TOP 17 mẫu Tả cảnh đẹp ở địa phương em (2024) SIÊU HAY

Tả cảnh đẹp ở địa phương em lớp 5 gồm dàn ý và 17 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 5 hay hơn.

1 1503 lượt xem
Tải về


Tả cảnh đẹp ở địa phương em - Tiếng Việt 5

Video mẫu: Tả cảnh đẹp ở địa phương em

Dàn ý Tả cảnh đẹp ở địa phương em (Mẫu 1)

a. Mở bài:

– Chùa Thiên Ân là một cảnh đẹp mà em thích nhất.

– Nơi đây được xem là “đệ nhất thắng cảnh” của quê hương em.

b. Thân bài:

* Bên ngoài:

– Chùa được xây dựng trên một vị thế đặc biệt, cảnh quan rất đẹp.

– Tường thành bao quanh khuôn viên chùa.

– Đầu ngõ có khóm trúc vàng râm mát.

– Hai trụ cổng đúc cao, cổng sắt đồ sộ.

* Bên trong:

– Sân chùa sạch đẹp, có trồng nhiều hoa.

– Vườn chùa rộng và thoáng.

– Trong vườn chùa có khu viên mộ của các vị tổ sư.

– Ở hướng tây nam của vườn chùa có lăng mộ nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng.

– Lăng mộ cụ Huỳnh vừa có đường nét đơn giản vừa có sự trang trọng, nghiêm kính.

– Phía đông của vườn chùa có giếng Phật sâu thăm thẳm, nước trong suốt, mát lành.

– Phía bắc có hòn non bộ sừng sững giữa hồ sen.

– Trong đền có tượng Phật, chuông Thần uy nghi.

– Đèn nến và nhang trầm nghi ngút khói hương.

– Chuông chùa thỉnh thoảng ngân dài.

– Tiếng sư cụ đọc kinh vang vọng, ấm áp lòng người.

c. Kết bài:

– Chùa Thiên Ân và lăng mộ cụ Huỳnh là một di tích lịch sử văn hoá ở quê hương em.

– Nơi đây không những có tín đồ Phật giáo về lễ Phật mà là nơi để mọi người về chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nền văn hiến Việt Nam.

– Em mong mọi người luôn giữ gìn vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh này.

Dàn ý Tả cảnh đẹp ở địa phương em (Mẫu 2)

a. Mở bài:

– Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả (Cảnh gì? – sông nước, biển, hồ, núi non, vịnh hay phố xá…).

b. Thân bài:

* Tả bao quát:

– Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh (có thể là màu sắc của núi, mây, nước, đất, đường….).

* Tả chi tiết:

– Cảnh bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? (Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng).

– Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.

– Trưa: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.

– Chiều tà: Ông mặt trời gác núi để lại chút ánh sáng trên ngọn cây như những cây nến khổng lồ.

– Hoàng hôn đến với vài ánh đom đóm lập loè.

c. Kết luận:

– Cảm xúc của em trước cảnh đẹp đã tả.

– Lưu ý quan trọng: Các em có thể tả cảnh đẹp quen thuộc với các em như: cảnh con đường làng, cánh đồng lúa chín, con sông, dòng suối… không cần phải là danh lam thắng cảnh. Học sinh sống ở thành phố có thế tả cảnh phố xá, công viên.

1. Tả thủ đô Hà Nội

Tả thủ đô Hà Nội (Mẫu 1)

Mỗi lần nghe ai nhắc về hai từ Thủ đô Hà Nội, lòng em lại thấy xao xuyến lạ. Xao xuyến bởi có lẽ, em yêu mảnh đất phồn hoa này. Ban ngày, Hà Nội tấp nập lắm. Những dòng xe nối tiếp nhau trên đường như con sông đang chảy dài vô tận. Những hàng cây hoa sữa, xà cừ, bằng lăng,… xanh mát, lặng yên canh giữ đường phố. Tối đến, Hà Nội chìm ngập trong ánh sáng lấp lánh của đèn đêm. Người dân Hà Nội thanh lịch, cần cù, thân thiện. Quê hương Hà Nội đẹp biết nhường nào!

Tả thủ đô Hà Nội (Mẫu 2)

Hà Nội thủ đô yêu dấu là nơi em sinh ra và lớn lên. Hà Nội có rất nhiều danh lam thắng cảnh nhưng em thích nhất là Hồ Tây .Đó là nơi mà em cũng như bao du khách đến đây đều ngỡ ngàng. Bình minh lên mặt trời chiếu xuống mặt biển như khoác một chiếc áo màu hồng tuyệt đẹp,. Từng làn gió nhẹ lướt qua làm lay động những rặng liễu bên bờ. Mặt hồ cũng xao động. Những gợn sóng lăn tăn xô vào bờ như đang chơi trò đuối bắt .Buổi trưa, mặt hồ long lanh, trong xanh,. Không gian quanh hồ chỉ có tiếng gió xào xạc của những bác cổ thụ ,chị Phượng đỏ đang soi mình xuống mặt hồ. Trời về chiều Hồ Tây lại như khoác một chiếc áo màu vàng. Mấy cô thiếu nữ với tà áo dài đang tạo dáng để lưu lại bức hình đẹp! Em rất yêu và tự hào về quê hương thân yêu của mình!

Tả thủ đô Hà Nội (Mẫu 3)

Quê hương! Hai tiếng ấy thôi mà sao thân thương quá! Bất cứ ai trong chúng ta đều dành cho quê hương mình một tình cảm đặc biệt. Em cũng như thế. Sinh ra và lớn lên ở thủ đô Hà Nội, em dành cho nơi đây một tình yêu sâu sắc. Em yêu con người thủ đô và yêu lắm ngày mới bắt đầu ở Hà Nội.

Không giống như những vùng quê thanh bình, Hà Nội là thủ đô của cuộc sống có phần ồn ào, vội vã. Thành phố vẫn sáng rực, huyên náo khi trời đã quá khuya. Có lẽ vì thế mà nó thức dậy sớm hơn. Tờ mờ sáng, cả phố phường đã nhẹ nhàng tỉnh giấc, đèn sáng lên ở khắp mọi nẻo đường. Ngày mới ở thủ đô bắt đầu sớm tinh mơ và vội vã như thế.

Khi màn đêm còn bao trùm, em đã nghe tiếng xe đạp của bác xích lô, của người hàng rong, tiếng động cơ xe gào rú. Đâu đó trong chốn phồn hoa này vẫn có những mảnh đời mải miết mưu sinh, đánh thức tâm hồn Hà Nội. Những chuyến xe buýt khởi hành từ gần 5 giờ sáng, bon bon khắp mọi con đường. Những quán bún, xôi, phở... lần lượt sáng điện từ sớm. Tiếng xoong nồi, bát đĩa và mùi thơm của nước dùng quyện vào nhau đặc trưng cho hương vị ngày mới của thủ đô.

Trời tờ mờ sáng, tất cả con đường trong thành phố đã bắt đầu nườm nượp người xe. Có những bác tài còn không ngăn được vẻ mệt mỏi trên khuôn mặt vì phải chạy xe thâu đêm suốt sáng. Ánh sáng nhanh chân chiếm chỗ của bóng tối, cả thành phố như được chiếu sáng, rõ nét hơn. Trong các công viên, người già, người lớn, trẻ em cùng đi dạo, chạy bộ, tập thể dục. Họ cười với nhau và trò chuyện đôi ba câu, khuôn mặt rạng rỡ, tươi sáng khi được hít thở không khí trong lành của buổi sáng.

Hòa trong âm thanh ồn ào của thành phố sau khi thức giấc, trong những hẻm ngõ nhỏ, em vẫn nghe thấy tiếng đạp xe và tiếng rao “Ai xôi lạc, bánh khúc đây” “Ai bánh giò nóng nào...” Đó là những âm thanh quen thuộc giữa lòng thủ đô – những tiếng rao gợi nhắc về một Hà Nội xưa rất xưa. Ngày mới ở thủ đô rục rịch bắt đầu như thế. Và trên những con đường lớn, mỗi mùa hoa, em lại thấy những chiếc xe chở đầy những bông hoa thuộc về thời gian đó, xinh đẹp và rực rỡ. Rồi những sắc màu ấy mờ nhòe dần, khuất dần trong dòng người qua lại ngược xuôi.

Điều đặc biệt nhất khi ngày mới bắt đầu ở thủ đô Hà Nội đối với em có lẽ là những vỉa hè bán đủ những món ăn buổi sáng phong phú. Nơi này là xôi xéo, xôi lạc, xôi giò thơm phức mùi gạo nếp. Nơi khác là bánh giò nóng hổi, bánh khúc mặn mà lấp ló sau những lớp xôi trắng. Hay ở một góc nào đó của thủ đô, người ta lại sì sụp những bát phở, bát bún mùi thơm bốc nghi ngút, khuếch tán vào không khí. Hiếm có khi nào thành phố lại trong lành, thoáng đãng mà không giăng đầy khói bụi như khi bắt đầu ngày mới. Ánh nắng ban mai ôm ấp cảnh vật, những dải nắng hồng mềm mại như tấm lụa của thiên nhiên. Tiếng chim hót líu lo nhẹ nhàng vang lên giữa những âm thanh ngày càng ồn ào của thành phố. Trong từng ngôi nhà, khu xóm trọ, căn gác xếp, mọi người thức dậy chuẩn bị một ngày mới.

Những con đường dần nhộn nhịp đông đúc hơn, dòng người đổ về nhiều ngả để đi đến nơi mình muốn. Tiếng còi xe thúc giục hòa cùng tiếng động cơ của tất cả các loại xe cộ làm ngày mới ở thủ đô chợt trở nên ồn ào, náo nhiệt. Nhưng con người lại không mảy may khó chịu, có lẽ bởi vì khung cảnh ấy đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của họ.

Những điều bình dị, nhỏ nhoi mà đặc biệt chỉ thuộc về ngày mới bắt đầu nơi thủ đô. Tất cả những điều đó đã bùng cháy lên tình yêu Hà Nội trong trái tim em. Tình yêu dành cho Hà Nội ba mươi sáu phố phường, dành cho ngày mới đặc biệt của Hà Nội và tình yêu cho Hà Nội ồn ào, náo nhiệt rồi lại lặng im theo cách của riêng nó.

Tả thủ đô Hà Nội (Mẫu 4)

Đây hồ Gươm, Hồng Hà, hồ Tây... Đây lắng hồn núi sông ngàn năm... Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội, Hà Nội mến yêu... Đó là những lời hát thiết tha ca ngợi thủ đô của đất nước Việt Nam yêu dấu.

Hà Nội có diện tích tự nhiên là 921 km2. Dân số 3 triệu người, gồm 9 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai và 5 huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm, Sóc Sơn, phía Bắc giáp Thái Nguyên; phía Tây giáp Hà Tây; phía Nam giáp Hà Nam, phía Đông giáp Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên. Cái tên Hà Nội có nghĩa là vùng đất bên trong sông. Hà Nội là vùng đất cổ được sông Hồng và các phụ lưu bồi đắp qua mấy ngàn năm tạo nên. Đặc điểm địa lí nổi bật của Hà Nội là có rất nhiều hồ (30 hồ lớn nhỏ). Một số hồ nổi tiếng đã đi vào thơ ca, nhạc họa như hồ Gươm, hồ Tây, hồ Trúc Bạch, hồ Thiền Quang, hồ Bảy Mẫu... Một đặc điểm nữa là Hà Nội là thành phố của cây xanh. Hầu hết các con đường của Hà Nội đều được bao phủ bởi những hàng cây, cho nên không khí rất trong lành.

Kể từ khi dựng nước đến nay, Hà Nội vẫn là đất thiêng, hội tụ tinh hoa truyền thống của dân tộc Việt. Một cột mốc lịch sử đáng ghi nhớ là năm 1010, Lý Công Uẩn tức vua Lý Thái Tổ, người sáng lập ra triều nhà Lý đã có một quyết định vô cùng sáng suốt là dời đô từ Hoa Lư, Ninh Bình ra thành Đại La. Trong một chuyến du hành ra Bắc, lúc thuyền đi đến khúc sông ở sát chân thành, bỗng nhà vua thấy có con rồng bay vụt lên trời, cho là điềm lành nên mới đổi tên là thành Thăng Long. Thăng Long là tên thủ đô nước ta từ 1010 đến 1804. Đến đời nhà Nguyễn, vua Gia Long đổi tên là Hà Nội. Như vậy là Thăng Long - Hà Nội đã có gần 1000 năm tuổi.

Nhận xét về địa thế của thành Đại La, vua Lí Thái Tổ nêu rõ trong Chiếu dời đô: thành Đại La... ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này, mặt đất rộng mà phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì đất trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt, phồn thịnh. Xem khắp nước Việt, đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi mãi muôn đời...

Thủ đô Hà Nội có rất nhiều danh lam thắng cảnh. Văn Miếu-Quốc Tử Giám là khu di tích quý giá thể hiện trình độ văn hóa cao của dân tộc ta và sự quan tâm đào tạo hiền tài cho đất nước của các triều đại phong kiến thời xưa. Văn Miếu có nhà bia, trong đó đặt 82 tấm bia lưu danh các vị đỗ Tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến năm 1779. Quốc Tử Giám nằm trong khu Văn Miếu được xây dựng từ năm 1076, lúc đầu là nơi dạy dỗ các hoàng tử, sau mở rộng đối tượng, thu nhận cả những học trò giỏi trong thiên hạ. Có thể coi Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của nước ta.

Khu Hoàng thành Thăng Long được xây dựng và tồn tại suốt 8 thế kỉ trên vị trí của thành Đại La cũ. Kết cấu thành cổ Thăng Long gồm 3 vòng. Vòng ngoài cùng đắp bằng đất, nơi dân cư ở, gọi là Kinh Thành. Vòng giữa là khu triều chính, nơi ở và làm việc của quan lại, gọi là Hoàng Thành. Vòng trong cùng là nơi dành riêng cho vua chúa, hoàng hậu và cung tần mỹ nữ, gọi là Tử Cấm Thành. Thời Lê, Kinh thành Thăng Long có 16 cửa ô, thời Nguyễn còn 12 cửa và đến đầu thế kỉ XX chỉ còn 5 cửa là: ô Chợ Dừa, ô Đống Mác, ô Cầu Dền, ô Cầu Giấy và ô Quan Chưởng.

Đến thủ đô, du khách sẽ thích thú, say mê trước cảnh đẹp hồ Gươm được mệnh danh là chiếc lẵng hoa giữa lòng thành phố Hồ Gươm với quần thể kiến trúc hài hòa: đài Nghiên, tháp Bút, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, tháp Rùa, tạo thành một thắng cảnh nổi tiếng. Hồ Gươm (hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm) gắn liền với truyền thuyết Lê Lợi trả lại gươm báu cho Long Quân. Vào thế kỉ XV, quân xâm lược nhà Minh từ phương Bắc tràn sang cướp nước ta. Lê Lợi đã dấy binh khởi nghĩa ở đất Lam Sơn. Buổi đầu, lực lượng còn yếu, không thể địch nổi thế mạnh của kẻ thù. Long Quân đã ngầm cho Lê Lợi mượn thanh gươm thần để đánh giặc. Nhờ vậy mà sau mười năm kháng chiến, nghĩa quân Lam Sơn đã quét sạch quân cướp nước ra khỏi bờ cõi, mở ra một trang sử mới cho dân tộc Việt, Lê Lợi lên ngôi vua. Nhân một buổi đẹp trời, nhà vua dạo chơi bằng thuyền trên hồ Tả Vọng, Long Quân đã sai thần Kim Quy (Rùa Vàng) nổi lên đòi lại thanh gươm báu. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên là hồ Hoàn Kiếm, thường gọi là hồ Gươm. Hồ Gươm với tháp Rùa là biểu tượng của thủ đô Hà Nội.

Phía Tây Hà Nội có hồ Tây, tên chữ là Dâm Đàm (đầm sương mù) vì lúc sáng sớm và chiều tối, mặt hồ sương giăng mù mịt, khung cảnh huyền ảo như chốn thần tiên. Hồ Tây, hồ Trúc Bạch, chùa Quán Sứ, chùa Trấn Vũ, đường Thanh Niên, làng hoa Nhật Tân, Hữu Tiệp, Ngọc Hà, Nghi Tàm... là những điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách. Chiều thu heo mây se lạnh, ta ngồi trong nhà hàng Thủy Tạ, nhấm nháp món bánh tôm nóng giòn, nhìn ra mặt hồ mênh mông sóng gợn, quả là thú vị vô cùng!

Giữa quảng trường Ba Đình lộng gió, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng đá hoa cương xám, mang hình dáng một bông sen cách điệu, in bóng sừng sững lên nền trời mùa thu xanh biếc. Nơi đây, Bác Hồ - vị lãnh tụ cách mạng kiệt xuất, người chiến sĩ cộng sản kiên cường, anh hùng cứu nước vĩ đại, danh nhân văn hóa thế giới... đời đời yên nghỉ. Hằng ngày, lăng mở cửa đón các đoàn đại biểu và du khách muôn phương về đây viếng Bác - con người tiêu biểu nhất cho vẻ đẹp truyền thống và sức mạnh bốn ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam. Sau lăng Bác là khu bảo tàng với nhiều kỉ vật, tư liệu quý giá, ghi dấu từng quãng đời hoạt động cách mạng sôi nổi và đầy bão táp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cách đó không xa là chùa Một Cột, tên chữ là chùa Diên Hựu (có nghĩa là phúc lành dài lâu), được xây dựng từ năm 1949, thời vua Lý Thái Tông. Tương truyền rằng vì nhà vua đã cao tuổi mà vẫn chưa có con trai nối dõi nên hay đến các đền chùa cầu tự. Một đêm, nhà vua nằm mộng thấy Phật Bà Quan Âm hiện ra trên đài sen ở hồ nước phía Tây thành Thăng Long, tay bế đứa con trai trao cho nhà vua. Ít lâu sau, hoàng hậu sinh hoàng tử. Nhà vua đã cho dựng chùa này theo dáng dấp một bông sen nở trên mặt nước như đã thấy trong giấc mộng kì lạ để thờ Phật Bà Quan Âm.

Thủ đô Hà Nội còn rất nhiều danh lam thắng cảnh khác như đền thờ Hai Bà Trưng, đền Chèm, cụm di tích đền thờ Phù Đổng Thiên Vương, đền thờ Đức Thánh Trần, đền thờ vua Lê, vườn bách thú Thủ Lệ, công viên Lê-nin, công viên nước Hồ Tây, các phố cổ, phố nghề (36 phố phường), chợ Đồng Xuân, cầu Long Biên, cầu Thăng Long, làng gốm Bát Tràng... tất cả đều nổi tiếng.

Từ sau khi đất nước bước vào thời kì mở cửa, nền kinh tế tăng trưởng rất nhanh, dẫn đến sự đổi thay rõ rệt trong đời sống nhân dân và quy mô phát triển của thành phố, đô thị. Thủ đô Hà Nội giống như cậu bé làng Gióng vươn vai trò trở thành tráng sĩ kiêu hùng, xứng đáng là trung tâm kinh tế, chính trị của Việt Nam - một quốc gia đã và đang từng bước khẳng định tên tuổi của mình trước toàn thế giới.

2. Tả cảnh Hồ Gươm

Dàn ý Tả cảnh Hồ Gươm

I. Mở bài:

Dẫn dắt giới thiệu đối tượng.

II. Thân bài:

* Khái quát:

Tên Hồ Gươm, hay Hồ Hoàn Kiếm, được đặt theo truyền thuyết Lê Lợi hoàn trả gươm báu cho thần Kim Quy sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Hồ Hoàn Kiếm có vị trí kết nối giữa khu phố cổ gồm các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lò Sũ... với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỷ là Bảo Khánh, Nhà thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu.

* Tả chi tiết:

Hồ Gươm có một vẻ đẹp tự nhiên như viên ngọc xanh duyên dáng giữa lòng Hà Nội.
Màu nước hồ trong xanh có thể nhìn thấy đáy hồ, như chiếc gương khổng lồ để mây trời soi bóng với những gợn sóng lăn tăn trên mặt hồ.

Đến với Hồ Gươm, mỗi du khách còn ấn tượng bởi vẻ đẹp của những hàng cây xanh ôm trọn lấy hồ. Vào những ngày hè, khung cảnh nơi đây được bao phủ bởi một màu xanh tươi tốt, được tô điểm bằng màu đỏ của hoa phượng, màu tím của hoa bằng lăng, màu vàng của cây cơm nguội. Tất cả đã tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp. Đặc biệt, khi đến đây, bạn còn cảm nhận được bầu không khí trong lành, mát mẻ.

Mùa thu Hồ Gươm đẹp dịu dàng với những vòng ôm xanh thắm của những cây lộc vừng, mờ ảo với dáng sương mờ của hàng liễu.

Mùa đông, Hồ Gươm mang vẻ đẹp tĩnh lặng. Những bóng liễu rủ xuống mặt hồ như mái tóc của người con gái.

Cây cầu Thê Húc cong cong, yêu kiều như một dải lụa đỏ dẫn vào đền Ngọc Sơn trong lòng hồ. Các kiến trúc liên quan với Hồ Gươm như Tháp Bút, Tháp Hòa Phong tạo nên sự hài hòa của cảnh hồ, thêm nét thu hút du khách tham quan nơi này.

III. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của bản thân.

Tả cảnh Hồ Gươm (Mẫu 1)

Nhà em ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng quê em ở ngoài Hà Nội.

Hà Nội có nhiều cảnh đẹp và nhiều di tích lịch sử, nhưng cảnh để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là cảnh đẹp của Hồ Gươm. Hồ Gươm nằm giữa lòng thủ đô, nước Hồ Gươm xanh màu ngọc bích, ở giữa hồ có Tháp Rùa cổ kính.

Xung quanh hồ những hàng liễu ngả bóng soi mình xuống mặt hồ. Buổi sáng, những tia nắng mặt trời chiếu xuống hồ, cả mặt hồ như được dát vàng óng ánh. cầu Thê Húc đỏ như son in hình xuống mặt hồ. Tháp Bút uy nghi vươn thẳng trời. Đền Ngọc Sơn rêu phong cổ kính nằm giữa một rừng cây xanh bao bọc, càng làm cho cảnh hồ thêm đẹp và lộng lẫy.

Hồ Gươm không những đẹp bởi cảnh quan của nó, Hồ còn có giá trị về mặt lịch sử, nơi đây đã in dấu của cả một thời kì dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Nơi mà Lê Lợi đã đến Hồ trả gươm thần. Nơi có những con Rùa khổng lồ đang sống.

Em rất yêu phong cảnh của Hồ Gươm, em mong hè nào cũng được ra Hà Nội thăm ông bà và thăm cảnh đẹp của thủ đô yêu dấu.

Tả cảnh Hồ Gươm (Mẫu 2)

Các bạn đã được ra thăm Hà Nội chưa? Nếu chưa được ra Hà Nội, mình sẽ kể cho các bạn nghe về Hồ Gươm, một cảnh đẹp nổi tiếng ở Hà Nội nhé. Ngay trước cổng vào đền Ngọc Sơn là một cây đa cổ thụ. Ở hai bên cổng có hai câu đối. Mình nghe ba mình nói đó là câu đối do ông Cao Bá Quát viết.

Quanh hồ là những hàng liễu. Cành lá rủ xuống mặt nước càng tạo nên vẻ đẹp nên thơ của hồ. Để vào được đền Ngọc Sơn mình đã đi qua một cái cầu nhỏ có tên là cầu Thê Húc. cầu được sơn màu đỏ, cong cong như con tôm. Qua cầu là vào đến đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ, lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính. Tháp được xây trên gò đất, cỏ mọc xanh um. Mình có cái may mắn là đúng hôm mình thăm Hồ Gươm lại là hôm có một con rùa nổi lên. Con rùa rất lớn. Đầu nó to hơn trái bưởi. Sau đó, nó bơi lại Tháp và lên nằm trên cỏ. Nhìn con rùa, mình thầm nghĩ: Không biết có phải con rùa đã từng ngậm thanh kiếm của vua Lê Lợi đó không. Đúng lúc ấy, có một cụ già nói không được gọi là con rùa mà phải gọi là “cụ Rùa”. Cụ già nói từ khi cụ còn nhỏ đã nghe ông nội kể về chuyện “cụ Rùa”. Và không ai bảo ai, tất cả mọi người đều gọi là “cụ Rùa” đấy. Màu xanh của nước hồ hòa với màu xanh của cây lá làm nổi bật vẻ đẹp của Đền Ngọc Sơn và của Tháp Rùa, của cây cầu Thê Húc.

Nếu có dịp được ra thăm Hà Nội lần nữa, nhất định mình phải nhớ mang theo máy chụp hình để có thể ghi lại được vẻ đẹp của Hồ Gươm, ghi lại được giây phút thiêng liêng khi “cụ Rùa” xuất hiện.

Tả cảnh Hồ Gươm (Mẫu 3)

Hầu như ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam chúng ta đều có những danh lam vô cùng tuyệt đẹp. Chẳng hạn như Quảng Ninh có Vịnh Hạ Long, Hội An có chùa Thiên Mụ,… Và thủ đô Hà Nội của chúng ta có Hồ Gươm, một di tích lịch sử đã làm say đắm biết bao lòng người.

Khi đến với Hồ Gươm, em cảm thấy không khí nơi đây khác hẳn với những nơi khác. Ở trên cao là bầu trời xanh, bên dưới là nước hồ xanh, xung quanh là những hàng cây xanh. Cả không gian ngập ngàn trong một màu xanh của hòa bình. Hồ Gươm cứ như một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp mà không một ngòi bút nào có thể diễn tả được hết vẻ đẹp ấy. Hàng ngày người dân thủ đô và các du khách thường tới đây để tập thể dục, dạo bộ, hóng mát,… Bên hồ, những cành liễu, cành lộc vừng, cành hoa phượng rủ bóng xuống dưới mặt hồ.

Ban trưa khi mặt trời lên cao, ánh nắng chiếu xuống mặt hồ khiến cho chúng trở nên lấp lánh hơn. Thế nhưng không gian xung quanh hồ lại được cây xanh che phủ bóng mát khiến cho không khí ở đây lúc nào cũng mát mẻ.

Nổi lên giữa Hồ Gươm là Tháp Rùa 3 tầng nhỏ nhắn rêu phong phủ kín tạo nên nét cổ kính. Ngoài ra còn có đền Ngọc Sơn với Tháp Bút và Đài Nghiên nằm ngay phía trước cửa đền. Các bạn học sinh trước mỗi kì thi thường tới đây, chạm tay vào Tháp Bút, Đài Nghiên như để lấy may cho một kì thi được thuận lợi. Đặc biệt, cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn được sơn màu đỏ rực rỡ. Vẻ đẹp của Hồ Gươm đã đi vào trong rất nhiều các tác phẩm tranh, ảnh nghệ thuật vì những nét đẹp rất bình dị như vậy.

Mặc dù em mới chỉ được đến Hồ Gươm có 1 lần nhưng chừng đó là đủ để em có ấn tượng mãi về danh lam thắng cảnh này. Em mong rằng mình sẽ có thêm nhiều cơ hội nữa để được tới Hồ Gươm.

Tả cảnh Hồ Gươm (Mẫu 4)

Nước ta có rất nhiều những địa danh nổi tiếng, một trong số đó chính là Hồ Gươm nằm ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội. Kỳ nghỉ hè vừa qua, em đã được bố mẹ cho lên thủ đô thăm Hồ Gươm, chuyến đi đã để lại cho em rất nhiều kí ức tươi đẹp về Hồ Gươm cổ kính ấy.

Hồ Gươm hay là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở nước ta, hồ Gươm trong anh, ảnh đã đẹp, bên ngoài lại càng đẹp hơn. Nằm ngay trung tâm thủ đô, hồ Gươm mang một vẻ đẹp vừa tráng lệ, vừa cổ kính khiến người ta sững sờ. Hồ to, sâu, mặt hồ trong xanh, phẳng lặng như tấm gương khổng lồ phản chiếu cả bầu trời. Hồ Gươm gắn liền với truyền thuyết về cụ Rùa ngậm thanh kiếm của vua Lê Lợi trong lịch sử mà em từng được nghe bố kể, cái tên hồ Hoàn Kiếm cũng xuất phát từ câu chuyện ấy mà có. Xung quanh hồ, cây cối mọc um tùm, đều là những cây cổ thụ, cây hoa được trồng lâu năm. Ấn tượng với em nhất là những hàng liễu, hàng tre xanh mát nghiêng mình, rủ mái tóc xuống mặt nước như những người thiếu nữ đang soi bóng, làm duyên. Mỗi khi có cơn gió nhẹ thoảng qua, những chiếc lá lại lìa cành, chao liệng trong không trung rồi nhẹ rơi xuống mặt hồ như những chiếc thuyền nhỏ.

Đi dạo một vòng quanh hồ, em được tham quan đền Ngọc Sơn, tháp Rùa, đài Nghiên,..Cầu Thê Húc cong cong, đỏ rực như con tôm dẫn đường du khách đến với đền Ngọc Sơn cổ kính, uy nghiêm, trước cổng đền là cây đa cổ thụ đã nhiều năm tuổi, xanh mát, tỏa bỏng cả một khoảng đất. Đứng trên cầu Thê Húc, hướng mắt ra, ta có thể nhìn thấy tháp Rùa sừng sững ngay giữa hồ. Có thể nói, nhắc đến hồ Gươm, có lẽ không ai quên được hình ảnh của tháp Rùa, là biểu tượng của cả một quần thể di tích này. Tháp Rùa nằm trên một khoảng đất trống chính giữa hồ, ở những bức tường trắng của tháp, những khóm rêu phong nổi lên khiến tháp mang một vẻ đẹp đầy cổ kính, nghiêm trang.

Ngày ngày, mỗi buổi sáng, người dân xung quanh thường ra bờ hồ tập thể dục, đến tối, hồ Gươm lại đông đúc du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan, vui chơi, hóng mát. Ngay giữa lòng thủ đô tấp nập, ồn ã ấy lại có một hồ Gươm êm đềm, lặng lẽ ở đó suốt hàng nghìn năm lịch sử. Hồ Gươm không chỉ đẹp với vẻ đẹp vốn có của nó mà còn mang một nét văn hóa, bản sắc dân tộc riêng, một trong những địa danh nổi tiếng nhất của đất nước ta. Đến thăm Hồ Gươm, em hiểu thêm được về lịch sử, về những truyền thuyết của ông cha ta, ngắm nhìn những công trình kiến trúc của dân tộc và tự hào hơn về truyền thống bản sắc của dân tộc Việt Nam ta.

Có lẽ cho dù là quá khứ, hiện tại hay tương lai, hồ Gươm vẫn sẽ mãi là một địa danh nổi tiếng, ở lại trong lòng của mỗi người dân Việt Nam. Sau chuyến đi thăm quan Hồ Gươm, em đã gặt hái được cho mình nhiều điều mới mẻ, bổ ích và em hy vọng mình sẽ có dịp được trở lại hồ Gươm để chìm đắm trong cảnh sắc đẹp đẽ mà tráng lệ ấy.

Tả cảnh Hồ Gươm (Mẫu 5)

Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng nói:

“Hà Nội có hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao”

Lời thơ khiến ta không thể nào quên danh thắng hồ Gươm lừng danh của cố đô Hà Nội. Nơi đây ghi dấu chiều dày lịch sử của dân tộc.

Đến với Hà Nội, du khách bốn phương không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến màu nước xanh ảo huyền của hồ Gươm. Nhìn từ xa, hồ như viên ngọc thạch quý giá của tạo hóa ban tặng cho người dân hà thành. Sắc nước không phải màu xanh lờ lờ như nước sông Lô, sông Gấm mà nó ánh lên màu xanh ngọc bích tuyệt đẹp. Màu sắc ấy sinh động hơn khi phản chiếu sắc xanh của cây cối đôi bờ. Những rặng liễu điệu đà như những người thiếu nữ duyên dáng, tình tự khẽ buông áng tóc dài, soi bóng xuống lòng sông yên lặng. Mặt hồ khỏa rộng chỉ gợn sóng lăn tăn khi có làn gió nhẹ. Còn gì thú vị hơn, chiêm ngưỡng từng đàn cá vàng tung tăng bơi lội trong làn nước xanh trong, mát lành ấy. Hồ Gươm trầm mặc giữa những cụm di tích lịch sử cùng với Tháp Bút, Nghiên Mực. Cây cầu đỏ chót Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn đậm tô vẻ đẹp cổ kính, xa xôi của cảnh vật. Nét thanh lịch của con người tại mảnh đất hà thành cũng được mặt hồ ánh chiếu, cuộc sống bình yên giữa những xô bồ cuộc đời.

Hồ từng có nhiều tên gọi, người dân gọi nó là hồ Lục Thủy bởi dòng nước xanh quanh năm. Nhưng người ta biết đến nhiều hơn với tên gọi hồ Gươm, hồ Hoàn Kiếm vì nó gắn liền với truyền thuyết ngàn đời của đất nước ta. Nơi đây là minh chứng ngàn đời chiến thắng lịch sử của người anh hùng áo vải Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh ngang tàn. Cụ Rùa vàng mặc dù không sống vĩnh cửu cùng thời gian nhưng ngài còn sống mãi trong lòng người dân Việt Nam với dấu son lịch sử, song hành với sự tích vua Lê Lợi trả gươm thần cho rùa vàng. Bởi là chứng nhân lịch sử nên dù nằm khiêm tốn trong một quận cùng với khu phố cổ chật hẹp nhưng nó vẫn gắn bó với đời sống tâm tư của bao người. Nó vẫn hiên ngang trải qua bao thăng trầm của nước nhà, biểu tượng cho khát khao hòa bình và tinh thần văn võ của dân tộc. Hồ Gươm lặng yên gìn giữ bao dấu tích lịch sử cổ xưa, quý báu.

Mỗi người dân đất Việt dù đi đâu về đâu cũng luôn mong ngóng, luyến lưu những danh thắng của quốc gia. Có lẽ hồ Gươm luôn là địa chỉ đáng nhớ lưu giữ trong lòng người dân mảnh đất Hà thành.

Tả cảnh Hồ Gươm (Mẫu 6)

Nước Việt Nam ta tự hào với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Vịnh Hạ Long kỳ vĩ, chùa Thiên Mụ cổ kính hay Hội An thơ mộng. Mảnh đất Thăng Long – Hà Nội là nơi hội tụ của biết bao di tích lịch sử, cảnh đẹp làm say đắm lòng người. Nhưng gần gũi, thân thương với em nhất chính là Hồ Gươm – viên ngọc xanh long lanh giữa lòng thành phố.

Hồ Gươm là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở nước ta, Hồ Gươm trong tranh, ảnh đã đẹp, bên ngoài lại càng đẹp hơn. Nằm ngay trung tâm thủ đô, Hồ Gươm mang một vẻ đẹp vừa tráng lệ, vừa cổ kính khiến người ta không khỏi ngỡ ngàng. Bầu trời xanh biếc, làn nước xanh lam, hàng cây xanh rì. Sắc xanh trường cửu quanh năm bao phủ đất trời. Tất cả tạo nên một bức tranh thật đẹp, thật sinh động và hài hòa. Đường phố xung quanh tấp nập người qua lại. Khác hẳn với sự đông đúc cũng như huyên náo của đất Hà Nội thì Hồ Gươm lại mang một vẻ đẹp yên bình. Xung quanh hồ, cây cối mọc um tùm, đều là những cây cổ thụ, cây hoa được trồng lâu năm. Ấn tượng với em nhất là những hàng liễu, những cây lộc vừng xanh mát nghiêng mình, rủ mái tóc xuống mặt nước như những người thiếu nữ đang soi bóng, làm duyên. Mỗi khi có cơn gió nhẹ thoảng qua, những chiếc lá lại lìa cành, chao liệng trong không trung rồi nhẹ rơi xuống mặt hồ như những chiếc thuyền nhỏ. Thiên nhiên tô điểm thêm cho vẻ đẹp của Hồ Gươm. Bốn mùa lúc nào nước Hồ Gươm cũng trong xanh. Hồ to, sâu, mặt hồ trong xanh, phẳng lặng như tấm gương khổng lồ phản chiếu cả bầu trời. Mặt trời vàng rực, soi bóng xuống mặt hồ. Ánh nắng tinh nghịch, vui vẻ nhảy nhót trên mặt hồ. Cả mặt hồ như được dát vàng. Giữa hồ, trên thảm cỏ xanh rờn, Tháp Rùa nổi lên uy nghiêm cổ kính. Tháp Rùa nằm trên một khoảng đất trống chính giữa hồ. Tháp có ba tầng, nhỏ nhắn rêu phong nằm giữa mênh mông sóng nước. Mái tháp cong, uốn cong như cánh chim đang bay lượn trên nền trời xanh. Nhiều lần người ta bắt gặp những cụ rùa Hồ Gươm lên đó nằm nghỉ ngơi. Trên đường vào đền Ngọc Sơn, ta nhận ngay ra Tháp Bút và Đài Nghiên. Tháp Bút đứng sừng sững trên một mô đất lớn. Trên tháp đề ba chữ Hán lớn màu đỏ: “Tả thanh thiên” có nghĩa là “Viết lên trời xanh” mang hình ảnh nghiên mực và ngòi bút lông tượng trưng cho tinh thần hiếu học của mảnh đất nghìn năm văn hiến. Qua Tháp Bút, Đài Nghiên, ta đi vào đền bằng cầu Thê Húc. Cầu khá rộng đủ cho nhiều người đi lại một lúc. Cầu được làm bằng bê tông và sơn màu đỏ tươi. Cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn đường du khách đến với đền Ngọc Sơn cổ kính, uy nghiêm. Trước cổng đền là cây đa cổ thụ đã nhiều năm tuổi, xanh mát, tỏa bỏng cả một khoảng đất. Đền được xây trên đảo Ngọc. Hòn đảo nhỏ um tùm cây cối xanh tươi. Cổng vào trong đền được xây bằng đá rất vững chắc, sơn màu ghi. Trước cửa đền là đình Trấn Ba – chắn sóng. Đền Ngọc Sơn là nơi thờ cụ Rùa và Đức Thánh Trần (tức vua Trần Hưng Đạo) người đã có công ba lần đánh thắng quân Nguyên – Mông, đem lại chiến thắng vẻ vang cho dân tộc. Hàng ngày, có hàng dài người xếp hàng để vào đền thắp hương.

Em rất yêu quý Hồ Gươm. Hồ Gươm không những là danh lam thắng cảnh của quốc gia mà còn là di tích lịch sử quan trọng, là niềm tự hào của người dân Hà Nội nói riêng và của toàn dân tộc nói chung. Chúng ta phải giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa của Thủ đô. Có lẽ cho dù là quá khứ, hiện tại hay tương lai, hồ Gươm vẫn sẽ mãi là một địa danh nổi tiếng, ở lại trong lòng của mỗi người dân Việt Nam.

3. Tả cảnh đẹp Sa Pa

Tả cảnh đẹp Sa Pa (Mẫu 1)

Đất nước Việt Nam đất nước ta có rất nhiều cảnh đẹp, từ những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn cho đến những cánh đồng lúa vàng óng trải dài tít tắp… Một trong số những cảnh đẹp đó không thể không nhắc đến vùng núi Sa Pa tuyệt đẹp.

Và cảnh đẹp Sa Pa là một thị trấn nằm thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Ngắm nhìn Sa Pa em cảm nhận thấy được ở đây có rất nhiều những dãy núi cao thấp ẩn hiện trập trùng trong sương cùng với đó là những rừng đào bạt ngàn trải dài đến tận đường chân trời. Khi đặt chân đến đây thì du khách có thể tới thăm những làng dân tộc trong vùng và giao lưu với người dân bản địa. Ngắm nhìn quang cảnh ở Sa Pa thoạt nhìn rất giống phong cảnh của các nước Tây Âu và đây thực sự là một địa điểm du lịch hút khách. Không chỉ thể khí hậu nơi đây còn rất trong lành và mát. Em rất yêu quý quê hương, đất nước của mình.

Tả cảnh đẹp Sa Pa (Mẫu 2)

Việt Nam đất nước ta có rất nhiều cảnh đẹp, từ những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn cho đến những cánh đồng lúa vàng óng trải dài tít tắp... Một trong số những cảnh đẹp ấy phải kể đến vùng núi Sa Pa.

Sa Pa là một thị trấn nằm thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Đây là một khu nghỉ dưỡng vùng núi nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước bởi khí hậu mát mẻ và khung cảnh tuyệt đẹp. Đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ rùng mình với khí lạnh đột ngột khác hẳn với không khí mùa hè nóng bức nơi đồng bằng. Chính vì vậy mà Sa Pa trở thành một địa điểm để du khách tránh nóng khi mùa hè về. Ở đây có rất nhiều những dãy núi cao thấp ẩn hiện trập trùng trong sương cùng những rừng đào bạt ngàn trải dài đến tận đường chân trời. Đặc biệt ở đây, du khách có thể tới thăm những làng dân tộc trong vùng và giao lưu với người dân bản địa. Quang cảnh ở Sa Pa thoạt nhìn rất giống phong cảnh của các nước Tây Âu, đó cũng là một đặc điểm thu hút khách du lịch. Đến Sa Pa vào thời điểm nào cũng đẹp. Mùa thu ở nơi đây, buổi sáng nắng nhẹ, buổi tối lại se se lạnh, thời tiết rất dễ chịu. Không chỉ vậy mà em còn được trải nghiệm cảm giác chinh phục đỉnh Phan-xi-păng hùng vĩ, được ngắm nhìn toàn cảnh khu du lịch nổi tiếng.

Em rất thích vùng núi Sa Pa. Dù chuyến du lịch đã kết thúc từ rất lâu nhưng những hình ảnh về Sa Pa vẫn mãi in đậm trong tâm trí em.

Tả cảnh đẹp Sa Pa (Mẫu 3)

Sa Pa là một thị trấn nằm thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Đây là một khu nghỉ dưỡng vùng núi nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước bởi khí hậu mát mẻ và khung cảnh tuyệt đẹp. Đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ rùng mình với khí lạnh đột ngột khác hẳn với không khí mùa hè nóng bức nơi đồng bằng. Chính vì vậy mà Sa Pa trở thành một địa điểm để du khách tránh nóng khi mùa hè về. Ở đây có rất nhiều những dãy núi cao thấp ẩn hiện trập trùng trong sương cùng những rừng đào bạt ngàn trải dài đến tận đường chân trời. Đặc biệt ở đây, du khách có thể tới thăm những làng dân tộc trong vùng và giao lưu với người dân bản địa. Quang cảnh ở Sa Pa thoạt nhìn rất giống phong cảnh của các nước Tây Âu, đó cũng là một đặc điểm thu hút khách du lịch. Đến Sa Pa vào thời điểm nào cũng đẹp. Mùa thu ở nơi đây, buổi sáng nắng nhẹ, buổi tối lại se se lạnh, thời tiết rất dễ chịu. Không chỉ vậy mà em còn được trải nghiệm cảm giác chinh phục đỉnh Phan-xi-păng hùng vĩ, được ngắm nhìn toàn cảnh khu du lịch nổi tiếng.

Em rất thích thị trấn Sa Pa xinh đẹp này.

Tả cảnh đẹp Sa Pa (Mẫu 4)

Đất nước Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp, từ những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn cho đến những cánh đồng lúa vàng óng trải dài tít tắp… Một trong số những cảnh đẹp đó không thể không nhắc đến vùng núi Sa Pa tuyệt đẹp. Và cảnh đẹp Sa Pa là một thị trấn nằm thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Ngắm nhìn Sa Pa em cảm nhận thấy được ở đây có rất nhiều những dãy núi cao thấp ẩn hiện trập trùng trong sương cùng với đó là những rừng đào bạt ngàn trải dài đến tận đường chân trời. Khi đặt chân đến đây thì du khách có thể tới thăm những làng dân tộc trong vùng và giao lưu với người dân bản địa. Ngắm nhìn quang cảnh ở Sa Pa thoạt nhìn rất giống phong cảnh của các nước Tây Âu và đây thực sự là một địa điểm du lịch hút khách. Không chỉ thể khí hậu nơi đây còn rất trong lành và mát.

Tả cảnh đẹp Sa Pa (Mẫu 5)

Hè vừa qua, em được bố thưởng cho đi thăm Sa Pa. Sa Pa là thị trấn nghỉ mát cao nhất ở miền Bắc nước ta và nằm ở giữa sườn núi Hoàng Liên Sơn - nơi có đỉnh Phan-xi-pan cao nhất Việt Nam và Đông Dương. Qua cửa xe, em say sưa ngắm nhìn những tràn ruộng bậc thang trên sườn núi và những ngôi nhà nhỏ xinh xắn của đồng bào dân tộc.

Sau hai giờ ngồi xe, đoàn chúng em tới thị trấn Sa Pa. Đường phố Sa Pa nhà gạch san sát, khách sạn Sa Pa nằm cạnh chợ. Trên đồi thấy rải rác dấu vết di tích của những biệt thự xưa kia rất xinh xắn, xây dựng từ sau năm 1922 trở đi và đã bị tàn phá trong chiến tranh. Thay vào đó là những biệt thự, khách sạn mới được xây dựng từ sau ngày hoà bình chờ đón du khách khắp nơi đến thăm.

Tới Sa Pa, em được đi thăm thác Bạc, nước ở trên cao đổ xuống theo sườn núi tựa như một dải lụa trắng. Bố và em đi đúng vào mùa mưa. Sau một trận mưa lớn, trên đường từ Sa Pa tới đèo Ô Quy Hồ, em được chiêm ngưỡng vô số những thác bạc chảy nhất thời, đổ nước từ trên sườn núi cao xuông thấp. Đi qua một chút nữa là cầu Mây, một chiếc cầu treo bắc qua thũng lũng sông, cầu bắc chênh vênh, đi qua thấy đu đưa bồng bềnh khiến em không quen thấy sợ

Thị trấn Sa Pa vui nhất vào ngày phiên chợ cuối tuần. Chợ họp ngay giữa phố. Chợ bán nhiều sản vật địa phương, như rau, quả, măng, nấm tươi, mộc nhĩ, các vị thuốc...

Sa Pa là một thị trấn nghỉ mát lí tưởng. Khí hậu mùa hạ mát mẻ, ngay giữa mùa mà cũng không thấy nóng bức. Còn tối đến lại rét. Lên nghỉ mát ở Sa Pa, bố cho em đi chơi suốt ngày vẫn không thấy mệt.

Em rất yêu quý thị trấn tươi đẹp này và hi vọng có thể quay lại đây vào một ngày gần nhất.

4. Tả cảnh đẹp Đà Lạt

Tả cảnh đẹp Đà Lạt (Mẫu 1)

Mùa hè năm ngoái em được ba dẫn đi chơi nhà cô ruột ở thành phố Đà Lạt, mảnh đất Tây Nguyên lãng mạn, nên thơ. Em thực sự bị hút bởi cảnh đẹp và khí hậu mát mẻ, trong lành của xứ sở thần tiên này. Em đã có những ngày khám phá từng địa danh, di tích của Đà Lạt. Tuy chưa được đi hết nhưng em rất ấn tượng với mảnh đất này.

Tả cảnh đẹp Đà Lạt (Mẫu 2)

Trong những bức ảnh chụp cảnh vật thiên nhiên, em thích nhất bức ảnh về cảnh hồ Xuân Hương – Đà Lạt một thắng cảnh tuyệt vời của cao nguyên miền Trung. Từ nhỏ đến giờ, em chưa có dịp đi tham quan Đà Lạt lần nào, nên càng nhìn bức ảnh, em lại càng ao ước được đến thăm Đà Lạt một lần. Dường như cảnh hồ Xuân Hương được chụp vào một buổi sáng trời trong. Không gian rất yên tĩnh bởi mặt hồ phẳng lặng không một gờn sóng. Mặt hồ trong xanh màu ngọc bích. Những hàng cây hai bên bờ hồ và những biệt thự cao tầng trên những ngọn đồi lộng gió in hình xuống đáy hồ, trông thật nên thơ! Phía xa xa, đồi núi trập trùng, ngọn cao ngọn thấp với những rừng thông bạt ngàn nối đuôi nhau chạy xa tít đến chân trời. Cảnh vật vừa đẹp, vừa nên thơ và đầy quyến rũ. Cám ơn người thợ chụp hình đã đem đến cho em một phong cảnh Đà Lạt nên thơ.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 5 hay, chi tiết khác:

Tả cái ao làng em

Tả cảnh đầm sen quê em

Tả một con suối mà em biết

Dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước)

Dàn ý Tả sông Hồng

1 1503 lượt xem
Tải về