TOP 40 câu Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 4 (Cánh diều 2024) có đáp án: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 4.

1 11,167 04/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Cánh diều bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất - Cánh diều

Câu 1. Nơi nào sau đây trong năm luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau?

A. Vòng cực.

B. Xích đạo.

C. Chí tuyến.

D. Cực.

Đáp án: B

Giải thích: Xích đạo là khu vực trên Trái Đất nhận được lượng bức xạ, ánh sáng và nhiệt cao quanh năm. Đồng thời, đây cũng là khu vực có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau.

Câu 2. Hiện tượng nào sau đây là hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất?

A. Chuyển động các vật thể bị lệch hướng.

B. Sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.

C. Thời tiết các mùa trong năm khác nhau.

D. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày.

Đáp án: C

Giải thích:

- Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất; hiện tượng giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày; lệch hướng chuyển động của các vật thể.

- Hiện tượng mùa, ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ là hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.

Câu 3. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất không phải là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng

A. giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày.

B. khác nhau giữa các mùa trong một năm.

C. sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.

D. lệch hướng chuyển động của các vật thể.

Đáp án: B

Giải thích:

- Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất; hiện tượng giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày; lệch hướng chuyển động của các vật thể.

- Hiện tượng mùa là hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.

Câu 4. Hiện tượng nào sau đây là hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?

A. Chuyển động biểu kiến năm của Mặt Trời.

B. Các mùa trong năm có khí hậu khác nhau.

C. Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

D. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.

Đáp án: D

Giải thích: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất; hiện tượng giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày; lệch hướng chuyển động của các vật thể.

Câu 5. Trên Trái Đất có ngày và đêm là nhờ vào

A. Trái Đất hình khối cầu tự quay quanh trục và được Mặt Trời chiếu sáng.

B. Trái Đất được chiếu sáng toàn bộ và có hình khối cầu tự quay quanh trục.

C. Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng và luôn tự quay xung quanh Mặt Trời.

D. Trái Đất hình khối cầu quay quanh Mặt Trời và được Mặt Trời chiếu sáng.

Đáp án: A

Giải thích: Do có hình khối cầu, nên Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa còn một nửa chưa được chiếu sáng, sinh ra ngày và đêm. Trái Đất tự quay quanh trục, dẫn đến tất cả mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại lần lượt chìm trong bóng tối, gây nên hiện tượng ngày đêm luân phiên.

Câu 6. Về mùa hạ, ở các địa điểm trên bán cầu Bắc luôn có

A. toàn ngày hoặc đêm.

B. đêm dài hơn ngày.

C. ngày đêm bằng nhau.

D. ngày dài hơn đêm.

Đáp án: D

Giải thích: Về mùa hạ, ở các địa điểm trên bán cầu Bắc luôn có ngày dài hơn đêm do thời kì này bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn nên nhận được lượng bức xạ, ánh sáng và nhiệt cao hơn (ngày dài, đêm ngắn).

Câu 7. Mùa đông ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Bắc được tính từ ngày

A. 22/6.

B. 23/9.

C. 21/3.

D. 22/12.

Đáp án: D

Giải thích: Mùa đông ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Nam được tính từ ngày 22/6; Còn mùa đông ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Bắc được tính từ ngày 22/12.

Câu 8. Về mùa đông, ở các địa điểm trên bán cầu Bắc luôn có

A. ngày đêm bằng nhau.

B. đêm dài hơn ngày.

C. ngày dài hơn đêm.

D. toàn ngày hoặc đêm.

Đáp án: B

Giải thích: Về mùa đông, ở các địa điểm trên bán cầu Bắc luôn có ngày ngắn hơn đêm (đêm dài, ngày ngắn) do thời kì này bán cầu Bắc chếch xa Mặt Trời nên nhận được lượng bức xạ, ánh sáng và nhiệt ít hơn.

Câu 9. Mùa đông ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Nam được tính từ ngày

A. 22/12.

B. 21/3.

C. 22/6.

D. 23/9.

Đáp án: C

Giải thích: Mùa đông ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Nam được tính từ ngày 22/6; Còn mùa đông ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Bắc được tính từ ngày 22/12.

Câu 10. Nơi nào sau đây trong năm có một ngày luôn là toàn ngày?

A. Chí tuyến Nam.

B. Vòng cực.

C. Chí tuyến Bắc.

D. Xích đạo.

Đáp án: B

Giải thích: Do trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời nên có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ. Độ dài ngày đêm chênh lệch nhau càng nhiều khi đi từ xích đạo về phía hai cực. Ở vùng cực có hiện tượng ngày/đêm dài suốt 24 giờ, riêng ở hai cực có hiện tượng sáu tháng ngày và sáu tháng đêm.

Câu 11. Nơi nào sau đây trong năm có một ngày luôn là toàn đêm?

A. Chí tuyến Nam.

B. Chí tuyến Bắc.

C. Vòng cực.

D. Xích đạo.

Đáp án: C

Giải thích: Do trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời nên có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ. Độ dài ngày đêm chênh lệch nhau càng nhiều khi đi từ xích đạo về phía hai cực. Ở vùng cực có hiện tượng ngày/đêm dài suốt 24 giờ, riêng ở hai cực có hiện tượng sáu tháng ngày và sáu tháng đêm.

Câu 12. Khu vực nào sau đây trong năm có từ một ngày đến sáu tháng luôn là toàn ngày?

A. Từ vòng cực đến cực.

B. Từ cực đến chí tuyến.

C. Từ chí tuyến đến vòng cực.

D. Từ Xích đạo đến chí tuyến.

Đáp án: A

Giải thích: Do trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời nên có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ. Độ dài ngày đêm chênh lệch nhau càng nhiều khi đi từ xích đạo về phía hai cực. Ở vùng cực có hiện tượng ngày/đêm dài suốt 24 giờ, riêng ở hai cực có hiện tượng sáu tháng ngày và sáu tháng đêm.

Câu 13. Nơi nào sau đây trong năm có sáu tháng luôn là toàn đêm?

A. Cực.

B. Vòng cực.

C. Chí tuyến.

D. Xích đạo.

Đáp án: A

Giải thích: Do trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời nên có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ. Độ dài ngày đêm chênh lệch nhau càng nhiều khi đi từ xích đạo về phía hai cực. Ở vùng cực có hiện tượng ngày/đêm dài suốt 24 giờ, riêng ở hai cực có hiện tượng sáu tháng ngày và sáu tháng đêm.

Câu 14. Nơi nào sau đây trong năm có sáu tháng luôn là toàn ngày?

A. Vòng cực.

B. Chí tuyến.

C. Cực.

D. Xích đạo.

Đáp án: C

Giải thích: Do trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời nên có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ. Độ dài ngày đêm chênh lệch nhau càng nhiều khi đi từ xích đạo về phía hai cực. Ở vùng cực có hiện tượng ngày/đêm dài suốt 24 giờ, riêng ở hai cực có hiện tượng sáu tháng ngày và sáu tháng đêm.

Câu 15. Khu vực nào sau đây trong năm có từ một ngày đến sáu tháng luôn là toàn đêm?

A. Từ vòng cực đến cực.

B. Từ cực đến chí tuyến.

C. Từ chí tuyến đến vòng cực.

D. Từ Xích đạo đến chí tuyến.

Đáp án: A

Giải thích: Do trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời nên có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ. Độ dài ngày đêm chênh lệch nhau càng nhiều khi đi từ xích đạo về phía hai cực. Ở vùng cực có hiện tượng ngày/đêm dài suốt 24 giờ, riêng ở hai cực có hiện tượng sáu tháng ngày và sáu tháng đêm.

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Trắc nghiệm Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Trắc nghiệm Bài 7: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Trắc nghiệm Bài 8: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Trắc nghiệm Bài 10: Thủy quyển. Nước trên lục địa

1 11,167 04/01/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: