TOP 25 câu Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 22 (có đáp án): Sự đa dạng của thế giới sinh vật. Các đới thiên nhiên trên Trái Đất. Rừng nhiệt đới | Cánh diều

Bộ 25 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 Bài 22: Sự đa dạng của thế giới sinh vật. Các đới thiên nhiên trên Trái Đất. Rừng nhiệt đới có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 22.

1 3929 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 22: Sự đa dạng của thế giới sinh vật. Các đới thiên nhiên trên Trái Đất. Rừng nhiệt đới - Cánh diều

A.Lí thuyết

1. Sự đa dạng của thế giới sinh vật

- Sinh vật bao gồm cả thực vật, động vật, vi sinh vật và các dạng sống khác.

- Sinh vật tồn tại ở trong đất, trong nước và trong không khí.

- Sự đa dạng của sinh vật được thể hiện ở sự đa dạng của thành phần loài và số lượng các loài.

- Trên lục địa, thực vật và động vật đều rất đa dạng, nhưng tập trung chủ yếu ở đới nóng và đới ôn hoà.

- Ở biển và đại dương, thực vật chủ yếu là các loài rong, tảo sống gần bờ; động vật rất phong phú và đa dạng do môi trường sống biển và đại dương ít bị biến động hơn so với trên đất liền.

Tài liệu VietJack

2. Các đới thiên nhiên trên Trái Đất

- Các đới thiên nhiên trên Trái Đất được hình thành trên cơ sở sự khác biệt về nhiệt độ và độ ẩm.

- Các đới thiên nhiên trên bề mặt Trái Đất

Đặc điểm

Nhiệt đới

Ôn đới

Hàn đới

Vị trí

Khoảng từ 30°B đến 30°N.

Khoảng từ 30°B đến 60°B và từ 30°N đến 60°N.

Khoảng từ 60°B đến cực Bắc và từ 60°N đến cực Nam.

Khí hậu

Nhiệt độ cao và lượng mưa lớn.

Nhiệt độ trung bình, các mùa trong năm rõ rệt nên thiên nhiên cũng thay đổi theo mùa.

Nhiệt độ thấp, lượng mưa ít.

Sinh vật

Rừng nhiệt đới phát triển mạnh với các loài thực vật và động vật vô cùng phong phú.

- Thực vật chủ yếu là rừng lá kim, rừng hỗn hợp, rừng lá rộng, thảo nguyên,...

- Động vật đa dạng về cả số loài và số lượng mỗi loài.

- Thực vật nghèo nàn hơn, chủ yếu có rêu, địa y, cỏ và cây bụi,...

- Động vật chỉ có một số loài chịu được lạnh như tuần lộc, chồn Bắc Cực, chim cánh cụt,…

Tài liệu VietJack

3. Rừng nhiệt đới

- Phân bố: Chủ yếu ở hai bên xích đạo, mở rộng đến khoảng hai chí tuyến.

- Đặc điểm

+ Chiếm hơn một nửa số loài trên Trái Đất.

+ Rừng nhiệt đới có cấu trúc tầng tán phức tạp.

+ Hiện nay rừng nhiệt đới đang bị suy giảm mạnh.

- Vai trò

+ Được mệnh danh là “lá phổi xanh” của Trái Đất.

+ Rừng nhiệt đới có nhiều giá trị về tài nguyên.

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

B.Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Sự đa dạng của sinh vật được thể hiện ở sự đa dạng của

A. số lượng loài.

B. môi trường sống.

C. nguồn cấp gen.

D. thành phần loài.

Đáp án: D

Giải thích:

Sự đa dạng của sinh vật được thể hiện ở sự đa dạng của thành phần loài. Số lượng các loài sinh vật không ổn định mà luôn thay đổi, có thể tăng lên hoặc giảm đi do tác động của con người và môi trường sống.

Câu 2. Sinh vật trên Trái Đất tập trung chủ yếu ở

A. đới ôn hòa và đới lạnh.

B. xích đạo và nhiệt đới.

C. đới nóng và đới ôn hòa.

B. đới lạnh và đới nóng.

Đáp án: C

Giải thích:

Trên lục địa, động thực vật rất đa dạng nhưng tập trung chủ yếu ở đới nóng và đới ôn hòa. Ở đới lạnh và các vùng núi cao trên 6000m chủ yếu là các loài đặc hữu.

Câu 3. Các loài động vật nào sau đây thuộc loài động vật di cư?

A. Gấu trắng Bắc Cực.

B. Vượn cáo nhiệt đới.

C. Các loài chim.

D. Thú túi châu Phi.

Đáp án: C

Giải thích:

Các loài chim, rùa thuộc loài động vật di cư. Các loài chim thường bay đến vùng ấm hơn khi mùa đông. Rùa di cư để sinh sản hoặc tìm kiếm thức ăn.

Câu 4. Cây trồng nào sau đây tiêu biểu ở miền khí hậu nhiệt đới ẩm?

A. Nho, củ cải đường.

B. Chà là, xương rồng.

C. Thông, tùng, bách.

D. Cà phê, cao su, tiêu.

Đáp án: D

Giải thích:

Ở miền khí hậu nhiệt đới có các loài cây nhiệt đới tiêu biểu như cao su, cà phê, dừa, điều, tiêu,...

Câu 5. Khí hậu nhiệt đới gió mùa có kiểu thảm thực vật chính nào sau đây?

A. Rừng hỗn hợp.

B. Rừng cận nhiệt ẩm.

C. Rừng lá rộng.

D. Rừng nhiệt đới ẩm.

Đáp án: D

Giải thích:

Khí hậu nhiệt đới gió mùa có kiểu thảm thực vật chính là rừng nhiệt đới ẩm.

Câu 6. Ở đới nào sau đây thiên nhiên thay đổi theo bốn mùa rõ nét nhất?

A. Nhiệt đới.

B. Cận nhiệt đới.

C. Ôn đới.

D. Hàn đới.

Đáp án: C

Giải thích:

Ở đới ôn hòa thiên nhiên thay đổi theo bốn mùa. Thảm thực vật thay đổi từ tây sang đông, động vật ít hơn ở đới nóng. Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.

Câu 7. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở khu vực đới ôn hòa?

A. Gió Tín phong.

B. Gió Đông cực.

C. Gió Tây ôn đới.

D. Gió Tây Nam.

Đáp án: C

Giải thích:

Thời tiết ở đới ôn hòa thay đổi thất thường, lượng mưa trung bình năm dao động khoảng 500 - 1000mm. Thiên nhiên thay đổi theo mùa, gió thổi thường xuyên ở đới ôn hòa là gió Tây ôn đới.

Câu 8. Trên Trái Đất có những đới khí hậu nào sau đây?

A. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh.

B. Hai đới nóng, một đới ôn hoà, hai đới lạnh.

C. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.

D. Hai đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.

Đáp án: A

Giải thích:

Tương ứng với 5 vành đai nhiệt, trên Trái đất cũng có 5 đới khí hậu theo vĩ độ: 1 đới nóng; 2 đới ôn hòa; 2 đới lạnh.

Câu 9. Ở đới lạnh có kiểu thảm thực vật chính nào sau đây?

A. Đài nguyên.

B. Thảo nguyên.

C. Hoang mạc.

D. Rừng lá kim.

Đáp án: A

Giải thích:

Ở đới lạnh có kiểu thảm thực vật chính là đài nguyên.

Câu 10. Những loài thực vật tiêu biểu ở miền cực có khí hậu lạnh giá là

A. cây lá kim.

B. cây lá cứng.

C. rêu, địa y.

D. sồi, dẻ, lim.

Đáp án: C

Giải thích:

Những miền cực có khí hậu lạnh giá sinh vật phát triển rất khó khăn, chỉ có các loài rêu, địa y sinh trưởng được trong mùa hạ.

Câu 11. Trong vùng ôn đới chủ yếu có các kiểu thảm thực vật nào sau đây?

A. Rừng lá kim, thảo nguyên, rừng cận nhiệt ẩm và cây bụi.

B. Rừng lá kim, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên.

C. Thảo nguyên, rừng cận nhiệt ẩm, cây bụi lá cứng cận nhiệt.

D. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên, hoang mạc.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong vùng ôn đới chủ yếu có các kiểu thảm thực vật là rừng lá kim, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên.

Câu 12. Rừng nhiệt đới phân bố chủ yếu ở

A. vùng cận cực.

B. vùng ôn đới.

C. hai bên chí tuyến.

D. hai bên xích đạo.

Đáp án: D

Giải thích:

Rừng nhiệt đới phân bố chủ yếu ở hai bên xích đạo, mở rộng đến khoảng hai chí tuyến với đặc trưng khí hậu (nhiệt độ trung bình năm trên 210C, lượng mưa trung bình trên 1700mm).

Câu 13. Rừng nhiệt đới là kiểu hệ sinh thái chuyển tiếp từ xavan cây bụi sang

A. rừng lá kim (tai-ga).

B. rừng mưa nhiệt đới.

C. rừng cận nhiệt đới.

D. rừng mưa ôn đới lạnh.

Đáp án: B

Giải thích:

Rừng nhiệt đới là kiểu hệ sinh thái chuyển tiếp từ xavan cây bụi sang rừng rậm nhiệt đới ẩm (hay rừng mưa nhiệt đới). Rừng nhiệt đới được chia thành nhiều tầng khác nhau.

Câu 14. Khu vực nào sau đây có rừng nhiệt đới điển hình nhất trên thế giới?

A. Việt Nam.

B. Công-gô.

C. A-ma-dôn.

D. Đông Nga.

Đáp án: C

Giải thích:

Rừng nhiệt đới phân bố chủ yếu ở hai bên xích đạo, mở rộng đến khoảng hai chí tuyến. Vùng A-ma-dôn là khu vực có rừng nhiệt đới điển hình nhất trên thế giới. Rừng A-ma-dôn đóng góp 20% lượng oxi cho Trái Đất, được coi là lá phổi xanh của hành tinh,…

Câu 15. Cảnh quan ở đới nóng thay đổi chủ yếu phụ thuộc vào

A. vị trí địa lí.

B. dạng địa hình.

C. chế độ gió.

D. chế độ mưa.

Đáp án: D

Giải thích:

Đới nóng là nơi có nhiệt độ cao. Cảnh quan thiên nhiên thay đổi phụ thuộc vào chế độ mưa. Giới động thực vật hết sức phong phú và đa dạng.

Câu 16. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng?

A. Gió Tây ôn đới.

B. Gió mùa.

C. Gió Tín phong.

D. Gió Đông cực.

Đáp án: C

Giải thích:

Gió Tín Phong là loại gió thổi thường xuyên quanh năm ở đới nóng.

Câu 17. Rừng nào sau đây được mệnh danh là “lá phổi xanh” của Trái Đất?

A. Rừng cận nhiệt đới.

B. Rừng ôn đới.

C. Rừng nhiệt đới.

D. Rừng lá kim.

Đáp án: C

Giải thích:

Rừng nhiệt đới được mệnh danh là “lá phổi xanh” của Trái Đất và chiếm hơn một nửa số loài trên Trái Đất.

Câu 18. Khu vực nào sau đây có rừng nhiệt đới?

A. Trung Mĩ.

B. Bắc Á.

C. Nam cực.

D. Bắc Mĩ.

Đáp án: A

Giải thích:

Rừng nhiệt đới phân bố chủ yếu ở hai bên xích đạo, mở rộng đến khoảng hai chí tuyến với một số khu vực tiêu biểu như Trung và Nam Mĩ, Nam Á, Đông Nam Á, Trung Phi,…

Câu 19. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở khu vực đới lạnh?

A. Gió Tín phong.

B. Gió Đông cực.

C. Gió Tây ôn đới.

D. Gió mùa.

Đáp án: B

Giải thích:

Gió thổi thường xuyên ở đới lạnh là gió Đông cực.

Câu 20. Cảnh quan ở đới ôn hòa thay đổi theo

A. vĩ độ.

B. kinh độ.

C. độ cao.

D. hướng núi.

Đáp án: A

Giải thích:

Đới ôn hòa mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh. Thiên nhiên đới ôn hòa thay đổi rõ rệt theo mùa. Cảnh quan thay đổi theo vĩ độ và ảnh hưởng của dòng biển nóng cùng gió Tây ôn đới.

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 21: Lớp đất trên Trái Đất

Trắc nghiệm Bài 23: Thực hành: Tìm hiểu lớp phủ thực vật ở địa phương

Trắc nghiệm Bài 24: Dân số thế giới. Sự phân bố dân cư thế giới. Các thành phố lớn trên thế giới

Trắc nghiệm Bài 25: Con người và thiên nhiên

Trắc nghiệm Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu tác động của con người lên môi trường tự nhiên trong sản xuất

  •  

  •  

1 3929 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: