bỏ “chế độ Apacthai về kinh tế” vốn còn tồn tại với người da đen.

Câu 29 Tổ chức nào ở châu Phi đóng vai trò chủ yếu trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế- chính trị ở khu vực?

A. Liên minh châu Phi

B. Cộng đồng kinh tế châu Phi

C. Hội đồng tương trợ kinh tế châu Phi

D. Hiệp hội các nước châu Phi

Đáp án: A

Giải thích: Trong những năm gần đây, các nước châu Phi đang nỗ lực cùng nhau giải quyết các cuộc xung đột, khắc phục những khó khăn về kinh tế thông qua vai trò chủ yếu của Liên minh châu Phi (AU)

Câu 30 Đâu không phải là điều kiện khách quan tác động đến sự bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

A. Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít

B. Sự suy yếu của thực dân Anh, Pháp

C. Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam, Trung Quốc

D. Sự phát triển về ý thức dân tộc của các quốc gia ở châu Phi

Đáp án: D

Giải thích:

- Các đáp án B, C: là điều kiện khách quan thuận lợi dẫn đến bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Đáp án D: sự phát triển về ý thức dân tộc của các quốc gia ở châu Phi không phải là điều kiện khách quan thuận lợi, mà là điều kiện chủ quan để phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và giành thắng lợi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

Đáp án cần chọn là: D

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 7: Các nước Mỹ Latinh có đáp án

Trắc nghiệm Bài 8: Nước Mĩ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 9: Nhật Bản có đáp án

Trắc nghiệm Bài 10: Các nước Tây Âu có đáp án

Trắc nghiệm Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ 2 có đáp án

1 1,657 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: