TOP 40 câu Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 24 (Cánh diều 2024) có đáp án: Địa lí một số ngành công nghiệp

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 Bài 24: Địa lí một số ngành công nghiệp có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 24.

1 2851 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Cánh diều bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 24: Địa lí một số ngành công nghiệp- Cánh diều

Câu 1. Cuộc cách mạng khoa học và kĩ thuật hiện đại đã làm cho cơ cấu sử dụng năng lượng biến đổi theo hướng nào dưới đây?

A. Than đá giảm nhanh để nhường chỗ cho dầu mỏ và khí đốt.

B. Thay thế củi, than đá, dầu khí bằng nguồn năng lượng mới.

C. Than đá, dầu khí từng bước nhường chỗ cho năng lượng hạt nhân.

D. Thủy điện đang thay thế dần cho nhiệt điện.

Đáp án: B

Giải thích: Nhờ cuộc cách mạng khoa học và kĩ thuật hiện đại, con người đã có khả năng biến đổi năng lượng mặt trời và năng lượng gió để sử dụng và phục vụ cho sản xuất sinh hoạt (đây là nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo). Ngoài ra, sự phát triển của khoa học nguyên tử tạo ra năng lượng hạt nhân (từ các phản ứng hạt nhân) -> cung cấp nguồn năng lượng vô cùng lớn trên thế giới. So với các nguồn năng lượng cũ như than đá, củi, dầu khí là những nguồn năng lượng có hạn và mất nhiều thời gian để tái tạo, gây ô nhiễm môi trường thì các nguồn năng lượng mới (Mặt Trời, gió, nguyên tử) có nhiều ưu điểm (năng lượng sạch, có thể tái tạo dễ dàng, cung cấp nhiều năng lượng).

Câu 2. Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chịu ảnh hưởng nhiều bởi

A. việc sử dụng nhiên liệu, chi phí vận chuyển.

B. thời gian và chi phí xây dựng tốn kém.

C. lao động, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

D. nguồn nhiên liệu và thị trường tiêu thụ.

Đáp án: C

Giải thích: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có khả năng xuất khẩu, cần nhiều nhân lực, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ lớn.

Câu 3. Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng không chịu ảnh hưởng nhiều bởi

A. chi phí vận tải.

B. thị trường.

C. nguyên liệu.

D. lao động.

Đáp án: A

Giải thích: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có khả năng xuất khẩu, cần nhiều nhân lực, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ lớn.

Câu 4. Ngành công nghiệp nào sau đây thường gắn chặt với nông nghiệp?

A. Khai thác dầu khí.

B. Khai thác than.

C. Điện tử - tin học.

D. Chế biến thực phẩm.

Đáp án: D

Giải thích: Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thường gắn chặt với ngành nông nghiệp.

Câu 5. Vì sao sản lượng than trên thế giới có xu hướng tăng lên?

A. Nhu cầu về điện ngày càng tăng trong khi than đá lại có trữ lượng lớn.

B. Nhu cầu điện ngày càng tăng trong khi than đá ít gây ô nhiễm môi trường.

C. Nguồn dầu mỏ đã cạn kiệt, giá dầu lại quá cao.

D. Than ngày càng được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất.

Đáp án: D

Giải thích: Sản lượng than trên thế giới có xu hướng tăng lên vì than ngày càng được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất mà công nghiệp hóa chất lại đang phát triển rất mạnh trên thế giới.

Câu 6. Công nghiệp điện tử - tin học được coi là

A. có vị trí quan trọng, là quả tim của ngành công nghiệp nặng.

B. thước đo trình độ phát triển kinh tế, kĩ thuật của các quốc gia.

C. ngành công nghiệp đi trước một bước trong phát triển kinh tế.

D. nguồn nhiên liệu quan trọng “vàng đen” của nhiều quốc gia.

Đáp án: B

Giải thích: Vai trò của ngành công nghiệp điện tử - tin học: là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1990 trở lại đây và được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.

Câu 7. Ngành nào sau đây có thể phát triển mạnh ở các nước đang phát triển?

A. Cơ khí hàng tiêu dùng.

B. Cơ khí chinh xác.

C. Cơ khí thiết bị toàn bộ.

D. Cơ khí máy công cụ.

Đáp án: D

Giải thích: Nhận định chưa chính xác là những nước có sản lượng quặng sắt lớn cũng là những nước có sản lượng thép cao vì những nước có sản lượng thép lớn chủ yếu nhập khẩu quặng sắt từ các nước khác về.

Câu 8. Ô tô, máy may là sản phẩm của ngành nào dưới đây?

A. Cơ khí thiết bị toàn bộ.

B. Cơ khí máy công cụ.

C. Cơ khí hàng tiêu dùng.

D. Cơ khí chính xác.

Đáp án: B

Giải thích: Ô tô, máy may là sản phẩm của ngành cơ khí máy công cụ.

Câu 9. Ngành công nghiệp nào sau đây được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới?

A. Công nghiệp điện tử - tin học.

B. Công nghiệp hàng tiêu dùng.

C. Công nghiêp quặng kim loại.

D. Công nghiệp điện lực.

Đáp án: A

Giải thích: Vai trò của ngành công nghiệp điện tử - tin học: là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1990 trở lại đây và được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.

Câu 10. Các nước nào sau đây có sản lượng điện bình quân theo đầu người vào loại cao nhất thế giới?

A. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, Đức.

B. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, Pháp.

C. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, LB Nga.

D. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, Hoa Kì.

Đáp án: D

Giải thích: Các nước có sản lượng điện bình quân theo đầu người vào loại cao nhất thế giới là Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, Hoa Kì (sản lượng điện bình quân theo đầu người giai đoạn 2015 - 2019 của các quốc gia này là trên 13000 kWh).

Câu 11. Quốc gia và khu vực nào sau đây đứng đầu thế giới về lĩnh vực công nghiệp điện tử - tin học?

A. Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Anh.

B. Hoa Kì, Nhật Bản, EU.

C. Hoa Kì, Trung Quốc, Nam Phi.

D. ASEAN, Ca-na-da, Ấn Độ.

Đáp án: B

Giải thích: Công nghiệp điện tử - tin học phân bố chủ yếu ở các nước phát triển: Hoa Kì, Nhật Bản, EU,…

Câu 12. Trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản là nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp nào sau đây?

A. Công nghiệp thực phẩm.

B. Công nghiệp khai thác than.

C. Công nghiệp điện tử - tin học.

D. Công nghiệp khai thác dầu mỏ.

Đáp án: A

Giải thích: Nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, nên tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

Câu 13. Tại sao ngành luyện kim màu thường phát triển mạnh ở các nước phát triển?

A. Qui trình công nghệ phức tạp.

B. Đòi hỏi lớn về vốn đầu tư.

C. Trình độ lao động chất lượng.

D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Đáp án: A

Giải thích: Ngành luyện kim màu thường phát triển mạnh ở các nước phát triển vì đây là ngành có qui trình công nghệ phức tạp, cần trình độ kĩ thuật cao.

Câu 14. Nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành

A. khai thác khoáng sản, thủy hải sản.

B. trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

C. khai thác gỗ, khai thác khoáng sản.

D. khai thác gỗ, chăn nuôi và hải sản.

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, nên tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

Câu 15. Hoa Kì, Nhật Bản, EU là các quốc gia và khu vực đứng đầu thế giới về lĩnh vực

A. công nghiệp khai thác than.

B. công nghiệp điện tử - tin học.

C. công nghiệp thực phẩm.

D. sản xuất hàng tiêu dùng.

Đáp án: B

Giải thích: Công nghiệp điện tử - tin học phân bố chủ yếu ở các nước phát triển: Hoa Kì, Nhật Bản, EU,…

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Trắc nghiệm Bài 26: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ

Trắc nghiệm Bài 27: Địa lí ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Trắc nghiệm Bài 28: Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch

Trắc nghiệm Bài 29: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

1 2851 lượt xem
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: