TOP 24 mẫu Kể về ngày hội trên quê hương em (2024) SIÊU HAY

Kể về ngày hội trên quê hương em lớp 5 gồm dàn ý và 24 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 5 hay hơn.

1 1,115 12/01/2024


Kể về ngày hội trên quê hương em

Dàn ý Kể về ngày hội trên quê hương em

I. Mở bài

- Giới thiệu lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại.

II. Thân bài:

- Giới thiệu những đặc điểm của lễ hội theo kết cấu thời gian kết hợp với kết cấu logic.

– Trình bày thời gian tổ chức lễ hội, địa điểm, nguồn gốc lễ hội:+ Thời gian cụ thể (thời gian ấy gắn với ý nghĩa lịch sử như thế nào).

+ Địa điểm tổ chức lễ hội.

+ Nguồn gốc,lí do tổ chức lễ hội (tôn vinh nét đẹp phong tục truyền thống hay thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại).

– Giới thiệu các công việc chuẩn bị cho lễ hội:

+ Chuẩn bị các tiết mục biểu diễn.

+ Chuẩn bị trang trí, tiến trình lễ hội (nếu là lễ hội truyền thống thì chuẩn bị cho việc rước kiệu, trang trí kiệu, chọn người…).

+ Chuẩn bị về địa điểm…

– Giới thiệu diễn biến của lễ hội theo trình tự thời gian. Thường lễ hội có hai phần: phần lễ và phần hội.

+ Nếu là lễ hội tôn vinh nét đẹp phong tục truyền thống thì bao gồm: rước kiệu lễ Phật, dâng hương lễ vật, các hình thức diễn xướng dân gian, các đoàn khách thập phương.

+ Nếu là lễ hội thể hiện khí thế của thời đại: tuyên bố lí do; các đại biểu nêu ý nghĩa, cảm tượng vè lễ hội, các hoạt động biểu diễn (như đồng diễn, diễu hành, ca nhạc, các trò vui chơi,…)

– Đánh giá về ý nghĩa lễ hội.

III. Kết bài:

- Khẳng định lại ý nghĩa lễ hội.

Kể về ngày hội trên quê hương em (mẫu 1)

Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây. Đây là dịp để những người con Hà Nội như tôi có dịp được chứng kiến cảnh tượng nô nức hiếm có này.

Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Với những vùng sông nước, hội đua thuyền còn có ý nghĩa khai thông sông nước, cầu một năm mưa thuận, gió hòa. Ngay từ sáng sớm, người dân và du khách tứ phương đã kéo về đông đúc. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua. Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Hồ Tây chẳng còn vẻ lăn tăn sóng gợn. Không khí một lúc một căng thẳng. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Em cũng hô vang "Cố lên...! Cố lên..." như mọi người. Thuyền trôi nhanh trên mặt hồ như một chú cá vàng đang bơi. Làn sương mù ngày xuân chẳng cản bước được những chiếc thuyền. Chẳng mấy chốc, một chiếc thuyền đã về đích, vượt qua chiếc băng đỏ bắc ngang trên mặt hồ. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.

Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.

Kể về ngày hội trên quê hương em (mẫu 2)

Lễ hội chùa Hương đã có từ lâu đời. Hằng năm, cứ đến mùng sáu tháng Giêng sau Tết Nguyên Đán là lễ hội bắt đầu và kéo dài gần như suốt mùa xuân. Khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước, Việt kiều và du khách nước ngoài nườm nượp đổ về đây vừa để cầu mong một năm mới tốt lành, vừa để được đắm mình trong khung cảnh thần tiên của Hương Sơn.

Thắng cảnh Hương Sơn thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội cách trung tâm khoảng 70 km về phía Tây Nam. Đi ô tô qua thị xã Hà Đông, Vân Đình, thẳng đến bến Đục thì dừng. Bắt đầu từ đây đã là địa phận Hương Sơn. Du khách xuống đò dọc, lướt theo dòng suối Yến trong xanh chảy giữa hai bên là cánh đồng lúa mơn mởn. Trước mắt là dãy núi trập trùng tím biếc, ẩn hiện trong mây trắng, đẹp vô cùng!

Có thể nói quần thể Hương Sơn là sự kết hợp tuyệt vời giữa kì công của Tạo hóa với bàn tay khéo léo, tài hoa của con người. Các ngôi chùa được xây dựng rải rác trên triền núi đá vôi, thấp thoáng dưới rừng cây xanh thẳm. Từ chân núi treo ngược lên hàng ngàn bậc đá cheo leo, gập ghềnh, khách hành hương sẽ lần lượt thắp nhang ở chùa Ngoài, rồi vào chùa Trong, lên chùa Giải Oan, chùa Thiên Trù với động Hinh Bồng, động Hương Tích…

Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, đèn nến chập chờn giữa làn khói hương mờ mờ, ảo ảo, tạo nên không khí huyền bí, linh thiêng. Mỗi người đến chùa Hương với một tâm trạng, một ước nguyện riêng tư, nhưng điều chung nhất là cảm giác trút bỏ được những vướng bận hằng ngày của đời thường, cả thể xác lẫn tâm hồn đều lâng lâng, thoát tục.

Trên con đường dốc đá quanh có, dòng người nối đuôi nhau lên xuống. Già, trẻ, gái, trai đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi miền quê. Lạ hóa thành quen qua câu chào: “Nam mô A di đà Phật”. Nhiều cụ bà chít khăn mỏ quạ, áo tứ thân bằng the nâu thắt vạt, tràng hạt đeo trên cổ, tay chống cây gậy trúc, bước chân đi dẻo dai chẳng kém thanh niên. Tiếng “Nam mô” râm ran suốt mọi nẻo đường.

Hương Sơn có rất nhiều hang động nhưng lớn nhất, kì thú nhất vẫn là động Hương Tích. Lên đến đây, du khách phóng tầm mắt nhìn bốn phía, mọi mệt nhọc sẽ tan biến hết, trong lòng lâng lâng niềm hứng khởi lạ thường. Trập trùng núi, trập trùng mây. Trên triền núi, dưới thung sâu, hoa mơ nở trắng như tuyết điểm, hương thơm thoang thoảng trong gió xuân.

Kể về ngày hội trên quê hương em (mẫu 3)

Việt Nam là quê hương của lễ hội nên vào mỗi dịp đầu xuân thì ở khắp mọi nơi trên lãnh thổ nước ta lại tấp nập không khí lễ hội, người người đổ về nơi có lễ hội hành hương, lễ phật cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với mình cũng như cả gia đình. Đây là tín ngưỡng lâu đời và lễ hội cũng đã trở thành một nét đẹp văn hóa của Việt Nam.

Em cũng đã rất may mắn khi đã từng được chứng kiến khung cảnh lễ hội đầy thiêng liêng mà không kém phần nhộn nhịp. Đó là lần em cùng với bà của mình đi dâng hương ở một ngôi đền gần nhà, đặc biệt là em và bà đi vào đúng dịp lễ hội nên em có dịp chứng kiến nhiều cảnh tượng khó quên của không khí lễ hội ấy.

Lễ hội mà may mắn em đã được tham dự, đó chính là lễ hội Đền Bia, đây là lễ hội thường được tổ chức vào mỗi dịp hai mươi tháng giêng hàng năm. Tức sau Tết nguyên đán thì người dân khu vực này lại nô nức chuẩn bị mọi thứ cho lễ hội. Đền Bia là một ngôi đền nằm ở xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, đây là ngôi đền thờ đại danh y Tuệ Tĩnh, một vị lương y nổi tiếng của Việt Nam không chỉ về tài năng y thuật mà còn bởi sự đức độ của ông.

Tương truyền rằng xưa kia đại danh y Tuệ Tĩnh được vua cử đi sứ bên Trung Quốc, ở đây vì tài năng y thuật hơn người, ông đã chữa bệnh cho Tống Vương Phi, hoàng hậu của nhà Minh. Cũng từ đó mà ông được trọng dụng, vua Minh ban cho ông chức danh “Đại Y thiền sư”, cũng vì vậy mà ông không được trở về quê hương mà phải ở lại Trung Quốc.

Tuy xa xứ nhưng chưa một phút giây nào ông thôi nhớ về quê hương xứ sở của mình, khi ông mất ông đã dặn người đời khắc dòng chữ trên bia mộ của ông “Ai về nước Nam cho tôi theo với”, đây là tâm nguyện đầy tha thiết của Tuệ Tĩnh. Sau đó có vị tiến sĩ là Nguyễn Danh Nho vô tình đi qua, đọc được những dòng tâm nguyện này đã vô cùng xúc động nên đã khắc dòng chữ này lên một tấm bia khác và mang về quê hương, coi như giúp vị danh y này thực hiện được tâm nguyện.

Nhưng trên đường trở về, con thuyền bị lật, bia đá rơi xuống nước và không tìm thấy nữa, và vị trí bia rơi chính là xã Văn Thai ngày nay. Và khi nước cạn thì người ta đã tìm thấy tấm bia này, để tưởng nhớ vị danh y lừng lẫy, nhân dân nơi đây là lập lên một ngôi đền thờ và đặt tên gọi là Đền Bia.

Hàng năm, cứ sau dịp Tết nguyên đán thì dòng người thập phương ở khắp mọi nơi đổ về đây dâng hương, cầu mong những điều tốt đẹp, bởi nơi đây là nổi tiếng là một ngôi đền linh thiêng, dù là cầu sức khỏe, tiền tài hay may mắn thì đều cầu được ước thấy.

Ngày hôm đó em và bà nội đi lễ vào đúng dịp ngôi đền này mở hội nên đặc biệt đông vui, tấp nập, con đường dài dẫn vào đền chật ních xe máy, ô tô dựng bên đường, người người thì dắt rủ nhau vào đền làm lễ. Em và bà phải cố gắng lắm mới có thể vào được trong đền. Thật may mắn vì vừa đến nơi thì lễ hội rước tượng bắt đầu diễn ra.

Vẫn là không khí đông đúc, tấp nập người đó nhưng khi bắt đầu lễ rước thì hàng người đi lễ đều đứng dẹp gọn vào hai bên đường, tạo không gian cho đoàn rước đi qua. Không hiểu sao nhưng em cảm thấy không khí lúc ấy có phần thiêng liêng, thành kính hơn và dù không hiểu nhiều nhưng em cũng theo bà, nhìn về phía đoàn rước với tấm lòng thành kính.

Đoàn rước tượng gồm mười lăm người, trong đó có đoàn năm người rước kiệu của đại danh y Tuệ Tĩnh, đó là một bức tượng màu đỏ ngồi uy nghi, trang nghiêm trên một chiếc ghế cũng có màu đỏ. Xung quanh chiếc kiệu đó là một tấm màn màu đỏ trông thật huyền bí. Những người còn lại thì cầm cờ, đánh trống, đánh chiêng rất nhộn nhịp.

Vào trong ngôi đền, mọi người đều thành tâm thắp hương và cầu nguyện những điều tốt đẹp sẽ đến với mình, với đầy đủ mọi lứa tuổi gồm các bà, các cô, các mẹ, cũng có cả những anh chị trẻ tuổi nữa tất cả đều đến đây với tấm lòng thành kính. Trước cửa đền có một lư hương rất lớn, đây là nơi mọi người dâng hương.

Khu tam bảo và các ngôi đền xung quanh không được phép thắp hương vì du khách thập phương quá đông, nếu thắp hương nhiều có thể gây ra khói và có thể gây cháy. Ở khuôn viên của ngôi đền cũng vô cùng tấp nập, đó là những ông đồ ngồi viết chữ nho, các thầy bói đang ngồi giải quẻ, tất cả đều vô cùng nhộn nhịp.

Đây là lần đầu tiên em được đi chùa vào đúng dịp lễ hội như vậy. Qua buổi đi lễ ngày hôm đó em cũng đã có thêm rất nhiều hiểu biết cũng như ấn tượng về lễ hội ở Đền Bia. Em cũng thành tâm cầu xin sức khỏe cho ông bà, cho bố mẹ và em cũng mong muốn mình học tập thật tốt để không phụ tấm lòng của bố mẹ.

Kể về ngày hội trên quê hương em (mẫu 4)

Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây. Đây là dịp để những người con Hà Nội như tôi có dịp được chứng kiến cảnh tượng nô nức hiếm có này.

Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Với những vùng sông nước, hội đua thuyền còn có ý nghĩa khai thông sông nước, cầu một năm mưa thuận, gió hòa. Ngay từ sáng sớm, người dân và du khách tứ phương đã kéo về đông đúc. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua. Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Hồ Tây chẳng còn vẻ lăn tăn sóng gợn. Không khí một lúc một căng thẳng. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Em cũng hô vang “Cố lên…! Cố lên…” như mọi người. Thuyền trôi nhanh trên mặt hồ như một chú cá vàng đang bơi. Làn sương mù ngày xuân chẳng cản bước được những chiếc thuyền. Chẳng mấy chốc, một chiếc thuyền đã về đích, vượt qua chiếc băng đỏ bắc ngang trên mặt hồ. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.

Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.

Kể về ngày hội trên quê hương em (mẫu 5)

Ở quê hương đất Tổ của em có một lễ hội lớn lắm, đó là Lễ Hội Đền Hùng (Giỗ tổ Hùng Vương)được tổ chức vào ngày mồng Mười tháng Ba âm lịch hàng năm. Mọi người đều biết câu ca dao:

“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba.”

Lễ hội Đền Hùng là một lễ hội lớn, để tưởng nhớ các vua Hùng, những người đã có công dựng nước. Nó đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt chúng ta. Hàng năm, hội Đền Hùng được tổ chức long trọng với sự “hành hương trở về cội nguồn dân tộc” của các địa phương trên cả nước về đất Tổ– Phú Thọ. Lễ hội được diễn ra tại địa phận xã Huy Cương, thành phố Việt Trì, thu hút rất nhiều người dân trên cả nước về tụ hội.

Lễ hội bắt đầu từ ngày mồng 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch. Trước hết đó là phần lễ, với các nghi thức được tổ chức một cách trang trọng như dâng hương, dâng lễ vật từ các địa phương tưởng nhớ 18 vị vua Hùng và công lao của các ngài. Năm nào cũng vậy, trong lễ hội Đền Hùng đều có tổ chức cuộc thi kiệu của các làng chung quanh. Chính bởi những lễ rước kiệu này mà không khí lễ hội trở nên náo nhiệt và đông vui hơn. Trẻ con thích thú hò hét chạy theo đoàn người ăn mặc đẹp đẽ rước kiệu. Mỗi làng đều cố gắng bỏ công sức và tiền bạc để tạo ra những chiếc kiệu đẹp nhất bởi người dân tin rằng, nếu kiệu của làng nào giành được giải tức là họ đã được các vua Hùng tin tưởng và phù hộ.

Phần hội với rất nhiều trò chơi dân gian đặc trưng của địa phương em như ném còn, chơi đu, đấu vật, chọi gà,… Được bố mẹ cho đi hội Đền Hùng thường xuyên nhưng có lẽ phần hát Xoan ở đền Hạ làm em cảm thấy thích nhất. Không khí ở đây vừa mát lại vừa thoáng, được thưởng thức những câu hát mộc mạc, bình dị đậm chất dân tộc thì không gì bằng.Hát Xoan là một trong những di sản của Phú Thọ quê em. Em rất tự hào vì làn điệu dân ca quê hương mình.

Lễ hội Đền Hùng thật sự rất ý nghĩa và hấp dẫn. Đó không chỉ là tín ngưỡng thờ cúng các vua Hùng mà còn là nét đẹp của dân tộc Việt ta, hướng về cuội nguồn.

Kể về ngày hội trên quê hương em (mẫu 6)

Mỗi vùng quê, mỗi mảnh đất đều có những phong tục tập quán riêng. Và những ngày hội là điều làm nên nét riêng vốn có ấy. Ở quê em cũng vậy, hằng năm cứ vào dịp tết đến lại có ngày hội tổ chức các trò chơi dân gian để mọi người cùng vui chơi và giải trí.

Trò chơi dân gian được làng em tổ chức vào dịp mùng 3 Tết hằng năm, khi tiết trời mùa xuân đang ôm lấy cả đất trời. Không khí tươi mới, rạo rực, niềm vui luôn hiển hiện trên nụ cười của mỗi người. Những trò chơi dân gian được tổ chức tại sân kho của làng. Đó là một cái sân bằng đất rất rộng, đủ để mọi người vui chơi nhiều trò. Nào là trò vất cù, trò chơi chuyền, trò ném pháo đất, trò đấu vật. Mỗi trò đều có một nét đặc trưng riêng tạo nên không khí tưng bừng và phấn khởi nhất.

Đây là lễ hội lớn nhất trong một năm của làng quê em. Có thể nói đây là ngày lưu giữ lại trong lòng người nhiều cảm xúc nhất. Vừa có cái gì đó tươi mới, vừa có cái gì đó gợi lại những điều xưa cũ. Những người đi trước luôn vẫn cảm thấy điều này khi xem các trò chơi dân gian diễn ra.

Những đứa trẻ chúng em chỉ biết thích thú nhìn người lớn chơi và reo hò ầm ĩ. Dù thắng hay thua thì mọi người vẫn luôn giữ được niềm vui và nụ cười ở trên môi. Bởi rằng ngày Tết, tổ chức lễ hội là để ôn lại truyền thống, để gìn giữ và phát huy hơn nữa nét đẹp truyền thống đối với thế hệ trẻ.

Trò chơi nào cũng thu hút được người xem, tuy nhiên lớn nhất vẫn là trò chơi đánh đu. Ai đu cao hơn sẽ giành chiến thắng. Nhiều lúc em có cảm tưởng như người ta sắp rơi khỏi dây vì đu lên quá cao. Trò chơi ném pháo đất với tiếng nổ lớn, vang xa cũng khiến nhiều người xem thích thú.

Người chơi ai cũng nỗ lực chơi hết mình, không mong dành chiến thắng nhưng mang đến cho người xem nhiều tiếng cười cũng như dư âm thú vị sau khi kết thúc. Cứ thế sân kho của làng trở nên đông đúc trong tiết trời se lạnh của những ngày Tết. Ai cũng háo hức, vui mừng khi được đắm chìm trong không khí vui tươi và an lành như thế này.

Mọi người cùng chúc nhau những lời chúc tốt đẹp sau khi lễ hội kết thúc và trao cho nhau những phong bao lì xì đầy may mắn.

Kể về ngày hội trên quê hương em (mẫu 7)

Mong mỏi mãi, năm nay em mới được cha mẹ cho đi một chuyến hành hương về cội nguồn đi thăm đền Hùng vào ngày 10 tháng 3 âm lịch.
Qua cầu Bạch Hạc, thuộc đất Vĩnh Phú, đã thấy ngọn núi Hùng cao lồng lộng in lên trên nền trời. Xung quanh là một dãy núi hùng vĩ, theo truyền thuyết thì đó là đàn voi quy phục về đất Tổ, nhưng có một con quay đuôi lại bị nhát dao chém vào đuôi đến nay còn dấu tích.

Đúng là một ngày hội: các cụ, các bà thì khăn đóng, áo dài, các anh các chị thì mặc những bộ quần áo có nẹp đỏ cổ kính thời xưa theo đoàn rước kiệu về đền chính. Trời tháng ba mát mẻ, vầng dương chiếu xuống cây cối um tùm. Rừng sơn, rừng cọ sum suê, xanh mướt như ngọn núi Nghĩa Lĩnh vẫn ngạo nghễ uy nghi một cách khác thường.

Mỗi đám rước đi theo kiệu sơn son thiếp vàng, là đoàn người với chiêng, trống âm vang cả một vùng. Cổng đền Hùng ở chân núi phía tây. Muốn thăm các đền phải leo rất cao, cả thảy 495 bậc đá ong, uốn lượn theo triền núi. Đền Hùng có mấy bậc cấp. Dưới cùng là đền Giếng có hai giếng nước tương truyền là giếng tắm của công chúa Mị Nương, con gái vua Hùng Vương đời thứ 18.
Lên cao nữa là đến đền Hạ, theo cô thuyết minh, đây là nơi mẹ Âu Cơ sinh trăm người con, chia nhau đi làm chủ các vùng. Người con cả ở lại làm vua Hùng. Lên cao gần 200 bậc nữa thì đến đền Trung. Tương truyền đây là nơi vua Hùng cùng với các Lạc hầu, Lạc tướng bàn việc nước hệ trọng. Đến đền Hùng Vương thứ 6 còn thờ Phù Đổng nữa. Thêm 100 bậc nữa là ngọn núi Hùng nơi thờ trời đất.
Giỗ Tổ vào mùa xuân, tiết trời đẹp nhất trong năm nên không khí lễ hội thật tấp nập. Những người con đất Việt đi thăm đất Tổ để nhớ lại cội nguồn, và dâng lên tổ tiên tấm lòng thành kính của mình bằng nén hương, lễ vật theo tục lệ. Bất cứ ai, dù theo đạo Phật, đạo Gia tô, người Mường hay người Kinh, người Thổ... đều về đây với một tâm niệm về với cội nguồn của dân tộc mình.
Bởi vậy, sau lời phát biểu của Bộ trưởng Văn hóa nói về ý nghĩa cội nguồn dân tộc là các cuộc vui mở ra nhiều hình, nhiều vẻ. Nam nữ thanh niên lấy chày gõ xuống cái máng gỗ nhịp nhàng, rồi múa lân, múa sư tử, nhảy sạp rất vui. Ai ai cũng có nét mặt rạng rỡ, vui vẻ và những câu chuyện thường hay nói đến cái thời ấy “xã tắc vững bền, vua tôi hòa thuận”, còn biết bao nhiêu truyền thuyết thú vị nữa không sao nhớ hết.

Như câu chuyện dưới chân núi làng Thậm Thình có một truyền thuyết viết lại bằng thơ mà em chỉ thuộc được mấy câu:

“ Vua Hùng một sớm đi săn
Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này.
Dân dâng một quả xôi đầy
Bánh chưng mấy cặp, bánh giầy mấy đôi.”

Buổi tối, pháo hoa rực rỡ in lên nền trời tuy nhiên cuộc vui vẫn chưa kết thúc. Ra về mà lòng em còn nhớ mãi một chuyến đi thú vị. Em đã được về với đất Tổ có từ mấy nghìn năm và tự hào về nguồn cội của mình. Ở đây hầu như là đồi núi nhưng cũng có đồng lúa bát ngát và dòng sông mênh mông... Núi non hùng vĩ, đường đi uốn khúc quanh co, xứng đáng là một thủ đô của thời xa xưa.

Kể về ngày hội trên quê hương em (mẫu 8)

Mỗi vùng quê, mỗi mảnh đất đều có những phong tục tập quán riêng. Và những ngày hội là điều làm nên nét riêng vốn có ấy. Ở quê em cũng vậy, hằng năm cứ vào dịp tết đến lại có ngày hội tổ chức các trò chơi dân gian để mọi người cùng vui chơi và giải trí.

Trò chơi dân gian được làng em tổ chức vào dịp mùng 3 Tết hằng năm, khi tiết trời mùa xuân đang ôm lấy cả đất trời. Không khí tươi mới, rạo rực, niềm vui luôn hiển hiện trên nụ cười của mỗi người. Những trò chơi dân gian được tổ chức tại sân kho của làng. Đó là một cái sân bằng đất rất rộng, đủ để mọi người vui chơi nhiều trò. Nào là trò vất cù, trò chơi chuyền, trò ném pháo đất, trò đấu vật. Mỗi trò đều có một nét đặc trưng riêng tạo nên không khí tưng bừng và phấn khởi nhất.

Đây là lễ hội lớn nhất trong một năm của làng quê em. Có thể nói đây là ngày lưu giữ lại trong lòng người nhiều cảm xúc nhất. Vừa có cái gì đó tươi mới, vừa có cái gì đó gợi lại những điều xưa cũ. Những người đi trước luôn vẫn cảm thấy điều này khi xem các trò chơi dân gian diễn ra.

Những đứa trẻ chúng em chỉ biết thích thú nhìn người lớn chơi và reo hò ầm ĩ. Dù thắng hay thua thì mọi người vẫn luôn giữ được niềm vui và nụ cười ở trên môi. Bởi rằng ngày Tết, tổ chức lễ hội là để ôn lại truyền thống, để gìn giữ và phát huy hơn nữa nét đẹp truyền thống đối với thế hệ trẻ.

Trò chơi nào cũng thu hút được người xem, tuy nhiên lớn nhất vẫn là trò chơi đánh đu. Ai đu cao hơn sẽ giành chiến thắng. Nhiều lúc em có cảm tưởng như người ta sắp rơi khỏi dây vì đu lên quá cao. Trò chơi ném pháo đất với tiếng nổ lớn, vang xa cũng khiến nhiều người xem thích thú.

Người chơi ai cũng nỗ lực chơi hết mình, không mong dành chiến thắng nhưng mang đến cho người xem nhiều tiếng cười cũng như dư âm thú vị sau khi kết thúc. Cứ thế sân kho của làng trở nên đông đúc trong tiết trời se lạnh của những ngày Tết. Ai cũng háo hức, vui mừng khi được đắm chìm trong không khí vui tươi và an lành như thế này.

Mọi người cùng chúc nhau những lời chúc tốt đẹp sau khi lễ hội kết thúc và trao cho nhau những phong bao lì xì đầy may mắn.

Kể về ngày hội trên quê hương em (mẫu 9)

Mỗi vùng đất đều có một phong tục tập quán riêng. Và các lễ hội cũng vậy, không vùng nào giống vùng nào. Như thế mới tạo nên nét đặc trưng riêng của vùng đó. Tháng Giêng năm ngoái em có dịp được đi Hải Phòng và xem lễ hội Chọi trâu. Đây là lần đầu tiên em được chứng kiến cảnh chọi trâu đầy ấn tượng như thế này.

Lễ hội Chọi trâu không phải vùng nào cũng có, ở quê em không có lễ hội này. Ở Hải Phòng, lễ hội Chọi trâu được diễn ra vào mùa xuân. Vì đây là thời điểm mọi người có thời gian vui chơi, nghỉ ngơi tham gia các lễ hội dành cho mùa xuân.

Ở đây người dân chuẩn bị một cái sân thật to và thật rộng, hai làng sẽ chuẩn bị hai con trâu khỏe nhất mang ra chọi nhau. Khi con trâu nào ngã quỵ trước là thua cuộc và ngược lại. Hai con trâu chọi có màu đen thẫm, làn da bóng nhẫy nhìn rất khỏe khoắn và đầy sức mạnh. Hai đôi mắt long lanh của hai chú trâu cứ nhìn chằm chằm vào nhau.

Hai con trâu bắt đầu tiến gần lại với nhau, chân đạp đạp xuống đất và mũi không ngừng thở. Sừng trâu cong vút lên, khỏe mạnh và hình như chúng đang chuẩn bị tâm thế để bước vào cuộc chiến gay go, ác liệt nhất. Hai chú trâu cứ thế lao vào nhau, sừng cọ nhau, húc nhau và xô đẩy nhau không phân thắng bại.

Xung quanh tiếng hò hét của những người dân khiến cho không khí của lễ hội chọi trâu trở nên náo nhiệt và vui vẻ hơn bao giờ hết. Hai chú trâu đang hì hục chiến đấu ở trên sân nền cỏ, chân của chúng làm cho những đám bỏ bị bật gốc trơ trọi ở trên mặt đất. Thi thoảng chú trâu kia húc mạnh chú trâu này khiến cho chân của trâu bị lún xuống một hố nông nhưng cũng đủ khiến cho người xem cảm thấy trận chiến đang diễn ra ác liệt.

Chú trâu làng bên vì có sức khỏe dai và mạnh hơn nên đã húc chú trâu làng bạn một cái. Nhưng may sao chú trâu kia có sức kháng cự nên bật lại. Cả hai chú vẫn đang khiến người xem thót tim không biết bao nhiêu lần. Nhưng cuối cùng chú trâu to con hơn của làng bên đã làm ngã khuỵu chú trâu còn lại và kết quả lễ hội chọi trâu đã được công bố. Em rất ấn tượng với lễ hội này ở Hải Phòng.

Kể về ngày hội trên quê hương em (mẫu 10)

Vào mồng năm tháng giêng hàng năm, hội Gò Đống Đa bắt đầu diễn ra. Hội tổ chức tại Gò Đống Đa. Mọi người đi xem rất đông, ai cũng muốn xem tượng đài Quang Trung. Hội bắt đầu bằng hoạt động tưởng nhớ tới anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ. Hội có những trò chơi như: chơi cờ, đánh đu, chọi gà, … Khi hội kết thúc, em vẫn thấy nuối tiếc và nhớ tới vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Em sẽ học thật giỏi để phục vụ đất nước. Hội Gò Đống Đa đã để lại ấn tượng thật sâu sắc cho em.

Kể về ngày hội trên quê hương em (mẫu 11)

Từ nhỏ, em đã từng được tham gia rất nhiều lễ hội thú vị và ấn tượng. Nhưng lễ hội khiến em thích thú nhất chính là lễ hội Cầu ngư.

Lễ hội Cầu ngư được chuẩn bị hết sức cầu kì và cẩn thận, thể hiện sự thành kính và quan tâm của người dân nơi đây. Vào ngày tổ chức lễ hội, có rất đông người dân và khách du lịch đến xem và tham gia. Lễ hội Cầu ngư bắt đầu diễn ra từ lúc sáng sớm, với nghi thức Nghinh Ông. Hoạt động chính của nghi thức này, chính là việc rước kiệu Ông Nam Hải ra biển để lên thuyền rồng ra khơi. Những người được chọn để khiêng kiệu được tuyển chọn kĩ lưỡng, đều phải là thanh niên khỏe mạnh. Dọc đường kiệu di chuyển, người dân đứng thành hàng, dâng lễ vật và hương khói nghi ngút. Ra đến bờ biển, sẽ có sẵn mười lăm chiếc ghe xếp thành hình chữ V hướng ra biển, đầu mỗi ghe chuẩn bị lễ vật tươm tất. Đoàn ghe sẽ đi về phía Lăng Ông, trước cửa lăng có đoàn múa lân rất rộn ràng để đón chào.

Ngoài ra, lễ hội Cầu Ngư còn có hoạt động được rất nhiều người thích thú, đó chính là lễ sắc phong. Lễ gồm có hai đám rước, một đám đi từ phía Bắc, một đám đi từ phía Nam, cùng di chuyển về phía Lăng Ông. Dẫn đầu đoàn là đội múa lân, sư, rồng với âm thanh rộn ràng, điệu nhảy đẹp mắt. Phía sau, là những mô hình thuyền lớn, được trang trí bắt mắt, cầu kì. Thuyền có chở vài người ngư dân làm động tác mô phỏng cách chèo thuyền. Đặc biệt, mô hình chiếc thuyền đấy, được di chuyển nhờ khoảng hơn hai mươi thanh niên trai tráng vác ở phía dưới. Thật là tuyệt vời.

Đến với lễ hội Cầu ngư, em được chiêm ngưỡng những hoạt động ý nghĩa, được tham gia vào dòng người nô nức xem hội. Em mong rằng, những ngày hội như thế này sẽ được bảo tồn và duy trì mãi về sau.

Kể về ngày hội trên quê hương em (mẫu 12)

Mùa xuân là mùa tưng bừng, rạo rực nhất trong năm. Làm nên không khí rộn ràng, sôi nổi ấy một phần lớn nhờ vào những lễ hội xuân náo nhiệt, ồn ã mà không kém phần trang nghiêm. Rồi cái ngày người dân quê tôi mong chờ đã đến, mùng sáu Tết, quê tôi có lễ hội làng truyền thống.

Lễ hội làng tương truyền là để nhớ đến thành hoàng làng đã có công khai khẩn đất hoang lập làng lập xóm. Theo tục lệ, vào buổi sáng sẽ có lễ rước rồng. Và thế là từ sáng sớm, mọi người đã quần là áo lượt chỉnh tề để ra đường đón chờ đoàn rước. Những nhà nằm trên đường đoàn rước đi qua thì lập nhanh một bàn thờ nhỏ đặt trước cửa nhà nhang khói nghi ngút.

"Tùng tùng tùng cắc, tùng tùng tùng tùng..." từ xa tiếng trống bất ngờ vang lên rộn rã. Đoàn rước tiến lại gần. Đi đầu là một con rồng giả được đội múa rồng của làng tạo nên. Nó uốn lượn những đường vòng đẹp mắt, cái đầu rồng thì lắc lư chuyển động liên tục, rồng giả mà cũng oai hùng lắm! Tiếp đó là đoàn trống chiêng ồn ã, náo nhiệt đi trước dọn đường cho đoàn rước kiệu thành hoàng làng.

Chiếc kiệu tám người khênh với đường nét tinh xảo được sơn son thiếp vàng cầu kì, trang nghiêm. Sau kiệu là hai chiếc lọng rất lớn màu đỏ rực rỡ. Theo sau là một chú ngựa gỗ cao to như thật. Nối theo sau là đoàn người mang bát bảo, mang cờ ngũ sắc rực rỡ tưng bừng.

Tiếp đến là những đại diện các tầng lớp xã hội trong làng: hội người cao tuổi, hội phụ nữ, hội nông dân, đội thiếu nhi. Mỗi hội người lại mang một bộ đồng phục đặc trưng: áo tứ thân, áo the khăn xếp, áo dài,... tất cả đều rực rỡ sắc màu. Đi cuối cùng đoàn rước là mọi tầng lớp nhân dân, già trẻ, gái trai,... họ đi theo đoàn rước để cầu khấn những điều may mắn trong năm mới.

Đoàn rước đi mỗi lúc một xa nhưng gương mặt ai cũng tươi tắn, họ mang theo cảm giác tự hào, hãnh diện và sung sướng. Phần “lễ” được diễn ra trọn vẹn vào buổi sáng như thế, còn phần “hội” sẽ được diễn ra vào buổi chiều ngày hôm ấy. Không khí của hội dễ khiến người đi dự choáng ngợp bởi sự đông, vui tấp nập hiếm có.

Những gian hàng bán quà lưu niệm chạy dài một bên đường cái mà người chủ hàng là những người trong làng trong xã, họ đến bán hàng để cầu may, cầu phúc cho năm mới. Đi sâu vào trong là khu trò chơi dân gian. Bên trái là cờ người, bên phải là đánh vật còn chếch sang trái là nấu cơm niêu đất.

Trò chơi nấu cơm niêu đất đến lạ. Hai người một nam một nữ, nam gánh nồi cơm chạy còn nữ sẽ phải chạy theo nam đốt lửa phía dưới bao giờ cơm chín tới mới được thôi. Cạnh đó là thi kéo co, chia làm hai đội mỗi đội mười người ra sức kéo một sợi dây thừng đến khi nào bên kia chịu thua mới thôi. Ngoài ra còn trò chơi ném tiêu, bịt mắt bắt dê,... các trò chơi hiện đại khác cũng xuất hiện rất nhiều: đu quay, chạy tàu điện,...

Kết thúc buổi lễ hội, mọi người ra về trong tâm trạng phấn khởi hân hoan. Lễ hội làng tôi là một nét đẹp về văn hóa truyền thống dân tộc, mong sao tục lệ tổ chức lễ hội đầu năm này được lưu truyền mãi.

Kể về ngày hội trên quê hương em (mẫu 13)

Vào đầu tháng ba âm lịch là quê em ai nấy đều rộn ràng chuẩn bị đi dự lễ hội Phủ Dầy. Theo bố kể: hàng năm cứ đến ngày mồng 6 tháng 3 âm lịch là ngày tưởng nhớ Công chúa Liễu Hạnh ở làng Kim Thái, Vân Cát, Vụ Bản, cách làng em khoảng 10 cây số.

Sáng nay cả nhà dậy rất sớm, ăn cơm hãy còn tối đất để chuẩn bị đi lễ hội. Mọi người ăn mặc rất chỉnh tề, em và bé Bông thì “diện” bộ đồ mới nhất. Ra đến đường cái đã thấy từng đoàn người, vừa đi vừa cười nói vui vẻ, gia đình em cũng nhập hội đi cho vui chân.

Khoảng 8 giờ thì đến Phủ Dầy. Chao ơi! Mọi con đường đi vào đền thờ chính đều đông nghịt những người. Ô tô, xe máy bấm còi inh ỏi nhưng đường tắc không thể chạy nhanh được. Có lúc mẹ em phải bế bé Bông lên để len qua chỗ đông, còn em phải nắm chặt tay bố kẻo bị lạc.

Đến trước ngôi đền chính đông nghẹt những người ăn mặc khăn áo sặc sỡ, vừa đi vừa múa hát. Đền chính là một dãy nhà đồ sộ có ba gác chuông, càng đi vào sâu càng thấy cảnh uy nghiêm, lộng lẫy những đồ thờ sơn son thếp vàng rực rỡ ẩn hiện trong khói hương nghi ngút.

Sau khi ở khu đền chính ra, bố em dẫn chúng em đến thăm khu lăng mộ của bà Chúa. Chuyện kể rằng trước kia bà báo mộng cho vua sinh hoàng tử, cho nên nhà vua đã cho mang đá ngũ sắc và nhiều gỗ quý ở Huế ra để xây dựng thành một lăng tẩm rất to lớn và đẹp.

Trước khi ra về chúng em còn được vào làng Kim Thái xem ngôi đền nhỏ, bên cạnh đó có cây chuối thần mà trước đây vài năm nó nở ra buồng có từ 120 đến 150 nải. Đi qua chỗ bán hàng bố em mua cho hai anh em mỗi đứa một cái trống ếch, đánh kêu “bông bông” rất vui tai.

Ra về đi được một quãng xa em còn quay lại nhìn phong cảnh Phủ Dầy sao mà hùng vĩ và đẹp đến thế. Đã bao đời nay những người thợ nề, thợ mộc đã góp công xây dựng nên một khu di tích lịch sử về bà Chúa Liễu Hạnh, và là vẻ đẹp của quê hương Nam Định mà nhiều người đi xa thường nhớ tới.

Kể về ngày hội trên quê hương em (mẫu 14)

Quê em ở Bắc Ninh, Hà Nội nơi có di sản văn hóa phi vật thể được công nhận đó chính là làn điệu dân ca quan họ. Hàng năm, vào ngày 13 tháng Giêng hội Lim được tổ chức tại Tiên Du, Bắc Ninh. Trong khi lễ hội được diễn ra, có rất nhiều hoạt động. Cũng như các lễ hội khác, hội Lim được chia thành phần lễ và phần hội. Phần lễ tổ chức các nghi thức truyền thống như cúng, tế. Đến phần hội mới là phần du khách mong chờ. Trên hồ, sẽ có các liền anh, liền chị ở trên thuyền rồng hát quan họ. Những làn điệu trao duyên mượt mà, trong trẻo nghe sao mà da diết thế. Rất nhiều người đứng trên bờ cổ vũ và chụp hình. Trong khi phần hội diễn ra cũng có rất nhiều các trò chơi như chọi gà, đấu vật, ném còn… Du khách đến đây cũng có thể mua hoặc thuê trang phục của các liền anh chị để chụp hình hoặc mua rất nhiều đồ lưu niệm xinh xắn. Hội Lim không chỉ mang giá trị nhân văn mà còn mang giá trị kinh tế to lớn cho tỉnh Bắc Ninh.

Kể về ngày hội trên quê hương em (mẫu 15)

Hàng năm, cứ sau Tết Nguyên Đán làng em lại mở lễ hội Đền Voi Phục.

Hội được tổ chức tại sân đền, người từ tứ xứ về dự lễ hội đông như nước chảy, mọi người đều trong trang phục rất đẹp. Những người trong đội nghi thức mặc lễ phục truyền thống của làng. Không khí của lễ hội rất trang nghiêm và quang cảnh được trang hoàng rất đẹp với cờ ngũ sắc tung bay trước gió. Mở đầu là lễ dâng hương đọc văn tế, sau đó là lễ rước Thánh đi du xuân. Kiệu của Thánh đi đến đâu, trống giong cờ mở đến đó. Mọi người vừa đi theo kiệu Thánh vừa lễ. Trẻ con, người lớn thay phiên nhau chui qua kiệu Thánh để mong ước Thánh ban cho nhiều điều tốt lành cho cả năm. Có những lúc kiệu của Thánh tự nhiên quay vòng tròn, em nghe người lớn nói đó là những lúc Thánh vui. Em rất thích lúc được chui qua kiệu Thánh vừa vui lại vừa được Thánh phù hộ cho mạnh khỏe học giỏi, ngoan ngoãn. Lễ hội được diễn ra từ 9 giờ sáng đến 1giờ chiều thì kết thúc.

Em rất thích được tham dự lễ hội truyền thống của làng. Đó cũng là nét đẹp truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc của quê hương.

Kể về ngày hội trên quê hương em (mẫu 16)

Lễ hội mà may mắn em đã được tham dự, đó chính là lễ hội Đền Bia, đây là lễ hội thường được tổ chức vào mỗi dịp hai mươi tháng giêng hàng năm. Đền Bia là một ngôi đền nằm ở xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ngôi đền thờ danh y Tuệ Tĩnh, một vị lương y nổi tiếng của Việt Nam. Lễ hội diễn ra với không khí thành kính, trang nghiêm. Đoàn rước tượng gồm mười lăm người. Trong đó có đoàn năm người rước kiệu của đại danh y Tuệ Tĩnh - một bức tượng màu đỏ ngồi uy nghi, trang nghiêm. Xung quanh chiếc kiệu là một tấm màn màu đỏ trông thật huyền bí. Những người đi bên cạnh, người thì cầm cờ, người thì đánh trống, đánh chiêng. Sau lễ rước, mọi người đều thắp hương rồi thành kính cầu xin những điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình mình. Đây là lần đầu tiên em được tham dự một buổi lễ hội như vậy. Chính vì vậy, em cảm thấy đây là một chuyến đi vô cùng bổ ích.

Kể về ngày hội trên quê hương em (mẫu 17)

Ở mỗi vùng quê đều có những lễ hội gắn với văn hóa và phong tục của con người nơi đó. Tây Nguyên quê em cũng có những lễ hội như vậy, một trong số đó có thể kể đến Lễ hội Mừng lúa mới. Lễ hội được tổ chức sau dịp tết Nguyên đán để ăn mừng lúa mới, làm lễ tạ ơn đối với Giàng đã ban cho người dân một mùa màng bội thu. Lễ hội mừng lúa mới gồm 2 phần, phần lễ sẽ được già làng tổ chức, mọi người sẽ tìm ra một khu ruộng màu mỡ để già làng làm lễ cúng thần La Pôm. Phần hội thì rộn ràng, náo nhiệt hơn. Mọi người sẽ cùng nhau nắm tay nhau nhảy quanh đống lửa, cùng hát hò, ăn uống. Sau khi dự lễ hội về, mọi người sẽ về nhà và tự tổ chức lễ cúng riêng tại nhà để cầu mong những điều tốt đẹp.

Kể về ngày hội trên quê hương em (mẫu 18)

Hàng năm cứ đến ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch, quê em ở Cổ Loa và khách du lịch trên khắp mọi miền Tổ quốc lại về dâng hương tưởng niệm vua An Dương Vương và tổ chức trọng thể lễ hội đền Cổ Loa với các cuộc thi và trò chơi dân gian. Đây là dịp để nhân dân tưởng nhớ công ơn của vua An Dương Vương, người đã sáng lập ra nước Âu Lạc, nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Phần lễ diễn ra với nhiều nghi thức rất trạng trọng như rước thần, tế lễ. Nhiều người đến hội Cổ Loa còn để cầu xin một năm mới bình an, tốt đẹp. Nhưng phần được nhiều người chờ đợi nhất là phần hội được kéo dài tới rằm tháng giêng. Tối ở đình làng có đốt pháo hoa, hát ca trù, hát tuồng. Ban ngày, các cụ ông chơi bài, đánh cờ. Các cụ bà đi lễ đình lễ chùa. Thanh thiếu niên nam nữ có trò chơi: đánh đu, đấu vật, kéo co, leo dây, bắn cung nỏ, cờ người, thổi cơm thi, chọi gà, đánh đáo mẹt... Ngoài ra còn có các buổi biểu diễn văn nghệ như hát quan họ, múa rối nước rất hấp dẫn. Lễ hội Cổ Loa diễn ra đã lưu giữ lại những nét đẹp truyền thống của quê hương, đất nước.

Kể về ngày hội trên quê hương em (mẫu 19)

Hằng năm cứ đến 10 tháng 3 âm lịch là quê em lại tổ chức lễ hội giỗ vua Đinh Bộ Lĩnh và vua Lê Hoàn - người đã có công dựng nước và giữ nước trong lịch sử của dân tộc. Từ sáng tinh mơ, mọi người đã chen nhau đông đúc xe cộ nườm nượp. Đi lễ hội ai cũng mặc quần áo rất đẹp. Mở đầu lễ hội là lễ dâng hương tại đền thờ vua Đinh. Sau đó, mọi người khiêng kiệu đi rước nước sông Hoàng Long để dâng vua. Sau phần cúng lễ là các trò chơi dân gian diễn ra rất sôi nổi như: tập trận cờ lau, múa rồng, múa lân, kéo chữ, đấu vật, chọi gà và gần đây có thêm tiết mục làng vui chơi, làng ca hát,... Tiếng trống, tiếng thanh la âm vang sôi động. Qua đây đã gợi nhớ cho em về một truyền thuyết dân gian ly kỳ, hấp dẫn kể về sự tích rồng vàng hiện lên đưa Đinh Bộ Lĩnh sang sông. Em rất thích lễ hội này, vì nó đã thể hiện được niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Kể về ngày hội trên quê hương em (mẫu 20)

Hội Lim là một trong những lễ hội nổi tiếng ở Bắc Ninh. Hội được diễn ra vào ngày 13 tháng Giêng (âm lịch). Lễ hội diễn ra với hai phần: phần lễ và phần hội. Với phần lễ, người dân sẽ tổ chức các nghi thức cúng, tế. Còn phần hội sẽ có nhiều hoạt động vui chơi, nghệ thuật khác nhau. Đặc biệt nhất các tiết mục hát quan họ do các liền anh, liền chị trình bày. Những làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh gửi gắm nét văn hóa truyền thống dân tộc. Ngoài ra còn có các trò chơi dân gian như: chọi gà, đánh đu, đấu vật… vô cùng hấp dẫn. Hiện nay, du khách đến đây cũng có thể thuê những trang phục của các liền anh chị để chụp hình lưu niệm. Hội Lim đã thể hiện một nét văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Kể về ngày hội trên quê hương em (mẫu 21)

Cứ tới rằm tháng ba hàng năm, người dân làng Bá Dương Nội quê em lại nô nức tham gia hội thi thả diều. Theo lời bà kể, lễ hội này tổ chức để tưởng nhớ công ơn của tướng Nguyễn Cả, người con của làng đã có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Vì vậy, ngay từ sáng sớm, những người dự thi và khán giả đã đứng chật sân đình. Nhìn lên bầu trời, hàng trăm chiếc diều với nhiều hình dáng và màu sắc đang đua nhau bay lượn. Tiếng sáo diều trầm bổng, hòa quyện tạo thành một bản nhạc vi vút suốt cả ngày. Diều nào bay cao nhất, âm thanh ngân vang nhất sẽ giành chiến thắng. Em rất yêu thích và tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Kể về ngày hội trên quê hương em (mẫu 22)

Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Tết Nguyên đán là em lại được theo mẹ về quê ngoại để xem hội thi nấu cơm mừng lúa mới.

Trên sân đình, người từ khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Mọi người đều mặc đồ mới, lịch sự và sạch đẹp. Biểu ngữ "Chào Xuân mới - Vui mùa lúa mới" treo ở cổng đình màu đỏ thắm chào đón mọi người. Hội được khai mạc bằng lễ dâng hương và văn nghệ có chủ đề về nghề nông. Bà con nông dân diễn kịch, mặt mũi phấn son rất hài hước. Dân làng diễn vở kịch trồng cây lúa nước để tưởng nhớ Thần Nông. Ngày hôm sau, dân làng tổ chức hội thi nấu cơm. Mỗi đội nấu cơm có ba người, xúm xít nấu nồi cơm bé tẹo sao cho chín thơm ngon trong ba hồi trống thúc. Bà con xem hội hò reo cổ vũ. Không khí ngày hội thật náo nức.

Ngày Tết, được đi chơi đã vui, được dự hội thi nấu cơm sôi động còn vui hơn. Em yêu biết bao nhiêu cánh đồng xuân đang bước vào mùa gặt hái.

Kể về ngày hội trên quê hương em (mẫu 23)

Em sinh ra và lớn lên tại Đà Nẵng - thành phố đáng sống nhất Việt Nam, nơi đây có khá nhiều lễ hội nhưng đáng nhớ nhất phải kể đến là lễ hội đua thuyền. Hội đua thuyền được tổ chức vào tháng giêng hàng năm trên dòng sông Hàn, để cầu cho mưa thuận gió hòa, màu màng bội thu, cuộc sống đủ đầy. Sáng sớm tinh mơ ngày diễn ra hội, trưởng lão cùng các đội trưởng đã có mặt để làm lễ, thắp hương trước thuyền, cầu cho lễ hội diễn ra tốt đẹp. Mỗi đội thuyền đua gồm các thanh niên trai tráng khỏe mạnh đến từ mỗi làng, tay đua cùng một đội thì mặc cùng một màu áo để phân biệt với các đội khác. Sau tiếng còi dài báo hiệu, những chiếc thuyền dài được trang hoàng lộng lẫy lập tức rẽ nước phóng đi, trong tiếng hô, tiếng trống và sự chèo lái nhịp nhàng của các tuyển thủ. Xung quanh bờ sông, người xem lẫn du khách đứng chen chúc, hò reo, cổ vũ vô cùng náo nhiệt, cùng những tiếng trò chuyện, bàn tán xôn xao xem đội nào sẽ chiến thắng, Cuối cùng cũng có một đội về đích, dân làng cùng các tay đua trao nhau những cái ôm thắm thiết để mừng chiến thắng, trên gương mặt mọi người lộ ra niềm vui sướng tột cùng. Các đội thua cuộc cũng không vì thế mà buồn lòng, có chăng chỉ là sự nuối tiếc nho nhỏ. Vốn là một hoạt động tự phát, nhưng từ lâu lễ hội đua thuyền đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu của người dân Đà Nẵng, được chính quyền ủng hộ và phát huy, để thu hút một lượng khách du lịch tìm về với Đà Nẵng.

Kể về ngày hội trên quê hương em (mẫu 24)

Vào mùng 10 tháng Giêng hàng năm, người dân Bắc Ninh quê em lại náo nức tổ chức hội Lim- Lễ hội truyền thống của địa phương em. Vào ngày hội, mọi người đều diện lên mình những bộ trang phục đẹp để đi hội. Hội Lim có rất nhiều trò chơi dân gian thú vị như: Kéo co, chọi gà, đấu cờ, đấu vật. Một hoạt động văn hóa khác được tổ chức ở hội Lim được đông đảo mọi người yêu thích, đó là hát quan họ. Tại bờ sông, các liền anh, liền chị hát đối đáp trên thuyền thu hút đông đảo khán giả thưởng thức. Trong những ngày tổ chức lễ hội, không chỉ có người dân ở địa phương em mà còn rất nhiều du khách từ những địa phương khác cũng về đây trẩy hội. Hội Lim là một ngày hội truyền thống, một nét đẹp văn hóa mà bất cứ người nào sinh sống trên quê hương Bắc Ninh đều cảm thấy yêu thích và tự hào.

1 1,115 12/01/2024