TOP 25 câu Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 13 (có đáp án): Khí quyển của Trái Đất. Các khối khí. Khí áp và gió - Cánh diều

Bộ 25 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 Bài 13: Khí quyển của Trái Đất. Các khối khí. Khí áp và gió có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 13.

1 1,760 18/08/2022
Tải về


Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 13: Khí quyển của Trái Đất. Các khối khí. Khí áp và gió - Cánh diều

A.Lí thuyết

1. Khí quyển

* Khí quyển

- Khí quyển (lớp vỏ khí) là lớp không khí bao bọc quanh Trái Đất, được giữ lại nhờ sức hút của Trái Đất.

Tài liệu VietJack

Tầng

Đối lưu

Bình lưu

Các tầng cao của khí quyển

Độ cao

Dưới 16km.

16 - 55km.

Trên 55km.

Đặc điểm

- Không khí bị xáo trộn mạnh, thường xuyên.

- Xảy ra các hiện tượng tự nhiên: mây, mưa,…

- Càng lên cao không khí càng loãng, nhiệt độ giảm (0,60C/100m),…

- Có lớp ôdôn ngăn cản tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.

- Không khí chuyển động thành luồng ngang.

Không khí cực loãng. Ít ảnh hưởng trực tiếp tới thiên nhiên và đời sống con người trên mặt đất.

* Thành phần của không khí

Tài liệu VietJack

- Không khí gồm các thành phần:

+ 78% khí ni-tơ.

+ 21% khí ô-xy.

+ 1% hơi nước, khí cac-bo-nic và các khí khác.

- Thành phần không khí thay đổi đến một mức nào đó sẽ làm biến đổi khí hậu trên Trái Đất.

2. Các khối khí

- Nguyên nhân hình thành khối khí do không khí ở phía dưới thuộc tầng đối lưu chịu ảnh hưởng của mặt tiếp xúc.

- Đặc điểm

+ Mỗi khối khí được phát sinh ở một khu vực xác định.

+ Mang đặc tính riêng phù hợp với nơi phát sinh ra chúng.

- Phân loại

+ Dựa vào vĩ độ trung bình của nơi phát sinh: xích đạo, nhiệt đới, ôn đới lạnh và cực.

Tài liệu VietJack

+ Dựa vào nhiệt độ: khối khí lạnh và khối khí nóng.

+ Dựa vào bề mặt tiếp xúc: khối khí đại dương và khối khí lục địa.

-> Những khối khí ở xích đạo có đặc điểm nóng và ẩmh, còn các khối khí cực có đặc điểm lạnh và khô.

3. Khí áp và gió

* Khí áp

- Khái niệm: Sức nén của không khí lên bề mặt Trái Đất.

- Đặc điểm

+ Càng lên cao, không khí càng loãng, khí áp càng giảm.

+ Khi nhiệt độ tăng làm không khi nở ra, khí áp sẽ giảm.

+ Khi nhiệt độ giảm làm không khí co lại, khí áp sẽ tăng.

- Dụng cụ để đo khí áp được gọi là khí áp kế.

- Phân loại: các đai áp cao và các đai áp thấp.

Tài liệu VietJack

* Gió

- Khái niệm: Là sự di chuyển của không khí từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp.

- Phân loại

+ Gió hành tinh: gió Tây ôn Đới, gió Tín phong và gió Đông cực.

+ Gió địa phương: gió mùa, gió đất, gió biển, gió phơn.

- Công dụng

+ Lợi dụng sức gió để đẩy thuyền buồm, đề quay cánh quạt của cối xay gió.

+ Xây dựng các nhà máy điện dùng sức gió.

-> Nguồn năng lượng vô tận và không gây ô nhiễm môi trường.

Tài liệu VietJack

B.Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Không khí luôn luôn chuyển động từ

A. áp cao về áp thấp.

B. đất liền ra biển.

C. áp thấp về áp cao.

D. biển vào đất liền.

Đáp án: A

Giải thích:

Không khí luôn luôn chuyển động từ nơi áp cao về nơi áp thấp và sinh ra gió.

Câu 2. Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt nào dưới đây?

A. Bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu.

B. Đối lưu, bình lưu, tầng cao của khí quyển.

C. Bình lưu, đối lưu, tầng cao của khí quyển.

D. Đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu.

Đáp án: B

Giải thích:

Thứ tự các tầng khí quyển theo thứ tự sát mặt đất lên cao là: Tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển.

Câu 3. Tầng đối lưu có độ cao trung bình khoảng

A. 18km.

B. 14km.

C. 16km.

D. 20km.

Đáp án: C

Giải thích:

Đặc điểm tầng đối lưu

- Giới hạn: dưới 16km.

- Không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng.

- Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây mưa sấm chớp,…

- Nhiệt độ giảm dần theo độ cao, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C.

Câu 4. Khối khí lạnh hình thành ở vùng nào sau đây?

A. Vùng vĩ độ thấp.

B. Vùng vĩ độ cao.

C. Biển và đại dương.

D. Đất liền và núi.

Đáp án: B

Giải thích:

Khối khí lạnh hình thành ở vùng có vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.

Câu 5. Dựa vào đặc tính của lớp khí, người ta chia khí quyển thành mấy tầng?

A. 3 tầng.

B. 4 tầng.

C. 2 tầng.

D. 5 tầng.

Đáp án: A

Giải thích:

Dựa vào đặc tính của lớp khí người ta chia khí quyển thành 3 tầng: Tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển (trên tầng bình lưu).

Câu 6. Trong các thành phần của không khí chiếm tỉ trọng lớn nhất là

A. Khí nitơ.

B. Khí cacbonic.

C. Oxi.

D. Hơi nước.

Đáp án: A

Giải thích:

Thành phần của không khí là Nitơ (78%), Ôxi (21%), hơi nước và các khí khác (1%).

Câu 7. Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu vành đai khí áp?

A. 5.

B. 6.

C. 7.

D. 8.

Đáp án: C

Giải thích:

Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có: 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp xen kẽ nhau từ Xích đạo về 2 cực.

Câu 8. Dựa vào tiêu chí nào sau đây để đặt tên cho các khối khí?

A. Khí áp và độ ẩm khối khí.

B. Nhiệt độ và bề mặt tiếp xúc.

C. Độ ẩm và nhiệt độ khối khí.

D. Đặc tính và bề mặt tiếp xúc.

Đáp án: B

Giải thích:

Đặt tên khối khí dựa vào vị trí hình thành, tính chất và nhiệt độ (vùng có vĩ độ thấp; vùng có vĩ độ cao) và bề mặt tiếp xúc (trên biển và đại dương; trên đất liền).

Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu có khí áp xuất hiện trên Trái Đất là do

A. khí quyển có sức nén.

B. không khí có trọng lượng.

C. sức nén của khí quyển.

D. con người nghiên cứu tạo ra.

Đáp án: B

Giải thích:

Mặc dù không khí có trọng lượng rất nhẹ (1 lít không khí trung bình nặng 1,3g) nhưng do khí quyển có chiều dày trên 60 000km nên trọng lượng của nó cũng tạo ra một sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất => Sức nén của không khí (khí quyển) đã tạo ra khí áp.

Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu ở các dãy núi cao có sự chênh lệch về nhiệt độ rất lớn giữa chân núi và trên đỉnh núi là do

A. nhiệt độ tăng mạnh khi xuống dốc.

B. càng lên cao nhiệt độ càng tăng.

C. đỉnh núi nhận được bức xạ lớn hơn.

D. càng lên cao nhiệt độ càng giảm.

Đáp án: D

Giải thích:

Nguyên nhân ở các dãy núi cao có sự chênh lệch rất lớn về nhiệt độ dưới chân núi và trên đỉnh núi là do ở tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,60C nên ở các dãy núi, đỉnh núi cao thường nhiệt độ rất thấp. Ví dụ: Ở chân núi Phan-xi-pang (3143m) có thể là 270C nhưng ở đỉnh núi chỉ khoảng 140C.

Câu 11. Trên Trái Đất không có khối khí nào sau đây?

A. Khối khí lục địa.

B. Khối khí đại dương.

C. Khối khí nguội.

D. Khối khí nóng.

Đáp án: C

Giải thích:

Trên Trái Đất có 4 khối khí, đó là: Khối khí đại dương, lục địa, nóng và khối khí lạnh.

Câu 12. Ở hai bên Xích đạo, gió thổi một chiều quanh năm từ vĩ độ 300 Bắc và Nam về Xích đạo là

A. gió mùa đông Bắc.

B. gió mùa đông Nam.

C. gió Tây ôn đới.

D. gió Tín Phong.

Đáp án: D

Giải thích:

Tín phong là gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến (vĩ độ 300 Bắc và Nam) về áp thấp Xích đạo.

Câu 13. Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có

A. 3 đai áp cao và 4 đai áp thấp.

B. 5 đai áp cao và 2 đai áp thấp.

C. 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp.

D. 2 đai áp cao và 5 đai áp thấp.

Đáp án: C

Giải thích:

Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có: 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp xen kẽ nhau.

Câu 14. Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m, thì nhiệt độ giảm đi

A. 0,40C.

B. 0,80C.

C. 1,00C.

D. 0,60C.

Đáp án: D

Giải thích:

Đặc điểm tầng đối lưu

- Giới hạn: dưới 16km.

- Không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng.

- Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây, mưa, sấm chớp,…

- Nhiệt độ giảm dần theo độ cao, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C.

Câu 15. Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm nào sau đây?

A. Nằm phía trên tầng đối lưu.

B. Các tầng không khí cực loãng.

C. Có lớp ô dôn hấp thụ tia tử ngoại.

D. Ảnh hưởng trực tiếp đến con người.

Đáp án: B

Giải thích:

Đặc điểm các tầng cao của khí quyển là

- Giới hạn: Từ 80km trở lên, nằm phía trên tầng bình lưu.

- Các tầng không khí cực loãng.

- Ít ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố tự nhiên và đời sống của con người.

Câu 16. Gió Mậu Dịch còn được gọi là

A. gió Tây ôn đới.

B. gió Tín Phong.

C. gió Phơn.

D. gió Đông cực.

Đáp án: B

Giải thích:

Gió Tín Phong còn gọi là gió Mậu Dịch.

Câu 17. Khí áp là gì?

A. Các loại gió hành tinh và hoàn lưu khí quyển.

B. Sức nén của khí áp lên các bề mặt ở Trái Đất.

C. Thành phần chiếm tỉ trọng cao trong khí quyển.

D. Sức ép của khí quyển lên bề mặt của Trái Đất.

Đáp án: D

Giải thích:

Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất. Khí áp được phân bố trên bề mặt Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ Xích đạo lên cực.

Câu 18. Loại gió hành tinh nào sau đây hoạt động quanh năm ở nước ta?

A. Gió Mậu dịch.

B. Gió Đông cực.

C. Gió mùa.

D. Gió Tây ôn đới.

Đáp án: A

Giải thích:

Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên nước ta có hoạt động của gió hành tinh là gió Mậu dịch (còn gọi là gió Tín Phong). Còn gió mùa là loại gió hoạt động theo mùa và chỉ có ở một số khu vực trên thế giới nên không phải là gió hành tinh.

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 14: Nhiệt độ và mưa. Thời tiết và khí hậu

Trắc nghiệm Bài 15: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu

Trắc nghiệm Bài 16: Thực hành: Đọc lược đồ khí hậu và biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa

Trắc nghiệm Bài 17: Các thành phần chủ yếu của thủy quyển. Tuần hoàn nước trên Trái Đất

Trắc nghiệm Bài 18: Sông. Nước ngầm và băng hà

1 1,760 18/08/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: