TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 16 (có đáp án 2024): Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài những năm 1919 – 1925

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài những năm 1919 – 1925 có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 16.

1 8,513 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài những năm 1919 – 1925

NHẬN BIẾT

Câu 1. Năm 1919, bản Yêu sách của nhân dân An Nam đã được Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị quốc tế nào?

A. Hội nghị Véc- xai

B. Hội nghị Oasinhtơn

C. Hội nghị Pari

D. Hội nghị Pốtxđam

Đáp án: A

Giải thích: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước thắng trận họp tại Véc-xai (1919) để phân chia thành quả chiến tranh. Thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã gửi đến Hội nghị Véc-xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam, đòi chính phủ Pháp và các nước đồng minh thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng, tự quyết của dân tộc Việt Nam. (SGK SỬ 9/Tr.61)

Câu 2. Trong thời gian hoạt động ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc là chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo nào?

A. Đời sống công nhân

B. Người cùng khổ

C. Nhân đạo

D. Sự thật

Đáp án: B

Giải thích: Tờ báo Người cùng khổ do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm (kiêm chủ bút) đã vạch trần chính sách đàn áp bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc nói chung và chủ nghĩa đế quốc Pháp nói riêng, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức nổi dậy đấu tranh tự giải phóng. (SGK SỬ 9/Tr.62)

Câu 3. Tháng 6-1925, trong phong trào cách mạng Việt Nam đã diễn ra sự kiện nổi bật gì?

A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập

B. Tân Việt Cách mạng Đảng được thành lập

C. Hội Liên hiệp thuộc địa được thành lập

D. Phong trào Vô sản hóa

Đáp án: A

Giải thích: Với nòng cốt là tổ chức Cộng sản đoàn, tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. (SGK SỬ 9/Tr.63)

Câu 4. Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là

A. Tạp chí thư tín quốc tế.

B. Báo Sự thật.

C. Báo "Người cùng khổ"

D. Báo Thanh niên

Đáp án: D

Giải thích: Báo Thanh niên được xuất bản (1925) làm cơ quan tuyên truyền của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. (SGK SỬ 9/Tr.63)

Câu 5. Trong quá trình ở hoạt động ở Pháp bên cạnh việc làm chủ bút tờ báo “Người cùng khổ”, Nguyễn Ái Quốc còn viết bài cho các báo nào?

A. Nhân đạo, Đời sống công nhân

B. Pháp luật, Nhành lúa.

C. Thanh niên, An Nam trẻ.

D. Chuông rè, Người nhà quê.

Đáp án: A

Giải thích: Tờ báo Người cùng khổ do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm (kiêm chủ bút) đã vạch trần chính sách đàn áp bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc nói chung và chủ nghĩa đế quốc Pháp nói riêng, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức nổi dậy đấu tranh tự giải phóng.Nguyễn Ái Quốc còn viết nhiều bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân… (SGK SỬ 9/Tr.62)

Câu 6. Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong các lớp đào tạo cán bộ ở Quảng Châu đã được tập hợp và xuất bản thành tác phẩm nào?

A. Bản án chế độ thực dân Pháp

B. Con rồng tre

C. Đường Kách Mệnh

D. Vi hành

Đáp án: C

Giải thích: Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong các lớp đào tạo cán bộ ở Quảng Châu được tập hợp và in thành sách “Đường Kách Mệnh” đầu năm 1927... (SGK SỬ 9/Tr.63)

Câu 7. Trong những năm 1923 –1924 Nguyễn Ái Quốc chủ yếu hoạt động cách mạng tại

A. Trung Quốc

B. Nhật Bản

C. Liên Xô

D. Việt Nam

Đáp án: C

Giải thích: Tháng 6 – 1923 Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang hoạt động tại Liên Xô, dự hội nghị Quốc tế nông dân… (SGK SỬ 9/Tr.63)

THÔNG HIỂU

Câu 8. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đã đến được với chủ nghĩa cộng sản?

A. Gửi đến hội nghị Véc- xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam.

B. Đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

C. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và lập Đảng cộng sản Pháp.

D. Tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản.

Đáp án: C

Giải thích: Tại Đại hội của Đangr xã hội Pháp họp ở Tua (12-1920), Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp đánh dấu bước ngoặt của Người từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản. (SGK SỬ 9/Tr.62)

Câu 9. Nguyễn Ái Quốc lại bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba vì tổ chức này

A. bảo vệ quyền lợi cho các nước thuộc địa.

B. giúp nhân dân Việt Nam đấu tranh chống thực dân Pháp.

C. chỉ ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.

D. chủ trương thành lập Mặt trận giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

Đáp án: A

Giải thích: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Xã hội Pháp (12-1920) Nguyễn Ái Quốc lại bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III vì quốc tế này đã thông qua Đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa, bênh vực cho quyền lợi của các nước thuộc địa trong đó có Việt Nam

Câu 10. Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với lịch sử dân tộc Việt Nam là gì?

A. Khẳng định con đường cứu nước mới theo khuynh hướng vô sản.

B. Chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đáp án: A

Giải thích: Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với lịch sử dân tộc Việt Nam là: khẳng định con đường cứu nước mới theo khuynh hướng vô sản

Câu 11. Sự kiện nào đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định “Muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”?

A. Lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925).

B. Đưa yêu sách đến Hội nghị Véc xai (18-6-1919).

C. Đọc sơ thảo luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).

D. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920)

Đáp án: C

Giải thích: Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc Sơ thào lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin. Sự kiện này đánh dấu Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, đó là con đường cách mạng vô sản. (SGK SỬ 9/Tr.61)

Câu 12. Đâu không phải là những vấn đề được Nguyễn Ái Quốc trình bày tại Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản (1924)?

A. Vị trí, chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa

B. Quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với cách mạng ở thuộc địa

C. Vai trò, sức mạnh của giai cấp nông dân ở thuộc địa

D. Về vai trò của việc đoàn kết các lực lượng dân tộc ở thuộc địa

Đáp án: D

Giải thích: Tại Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924), Nguyễn Ái Quốc đã trình bày lập trường, quan điểm của mình về vị trí, chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa, mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở thuộc địa và vai trò, sức mạnh của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa. (SGK SỬ 9/Tr.63)

Câu 13. Việc Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920) là mốc đánh dấu

A. sự thiết lập quan hệ giữa Việt Nam với các nước thuộc địa trên thế giới.

B. bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.

C. sự chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam.

D. bước ngoặt quyết định trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.

Đáp án: D

Giải thích: Việc Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920) là mốc đánh dấu bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc: từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản.

Câu 14. Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu đặt cơ sở cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới khi Người

A. dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.

B. gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai.

C. dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp.

D. tham dự thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa.

Đáp án: D

Giải thích: Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu đặt cơ sở cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới khi Người tham dự thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa.

Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những hoạt động yêu nước, cách mạng của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1919 – 1925?

A. Thành lập Hội Việt Nam cách mạg thanh niên

B. Viết bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân

C. Gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam tới hội nghị Véc-xai

D. Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam.

Đáp án: D

Giải thích:

- Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi Yêu sách của nhân dân An Nam tới hội nghị Véc-xai,

- Năm 1921, tham gia viết bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân…

- Tháng 6 – 1925, tập hợp những thanh niên yêu nước thành lập Hội Việt Nam cách mạg thanh niên. (SGK SỬ 9/Tr.62-63)

Câu 16. Phong trào “vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát động và thực hiện là

A. phương thức tự rèn luyện của những chiến sĩ cách mạng tiến bộ.

B. mốc đánh dấu phong trào công nhân hoàn toàn trở thành tự giác.

C. điều kiện để công nhân phát triển về số lượng và trở thành giai cấp.

D. cơ hội thuận lợi giúp những người cộng sản về nước hoạt động.

Đáp án: D

Giải thích: Phong trào “vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát động và thực hiện là phương thức tự rèn luyện của những chiến sĩ cách mạng tiến bộ.

VẬN DỤNG

Câu 17. Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có điểm gì mới so với Phan Bội Châu là: đi sang

A. phương Tây tìm đường cứu nước

B. châu Mĩ tìm đường cứu nước

C. châu Phi tìm đường cứu nước

D. phương Đông tìm đường cứu nước

Đáp án: A

Giải thích: Ngay từ đầu, Nguyễn Ái Quốc đã hướng sang phương Tây để tìm kiếm con đường cứu nước mới cho dân tộc. Còn Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX lại hướng sang phương Đông với tấm gương Nhật Bản - một nước đồng chủ, đồng văn với Việt Nam để cầu viện. Bởi Nguyễn Ái Quốc cho rằng: muốn thoát khỏi ách thống trị của thực dân phương Tây thì cần sang phương Tây để tìm hiểu về cuộc sống của người dân phương Tây, trong đó có Pháp như thế nào, các nước khác cứu nước như thế nào để học tập. Đồng thời, tìm hiểu xem khẩu hiệu nổi tiếng: “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” của Pháp có thực sự thực hiện được trong thực tế không.

Câu 18. Trong bài thơ "Người đi tìm hình của nước" Chế Lan Viên viết “Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười” đã phản ánh sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc?

A. Ra đi tìm đường cứu nước.

B. Đọc Tuyên ngôn độc lập.

C. Đọc Sơ thảo luận cương của Lênin.

D. Gửi yêu sách đến Hội nghị Vecxai.

Đáp án: C

Giải thích: Trong bài thơ "Người đi tìm hình của nước" Chế Lan Viên viết “Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười” đã phản ánh sự kiện Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

Câu 19. Từ việc bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” không được Hội nghị Vécxai (1919) chấp nhận, Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: muốn được giải phóng, các dân tộc (thuộc địa)

A. phải dựa vào sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.

B. phải liên hệ mật thiết với phong trào công nhân quốc tế.

C. chỉ có thể đi theo con đường cách mạng vô sản.

D. chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình.

Đáp án: D

Giải thích: Ngày 18/6/1969 thay mặt những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc đã gửi tới hội nghị Vécxai bản Yêu sách của nhân dân An Nam đòi chính phủ Pháp phải công nhận các quyền tự do, dân chủ và quyết của dân tộc nhưng không được chấp nhận. Từ đó nười rút ra kết luận “muốn giải phóng các dân tộc thuộc địa chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”.

Câu 20. Việc xác định con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc chịu ảnh hưởng từ cuộc Cách mạng Tháng 10 Nga vì cuộc cách mạng này

A. lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế ở Nga.

B. lật đổ sự thống trị của tư sản và phong kiến

C. giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga

D. giải phóng hoàn toàn giai cấp công nhân và nông dân

Đáp án: C

Giải thích: Cách mạng tháng Mười Nga 1917 giành thắng lợi đã giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga. Giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột, đứng lên làm chủ vận mệnh đất nước và vận mệnh của mình. Lần đầu tiên, một cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo đã giành thắng lợi

Câu 21 Năm 1919, bản Yêu sách của nhân dân An Nam đã được Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị quốc tế nào?

A. Hội nghị Véc- xai

B. Hội nghị Oasinhtơn

C. Hội nghị Pari

D. Hội nghị Pốtxđam

Đáp án: A

Giải thích:

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước thắng trận họp tại Véc-xai (1919) để phân chia thành quả chiến tranh. Thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã gửi đến Hội nghị Véc-xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam, đòi chính phủ Pháp và các nước đồng minh thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng, tự quyết của dân tộc Việt Nam nhưng không được chấp nhận.

Câu 22 Trong thời gian hoạt động ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc là chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo nào?

A. Đời sống công nhân.

B. Người cùng khổ (Le Paria).

C. Nhân đạo.

D. Sự thật.

Đáp án: B

Giải thích: Trong thời gian hoạt động ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc là chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Người cùng khổ. Tờ báo này đã vạch trần chính sách đàn áp bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc nói chung và chủ nghĩa đế quốc Pháp nói riêng, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức nổi dậy đấu tranh tự giải phóng.

Câu 23 Tháng 6-1925, trong phong trào cách mạng Việt Nam đã diễn ra sự kiện nổi bật gì?

A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập

B. Tân Việt Cách mạng Đảng được thành lập

C. Hội Liên hiệp thuộc địa được thành lập

D. Phong trào Vô sản hóa

Đáp án: A

Giải thích: Với nòng cốt là tổ chức Cộng sản đoàn, tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

Câu 24 Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là

A. Báo Thanh niên.

B. Tác phẩm "Đường Kách Mệnh".

C. "Bản án chế độ thực dân Pháp".

D. Báo "Người cùng khổ".

Đáp án: A

Giải thích: Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là báo Thanh niên.

Câu 25 Chủ trương “vô sản hóa” của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm thực hiện mục tiêu gì?

A. Rèn luyện hội viên trong thực tế, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tổ chức và lãnh đạo công nhân đấu tranh

B. Rèn luyện tính kỉ luật cho hội viên của hội, giúp hội viên trưởng thành hơn trong đấu tranh.

C. Tạo điều kiện để hội viên sống gần gũi với quần chúng để tổ chức phong trào đấu tranh

D. Xây dựng cơ sở cách mạng trong phong trào nông dân và công nhân

Đáp án: A

Giải thích: Mục tiêu của phong trào “vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện là đưa hội viên của hội vào các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ cùng sống lao động với công nhân để rèn luyện, đồng thời truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tổ chức lãnh đạo công nhân đấu tranh.

Câu 26 Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong các lớp đào tạo cán bộ ở Quảng Châu đã được tập hợp và xuất bản thành tác phẩm nào?

A. Bản án chế độ thực dân Pháp

B. Con rồng tre

C. Đường Kách Mệnh

D. Vi hành

Đáp án: C

Giải thích: Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong các lớp đào tạo cán bộ ở Quảng Châu đã được tập hợp và in thành sách Đường Kách Mệnh đầu năm 1927.

Câu 27 Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đã đến được với chủ nghĩa cộng sản?

A. Gửi đến hội nghị Véc- xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam (1919)

B. Đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920)

C. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp (12-1920)

D. Tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924)

Đáp án: A

Giải thích: Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đã đến được với chủ nghĩa cộng sản và trở thành người đảng viên cộng sản là sự kiện Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (12-1920)

Câu 28 Vì sao Nguyễn Ái Quốc lại bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba?

A. Quốc tế thứ ba bênh vực quyền lợi cho các nước thuộc địa.

B. Quốc tế thứ ba giúp nhân dân ta đấu tranh chống thực dân Pháp.

C. Quốc tế thứ ba ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.

D. Quốc tế thứ ba chủ trương thành lập Mặt trận giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

Đáp án: A

Giải thích: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Xã hội Pháp (12-1920) Nguyễn Ái Quốc lại bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III vì quốc tế này đã thông qua Đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa, bênh vực cho quyền lợi của các nước thuộc địa trong đó có Việt Nam

Câu 29 Sự kiện nào đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định “Muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”?

A. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.

B. Đưa yêu sách đến Hội nghị Véc xai (18-6-1919).

C. Đọc sơ thảo luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).

D. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920).

Đáp án: A

Giải thích: Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc Sơ thào lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin. Bản luận cương đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định “Muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”. Sự kiện này đánh dấu Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, đó là con đường cách mạng vô sản.

Câu 30 Đâu không phải là những vấn đề được Nguyễn Ái Quốc trình bày tại Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản (1924)?

A. Vị trí, chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa

B. Về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở thuộc địa

C. Vai trò, sức mạnh của giai cấp nông dân ở thuộc địa

D. Về vai trò của việc đoàn kết các lực lượng dân tộc ở thuộc địa

Đáp án: D

Giải thích:

Tại Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924), Nguyễn Ái Quốc đã trình bày lập trường, quan điểm của mình về:


- Vị trí, chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa.

- Mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở thuộc địa.

- Vai trò, sức mạnh của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng cộng sản ra đời có đáp án

Trắc nghiệm Bài 18: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời có đáp án

Trắc nghiệm Bài 19: Phong trào cách mạng những năm 1930 – 1935 có đáp án

Trắc nghiệm Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 – 1939 có đáp án

Trắc nghiệm Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 -1945 có đáp án

1 8,513 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: