TOP 25 câu Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 2 (có đáp án): Bản đồ. Một số lưới kinh, vĩ tuyến. Phương hướng trên bản đồ - Cánh diều

Bộ 25 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 Bài 2: Bản đò. Một số lưới kinh, vĩ tuyến. Phương hướng trên bản đồ có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 2.

1 740 18/08/2022
Tải về


Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 2: Bản đồ. Một số lưới kinh, vĩ tuyến. Phương hướng trên bản đồ - Cánh diều

A. Lí thuyết

1. Một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới

- Bản đồ được chuyển từ bề mặt cong Trái Đất sang mặt phẳng thông qua các phép chiếu bản đồ.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ - Cánh diều (ảnh 1)

- Các bản đồ đều bị biến dạng nhất định so với hình dạng thực tiễn bề mặt Trái Đất.

- Khu vực càng xa trung tâm hình chiếu thì sự biến dạng càng rõ rệt.

-> Tùy mục đích, yêu cầu của việc xây dựng bản đồ, vị trí, quy mô và hình dạng lãnh thổ mà các chuyên gia chọn phép chiếu bản đồ phù hợp.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ - Cánh diều (ảnh 1)

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ - Cánh diều (ảnh 1)

2. Kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ

- Kí hiệu bản đồ

+ Có ba loại kí hiệu: kí hiệu điểm, kí hiệu đường và kí hiệu diện tích.

+ Các dạng kí hiệu: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ và kí hiệu tượng hình.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ - Cánh diều (ảnh 1)

- Chú giải bản đồ

+ Gồm có hệ thống kí hiệu.

+ Giải thích ý nghĩa của các kí hiệu bản đồ.

+ Đối với bản đồ địa hình ta sử dụng thang màu hoặc đường đồng mức.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ - Cánh diều (ảnh 1)

3. Tỉ lệ bản đồ

- Khái niệm: Là yếu tố để xác định mức độ thu nhỏ khoảng cách khi chuyển từ thực tế sang thể hiện trên mặt phẳng bản đồ.

- Phân loại: Có ba cách thể hiện tỉ lệ bản đồ, đó là: tỉ lệ số, tỉ lệ thước và tỉ lệ chữ.

- Để tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ, ta căn cứ vào tỉ lệ bản đồ.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ - Cánh diều (ảnh 1)

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ - Cánh diều (ảnh 1)

4. Phương hướng trên bản đồ

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ - Cánh diều (ảnh 1)

- Các hướng chính: Bắc, Nam, Đông, Tây; Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam, Đông Nam.

- Có hai cách xác định phương hướng trên bản đồ

+ Dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến.

+ Dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc trong bản đồ.

- Các bản đồ khu vực Bắc Cực, các đường kinh tuyến đều chỉ hướng nam; còn bản đồ khu vực Nam Cực, các đường kinh tuyến đều chỉ hướng bắc.

5. Một số bản đồ thông dụng

- Phân loại: Bản đồ địa lí chung và bản đồ địa lí chuyên đề.

- Nội dung

+ Bản đồ địa lí chung thể hiện các đối tượng địa lí cụ thể (nông nghiệp, công nghiệp, đất, khí hậu, dân cư, giao thông,…).

+ Bản đồ địa lí chuyên đề thể hiện tập trung một hoặc hai đối tượng địa lí, các đối tượng chính được ưu tiên thể hiện.

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Bản đồ là

A. hình vẽ thu nhỏ chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

B. hình vẽ thu nhỏ kém tuyệt đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

C. hình vẽ thu nhỏ kém chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

D. hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

Đáp án: D

Giải thích:

Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

Câu 2. Vẽ bản đồ là

A. chuyển mặt cong của hình cầu lên mặt phẳng của giấy.

B. chuyển mặt phẳng của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy.

C. chuyển mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy.

D. chuyển toàn bộ Trái Đất lên mặt phẳng giấy. 

Đáp án: C

Giải thích:

Khi vẽ bản đồ người ta phải chuyển bề mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy.

Câu 3. Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào

A. các đường kinh, vĩ tuyến.

B. bảng chú giải, tỉ lệ bản đồ.

C. mép bên trái tờ bản đồ.

D. các mũi tên chỉ hướng.

Đáp án: A

Giải thích:

Bản đồ có hệ thống kinh vĩ tuyến, muốn xác định phương hướng dựa vào kinh tuyến và vĩ tuyến. Bản đồ không thể hiện các đường kinh tuyến và vĩ tuyến, chúng ta dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc, sau đó lần lượt tìm các hướng còn lại.

Câu 4. Theo quy ước đầu phía dưới của kinh tuyến gốc chỉ hướng nào sau đây?

A. Tây.

B. Đông.

C. Bắc.

D. Nam.

Đáp án: D

Giải thích:

Phương hướng chính trên bản đồ: có 8 hướng chính. Phần chính giữa bản đồ là phần trung tâm, đầu trên kinh tuyến chỉ hướng Bắc, đầu dưới chỉ hướng Nam, đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng Đông và đầu bên trái vĩ tuyến chỉ hướng Tây.

Câu 5. Theo quy ước đầu bên phải trái của vĩ tuyến chỉ hướng nào sau đây?

A. Tây.

B. Đông.

C. Bắc.

D. Nam.

Đáp án: A

Giải thích:

Phương hướng chính trên bản đồ: có 8 hướng chính. Phần chính giữa bản đồ là phần trung tâm, đầu trên kinh tuyến chỉ hướng Bắc, đầu dưới chỉ hướng Nam, đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng Đông và đầu bên trái vĩ tuyến chỉ hướng Tây.

Câu 6. So với các nước nằm trong bán đảo Đông Dương thì nước ta nằm ở hướng nào sau đây?

A. Đông.

B. Bắc.

C. Nam.

D. Tây.

Đáp án: A

Giải thích:

Các nước trong bán đảo Đông Dương bao gồm Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia. So với các nước còn lại thì Việt Nam nằm ở phía Đông.

Câu 7. Trung Quốc đã có một phát minh vĩ đại để xác định phương hướng, đó là

A. thuốc nổ.

B. giấy.

C. la bàn.

D. địa chấn kế.

Đáp án: C

Giải thích:

La bàn là dụng cụ dùng để xác định phương hướng trong không gian nhất định. La bàn được ứng dụng nhiều trong các hoạt động đi biển, vào rừng, sa mạc, hướng bay của máy bay, tàu thủy, tàu ngầm, tên lửa, tàu vũ trụ,...

Câu 8. Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ

A. khoảng cách thu nhỏ nhiều hay ít các đối tượng trên quả Địa cầu.

B. độ lớn của các đối tượng trên bản đồ so với ngoài thực địa.

C. mức độ thu nhỏ khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực địa.

D. độ chính xác về vị trí các đối tượng trên bản đồ so với thực địa.

Đáp án: C

Giải thích:

Ý nghĩa tỉ lệ bản đồ là: Tỉ lệ bản đồ cho biết bản đồ đó được thu nhỏ bao nhiêu so với thực địa.

Câu 9. Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của bản đồ càng

A. nhỏ.

B. cao.

C. lớn.

D. thấp.

Đáp án: B

Giải thích:

Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của bản đồ càng cao và ngược lại.

Câu 10. Bản đồ có tỉ lệ nhỏ hơn 1 : 1 000.000 là những bản đồ có tỉ lệ

A. nhỏ.

B. trung bình.

C. lớn.

D. rất lớn.

Đáp án: A

Giải thích:

Bản đồ có tỉ lệ nhỏ hơn 1 : 1 000.000 là những bản đồ có tỉ lệ nhỏ; từ 1 : 200 000 đến 1 : 1 000 000 là những bản đồ có tỉ lệ trung bình; dưới 1 : 200 000 là những bản đồ có tỉ lệ lớn.

Câu 11. Tỉ lệ bản đồ 1 : 6.000.000 có nghĩa là

A. 1 cm Irên bản đồ bằng 6.000 m trên thực địa.

B. 1 cm trên bản đồ hằng 600 m trên thực địa.

C. 1 cm trên bản đồ bằng 60 km trên thực địa.

D. 1 cm trên hản đồ bằng 6 km trên thực địa.

Đáp án: C

Giải thích:

Tỉ lệ bản đồ 1 : 6.000.000 có nghĩa là: 1 cm trên bản đồ bằng 6000 000 (cm) = 60 km trên thực địa.

Câu 12. Mẫu số càng nhỏ thì tỉ lệ bản đồ càng

A. rất nhỏ.

B. nhỏ.

C. trung bình.

D. lớn.

Đáp án: D

Giải thích:

Tỉ lệ số: là một phân số luôn có tử là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.

Câu 13. Bản đồ có tỉ lệ nhỏ là

A. 1 : 1 500.000.

B. 1 : 500.000.

C. 1 : 3 000.000.

D. 1 : 2 000.000.

Đáp án: C

Giải thích:

Các bản đồ có tỉ lệ nhỏ hơn 1 : 1000.000 là những bản đồ tỉ lệ nhỏ. Vì vậy, ta có: 1 : 3000.000 < 1 : 1000.000 (tử số là 1, mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ) nên bản đồ có tỉ lệ 1 : 3000.000 là bản đồ có tỉ lệ nhỏ nhất trong các bản đồ trên.

Câu 14. Kí hiệu bản đồ có mấy loại?

A. 3.

B. 1.

C. 4.

D. 2.

Đáp án: A

Giải thích:

Phân loại kí hiệu bản đồ gồm có 3 loại, đó là: Kí hiệu điểm, kí hiệu đường và kí hiệu diện tích.

Câu 15. Để thể hiện ranh giới quốc gia, người ta dùng kí hiệu nào sau đây?

A. Diện tích.

B. Điểm.

C. Đường.

D. Hình học.

Đáp án: C

Giải thích:

Đối tượng được thể hiện bằng dạng kí hiệu đường như là: các đường ranh giới quốc gia, các đường ranh giới giữa các tỉnh với nhau.

Câu 16. Dạng kí hiệu nào sau đây không được sử dụng trong phương pháp kí hiệu?

A. Hình học.

B. Chữ.

C. Tượng hình.

D. Tượng thanh.

Đáp án: D

Giải thích:

Các dạng kí hiệu thường được sử dụng trong phương pháp kí hiệu là kí hiệu hình học, kí hiệu chữ và kí hiệu tượng hình.

Câu 17. Đường đồng mức là đường nối những điểm

A. xung quanh chúng.

B. có cùng một độ cao.

C. ở gần nhau với nhau.

D. cao nhất bề mặt đất.

Đáp án: B

Giải thích:

Đường đồng mức là đường nối những điểm có cùng một độ cao.

Câu 18. Kí hiệu đường thể hiện

A. ranh giới.

B. sân bay.

C. cảng biển.

D. ngọn núi.

Đáp án: A

Giải thích:

Đối tượng được thể hiện bằng dạng kí hiệu đường như là: các đường ranh giới quốc gia, các đường ranh giới giữa các tỉnh với nhau, dòng biển, hướng di chuyển của bão,…

Câu 19. Kí hiệu bản đồ có mấy dạng kí hiệu?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án: C

Giải thích:

Có 3 dạng kí hiệu bản đồ, đó là: Kí hiệu hình học, kí hiệu chữ và kí hiệu tượng hình.

Câu 20. Kí hiệu bản đồ thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình là loại kí hiệu nào?

A. Điểm.

B. Hình học.

C. Đường.

D. Diện tích.

Đáp án: A

Giải thích:

Kí hiệu bản đồ thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình là loại kí hiệu điểm.

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 3: Lược đồ trí nhớ

Trắc nghiệm Bài 4: Thực hành: Đọc bản đồ. Xác định vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ

Trắc nghiệm Bài 5: Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng và kích thước của Trái Đất

Trắc nghiệm Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí

Trắc nghiệm Bài 7: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí

1 740 18/08/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: