TOP 40 câu Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 7 (Cánh diều 2024) có đáp án: Khí quyển. Nhiệt độ không khí

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 Bài 7 Khí quyển. Nhiệt độ không khícó đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 7

1 11,286 04/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Cánh diều bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 7: Khí quyển. Nhiệt độ không khí- Cánh diều

Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng với frông?

A. Hai bên khác biệt về nhiệt độ.

B. Có frông nóng và frông lạnh.

C. Là nơi có nhiễu loạn thời tiết.

D. Hướng gió hai bên giống nhau.

Đáp án: D

Giải thích: Frông là bề mặt tiếp xúc giữa hai khối khí có nguồn gốc khác nhau và khác biệt về tính chất vật lí. Frông là nơi có nhiễu loạn thời tiết nên những khu vực có frông thường có mưa lớn. Hai bên khác biệt về nhiệt độ và trên Trái Đất có fông nóng và frông lạnh.

Câu 2. Thứ tự từ xích đạo về cực là các khối khí

A. Xích đạo, cực, ôn đới, chí tuyến.

B. Xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực.

C. Xích đạo, ôn đới, chí tuyến, cực.

D. Xích đạo, chí tuyến, cực, ôn đới.

Đáp án: B

Giải thích: Ở lớp không khí gần mặt đất của tầng đối lưu, mỗi bán cầu từ phía cực về Xích đạo được chia thành bốn khối khí chính, có tính chất khác nhau. Thứ tự từ xích đạo về cực là các khối khí Xích đạo, chí tuyến, ôn đới và khối khí cực.

Câu 3. Frông địa cực (FA) là mặt ngăn cách giữa hai khối khí

A. xích đạo và chí tuyến.

B. chí tuyến và ôn đới.

C. ôn đới và cực.

D. cực và xích đạo.

Đáp án: C

Giải thích: Frông địa cực (FA) là mặt ngăn cách giữa hai khối khí ôn đới và cực.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò của khí quyển?

A. Rất quan trọng cho phát triển sinh vật.

B. Luôn chịu ảnh hưởng của Mặt Trời.

C. Là lớp không khí bao quanh Trái Đất.

D. Giới hạn phía trên đến dưới lớp ôdôn.

Đáp án: D

Giải thích: Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của vũ trụ, trước hết là Mặt Trời. Khí quyển có vai trò quan trọng đối với muôn loài trên Trái Đất. Không khí bao gồm các thành phần: khí ni-tơ (78%); khí ô-xy (21%); hơi nước, khí cacbonic và các khí khác (1%).

Câu 5. Khối khí nào sau đây không phân biệt thành kiểu lục địa và kiểu hải dương?

A. Cực.

B. Chí tuyến.

C. Xích đạo.

D. Ôn đới.

Đáp án: C

Giải thích: Ở khu vực Xích đạo nóng ẩm quanh năm nên khối khí Xích đạo không phân biệt thành kiểu lục địa và kiểu hải dương.

Câu 6. Trên Trái Đất không có khối khí nào sau đây?

A. Ôn đới lục địa.

B. Xích đạo lục địa.

C. Cực lục địa.

D. Chí tuyến lục địa.

Đáp án: B

Giải thích: Trên Trái Đất không có khối khí Xích đạo lục địa, ở khu vực Xích đạo nóng ẩm quanh năm nên không hình thành khối khí Xích đạo lục địa.

Câu 7. Frông ôn đới (FP) là mặt ngăn cách giữa hai khối khí

A. xích đạo và chí tuyến.

B. cực và xích đạo.

C. chí tuyến và ôn đới.

D. ôn đới và cực.

Đáp án: C

Giải thích: Frông ôn đới (FP) là mặt ngăn cách giữa hai khối khí chí tuyến và ôn đới.

Câu 8. Frông là mặt ngăn cách giữa hai

A. tầng khí quyển khác biệt nhau về tính chất.

B. khu vực cao áp khác biệt nhau về trị số áp.

C. khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.

D. dòng biển nóng và lạnh ngược hướng nhau.

Đáp án: C

Giải thích: Frông là bề mặt tiếp xúc giữa hai khối khí có nguồn gốc khác nhau và khác biệt về tính chất vật lí. Trên mỗi bán cầu có hai frông căn bản: frông địa cực (FA), frông ôn đới (FP). Giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo khi tiếp xúc với nhau không tạo ra frông thường xuyên và liên tục mà chỉ tạo thành dải hội tụ nhiệt đới do chúng đều nóng và thường xuyên có cùng một chế độ gió.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng với các khối khí?

A. Khối khí ở đại dương khác với khối khí ở trên lục địa.

B. Tính chất của các khối khí luôn ổn định khi di chuyển.

C. Các khối khí ở vĩ độ khác nhau có tính chất khác nhau.

D. Nguồn nhiệt ẩm quy định tính chất của các khối khí.

Đáp án: B

Giải thích: Một số đặc điểm của các khối khí trên Trái Đất là: Các khối khí ở vĩ độ khác nhau có tính chất khác nhau; Khối khí ở đại dương khác với khối khí ở trên lục địa; Nguồn nhiệt ẩm quy định tính chất của các khối khí,…

Câu 10. Dải hội tụ nhiệt đới được hình thành ở nơi tiếp xúc của hai khối khí

A. đều là nóng ẩm, có hướng gió ngược nhau.

B. cùng hướng gió và cùng tính chất lạnh khô.

C. có tính chất lạnh ẩm và hướng ngược nhau.

D. có tính chất vật lí và hướng khác biệt nhau.

Đáp án: A

Giải thích: Giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo khi tiếp xúc với nhau không tạo ra frông thường xuyên và liên tục mà chỉ tạo thành dải hội tụ nhiệt đới do chúng đều nóng, ẩm và thường xuyên có cùng một chế độ gió -> Dải hội tụ nhiệt đới được hình thành ở nơi tiếp xúc của hai khối khí đều là nóng ẩm, có hướng gió ngược nhau.

Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng về tính chất của các khối khí?

A. Khối khí xích đạo nóng ẩm.

B. Khối khí ôn đới lạnh khô.

C. Khối khí chí tuyến rất nóng.

D. Khối khí cực rất lạnh.

Đáp án: B

Giải thích: Ở lớp không khí gần mặt đất của tầng đối lưu, mỗi bán cầu từ phía cực về Xích đạo được chia thành bốn khối khí chính, có tính chất khác nhau: khối khí cực (A) rất lạnh, khối khí ôn đới (P) lạnh, khối khí chí tuyến (T) rất nóng và khối khí xích đạo (E) nóng ẩm.

Câu 12. Giữa hai khối khí nào sau đây không tạo thành frông rõ nét?

A. cực và xích đạo.

B. chí tuyến và ôn đới.

C. ôn đới và cực.

D. xích đạo và chí tuyến.

Đáp án: D

Giải thích: Giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo khi tiếp xúc với nhau không tạo ra frông thường xuyên và liên tục mà chỉ tạo thành dải hội tụ nhiệt đới do chúng đều nóng, ẩm và thường xuyên có cùng một chế độ gió.

Câu 13. Nguồn bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất phân bố lớn nhất ở

A. các tầng khí quyển hấp thụ.

B. bề mặt Trái Đất hấp thụ.

C. phản hồi vào không gian.

D. phản hồi của băng tuyết.

Đáp án: B

Giải thích: Nguồn bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất phân bố lớn nhất ở bề mặt Trái Đất hấp thụ.

Câu 14. Dải hội tụ nhiệt đới được tạo thành ở khu vực

A. xích đạo.

B. ôn đới.

C. chí tuyến.

D. cực.

Đáp án: A

Giải thích: Dải hội tụ nhiệt đới được tạo thành ở khu vực xích đạo do sự tiếp xúc của khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo.

Câu 15. Không khí ở tầng đối lưu bị đốt nóng chủ yếu do nhiệt của

A. lớp vỏ Trái Đất.

B. lớp man ti trên.

C. bức xạ mặt đất.

D. bức xạ mặt trời.

Đáp án: C

Giải thích: Không khí ở tầng đối lưu bị đốt nóng chủ yếu do nhiệt của bức xạ mặt đất.

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 8: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Trắc nghiệm Bài 10: Thủy quyển. Nước trên lục địa

Trắc nghiệm Bài 11: Nước biển và đại dương

Trắc nghiệm Bài 12: Đất và sinh quyển

Trắc nghiệm Bài 14: Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh

1 11,286 04/01/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: