TOP 6 mẫu Tả bác đưa thư (2024) SIÊU HAY

Tả bác đưa thư lớp 5 gồm dàn ý và 6 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 5 hay hơn.

1 859 17/01/2024


Tả bác đưa thư

Dàn ý Tả bác đưa thư

1. Mở bài:

- Em thường gặp bác đưa thư vào những buổi chiều.

2. Thân bài:

a) Ngoại hình:

– Ngoài năm mươi tuổi.

– Vóc người tầm thước.

– Khuôn mặt vuông vức, quai hàm bạnh.

– Mái tóc điểm bạc.

– Đôi mắt sáng.

– Đôi tay rám nắng, chai sần.

– Thường đi chiếc xe đạp màu đen.

– Thường mặc bộ quần áo ka ki màu xám.

– Vai mang túi xách đựng một số phong bì thư.

b) Tính tình, hoạt động:

– Vui tính, cởi mở với người nhận thư.

– Nhiệt tình trong công việc đưa thư.

– Có trách nhiệm trong công việc được giao.

3. Kết bài:

– Em rất kính trọng và biết ơn bác đưa thư.

– Bác như sợi dây vô hình nôi thông tin của con người.

Tả bác đưa thư (mẫu 1)

Ngày nay, khi công nghệ điện thoại đang dần thay thế những vât dụng quen thuộc như thư tay thế nhưng hình ảnh của bác đưa thư cần mẫn với công việc thì luôn luôn còn mãi trong tâm trí những đứa trẻ như chúng em.

Bác đưa thư của khu nhà em năm này hơn năm mươi tuổi. Khuôn mặt của bác vuông chữ điền với những nếp nhăn cùng màu da bánh mật sạm nắng gió. Thế nhưng, trên khuôn mặt ấy lúc nào cũng ánh lên một nụ cười thật tươi. Bác thường chạy xe khắp các con phố lớn nhỏ ở khu nhà em giao thư và bưu phẩm cho mọi người dù bất kì thời tiết nào. Có lẽ vì vậy, đôi tay của bác đầy những nốt chai sần và bị cháy nắng nữa. Bác có dáng người khá cao và gầy, hẳn là công việc vất vả khiến bác gặp nhiều mệt mỏi đây mà.

Mỗi lần bắt gặp bác đang làm công việc của mình, em đều thấy bác mặc một bộ quần áo màu xanh lam đậm, đạp một chiếc xe đạp đã cũ kĩ. Trên đầu bác là chiếc mũ cối màu xanh lá cây. Nghe mẹ em kể, ngày xưa bác từng làm công nhân ở vùng mỏ Quảng Ninh, nhưng sau này, bác trở về quê hương, nhận công việc giao thư cho mọi người này. Trên chiếc xe của bác là chiếc chuông kêu kính cong nghe rất vui tai. Bác luôn mang bên mình một túi to đựng đầy những lá thư và bưu phẩm của mọi người trong xóm. Nhà ai mà nghe thấy tiếng chuông đầu ngõ là biết ngay nhà mình có thư và bưu phẩm. Tiếng chuông ở xe của bác là dấu hiệu báo hiệu cho mọi người mà.

Bác đưa thư của khu nhà em cũng rất vui tính và thường hay giúp đỡ người khác nữa. Nhà bác ở gần với nhà em vậy nên vào mỗi ngày nghỉ, tụi trẻ con chúng em thường xuyên chạy sang nhà bác để bác khao những trái cây ngon lành hay nghe những câu chuyện kể về cuộc sống của bác. Bác kể chuyện rất hay nên mấy đứa chúng em vô cùng thích thú. Bác cũng thường giúp đỡ mọi người, nhất là những người già. Không biết bao nhiêu lần em đã bắt gặp bác đang giúp đỡ những cụ già trong xóm.

Không chỉ là người vui tính, nhiệt tình, bác còn là một người vô cùng tận tụy và có trách nhiệm với công việc của mình. Bất kể trời nắng hay mưa, bác đều đi khắp các con phố trong khu, giao tận tay người nhận thư từ và bưu phẩm của họ. Em chưa từng thấy một ngày bác nghỉ công việc của mình. Nếu chưa thể giao được, bác đến lần hai, lần ba chỉ để chắc chắn thư đã đến tay người nhận rồi.

Em vô cùng yêu kính bác đưa thư. Em mong sao bác sẽ luôn khỏe mạnh và đồng hành cùng với công việc của mình.

Tả bác đưa thư (mẫu 2)

Những buổi chiều, trên đường đi học về, em thường gặp bác đưa thư.

Vóc người bác cao lớn, khuôn mặt xương xương. Hợp với khuôn mặt hiền từ của bác là đôi mắt sâu và sáng. Đôi mắt ấy tỏa ra một nguồn sáng rất đặc biệt khi bác làm những công việc trao thư. Không biết năm nay bác bao nhiêu tuổi đời? Bao nhiêu tuổi nghề? Nhìn mái tóc điểm bạc và nếp nhăn hằn sâu trên vầng trán tôi đoán bác đã ngoài năm mươi tuổi. Tuy thế, chân bác trông rắn rỏi, đi lại nhanh nhẹn. Đôi bàn tay chai sần, rám nắng.

Mỗi lần thấy chúng tôi đi học về, bác dừng lại bên vệ đường để hỏi địa chỉ, chúng tôi thường xúm xít bên bác. Tôi thường nhìn kĩ bộ trang phục màu xám mà bác đang mặc, có lẽ vì dòng chữ “Bưu chính viễn thông” ở phù hiệu gắn trên vai áo của bác đã làm tôi tò mò, chú ý. Bác rất vui tính, hay trò chuyện cùng chúng tôi. Khi tìm đúng địa chỉ, bác lấy trong cái túi vải những phong bì thư, bác xem tỉ mỉ để khỏi nhầm địa chỉ rồi trao cho chủ nhân. Bác thật cởi mở với người nhận thư, có trách nhiệm với công việc của mình. Đưa thư xong, bác chào mọi người rồi tiếp tục với công việc đưa thư. Không biết bác đã đi đến bao nhiêu nhà? Đạp xe đi biết bao nhiêu cây số? Đi hết bao nhiêu giò' mới hết chồng thư trong túi xách? Tôi chỉ biết một điều: Bác thật tận tụy với nghề, tận tâm với công việc và không hề ngại gian khó trong mọi việc được giao.

Tôi rất kính trọng bác đưa thư. Bác như sợi dây vô hình nối thông tin của con người. Tôi mong bác gặp thuận lợi trong công việc hằng ngày.

Tả bác đưa thư (mẫu 3)

Chắn hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng một lần viết thư tay và được nhận những bức thư như thế. Nhưng có bao giờ bạn đã từng để ý đến bác đưa thư đưa thư cho mình chưa? Còn em, em rất yêu quý bác đưa thư của khu phố nhà mình.

Bác đưa thư ở khu nhà em năm nay đã ngoài năm mươi tuổi. Tóc bác đã bắt đầu điểm những sợi bạc vậy nhưng bác vẫn luôn tận tụy với công việc của mình. Khuôn mặt bác vuông chữ điền, điểm trên má là những vết đồi mồi màu nâu nhạt. Làn da của bác không trắng mà lại ngăm đen, rám nắng của thời gian. Bác đưa thư có dáng người khá cao nhưng lại khá gầy. Công việc của bác chắc hẳn rất vất vả bởi vì ngày nào mình cũng thấy bác chạy khắp cả khu phố nhà em để giao thư từ và bưu phẩm cho mọi người. Mỗi khi gặp ai, bác đều để lại một nụ cười thật tươi trên khuôn mặt đã đầy những nếp nhăn. Đôi tay bác rắn chắc với những nốt chai sần và những vệt rám nắng. Tuy vất vả là vậy, bác chẳng bao giờ than phiền về công việc của mình.

Mỗi ngày, bác đều đạp chiếc xe đạp màu xanh đã cũ chạy khắp con phố lớn nhỏ ở khu xóm mình. Bác mặc bộ quần áo màu xanh đồng phục, đội trên đầu chiếc mũ giống mũ của những chú công an nhưng màu xanh thẫm. Đằng sau xe của bác, bao giờ cũng là túi to đựng bưu phẩm, thư từ của mọi người.

Bác đưa thư của khu nhà em rất tận tụy với công việc của mình. Bất kể ngày nắng hay mưa, bác luôn là người dậy sớm và đi làm sớm nhất cả xóm. Ngay từ khi em còn chưa tới giờ tới trường, em đã thấy bác cùng chiếc xe đạp và túi thư của mình rong ruổi trên các con phố lớn nhỏ. Rồi tới tận tối mịt, khi cả khu phố đã lên đèn, em lại thấy bác cùng chiếc xe của mình trở về nhà sau một ngày vất vả. Công việc vất vả là thế nhưng chưa bao giờ em thấy bác trách móc hay bực bội với ai. Bác lại còn rất vui tính nữa, hay trêu chọc lũ trẻ con tụi em. Thi thoảng, em lại thấy bác giúp đỡ những người già trong xóm một vài thứ nho nhỏ.

Em rất yêu quý bác đưa thư của khu nhà em. Mong bác luôn đồng hành với công việc này lâu thật lâu hơn nữa.

Tả bác đưa thư (mẫu 4)

Nhà tôi nằm trong khe núi sâu cạnh Trường Thành cổ. Ở đây dân cư thưa thớt, giao thông bất tiện. Vào mùa hè, những trận mưa to thường khiến con đường duy nhất vào khe núi bị xói lở; đến mùa đông, tuyết trắng phủ đầy lối đi quanh co. Tôi ngồi cạnh của số, ngắm những bông tuyết trắng xóa đang bay trong không trung rồi nhẹ nhàng đáp xuống ngọn cây, mái nhà, lòng đường. Khắp nơi trắng một màu tuyết. Lòng tôi chợt lo lắng: không biết bức thư thông báo kết quả của cuộc thi viết văn “Tài năng trẻ” có đến kịp không; chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày trao giải rồi!

Ngoài trời, tuyết rơi ngày một nhiều. Thời tiết xấu thế này thì chim chóc, muông thủ còn tìm chỗ trú ẩn huống chi con người. Nghĩ vậy, lòng tôi càng như lửa đốt. Nhưng kìa, thấp thoáng một bóng người đang loạng choạng bước từng bước trên con đường núi ngoằn ngoèo. Người đó đi về phía nhà tôi. Khoảng cách càng gần, bộ đồng phục màu xanh quen thuộc càng hiện rõ. Ô, đó chẳng phải là bác lữ nhân viên bưu chính của xã đó sao? Hôm nay trên cổ bác còn quàng thêm một chiếc khăn len màu trắng.

Lòng hồi hộp, tôi mặc vội một chiếc áo khoác rồi mở cửa chạy ra ngoài. Ngoài trời gió tuyết gào thét ù ù. Gió táp vào mặt khiến tôi cảm thấy tê buốt như kim châm. Không chịu được cái lạnh, tôi rụt đầu sâu vào lớp áo ấm. Những hàng cây bên đường dường như cũng đang gồng mình chống chọi với cơn gió bấc lạnh giá để đứng vững. Các cành cây nghiêng ngã trong gió. Thỉnh thoảng, tôi còn nghe tiếng cành cây gãy nứt. Gắng sức vượt qua khoảnh sân ngập tuyết đến tận đầu gối, tôi đến gần bác Lữ. Thấy tôi, bác lấy từ trong túi xách ra một lá thư phẳng phiu, đưa cho tôi và nói: “Thư của cháu đây, chắc đợi sốt ruột rỗi hả?”

Tôi đưa hai tay đón lấy bức thư, cảm ơn bác rồi mở ra ngay. Vừa đọc sơ qua nội dung bức thư, tôi sung sướng mỉm cười. Bác Lữ thấy vậy bèn hỏi: “cháu có chuyện gì mà vui thế?” Tôi phấn khởi khoe với bác: “Cháu đoạt giải nhì trong cuộc thi viết văn “Tài năng trẻ’. Vài ngày nữa sẽ có xe đến đón cháu ra thành phố nhận phần thưởng.” Bác Lữ khen: “Ôi, cháu giỏi quá! Cháu hãy cố gắng học hành chăm chỉ để sau này lớn lên góp phần xây dựng quê hương nhé!” Tôi ngước mắt nhìn bác, trả lời: “Dạ!”; thấy gương mặt bác đỏ ửng vì rét, tôi bèn mời: “Bác ơi, cháu mời bác vào nhà cháu uống tách trà nóng cho đỡ lạnh.” Bác Lữ cười, đáp: “Cám ơn cháu, cháu thật tốt bụng, nhưng còn nhiều người khác đang đợi bác đem thư tới. Khi nào rảnh, bác nhất định sẽ ghé nhà cháu chơi.” Nói xong, bác Lữ tiếp tục theo con đường nhỏ đi sâu vào trong khe núi, để lại những dấu chân in thành một vệt dài trên nền tuyết trắng. Tôi nhìn theo bóng bác, trong lòng bỗng thấy cảm phục bác biết bao!

Mùa đông khiến sông suối đóng băng và mọi người rét buốt, những bác Lữ như mặt trời ấm áp, từng chút xóa tan mùa đông lạnh giá bằng những bức thư…

Tả bác đưa thư (mẫu 5)

Bác đưa thư tới nhà em
Xe đạp kêu kính kính cong

Bài hát này luôn là bài hát thường trực trong em mỗi khi thấy bác Bình - bác đưa thư của khu em chạy ngang qua nhà. Bởi bác là một trong những người em vô cùng yêu quý.

Bác Bình là người đưa thư cho khu nhà em đã từ mười năm nay. Ngày nào, bác cũng cùng chiếc xe đạp của mình rong ruổi hết những con phố nhỏ, luồn lách qua những ngõ xóm đông đúc để đưa những bức thư, những bưu phẩm cho mọi người. Tuy rằng, ngày nay, thư viết tay đã không còn thông dụng như trước, nhưng hình ảnh của bác, sự cần mẫn trong công việc của bác luôn là điều em kính phục.

Bác Bình năm nay đã ngoài năm mươi tuổi, dáng người tầm thước. Trên khuôn mặt của bác là những nếp nhăn cùng những vết cháy nắng do tính chất công việc của mình. Thế nhưng, bác lúc nào cũng nổi bật bởi đôi mắt sáng cùng nụ cười rạng ngời. Với công việc của mình, dù ở bất cứ lúc nào, thời tiết như thế nào, bác cũng phải ra ngoài để làm việc. Thế nên, hằn lên đôi tay của bác là những vết cháy nắng, những vết chai sạn do thời gian. Mỗi lần thấy bác chạy xe ngang qua lúc đưa thư, em đều thấy bác mặc một bộ quân phục màu xanh lá cây đã sờn cũ. Mẹ em nói, ngày xưa, bác Bình đã đi bộ đội, thời gian sau này khi tại ngũ về nhà, bác lại quanh quẩn trở thành một bác đưa thư cho khu nhà em. Với chiếc xe đạp cũ đã tróc sơn và một chiếc túi thật to sau lưng, bác rong ruổi khắp các con phố lớn nhỏ, những ngõ hẹp, hẻm sâu để đưa tận tay mọi người những thư từ hay bưu phẩm của họ. Có lẽ từ ngày còn đi lính cùng với sự vất vả trong công việc của mình nên nước da của bác cũng ánh lên màu bánh mật trông thật khỏe mạnh mặc dù trên đó đã lốm đốm những vết đồi mồi.

Bác Bình là một người vô cùng vui vẻ và cởi mở với mọi người xung quanh. Đi đến đâu, gặp bất cứ ai, bác đều cười và chào hỏi họ. Bác còn rất vui tính nữa, thường hay trêu đùa mọi người với những câu nói thật hóm hỉnh. Thỉnh thoảng trên đường đi học về, em cũng bắt gặp bác cùng chiếc xe và bao thư của mình, bao giờ bác cũng nhìn em, mỉm cười và cất lời hỏi: "An đấy hả? Đi học về hả con?". Vậy nên, lần nào gặp bác, em đều rất vui mừng. Không chỉ vậy, bác còn là một người vô cùng tận tâm với công việc của mình. Kể cả những hôm trời mưa gió thật lớn, bác cũng không quên nhiệm vụ đi tới giao thư cho mọi người. Bác cũng là người hay giúp đỡ người khác. Nếu thấy ai có chuyện gì cần giúp, bác luôn sẵn lòng. Chính sự tận tâm và trách nhiệm trong công việc, sự vui tính, cởi mở của bác mà cả khu nhà em, ai cũng đều vô cùng yêu quý bác đưa thư.

Em nhớ có lần em có một bưu phẩm, là một người bạn đọc sách phương xa gửi tặng em một cuốn sách và một bức thư tay. Em vô cùng háo hức chờ đợi món quà đó. Thế nhưng, mãi mà bưu phẩm vẫn chưa đến tay, cũng chưa thấy bác Bình đạp xe qua nhà em như mọi lần. Trong lòng em thầm trách bác, tại sao lại mang thư của em đi đâu! Mãi khi bác đến em mới biết, vì thời tiết quá nóng, bác Bình bị say nắng, phải nghỉ ngơi mới có thể làm tiếp công việc của mình được. Lúc ấy, em chợt thấy hối hận quá, tại sao lại vội vàng trách móc bác như vậy được chứ? Em chạy vội vào nhà, lấy một ly nước và mời bác uống. Bác Bình nhận lấy ly nước, nhìn em cười lên thật tươi, mặc dù vẫn còn mệt mỏi nhưng bác khen em còn bé mà đã biết giúp đỡ người khác rồi, thật là đáng quý. Nhìn bóng dáng bác đưa thư đi xa, trong lòng em chợt dâng lên sự nuối tiếc. Không biết vài năm nữa, khi bác Bình đã không còn đủ sức khỏe để rong ruổi đưa thư có mọi người nữa, liệu có ai kế tiếp được công việc của bác với sự nhiệt tình, tận tâm như thế? Và liệu mai sau này, khi những bức thư tay trở thành vật xa xỉ, liệu có ai còn nhớ tới một bác đưa thư vui tính, hiền hòa như thế nữa hay không?

Em rất yêu bác Bình. Em mong bác luôn khỏe mạnh và giúp đỡ mọi người, trao tận tay họ những bưu phẩm của mình.

Tả bác đưa thư (mẫu 6)

Vóc người bác cao lớn, khuôn mặt xương xương. Hợp với khuôn mặt hiền từ của bác là đôi mắt sâu và sáng. Đôi mắt ấy tỏa ra một nguồn sáng rất đặc biệt khi bác làm những công việc trao thư. Không biết năm nay bác bao nhiêu tuổi đời? Bao nhiêu tuổi nghề? Nhìn mái tóc điểm bạc và nếp nhăn hằn sâu trên vầng trán tôi đoán bác đã ngoài năm mươi tuổi. Tuy thế, chân bác trông rắn rỏi, đi lại nhanh nhẹn. Đôi bàn tay chai sần, rám nắng.

Mỗi lần thấy chúng tôi đi học về, bác dừng lại bên vệ đường để hỏi địa chỉ, chúng tôi thường xúm xít bên bác. Tôi thường nhìn kĩ bộ trang phục màu xám mà bác đang mặc, có lẽ vì dòng chữ “Bưu chính viễn thông” ở phù hiệu gắn trên vai áo của bác đã làm tôi tò mò, chú ý. Bác rất vui tính, hay trò chuyện cùng chúng tôi. Khi tìm đúng địa chỉ, bác lấy trong cái túi vải những phong bì thư, bác xem tỉ mỉ để khỏi nhầm địa chỉ rồi trao cho chủ nhân. Bác thật cởi mở với người nhận thư, có trách nhiệm với công việc của mình. Đưa thư xong, bác chào mọi người rồi tiếp tục với công việc đưa thư. Không biết bác đã đi đến bao nhiêu nhà? Đạp xe đi biết bao nhiêu cây số? Đi hết bao nhiêu giò’ mới hết chồng thư trong túi xách? Tôi chỉ biết một điều: Bác thật tận tụv với nghề, tận tâm với công việc và không hề ngại gian khó trong mọi việc được giao.

1 859 17/01/2024