TOP 5 mẫu Tả cảnh bến xe hoặc bến tàu mà em biết (2024) SIÊU HAY
Tả cảnh bến xe hoặc bến tàu mà em biết lớp 5 gồm dàn ý và 5 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 5 hay hơn.
Tả cảnh bến xe hoặc bến tàu mà em biết
Dàn ý Tả cảnh bến xe hoặc bến tàu mà em biết
I. Mở bài:
- Bến tàu xe em miêu tả ở đâu? Vào thời gian nào? Ngày thường hay vào dịp cuối năm?
- Ấn tượng chung nhất của em về nơi đó?
II. Thân bài:
* Tả khái quát:
– Thời gian và địa điểm chứng kiến cảnh bến tàu, bến xe: lúc đông người, lúc vắng?
* Tả chi tiết:
– Từ lúc còn sớm: nhà ga, toa tàu còn thưa người.
– Khi bắt đầu bán vé: người qua kẻ lại đông nghịt. Người đi tàu, người ra đón người nhà, xe ôm, hàng quán rất náo nhiệt. Mỗi người một vẻ mặt, tiếng nói, trang phục, cử chỉ.
– Tả chi tiết các loại xe trong bến xe: xe đi các tỉnh xa, xe buýt, xe ôm, taxi…
III. Kết bài:
- Cảm xúc, suy nghĩ của em khi được tham gia, chứng kiến cảnh tượng ấy.
Tả cảnh bến xe hoặc bến tàu mà em biết (mẫu 1)
Mỗi lần chị gái em đi học xa nhà về thường kể lại cho em nghe quang cảnh đông đúc, nhộn nhịp của bến tàu. Em lắng nghe và gật đầu mường tượng ra khủng cảnh ấy. Tuy nhiên Tết năm ngoái em được ba mẹ cho vào thăm ông bà nội và em được tận mắt chứng kiến quang cảnh bến tàu ngày Tết đông đúc như thế nào.
Hôm đó là một buổi chiều cuối mùa đông, những ngày giáp Tết nên mọi người nô nức chuẩn bị trở về quê nhà đón Tết. Có lẽ không khí sẽ đông và ồn ào hơn mọi ngày.
Tiếng bước chân vội vã, dồn dập của những con người không quen biết. Họ lướt ngang qua nhau, chen chúc để mua được vé tàu hoặc để lên tàu cho kịp giờ. Mọi người ai cũng tay xách nách mang rất nhiều đồ, có gia đình còn bế cả con nhỏ để trở về. Những cái áo khoác to xụ, đủ màu sắc tạo nên khung cảnh quá tấp nập của bến tàu những ngày giáp tết.
Em ngồi ở ghế và quan sát mọi người di chuyển. Tiếng í ới gọi nhau, tiếng cô bán vé, tiếng loa gọi đến giờ lên tàu. Mọi âm thanh đều rất hỗn độn và xô bồ, không nghe rõ ràng, rành mạch được.
Ở ngoài nhà chờ ga tàu, gió vẫn cứ thốc mạnh, lạnh tái tê. Em ngồi nép mình vào chị gái, chốc chốc lại đưa mắt nhìn đồng hồ đã đến giờ hay chưa.
Có nhiều người có lẽ đi làm về muộn nên vội vã, hối hả chạy len qua dòng người ấy để lên tàu. Dù mùa đông nhưng không ít người mồ hôi nhễ nhại vì phải chạy rất nhiều.
Trẻ con ngơ ngác nhìn không khí hỗn độn của ga tàu những ngày cuối năm như thế này. Có lẽ chúng cũng háo hức được trở về nhà như bố mẹ của chúng. Vì Tết là để trở về, để đoàn viên.
Thi thoảng em thấy một cô cầm chiếc loa đi khắp nhà chờ ga tàu và hô lớn "Tàu SE sắp khởi hành, mọi người chuẩn bị lên tàu". Sau khi tiếng hô đó dứt thì rất nhiều người lần lượt xếp hàng để lên tàu trở về. Gương mặt họ sáng bừng một niềm vui và hạnh phúc vô bờ bến.
Mọi người cho dù không ai quen ai nhưng đều chung một cảm xúc và mong ngóng, hồi hộp được trở về sau một năm làm lụng vất vả.
Không khí của ga tàu bỗng nhiên khiến lòng người xích lại gần nhau hơn. Dù đây chỉ là lần đầu em được chứng kiến quang cảnh ga tàu nhưng em sẽ nhớ mãi lần này. Vì nó cho em cảm nhận được cảm giác chờ đợi trở về nhà hạnh phúc và sung sướng như thế nào.
Tả cảnh bến xe hoặc bến tàu mà em biết (mẫu 2)
Vậy là những ngày chị họ em được ở Hà Nội chơi đã hết. Hôm chị trở về nhà ở Lào Cai, em đã được mẹ cho phép đến bến xe Mĩ Đình tiễn chị. Đó là lần đầu tiên em được đến bến xe này. Cảnh bến xe đã để lại cho em nhiều ấn tượng.
Bến xe Mĩ Đình nằm bên đường Phạm Hùng, đó là nơi đi về của rất nhiều tuyến xe bus của Hà Nội, đặc biệt là những tuyến xe khách từ Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc.
Từ trên cao nhìn xuống, bến xe Mĩ Đình thật nổi bật. Nhấp nhô quanh đó là những khu đô thị, những tòa nhà vài chục tầng, những ngôi nhà hai ba tầng,... tất cả chen chúc nhau để có chỗ đứng. Riêng bến xe lại có một không gian thoáng rộng. Trừ tòa nhà là nơi làm việc của các cô bác cán bộ quản lí bến xe và là nơi chờ xe của khách thì phần còn lại của bến chỉ là nơi đậu của những chiếc xe ô tô. Bởi thế, giữa trùng trùng lớp lớp nhà cửa, cao ốc, bến xe giống như một lòng chảo rộng rãi thoáng đãng. Những chiếc ô tô lúc này trông giống y những chú bọ rùa. Mỗi chú một màu sắc thật vui mắt: màu xanh, màu đỏ, màu vàng,... Chú thì đứng im, chú thì chậm chạp bò trên mặt sân, ra đến đường lại bất thần chạy ào đi. Những chiếc xe máy, những vị khách, những người chạy xe ôm thì nhỏ xíu, chẳng khác nào các chú kiến mất râu; chú chạy loăng quăng tìm bạn, chú đứng tần ngần nhìn mọi việc xung quanh,... Cảnh tượng thật vui mắt!
Đến gần rồi vào hẳn bến xe mới thấy hết không khi nơi người đến, người đi này. Bến có có hai cổng vì lượng xe, lượng khách khá nhiều. Từ xa nhìn lại, cổng bến xe bao giờ cùng đông đúc, tấp nập. Đó không phải do khách mà do những chú lái xe ôm, những hàng nước dựng tạm. Đứng ở cổng chính nhìn vào sân là tòa nhà quản lí rất lớn. Trên mái có một dòng chữ rất to màu đỏ: "Bến xe Mĩ Đình". Bên trái là chốt bảo vệ cổng và dãy nhà gửi xe máy, xe đạp rất dài. Bên phải và đằng sau tòa nhà kia là phần sân đậu xe, không gian chiếm diện tích chủ yếu của bến, Từng hàng, từng hàng xe đứng sát nhau đến mức khoảng cách giữa chúng chỉ đủ để một người lớn đi qua được. Liền sau dãy nhà gửi xe là cổng thứ hai của bến. Toàn bộ bến xe được bao bọc bởi những vách tường bê tông thấp có nối những thanh sắt cao lên.
Mỗi chiếc xe ở đây lại có một dáng vẻ. Những chiếc xe bus chạy trong Hà Nội thì lớn và đẹp hơn cả. Chúng được sơn đồng bộ màu đỏ - vàng – trắng, khá sạch sẽ, gọn gàng. Những chiếc xe khách chạy dường dài nhìn vất vả hơn. Chung nhỏ hơn xe bus, được sơn những màu khác nhau mà phần đã phôi pha chuyển sang sắc xỉn: xanh, đỏ, vàng, cam,... Vì chạy đường xa, trải nhiều mưa nắng nên xe nào xe nấy còn vương những vết bùn đất bắn lên tận kính. Thân xe chi chít những số điện thoại, những lời mời chào, những điểm dừng của xe,... Trên nóc xe còn được chẳng thêm những thứ hàng khách gửi: những bao tải, thùng các tông,...
Tả cảnh bến xe hoặc bến tàu mà em biết (mẫu 3)
Trước khi về Việt Nam vào năm ngoái, gia đình em định cư tại thành phố Tokyo của Nhật Bản.
Ở đây, hệ thống tài điện rất phát triển, nên mọi người rất ít khi sử dụng phương tiện cá nhân để di chuyển mà đa số dùng các phương tiện công cộng nhất là tàu điện để di chuyển. Đi làm bằng phương tiện công cộng vừa tiện lợi, an toàn, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí lại góp phần giảm ách tắc giao thông và bảo vệ môi trường. Gia đình em ở bên này chưa có điều kiện mua xe riêng nên kể cả khi đi du lịch bố mẹ cũng lựa chọn tàu điện. Em thường xuyên được ra bến tàu. Ở Nhật, mọi người rất văn minh, bến tàu rất sạch sẽ không bao giờ có rác. Hơn nữa, mọi người không gây ồn ào, không nói chuyện, họ thường đọc sách trong khi đợi tàu đến. Bến tàu thì được xây dựng với thiết kế hiện đại, thường thì mỗi bến tàu lại có một kiến trúc khác nhau, thể hiện đẳng cấp thiết kế của người Nhật. Ghế ngồi đợi ở đây cũng được thiết kế sang trọng, rộng rãi và thường là ghế đôi. Trong phòng chờ thì còn có cả hệ thống điều hòa và cả các dịch vụ đồ ăn đồ uống... Vé và hành lý được xử lý ngay tại bến chứ không để lên tàu, một cách quản lý rất thông minh giúp cho chuyến tàu không bị chậm trễ. Theo em thấy thì bến tàu ở Nhật thường không quá đông có thể là do có rất nhiều bến và nhiều chuyến tàu nên không bao giờ hành khách phải đợi quá lâu hoặc căn giờ để đến trước cả tiếng đồng hồ. Trong vòng một năm, tất cả các chuyến tàu của Nhật cộng lại thì thời gian đến bến muộn chỉ có 2 phút. Đúng là một con số đáng kinh ngạc. Người Nhật có xu hướng sống khép kín nên họ cũng không hay trò chuyện. Nói chung thì bến tàu ở Nhật rất khác Việt Nam.
Ở Nhật thì có hiện đại, sạch sẽ, văn minh tuy nhiên lại hơi buồn tẻ. Em thì vẫn thích mọi người thân thiện như ở Việt Nam hơn!
Tả cảnh bến xe hoặc bến tàu mà em biết (mẫu 4)
Mới năm giờ sáng, thành phố như đang chìm ẩn trong một lớp sương mù dày đặc do cơn mưa lớn chiều qua gây nên, thế mà ga Hòa Hưng đã ồn ào, náo nhiệt, dường như nơi đây không trải qua cảnh ban đêm bao giờ.
Nhìn từ xa, nhà ga chỉ to bằng ngôi trường em, nhưng lại gần em nhận ra nó lớn hơn nhiều, có thể sánh với một phi trường. Bước vào nhà ga, khung cảnh thật tấp nập, những nhóm người ngồi tụ tập, nói chuyện huyên thuyên. Tiếng gọi nhau í ới cộng với những tiếng rao hàng, tiếng mời chào khách mua hàng của mấy người bán hàng rong tạo nên một mớ âm thanh hỗn độn.
Trên các ghế chờ, có rất nhiều người ngồi chen chúc, có lẽ họ cũng là những người đón thân nhân như em với mẹ chăng? Tiếng một cô gái trong loa phóng thanh vang lên làm mọi người chú ý:
- Chuyến tàu từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh sẽ đến ga trong năm phút nữa, xin quý khách chú ý...!
Bây giờ tâm trạng lo lắng của mọi người đã nhẹ nhàng hơn, một số chạy ra gần đường ray ngóng về hướng đường tàu. Năm phút sau, từ đằng xa, xuất hiện một chiếc đầu tàu rồi cả đoàn tàu hăm hở lao tới…
Tiếng còi tàu tu tu, tiếng bánh xe nghiến trên đường ray rầm rập, ken két. Mọi người vui mừng đứng bật dậy. Xe lửa tiến vào cổng chạy chầm chậm rồi dừng lại. vẫn là tiếng cô gái từ loa phóng thanh:
- Tàu đã đến ga Hòa Hưng, xin quý khách thu dọn hành lí để xuống tàu…
Các toa xe từ từ mở cửa, khách hàng ở các toa đổ xuống, nét mặt ai cũng mệt mỏi bơ phờ sau một chuyến đi dài, nhưng ánh mắt họ lại ngời lên một niềm vui vì được trở về gia đình. Cảnh xum họp diễn ra thật cảm động, mọi người ôm chầm lấy nhau tay bắt mặt mừng, nói chuyên hỏi nhau tíu tít. Lúc này không khí ở nhà ga thật hỗn độn với đủ thu âm thanh: tiếng quát tháo của mấy anh bốc vác đang chuyển hành lí cho khách, tiếng cãi nhau của mấy chú xích lô, tiếng rao của mấy người bán hàng rong...
Tả cảnh bến xe hoặc bến tàu mà em biết (mẫu 5)
Cách nhà Thủy Tạ một quãng là bến xe Bờ Hồ – Hà Đông. Lần nào về quê, bà cũng dẫn tôi ra bến xe.
Những chiếc xe Bus có nhiều chỗ ngồi rộng và dài như căn nhà một tầng vững chãi. Quang cảnh bến xe thật nhộn nhịp. Túm tụm bên những quán nước trên vỉa hè, từng nhóm người đang đợi xe hay đợi người nhà, ngồi uống nước, trò chuyện. Bà và tôi lên ngồi trên một chiếc xe đã đầy người. Từ trên xe nhìn xuống, tôi thấy những chiếc xe lam đang vội vã chở khách đến cho kịp giờ ôtô chạy. Một chiếc xích lô nhanh nhẹn chở mấy bà cháu kia đến bến. Người bà dắt tay đứa cháu chạy về phía xe tôi đang ngồi hớt hơ hớt hải hỏi:
– Đây có phải chuyên xe đi Hà Đông không hả mấy bác, mấy chú?
– Vâng! Đúng đấy ạ! Mời bà và các cháu lên xe.
Lúc này, người soát vé đã cầm chiếc túi da đi bán vé cho từng vị khách. Gia đình nhà kia chắc là về thăm quê. Ong bố vai đeo hai túi du lịch, bà mẹ một tay dắt đứa con năm, sáu tuổi, một tay xách chiếc làn đỏ nặng trịch bước lên xe một cách khó nhọc. Khi mọi người đã ngồi đông đủ cả rồi, bác tài mở khóa, nhấn ga. Toàn bộ chiếc xe rung lên đều đều, rồi xe bắt đầu lãn bánh, từ từ rời bến. Nhìn lại, tôi thấy xung quanh bến xe còn rất đông người. Đối diện cửa hàng bách hóa vào cửa hàng thiếu nhi Bờ Hồ là bến xe tắc xi. Trông loại xe này chỉ bằng một phần tư chiếc bus, thường chở bốn người chạy trong vùng nội ô thành phố. Nó nhỏ nhỏ, xinh xinh như chiếc xe điện tử bố mình mua cho mình hồi tết năm ngoái. Nghe nói, đi loại xe đó đắt tiền lắm, người giàu có mới đi. Trước đấy, cả thành phố chỉ có vài chục chiếc, nhưng mấy năm trở lậi đây loại tắc xi này phát triển nhiều lắm, riêng một bến xe đã có đến hàng trăm chiếc.
Xe chở bà và tôi càng đi xa, bến xe càng khuất dần, khuất dần, rồi mất hút sau những hàng cây và nhà Thủy Tạ.
Ngồi trên xe mà tôi cứ nghĩ hoài về cái bến xe Hà Đông. Từ đó, bà cháu tôi ung dung trở về thăm quê. Rồi từ quê bà cháu tôi lại trồ về thành phố, xuống ở cái bến xe Hà Đông này. Nó chính là một trong những đầu mối nối liền thành thị với thôn quê.
Xem thêm các chương trình khác: