TOP 25 câu Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài mở đầu (có đáp án): Tại sao cần học Địa lí - Cánh diều

Bộ 25 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 Bài mở đầu: Tại sao cần học Địa lí có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 0.

1 594 18/08/2022
Tải về


Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài mở đầu: Tại sao cần học Địa lí - Cánh diều

A.Lí thuyết

1. Những câu hỏi chủ yếu khi học Địa lí

Câu hỏi: Cái gì? Ở đâu?

- Học Địa lí, em được tìm hiểu về các đối tượng và các hiện tượng địa lí.

- Các đối tượng, hiện tượng đều gắn với địa danh, với các khái niệm, thuật ngữ.

- Đối tượng địa lí ở địa phương này đều khác với các đối tượng địa lí ở địa phương khác.

- Các đối tượng, hiện tượng địa lí phân bố ở những địa điểm hay các khu vực trên Trái Đất.

- Các hiện tượng địa lí có thể diễn ra ở những nơi khác nhau trên Trái Đất.

Câu hỏi: Như thế nào? Tại sao?

- Câu hỏi "Như thế nào?” được đưa ra để tìm câu trả lời về các thuộc tính của đối tượng và hiện tượng mà em tìm hiểu.

- Các câu hỏi "Tại sao?" như:

+ Tại sao hiện tượng này xảy ra?

+ Tại sao các đối tượng, hiện tượng địa lí này lại phân bố như thế?

+ Tại sao các đối tượng, hiện tượng địa lí này lại có các đặc điểm như thế?

-> Tìm ra được mối liên hệ và quan hệ giữa các hiệu tượng địa lí.

2. Những kĩ năng chủ yếu khi học Địa lí

a) Sử dụng các công cụ học tập và tìm hiểu Địa lí

- Sử dụng bản đồ là kĩ năng quan trọng mà người học Địa lí đều cần thành thạo.

- Phân tích biểu đồ và các số liệu thống kê.

- Sử dụng các thiết bị xác định phương hướng, vị trí (định vị).

b) Kĩ năng tổ chức học tập ở thực địa

- Chuẩn bị những thứ cần thiết trước khi thực hiện khảo sát thực địa.

- Biết sử dụng một số công cụ thông dụng để quan sát, quan trắc ngoài thực địa.

- Biết ghi chép nhật ký thực địa.

- Biết viết thu hoạch sau một ngày thực địa.

c) Kĩ năng khai thác thông tin trên internet phục vụ học tập

- Nhiều thông tin, kiến thức cập nhật có thể tìm được trên internet (văn bản, hình ảnh và video).

- Tìm thông tin, kiểm chứng độ chính xác và tin cậy của thông tin.

- Biết lưu giữ, sắp xếp thông tin, sử dụng các thông tin đã chọn lọc khi làm các bài tập.

3. Địa lí và cuộc sống

- Học Địa lí thật là lí thú

+ Khám phá nhiều hiện tượng tự nhiên, dân cư, văn hoá, kinh tế mới lạ, nhiều vùng đất khác nhau trên thế giới.

+ Tự mình giải thích được nhiều hiện tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội.

+ Hiểu được ý nghĩa của không gian sống, từ quy mô nhỏ cho đến toàn cầu,…

- Kiến thức và kĩ năng địa lí thật là cần cho cuộc sống

+ Mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt đều cần đến kiến thức địa lí.

+ Tổ chức các hoạt động sản xuất an toàn, tránh được thiên tai, sử dụng tốt tài nguyên,…

+ Tự tin khi đến thăm hoặc đến sống ở một vùng đất mới.

-> Kiến thức, kĩ năng địa lí là hành trang vào đời và sử dụng trong các tình huống thực tiễn.

B.Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Các mối liên hệ và quan hệ giữa các đối tượng địa lí được gọi là các quan hệ

A. nhân - quả.

B. thống nhất.

C. chặt chẽ.

D. liên kết.

Đáp án: A

Giải thích:

Các mối liên hệ và quan hệ giữa các đối tượng địa lí, trong đó một hiện tượng này là kết quả một mối liên hệ hoặc một số hiện tượng địa lí khác, được gọi là các quan hệ nhân - quả.

Câu 2. Kho dữ liệu có cả hình ảnh, video và kiến thức phong phú là

A. bản đồ.

B. GPS.

C. bảng, biểu.

D. Internet.

Đáp án: D

Giải thích:

Internet là một công cụ học tập rất hữu ích, cho phép tìm hiểu kiến thức địa lí về mọi nơi trên thế giới, về mọi vấn đề mà mình quan tâm. Đó là một kho dữ liệu có cả hình ảnh, video và kiến thức phong phú.

Câu 3. Yếu tố nào sau đây là thành phần của tự nhiên?

A. Trường, lớp.

B. Văn hóa.

C. Nhà xưởng.

D. Đất trồng.

Đáp án: D

Giải thích:

Các thành phần của tự nhiên là khí hậu, địa hình, đất đai, nguồn nước, sinh vật.

Câu 4. Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng tự nhiên?

A. Công nhân xây nhà.

B. Xẻ núi làm đường.

C. Động đất làm nhà đổ.

D. Đổ đất lấp bãi biển.

Đáp án: C

Giải thích:

Chú ý cụm từ “hiện tượng tự nhiên” -> Động đất làm nhà đổ là hiện tượng tự nhiên do hoạt động nội lực gây ra (hoạt động kiến tạo đã tạo ra động đất, núi lửa,…). Các hiện tượng còn lại là hiện tượng kinh tế, xã hội do tác động của con người.

Câu 5. Trong học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí thì bản đồ là

A. cuốn sách giáo khoa.

B. phương tiện.

C. Bách khoa toàn thư.

D. cẩm năng tri thức.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong học tập, bản đồ đóng vai trò là một phương tiện để học sinh học tập và rèn luyện các kĩ năng địa lí tại lớp, ở nhà và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về Địa lí.

Câu 6. Khi học tập ngoài thực địa, chúng ta cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết nào sau đây?

A. Biểu đồ, sơ đồ, sách, vở, bút và kĩ năng thực địa.

B. Thiết bị xác định hướng, bản đồ, sổ ghi chép, bút.

C. Bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ, sổ ghi chép và bút bi.

D. Bản đồ trực tuyến, biểu đồ, bút, vở ghi chép, sách.

Đáp án: B

Giải thích:

Khi học tập ngoài thực địa, chúng ta cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết như bản đồ, sổ ghi chép, bút và một số thiết bị xác định hướng (điện thoại, la bàn, GPS,…). Ngoài ra chúng ta cần có những kĩ năng thực địa khác (quan sát, ghi chép,…).

Câu 7. Để xác định hướng khi đang ở ngoài thực địa, chúng ta sử dụng công cụ nào sau đây?

A. Địa bàn.

B. Sách, vở.

C. Khí áp kế.

D. Nhiệt kế.

Đáp án: A

Giải thích:

Địa bàn (la bàn) là dụng cụ dùng để xác định phương hướng, khi chúng ta ở ngoài thực địa có thể sử dụng để xác định hướng (Bắc, Nam, Đông, Tây,…).  

Câu 8. Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh

A. học thay sách giáo khoa, sách bài tập.

B. học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí.

C. thư giãn sau khi học xong bài về nhà.

D. xác định vị trí các bộ phận lãnh thổ.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong học tập, bản đồ đóng vai trò là một phương tiện để học sinh học tập và rèn luyện các kĩ năng địa lí tại lớp, ở nhà và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về Địa lí.

Câu 9. Thiết bị học địa lí nào sau đây thuộc thiết bị điện tử?

A. Bản đồ.

B. Biểu đồ.

C. Tranh, ảnh.

D. GPS.

Đáp án: D

Giải thích:

Các thiết bị điện tử là thiết bị được dùng để xác định phương hướng như địa bàn (la bàn), GPS, khí áp kế,…

Câu 10. Loại ảnh nào sau đây được sử dụng để vẽ bản đồ?

A. Ảnh nghệ thuật đường phố.

B. Ảnh chụp một vùng đồi núi.

C. Ảnh vệ tinh, hàng không.

D. Ảnh hàng hải, viễn thông.

Đáp án: C

Giải thích:

Ngày nay, để vẽ bản đồ, người ta đã sử dụng cả ảnh vệ tinh và hàng không.

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ

Trắc nghiệm Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ

Trắc nghiệm Bài 3: Lược đồ trí nhớ

Trắc nghiệm Bài 4: Thực hành: Đọc bản đồ. Xác định vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ

Trắc nghiệm Bài 5: Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng và kích thước của Trái Đất

1 594 18/08/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: