TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 28 (có đáp án 2024): Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Bài 28: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 28.

1 3311 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 28: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)

NHẬN BIẾT

Câu 1. Sự kiện nào đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương?

A. Chiến thắng Điện Biên Phủ

B. Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954

C. Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 và Chiến thắng Điện Biên Phủ

D. Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương

Đáp án: D

Giải thích: Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương được kí kết đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp đối với ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. (SGK SỬ 9/Tr.128)

Câu 2. Ngày 10 – 10 – 1954 diễn ra sự kiện quan trọng gì ở Việt Nam?

A. Pháp rút khỏi Hà Nội, bộ đội Việt Nam vào tiếp quản thủ đô

B. Trung ương Đảng, Chính phủ ra mắt nhân dân Thủ đô

C. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng

D. Pháp rút quân khỏi miền Nam

Đáp án: A

Giải thích: Ngày 10-10-1954, Pháp rút khỏi Hà Nội, quân đội Việt Nam tiến vào tiếp quản thủ đô trong không khí tưng bừng của ngày chiến thắng. (SGK SỬ 9/Tr.129)

Câu 3. Khẩu hiệu đưa ra trong cuộc cải cách ruộng đất ở Việt Nam sau năm 1954 là gì?

A. Người cày có ruộng

B. Không một tấc đất bỏ hoang

C. Tăng gia sản xuất

D. Tấc đất, tấc vàng

Đáp án: A

Giải thích: Khẩu hiệu đưa ra trong cuộc cải cách ruộng đất ở Việt Nam sau năm 1954 là “người cày có ruộng”. (SGK SỬ 9/Tr.129)

Câu 4. Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của quân dân miền Nam Việt Nam đã dấy lên phong trào

A. “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

B. “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.

C. “Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào”.

D. “Quyết chiến quyết thắng giặc Mĩ xâm lược”.

Đáp án: A

Giải thích: Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của quân dân miền Nam Việt Nam đã dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

Câu 5. Chiến thắng nào dưới đây khẳng định quân dân miền Nam Việt Nam có khả năng đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) của Mĩ?

A. An Lão (Bình Định).

B. Ba Gia (Quảng Ngãi).

C. Bình Giã (Bà Rịa).

D. Ấp Bắc (Mĩ Tho).

Đáp án: D

Giải thích: Ấp Bắc (Mĩ Tho) đã khẳng định quân dân miền Nam Việt Nam có khả năng đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) của Mĩ

Câu 6. Định Thủy, Bình Khánh, Phước Hiệp là 3 xã thuộc huyện nào của tỉnh Bến Tre?

A. Mỏ Cày

B. Châu Thành

C. Giồng Trôm

D. Ba Tri

Đáp án: A

Giải thích: Định Thủy, Bình Khánh, Phước Hiệp là 3 xã thuộc huyện Mỏ Cày của tỉnh Bến Tre - nơi diễn ra cuộc Đồng khởi tiêu biểu ở miền Nam trong những năm 1959-1960. (SGK SỬ 9/Tr.135)

Câu 7. Tổ chức chính trị nào được ra đời ở miền Nam Việt Nam từ trong phong trào Đồng Khởi?

A. Đảng Lao động Việt Nam

B. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam

C. Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam

D. Trung ương cục miền Nam

Đáp án: B

Giải thích: Từ trong phong trào Đồng Khởi, ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch). Mặt trận đoàn kết toàn dân chống Mỹ - Diệm, lập chính quyền cách mạng dưới hình thức Ủy ban nhân dân tự quản để trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam. (SGK SỬ 9/Tr.135)

Câu 8. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định vai trò, vị trí của miền Bắc như thế nào?

A. Quyết định nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam

B. Quyết định trực tiếp đối với sự phát triển của cách mạng cả nước

C. Quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước

D. Quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam

Đáp án: C

Giải thích: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. (SGK SỬ 9/Tr.136)

THÔNG HIỂU

Câu 9. Mĩ thay chân Pháp ở miền Nam sau năm 1954 không nhằm thực hiện mục tiêu nào sau đây?

A. Chia cắt lâu dài Việt Nam

B. Biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương

C. Làm bàn đạp tấn công ra miền Bắc để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản

D. Thúc đẩy phát triển của kinh tế và khai hóa văn minh cho miền Nam Việt Nam.

Đáp án: D

Giải thích: Pháp rút khỏi miền Nam, Mĩ nhanh chóng thay chân, lập nên chính quyền Ngô Đình Diệm âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam; biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á; làm bàn đạp tấn công ra miền Bắc để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản, phản công phe xã hội chủ nghĩa từ phía Nam. (SGK SỬ 9/Tr.129)

Câu 10. Việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1957) không mang ý nghĩa nào sau đây?

A. Xóa bỏ giai cấp địa chủ phong kiến

B. Đưa nông dân trở thành người làm chủ nông thôn

C. Khối liên minh công- nông được củng cố

D. Củng cố niềm tin cho nhân dân miền Nam kháng chiến chống Mĩ

Đáp án: D

Giải thích: Sau cải cách ruộng đất đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền Bắc Việt Nam: giai cấp địa chủ phong kiến cơ bản bị xóa bỏ, nông dân trở thành người làm chủ nông thôn. Qua đó khối liên minh công- nông được củng cố vững chắc. Cải cách ruộng đất không mang ý nghĩa củng cố niềm tin cho nhân dân miền Nam kháng chiến chống Mĩ. (SGK SỬ 9/Tr.135)

Câu 11. Một trong những nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau hiệp định Giơ-ne-vơ là

A. Xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.

B. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

C. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

D. Hoàn thành cải cách ruộng đất, cải tạo quan hệ sản xuất.

Đáp án: C

Giải thích: Một trong những nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau hiệp định Giơ-ne-vơ là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Câu 12. Đâu không phải là mục tiêu của phong trào đấu tranh chính trị- hòa bình ở miền Nam sau hiệp định Giơ-ne-vơ (1954)?

A. Đòi Mĩ- Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ

B. Bảo vệ hòa bình

C. Giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng

D. Chống khủng bố, chống chiến dịch tố cộng, diệt cộng

Đáp án: D

Giải thích: Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, Trung ương Đảng chủ trương đấu tranh chính trị chống Mĩ- Diệm để đòi chúng thi hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, bảo vệ hòa bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. (SGK SỬ 9/Tr.133)

Câu 13.

“Cách một dòng sông mà đó thương đây nhớ

Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa...”

Hai câu thơ trên nhắc đến hiện tượng gì trong lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-197?

A. Đất nước bị chia cắt thành hai miền

B. Kháng chiến chống Mĩ trên cả nước

C. Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước

D. Cuộc tập kết chuyển quân, chuyển giao khu vực sau chiến tranh

Đáp án: A

Giải thích: Hai câu thơ trên nhắc đến việc Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau với ranh giới là vĩ tuyến 17, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải do âm mưu của đế quốc Mĩ

Câu 14. Phong trào “Đồng khởi” (1939 - 1960) nổ ra trong hoàn cảnh cách mạng miền Nam Việt Nam đang

A. giữ vững và phát triển thể tiến công.

B. gặp muôn vàn khó khăn và tổn thất.

C. chuyển dần sang đấu tranh chính trị.

D. chuyển hẳn sang tiến công chiến lược.

Đáp án: B

Giải thích: Phong trào “Đồng khởi” (1939 - 1960) nổ ra trong hoàn cảnh cách mạng miền Nam Việt Nam đang gặp muôn vàn khó khăn và tổn thất.

Câu 15. Âm mưu chủ yếu của Mĩ và chính quyền Sài Gòn trong thủ đoạn dồn dân lập “ấp chiến lược” là nhằm

A. củng cố quyền lực cho chính quyền Sài Gòn.

B. xây dựng miền Nam thành những khu biệt lập để dễ kiểm soát.

C. đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, các ấp.

D. tách dân khỏi cách mạng, thực hiện chương trình bình định toàn miền Nam.

Đáp án: D

Giải thích: Âm mưu chủ yếu của Mĩ và chính quyền Sài Gòn trong thủ đoạn dồn dân lập “ấp chiến lược” là nhằm tách dân khỏi cách mạng, thực hiện chương trình bình định toàn miền Nam.

Câu 16. Tiến hành chiến lược Chiến tranh đặc biệt ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1965), Mĩ nhằm thực hiện âm mưu chiến lược nào?

A. Tách rời nhân dân với phong trào cách mạng.

B. Chia cắt lâu dài nước Việt Nam.

C. Cô lập lực lượng vũ trang cách mạng.

D. Dùng người Việt đánh người Việt.

Đáp án: B

Giải thích: Tiến hành chiến lược Chiến tranh đặc biệt ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1965), Mĩ nhằm thực hiện âm mưu chiến lược là: chia cắt lâu dài nước Việt Nam.

VẬN DỤNG

Câu 17. Trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ và chính quyền Sài Gòn không thực hiện thủ đoạn nào dưới đây?

A. Triển khai hoạt động chống phá miền Bắc.

B. Tiến hành các cuộc hành quân càn quét.

C. Mở những cuộc hành quân “tìm diệt”.

D. Tiến hành dồn dân lập ấp chiến lược”.

Đáp án: C

Giải thích: Trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ và chính quyền Sài Gòn không thực hiện thủ đoạn: mở những cuộc hành quân “tìm diệt”.

Câu 18. Hội nghị 15 Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng, vì

A. các lực lượng cách mạng miền Nam đã phát triển

B. hành động khủng bố dã man của chính quyền Mĩ- Diệm

C. đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh

D. mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ

Đáp án: B

Giải thích: Hội nghị 15 Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng do hành động khủng bố dã man của chính quyền Mĩ - Diệm nên nhân dân miền Nam không thể tiếp tục đấu tranh bằng con đường hòa bình được nữa. Nghị quyết 15 như “nắng hạ gặp mưa rào” làm bùng lên phong trào đấu tranh mạnh mẽ ở miền Nam, hình thành phong trào “Đồng Khởi”. (SGK SỬ 9/Tr.133)

Câu 19. Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” của quân dân miền Nam Việt Nam?

A. Làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.

B. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.

C. làm thất bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

D. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam.

Đáp án: C

Giải thích:

Ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” của quân dân miền Nam Việt Nam:

+ Làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.

+ Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.

+ Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam.

Câu 20. Nội dung nào không phản ánh đúng những nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh của nhân dân miền Nam trong những năm 1954 – 1959?

A. Đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

B. Chống khủng bố, đàn áp, chống chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”.

C. Đòi các quyền tự do, dân chủ; giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.

D. Chống chế độ Mĩ – Diệm, yêu cầu họ thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954).

Đáp án: A

Giải thích:

- Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ được tiến hành trong những năm 1961 – 1965

Câu 21 Sự kiện nào đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương?

A. Chiến thắng Điện Biên Phủ

B. Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954

C. Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 và Chiến thắng Điện Biên Phủ

D. Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương

Đáp án: D

Giải thích: Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương được kí kết đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp đối với ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia

Câu 22 Ngày 10 – 10 – 1954 diễn ra sự kiện quan trọng gì ở Việt Nam?

A. Pháp rút khỏi Hà Nội, bộ đội ta vào tiếp quản thủ đô

B. Trung ương Đảng, Chính phủ ra mắt nhân dân Thủ đô

C. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng

D. Pháp rút quân khỏi miền Nam

Đáp án: A

Giải thích: Ngày 10-10-1954, Pháp rút khỏi Hà Nội, quân đội Việt Nam tiến vào tiếp quản thủ đô trong không khí tưng bừng của ngày chiến thắng

Câu 23 Kẻ thù trực tiếp của nhân dân miền Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là

A. Đế quốc Mĩ

B. Thực dân Pháp

C. Chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm

D. Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm

Đáp án: D

Giải thích: Sau hiệp định Giơnevơ (1954), thực dân Pháp rút quân khi chưa thực hiện hiệp thương thống nhất hai miền. Mĩ nhanh chóng thay chân Pháp dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm chia cắt lâu dài Việt Nam. Do đó kẻ thù trực tiếp của nhân dân miền Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

Câu 24 Khẩu hiệu đưa ra trong cuộc cải cách ruộng đất ở Việt Nam sau năm 1954 là

A. Người cày có ruộng

B. Không một tấc đất bỏ hoang

C. Tăng gia sản xuất

D. Tấc đất, tấc vàng

Đáp án: A

Giải thích: Khẩu hiệu đưa ra trong cuộc cải cách ruộng đất ở Việt Nam sau năm 1954 là “người cày có ruộng”

Câu 25 Khẩu hiện được thực hiện qua các đợt cải cách ruộng đất ở miền Bắc (cuối 1953 -1956) là

A. "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người".

B. “Người cày có ruộng”.

C. "Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày"

D. "Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghè, giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công"

Đáp án: B

Giải thích: Khẩu hiệu đưa ra trong cuộc cải cách ruộng đất ở Việt Nam sau năm 1954 là “người cày có ruộng”

Câu 26 Lý do chính khiến cho Việt Nam bị chia cắt mặc dù Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương có quy định về vấn đề thống nhất đất nước là

A. Tác động của cục diện hai cực, hai phe

B. Do âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của thực dân Pháp.

C. Do Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân

D. Do nhân dân miền Nam không muốn hiệp thương thống nhất

Đáp án: C

Giải thích: Lý do trực tiếp khiến Việt Nam bị chia cắt mặc dù hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã quy định về vấn đề thống nhất đất nước. Đó là do thực dân Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân theo quy định của hiệp định.

Câu 27 Mĩ thay chân Pháp ở miền Nam sau năm 1954 không nhằm thực hiện mục tiêu nào sau đây?

A. Chia cắt lâu dài Việt Nam

B. Biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương

C. Làm bàn đạp tấn công ra miền Bắc để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản

D. Thúc đẩy sự giàu mạnh của miền Nam để đối trọng với miền Bắc

Đáp án: D

Giải thích: Pháp rút khỏi miền Nam, Mĩ nhanh chóng thay chân, lập nên chính quyền Ngô Đình Diệm âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam; biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á; làm bàn đạp tấn công ra miền Bắc để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản, phản công phe xã hội chủ nghĩa từ phía Nam.

Câu 28 Nhiệm vụ cơ bản, đầy đủ của miền Bắc Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 là

A. Kháng chiến chống Mĩ cứu nước

B. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh

ad
C. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa

D. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa

Đáp án: D

Giải thích: Do cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã cơ bản được hoàn thành ở miền Bắc nên sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, miền Bắc phải khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, sau đó tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương chi viện cho miền Nam kháng chiến.

Câu 29 Việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1957) không mang ý nghĩa nào sau đây?

A. Xóa bỏ giai cấp địa chủ phong kiến

B. Đưa nông dân trở thành người làm chủ nông thôn

C. Khối liên minh công- nông được củng cố

D. Củng cố niềm tin cho nhân dân miền Nam kháng chiến chống Mĩ

Đáp án: D

Giải thích: Việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1957) đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam: giai cấp địa chủ phong kiến cơ bản bị xóa bỏ, nông dân trở thành người làm chủ nông thôn. Qua đó khối liên minh công- nông được củng cố vững chắc. Cải cách ruộng đất không mang ý nghĩa củng cố niềm tin cho nhân dân miền Nam kháng chiến chống Mĩ.

Câu 30 Nguyên nhân chính nào dẫn đến hạn chế trong quá trình cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1953-1957)?

A. Đấu tố tràn lan, thô bạo

B. Sai lầm trong việc đánh giá, quy kết địa chủ không bám sát thực tế

C. Do sự chống phá của các thế lực thù địch

ad
D. Do trình độ của những người tham gia đấu tố còn hạn chế

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế trong quá trình cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1975) là do những sai lầm trong việc đánh giá, quy kết địa chủ không xuất phát từ tình hình thực tế. Ở nhiều nơi đã quy chụp cả những địa chủ kháng chiến và trung nông thành địa chủ phản cách mạng

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống mĩ, cứu nước(1965-1973) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1973-1975) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 31: Việt Nam trong những năm đầu sau đại thắng mùa xuân 1975 có đáp án

Trắc nghiệm Bài 32: Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 -1985) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 33: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên Xã hội chủ nghĩa có đáp án

1 3311 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: