TOP 21 mẫu Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài…) (2024) SIÊU HAY

Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài…) lớp 5 gồm dàn ý và 21 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 5 hay hơn.

1 8,075 17/01/2024


Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài…)

Video mẫu: Kể về một lần em mắc lỗi

Dàn ý Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài…)

1. Mở bài

- Dẫn dắt đến câu chuyện phạm lỗi của bản thân bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

2. Thân bài

- Nhà tôi thuộc diện khó khăn trong lớp, cuộc sống của tôi không đủ đầy và dư dả, không có tiền tiêu vặt như bạn bè, điều ấy khiến tôi ít nhiều bị tủi thân.

- Tuy khó khăn nhưng mẹ vẫn cố gắng cho tôi đi học thêm mỗi tháng và đưa tiền cho tôi đóng học đều đặn.

- Tôi rất thích đọc truyện tranh, thế nên đã lén lấy tiền đóng học đi mua truyện.

- Mẹ tôi phát hiện, tôi rất sợ hãi vì sợ mẹ sẽ cho ăn đòn.

- Nhưng nói một câu mà tôi nhớ mãi: "Mẹ vẫn luôn tin tưởng con như vậy, mẹ chỉ mong con học thật tốt mà chưa nghĩ đến việc con cũng có những thú vui và sở thích, nhưng gia đình mình..."

- Tôi chợt nhận ra bản thân đã phạm lỗi tồi tệ như thế nào, đó là những đồng tiền mẹ khó khăn kiếm được để cho tôi học hành, vậy mà tôi lại nỡ đem đi mua truyện.

- Tôi chỉ biết xin lỗi mẹ thật nhiều và hứa lần sau không bao giờ như thế nữa, không bao giờ khiến mẹ phải buồn.

3. Kết bài

- Cảm nhận của bản thân vì lần mắc lỗi đó...

Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài…) (mẫu 1)

Mỗi người đều từng mắc phải lỗi lầm. Nhưng nhờ có vậy, chúng ta mới nhận được bài học quý giá để bản thân ngày càng trường thành hơn. Tôi cũng đã từng mắc phải lỗi lầm để rồi nhận ra và sửa chữa.

Sự việc đó xảy ra khi tôi còn học năm lớp năm. Hôm đó, cô giáo chủ nhiệm có việc và không thể đến lớp. Khi biết được cô giáo khác sẽ đến dạy thay, tôi đã rủ nhóm bạn trốn ra ngoài chơi điện tử. Chúng tôi trèo tường ra ngoài. Sau đó, cả nhóm vào một quán gần cổng trường để ngồi chơi.

Chúng tôi đang ngồi chơi rất hăng say. Thì bỗng tôi nghe thấy một giọng nói quen thuộc:

- Hùng, Lâm, Bảo… Sao giờ này các em không ở trong lớp học?

Tôi giật mình quay lại. Cô Lan - giáo viên chủ nhiệm của lớp tôi đã đứng đằng sau chúng tôi từ khi nào. Có lẽ cô tình cờ đi ngang qua và nhìn thấy chúng tôi. Cả nhóm ngồi ngay gần cửa, lại mặc đồng phục. Chúng tôi đứng lên, ấp úng không nói được lời nào, rồi nhìn cô. Ánh mắt của cô tỏ rõ thái độ thất vọng. Chẳng hiểu sao, lúc này, tôi cảm thấy rất hối hận.

- Giờ cũng đã hết tiết, các em mau trở về trường. Cô sẽ nói chuyện với các em sau.

Nghe cô nói vậy, chúng tôi liền nhanh chóng quay lại trường. Hết giờ học, cô đã lên lớp và gọi riêng chúng tôi ra nói chuyện. Cô nói rằng sẽ đến gặp phụ huynh để trao đổi vào cuối tuần. Điều đó khiến tôi cảm thấy rất lo lắng. Bố của tôi rất nghiêm khắc và khó tính.

Thứ bảy, cô đã đến nhà nhưng chỉ có mẹ ở nhà, còn bố tôi đã đi công tác. Cô nói chuyện với mẹ khoảng một tiếng rồi ra về. Tôi ngồi trên phòng mà lòng lo lắng. Sau khi cô ra về, mẹ đã gọi tôi lại để trò chuyện. Trái với thái độ nhẹ nhàng của mẹ, tôi đã tỏ ra khó chịu, còn cãi lại mẹ. Khi nghe những lời tôi nói, mẹ chỉ im lặng. Tôi thấy ánh mắt của mẹ buồn bã. Tôi định xin lỗi mẹ nhưng vì tự ái nên đã bỏ lên phòng.

Buổi tối hôm đó, sau khi ăn cơm xong, bố đã gọi tôi lại nói chuyện. Kì lạ là bố không hề tức giận. Mà chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo tôi. Bố còn kể cho tôi nghe chuyện lúc còn nhỏ của bố. Chính bố cũng đã từng mắc sai lầm. Câu chuyện khiến tôi rất xúc động. Tiếng xin lỗi chẳng hiểu sao cứ thế nói ra được.

- Con… con… con xin lỗi bố mẹ ạ!

Cả hai cùng nói:

- Không sao đâu, ai cũng đều có lỗi lầm. Chỉ cần con biết nhận lỗi và sửa lỗi là tốt rồi!

Nghe vậy, tôi ôm chầm lấy bố mẹ của mình. Nước mắt rơi lúc này mà không biết.

Sau lỗi lầm này, tôi nhận ra tình yêu thương của bố mẹ. Cũng như tôi cảm thấy bản thân cần phải thay đổi, sống tốt hơn để trở thành người có ích cho xã hội.

Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài…) (mẫu 2)

Tôi từng phạm rất nhiều lỗi từ nhỏ đến lớn, nhiều lúc tôi cũng chẳng hiểu bản thân tôi mắc lỗi một lần thì sẽ không lặp lại lỗi đó lần nào nữa, nhưng tôi sẽ phạm một lỗi khác, cứ như vậy tuổi thơ của tôi có cả ti tỉ thứ lỗi từ ngơ ngáo đến có chủ đích, và lần nào nó cũng khiến tôi nhớ mãi.

Năm ấy tôi học lớp 5, chính xác là vào kỳ 2 của lớp 5, cái khoảng thời gian mà ai cũng bảo là quan trọng phải cố gắng học hành để được lên cấp hai bước tiếp con đường học tập. Thực tế tôi cũng nhận thức được điều ấy, bởi xung quanh tôi có không dưới hai đứa bạn đã bỏ học, đứa thì nhà nghèo, đứa thì nhà xa trường quá, buồn hơn là có đứa vì học đúp tận ba năm liền, chán rồi không theo học nữa, tất cả đều chưa biết được ngưỡng cửa cấp hai có bao nhiêu điều mới lạ ra sao. Thế nhưng tôi vẫn bỏ học theo lũ bạn đi chơi, buổi ấy chúng tôi có tiết học phụ đạo ban chiều, chẳng hiểu nổi tôi và đám bạn thân nghĩ gì mà đồng loạt viết giấy phép, ngụy tạo cả chữ ký phụ huynh để lên bàn cô rồi rủ nhau đi ra suối chơi, sau đó hái ổi rừng, chơi cả trò đám cưới giả. Đợt ấy cô giáo của chúng tôi hình như cũng biết chúng tôi trốn học thế nhưng cô cũng mắt nhắm mắt mở cho qua, bởi chúng tôi phạm lỗi lần đầu. Mẹ tôi cũng không biết chuyện, thế nhưng không hiểu sao mẹ cứ dặn dò tôi học tốt, không được noi gương đám bạn bỏ học đi chơi, rồi đặc biệt mẹ còn dặn dò tôi tránh mò ra ao hồ sông suối, mẹ bảo số tôi không được gần nước. Nghe mẹ ân cần thế mà tôi thấy mình tồi tệ quá, mẹ không biết nhưng không phải có trời biết, đất biết tôi biết và đám bạn tôi biết ư? Thật sự tôi thấy xấu hổ với chính bản thân mình, nhiều lúc ham chơi mà không nghĩ gì đến hậu quả.

Thế nhưng loại bỏ học trốn đi chơi cũng là một trải nghiệm, dù là sai lầm, từ đó trở đi tôi đã không còn bỏ học và liều lĩnh như vậy nữa, có đôi lúc cái sai của mình bản thân mình cũng tự nhận thức được, điều đó giúp chúng ta tự hoàn thiện bản thân mình hơn.

Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài…) (mẫu 3)

Tuổi thơ bồng bột nông nổi đã để lại cho chúng ta nhiều kỷ niệm và cũng là những lần phạm lỗi rất ngây thơ và đáng nhớ, bởi chúng ta luôn nghĩ người lớn không biết nhưng thực tế chỉ cần liếc sơ họ đã biết chúng ta làm sai rồi. Bản thân tôi cũng đã từng như thế, tôi đã từng phạm phải một lỗi mà đến giờ nghĩ lại thấy bản thân sao ấu trĩ và trẻ con thế.

Ngày ấy, tôi đang học lớp 4 tuy gia đình chưa được coi là khá giả nhưng tôi cũng được mẹ cho đi học thêm ở nhà cô. Tôi đi học được vài tháng đầu tiên, ngày nào tôi cũng đến lớp đầy đủ, tuần ba buổi, mỗi buổi hai tiếng. Tôi vốn có tiếng là đứa chăm chỉ, ngoan và học giỏi, nên rất được thầy cô bạn bè yêu quý, kể cả cô giáo dạy thêm cũng quý tôi lắm, thế nên mẹ lại càng tin tưởng tôi hơn, tôi biết mẹ tự hào vì tôi nhiều lắm. Thế nhưng tôi lại có lỗi với cả mẹ và cô, tôi đã phụ sự tin tưởng của họ dành cho tôi. Nhà tôi nghèo thế nên tôi không có được những thú vui như chúng bạn, tôi không bao giờ có tiền tiêu vặt, những lúc tôi ở lại trường để học cả ngày mẹ sắm cho tôi chiếc cặp lồng để mang cơm ở nhà đi theo.

Nhìn những đứa bạn trưa trưa được đi ra quán ăn vặt, mua này mua nọ, đôi lúc tôi thấy tủi thân lắm, tôi càng thu mình lại hơn. Đỉnh điểm là việc tôi rất thích đọc truyện, những cuốn truyện tranh Đô-rê-mon mà mấy đứa trẻ chúng tôi ham vô cùng, một đứa có là chuyền tay nhau đọc đến cũ mèm. Và vì quá thích, tôi đã lén lấy tiền đóng học thêm mẹ cho tôi, khi ấy là 150 ngàn đồng, để đi mua những cuốn truyện mà tôi hằng ao ước, tôi muốn một lần được hãnh diện với bè bạn. Thế nhưng khi cầm những cuốn sách mới coóng trên tay, và số tiền lẻ còn thừa tôi thấy hối hận vô cùng, và cũng sợ hãi nữa, rồi tiền đâu để đóng học, rồi lỡ mẹ biết thì phải làm sao,... Bao nhiêu câu hỏi hiện lên trong đầu khiến tôi vô cùng hoang mang và mệt mỏi. Sự thay đổi thái độ của tôi đã khiến mẹ tôi nghi ngờ, bởi mẹ tôi vô cùng nhạy cảm, một buổi tối tôi đang ngồi học bài mẹ nhẹ nhàng bước đến rồi đặt cuốn truyện mà tôi mua lên bàn.

Tôi giật nảy mình, nghĩ rằng đợt này kiểu gì cũng ăn một trận đòn nên thân, tôi chỉ biết cúi gằm mặt xuống bàn. Nhưng mẹ tôi không quát tháo, cũng không nói gì, tôi chỉ thấy mắt mẹ đỏ lên và hình như có những giọt nước mắt mẹ đang chảy trên đôi gò má đã sạm đi vì nắng gió, rớt trên đôi tay thô sần vì quanh năm làm lụng vất vả. Tôi biết tôi sai thật rồi, tôi có lỗi với mẹ nhiều lắm, tôi bật khóc hu hu vì tủi thân vì thương mẹ, nghĩ ghét cái sự ngu xuẩn của mình, khiến mẹ đau lòng. Những đồng tiền ấy không phải để tôi phung phí, không phải để tôi làm mẹ tôi buồn như vậy, miệng tôi lí nhí xin lỗi mẹ trong tiếng sụt sùi. Mẹ nhìn tôi, rồi nói một câu mà tôi nhớ mãi: “Mẹ vẫn luôn tin tưởng con như vậy, mẹ chỉ mong con học thật tốt mà chưa nghĩ đến việc con cũng có những thú vui và sở thích, nhưng gia đình mình…”, rồi mẹ không nói tiếp.

Chuyện đã qua thật lâu nhưng tôi vẫn nhớ mãi, nó là một bài học vô cùng sâu sắc khiến tôi nhớ mãi không quên, vì vậy tôi càng cố gắng học tập để bù đắp lại những lỗi lầm mà mình đã gây ra. Tôi luôn nghĩ rằng lỗi lầm là để khiến chúng ta trưởng thành chứ không phải là để khiến chúng ta phải sống trong tội lỗi, tương lai còn ở phía trước mong rằng các bạn đã từng phạm lỗi hãy sống tốt hơn, đừng bao giờ để cha mẹ phải khóc vì bạn nhé, vì học đã quá cực khổ rồi.

Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài…) (mẫu 4)

Giờ đây, sau nhiều năm trôi qua, tôi mới có đủ dũng khí để nhớ về trường Marie Curie, nhớ về những năm tháng êm đềm của tuổi học trò qua kỉ niệm về một lần mắc lỗi – lần đầu tiên và cũng là duy nhất nhưng đủ để khiến tôi phải hổ thẹn đến tận bây giờ. Ngày đó, tôi chỉ là một con nhóc lớp 5 ngốc nghếch, dại dột.

Hằng ngày tôi đạp xe tới trường và nhận từ tay chú Thành bảo vệ một tấm vé xe. Tôi rất sợ bị mất vé vì nếu làm mất vé sẽ bị ghi tên vào sổ “đen”. Bây giờ nghĩ lại tôi không khỏi bật cười vì sự ngớ ngẩn của mình. Cuốn sổ bìa da màu đen đó chẳng qua chỉ là sổ ghi công tác của chú bảo vệ nhưng tôi cứ ngỡ đó là sổ đen ghi tên học sinh cá biệt và nếu bị ghi tên nhiều lần thì sẽ bị phạt nặng, thậm chí bị đuổi khỏi trường. Một buổi chiều, giờ tan học, tôi lục khắp túi áo, túi quần, đổ tung mọi thứ trong cặp sách ra nhưng vẫn không tìm thấy vé xe của ngày hôm ấy. Tôi hoảng hốt thực sự vì đây là lần thứ hai tôi làm mất vé xe mà lại cùng trong một tuần nữa chứ. Tôi lục lại cặp sách một lần nữa nhưng thay vì tìm thấy tấm vé xe hôm đó, tôi lại tìm thấy tấm vé mà tôi ngỡ đã đánh mất buổi trước. Một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu tôi có thể dùng tấm vé này để thay thế cho tấm vé hôm nay, chỉ cần sửa ngày tháng là xong.

- Cháu này đứng lại – tiếng chú Thành làm tôi giật nảy mình, mặt cắt không còn hạt máu.

– Cháu đem xe lại kia, lát nữa nói chuyện. Dựng xe trong một góc lán, tôi thấy từng phút trôi qua dài như hàng thế kỉ với bao nỗi sợ hãi, hối hận mỗi lúc một tăng. Người cuối cùng lấy xe ra là tôi. Tôi lếch thếch dắt chiếc xe đạp lại phía chú, không dám ngẩng đầu như mọi ngày nữa. Cô Thơ – Phó trưởng ban quản lý học sinh đi lại hỏi:

- Có chuyện gì thế? - Học sinh này dùng vé giả!

Chú Thành đáp, giọng không giấu nổi bực mình rồi đưa tấm vé cho cô Thơ xem. Tôi muốn khóc nhưng không phải vì sợ nữa mà vì thẹn. Cô Thơ nhìn tôi, tôi không dám ngẩng mặt nhìn cô nhưng tôi biết thế vì tôi cảm thấy ánh mắt cô đốt trên da thịt nóng ran

- Đây là em Phương Thu, lớp 5 của cô Liên. Cô bảo chú Thành, giọng buồn buồn.

- Tôi bảo lãnh cho em ấy.

Rồi cô bảo tôi:

- Em về làm bản tường trình gửi cô chủ nhiệm và đừng bao giờ tái phạm nữa. Dối trá là xấu lắm. Cô nói nhẹ nhàng nhưng từng từ, từng chữ như cứa sâu vào lòng tôi. Tôi lí nhí:

- Vâng ạ.

Chiều hôm đó, tôi không đi chơi như mọi khi mà chui vào phòng trùm chăn kín mít. Tôi nhắm mắt nhưng không thể ngủ được, nỗi sợ hãi lấn át tâm hồn tôi. Chỉ nay mai thôi, chuyện này sẽ được nêu ra trước toàn trường, ai ai cũng sẽ biết tôi là một kẻ dối trá. Bố mẹ tôi sẽ ra sao khi biết mình sinh ra một đứa con dối trá? Và còn lớp tôi nữa, tôi có làm cô chủ nhiệm và bạn bè phải xấu hổ vì “dây dưa” với một đứa hư hỏng như tôi? “Phải cứu vãn cái gì còn có thể cứu vãn! Mình là người bỏ đi rồi nhưng không được làm ảnh hưởng thêm tới ai nữa!”. Tôi vùng dậy, bắt đầu viết ba bản kiểm điểm, một gửi cô Thơ, một gửi cô chủ nhiệm và một gửi chú Thành, trong đó tôi tường trình lại toàn bộ sự việc.

Tôi nhận lỗi nhưng không xin tha thứ vì trong thâm tâm tôi hiểu tội tôi to lắm. Tôi chỉ xin đừng nêu việc này trước toàn trường để cô giáo chủ nhiệm và bạn bè không phải xấu hổ vì tôi, để danh dự của một tập thể lớp đứng đầu khối không bị bôi bẩn. Còn về phần mình, tôi sẵn sàng nhận án kỉ luật cao nhất: buộc thôi học. Những ngày tiếp theo sau đó tôi sống trong sự thấp thỏm chờ đợi cái án kỉ luật nhưng mãi không thấy. Dường như mọi người đã quên hẳn lỗi lầm của tôi. Một ngày cuối năm, khi chia tay với chúng tôi, cô Thơ nói:

- Tập thể lớp của các em tuy rất hiếu động, nghịch ngợm nhưng cô nhận thấy sự đoàn kết yêu thương nhau và sự hết lòng với tập thể lớp của mỗi cá nhân. Cô ngừng lời ở đó và mỉm cười với tôi. Nụ cười kín đáo chứa đựng thông điệp: các thầy cô và chú Thành đã tha thứ cho tôi rồi.

Đã ba năm trôi qua, mỗi khi nghĩ lại tôi vẫn tự hỏi nếu ngày đó không có sự bao dung, rộng lượng của cô Thơ, cô chủ nhiệm và cả chú Thành nữa thì tôi sẽ ra sao? Có thể tôi chỉ phải chịu một án kỉ luật nhẹ, có thể là nêu tên trước toàn trường chỉ thế thôi cũng quá đủ cho một dấu chấm hết đối với một học sinh ngoan ngoãn. Một ai đó đã nói: “Đình chỉ học, buộc thôi học án kỉ luật nặng nhẹ khác nhau nhưng đều làm một học sinh tuột dốc nhanh hơn mà thôi”. Sự bao dung của các cô và chú đã ngăn không cho tôi tự coi mình là người bỏ đi để mà tự do tuột dốc, để giờ đây tôi luôn cố gắng phấn đấu trở thành con người trung thực và để câu chuyện này mãi là lần mắc lỗi đầu tiên và duy nhất của tôi.

Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài…) (mẫu 5)

Tuổi thơ bồng bột nông nổi đã để lại cho chúng ta nhiều kỷ niệm và cũng là những lần phạm lỗi rất ngây thơ và đáng nhớ, bởi chúng ta luôn nghĩ người lớn không biết nhưng thực tế chỉ cần liếc sơ họ đã biết chúng ta làm sai rồi. Bản thân tôi cũng đã từng như thế, tôi đã từng phạm phải một lỗi mà đến giờ nghĩ lại thấy bản thân sao ấu trĩ và trẻ con thế.

Ngày ấy, tôi đang học lớp 4 tuy gia đình chưa được coi là khá giả nhưng tôi cũng được mẹ cho đi học thêm ở nhà cô. Tôi đi học được vài tháng đầu tiên, ngày nào tôi cũng đến lớp đầy đủ, tuần ba buổi, mỗi buổi hai tiếng. Tôi vốn có tiếng là đứa chăm chỉ, ngoan và học giỏi, nên rất được thầy cô bạn bè yêu quý, kể cả cô giáo dạy thêm cũng quý tôi lắm, thế nên mẹ lại càng tin tưởng tôi hơn, tôi biết mẹ tự hào vì tôi nhiều lắm. Thế nhưng tôi lại có lỗi với cả mẹ và cô, tôi đã phụ sự tin tưởng của họ dành cho tôi. Nhà tôi nghèo thế nên tôi không có được những thú vui như chúng bạn, tôi không bao giờ có tiền tiêu vặt, những lúc tôi ở lại trường để học cả ngày mẹ sắm cho tôi chiếc cặp lồng để mang cơm ở nhà đi theo. Nhìn những đứa bạn trưa trưa được đi ra quán ăn vặt, mua này mua nọ, đôi lúc tôi thấy tủi thân lắm, tôi càng thu mình lại hơn. Đỉnh điểm là việc tôi rất thích đọc truyện, những cuốn truyện tranh Đô-rê-mon mà mấy đứa trẻ chúng tôi ham vô cùng, một đứa có là chuyền tay nhau đọc đến cũ mèm. Và vì quá thích, tôi đã lén lấy tiền đóng học thêm mẹ cho tôi, khi ấy là 150 ngàn đồng, để đi mua những cuốn truyện mà tôi hằng ao ước, tôi muốn một lần được hãnh diện với bè bạn. Thế nhưng khi cầm những cuốn sách mới coóng trên tay, và số tiền lẻ còn thừa tôi thấy hối hận vô cùng, và cũng sợ hãi nữa, rồi tiền đâu để đóng học, rồi lỡ mẹ biết thì phải làm sao,... Bao nhiêu câu hỏi hiện lên trong đầu khiến tôi vô cùng hoang mang và mệt mỏi. Sự thay đổi thái độ của tôi đã khiến mẹ tôi nghi ngờ, bởi mẹ tôi vô cùng nhạy cảm, một buổi tối tôi đang ngồi học bài mẹ nhẹ nhàng bước đến rồi đặt cuốn truyện mà tôi mua lên bàn. Tôi giật nảy mình, nghĩ rằng đợt này kiểu gì cũng ăn một trận đòn nên thân, tôi chỉ biết cúi gằm mặt xuống bàn. Nhưng mẹ tôi không quát tháo, cũng không nói gì, tôi chỉ thấy mắt mẹ đỏ lên và hình như có những giọt nước mắt mẹ đang chảy trên đôi gò má đã sạm đi vì nắng gió, rớt trên đôi tay thô sần vì quanh năm làm lụng vất vả. Tôi biết tôi sai thật rồi, tôi có lỗi với mẹ nhiều lắm, tôi bật khóc hu hu vì tủi thân vì thương mẹ, nghĩ ghét cái sự ngu xuẩn của mình, khiến mẹ đau lòng. Những đồng tiền ấy không phải để tôi phung phí, không phải để tôi làm mẹ tôi buồn như vậy, miệng tôi lí nhí xin lỗi mẹ trong tiếng sụt sùi. Mẹ nhìn tôi, rồi nói một câu mà tôi nhớ mãi: “Mẹ vẫn luôn tin tưởng con như vậy, mẹ chỉ mong con học thật tốt mà chưa nghĩ đến việc con cũng có những thú vui và sở thích, nhưng gia đình mình…”, rồi mẹ không nói tiếp.

Chuyện đã qua thật lâu nhưng tôi vẫn nhớ mãi, nó là một bài học vô cùng sâu sắc khiến tôi nhớ mãi không quên, vì vậy tôi càng cố gắng học tập để bù đắp lại những lỗi lầm mà mình đã gây ra. Tôi luôn nghĩ rằng lỗi lầm là để khiến chúng ta trưởng thành chứ không phải là để khiến chúng ta phải sống trong tội lỗi, tương lai còn ở phía trước mong rằng các bạn đã từng phạm lỗi hãy sống tốt hơn, đừng bao giờ để cha mẹ phải khóc vì bạn nhé, vì học đã quá cực khổ rồi.

Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài…) (mẫu 6)

Cuối năm học vừa qua, em được nhận phần thưởng Học sinh xuất sắc. Thầy cô và bạn bè khen ngợi nhưng cũng chính những lời khen ấy lại làm cho em xấu hổ vô cùng. Chuyện là thế này:

Em vốn là học sinh giỏi Toán. Bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy yêu cầu xướng điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy em ung dung ngồi ngắm trời qua khung cửa sổ và tưởng tượng đến trận đá bóng chiều nay giữa đội lớp em với lớp 6B.

Nhưng một chuyện bất ngờ xảy ra. Thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi làm bài một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này? Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt. Bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: “Kìa, chép đề đi chứ!”

Em có cảm giác là tiết kiểm tra như kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xóa. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tinh lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.

Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 3, tim em thắt lại. Em không để cho ai kịp nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên, vẻ mặt ấy che giấu bao nhiêu bối rối trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Em quay cuồng lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý...

Thầy giáo gọi điểm vào sổ. Đến tên em, em bình tĩnh xướng to: Tám ạ! Thầy gọi tiếp bạn khác. Em thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ chắc thầy giáo sẽ không để ý vì có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!

Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy em làm lại bài rồi lấy bút đỏ ghi điểm 8 theo nét chữ của thầy. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc thầy giáo yêu cầu xem lại bài mà em lạnh cả người. May sao, mọi chuyện rồi cũng trôi qua và tưởng chừng em đã quên bẵng chuyện ấy.

Cuối năm, em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Những tràng vỗ tay, những lời khen ngợi chân thành, vẻ hài lòng và tự hào của cha mẹ. Tất cả những điều ấy vô tình khơi dậy sự day dứt và xấu hổ trong em. Em không xứng đáng. Em muốn nói lên sự thật xấu xa ấy nhưng không đủ can đảm.

Thời gian đã đẩy lùi mọi chuyện vào dĩ vãng nhưng nỗi ân hận vẫn còn nguyên đó. Giờ em kể lại chuyện này mà lòng chưa hết day dứt. Mong thầy cô, cha mẹ và các bạn tha thứ cho em. Em hứa không bao giờ mắc lỗi lầm đó nữa.

Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài…) (mẫu 7)

Tôi có cô bạn thân từ hồi tiểu học, chúng tôi chơi với nhau được 4 năm từ khi còn là học sinh lớp 2. Giờ tôi đã lớn, có đôi lần nhìn vào mắt Hà tôi lại nhớ đến lỗi lầm của mình khi còn là còn là cậu bé ngốc nghếch, dại dột.

Hồi ấy tôi học lớp hai. Hầu hết các bạn trong lớp đã quen nhau từ hồi mới vào lớp một. Tôi vốn là cậu bé thông minh, nhưng vô cùng hiếu động. Giữa năm học lớp hai, chúng tôi có thêm một thành viên mới là Hà. Cô bé nhỏ nhắn, đáng yêu lắm. Cô xếp chỗ cho Hà ngồi cạnh tôi. Vì là học sinh mới đến nên Hà chưa quen các bạn trong lớp, cậu ấy có vẻ rụt rè, có khi tôi hỏi chuyện Hà cũng im lặng, không trả lời tôi. Vì thế tôi không ưa cô bạn này, nên nhiều lần tôi tìm cách trêu trọc bạn ấy trên lớp. Tôi bỏ bút chì của Hà vào ngăn bàn, tôi giấu tẩy của bạn ấy vào trong hộp giẻ lau mặc cho Hà cứ loay hoay tìm mãi. Tôi rất khoái trá vì những trò mình bày ra. Rồi một lần, trong giờ ra chơi thấy Hà đang cầm trên tay cuốn truyện tranh, tôi chẳng ngần ngại chạy đến cướp luôn cuốn truyện của bạn. Lúc ấy tôi thấy Hà bực bội lắm, nhưng tôi thì mặc kệ có bao giờ quan tâm đến cảm xúc của bạn ấy đâu. Tôi cố tình cầm cuốn truyện đưa lên cao để Hà không lấy được, ấy vậy mà cô bạn của tôi nào có bỏ cuộc. Hà trèo lên ghế, cố với lấy cánh tay tôi để đòi lại truyện. Nhưng lúc ấy Hà không đứng vững cậu ấy trượt chân ngã nhào, đầu Hà đập xuống nền lớp học. Tôi chẳng biết lúc ấy, trong đầu mình nghĩ gì chỉ vội vứt quyển truyện xuống đất , sợ hãi tôi vừa lay Hà dậy: “Mình xin lỗi, mình xin lỗi…. cậu có làm sao không?”. Cũng may cậu ấy không bị chảy máu, Hà mở mắt nhìn tôi nhưng chẳng nói gì. Lúc ấy cô giáo tôi đã đến, cô nhanh chóng đưa Hà lên phòng y tế. Tôi vừa chạy theo cô vùa khóc nức nở vì biết mình vừa làm một việc vô cùng ngu ngốc. Nhìn cô bạn, nằm im trên giường, tôi sợ hãi vô cùng. Tôi như thế, cô chủ nhiệm lớp tôi đến dỗ tôi nói là Hà không sao, lần sau không được nghịch ngợm như thế nữa, bảo tôi về lớp đi cô đã gọi bố mẹ Hà đến đưa bạn ấy về.

Sau buổi học hôm ấy, tôi về nhà trong trạng thái hoang mang vì biết cô đã gọi điện về cho mẹ tôi. Vừa về đến nhà, mẹ tôi đã ngồi ở phòng khách chờ tôi. Tôi thấy ánh mắt mẹ tôi buồn lắm, mẹ chỉ hỏi tôi: “Tại sao con lại trêu Hà?”. Tôi kể cho mẹ nghe ngọn nguồn câu chuyện, và giải thích với mẹ rằng, con trêu bạn ấy chỉ vì muốn bạn ấy nói chuyện với con, bạn ấy ngồi cùng con nhưng chẳng bao giờ nói với con câu nào. Lúc ấy, mẹ tôi không trách mách tôi mà ôn tồn nói: “Hà mới chuyển đến lớp con, bạn ấy chưa quen môi trường mới chứ không phải là khó gần, mà con thì luôn tìm cách trêu trọc bạn ấy, thì bảo sao bạn ấy không muốn nói chuyện với con”. Mẹ tôi nói với tôi, con vừa gây ra một lỗi lớn, đừng xin lỗi mẹ mà hãy tự tìm cách giải quyết việc của con nhé, con hãy cho mẹ biết bây giờ con muốn làm gì. Tôi ngồi lặng im trên ghế sô pha sau một hồi suy nghĩ, tôi nói với mẹ: “Mẹ dẫn con đến nhà bạn Hà nhé, để con xin lỗi bố mẹ bạn ấy, và mong Hà tha lỗi cho con. Từ giờ con sẽ không trêu bạn ấy nữa”. Mẹ tôi đồng ý với quyết định của tôi, mẹ đưa tôi đến nhà Hà để xin lỗi. Rất may là cú ngã ở lớp không gây ra chấn thương gì với Hà. Lời xin lỗi của tôi được chấp nhận. Tôi trở về nhà, mà trong lòng nhẹ nhõm. Nhưng cứ nhớ đến khuôn mặt của Hà khi ngã trong lớp tôi lại bị ám ảnh.Sau lần nghịch dại đó, tôi cảm thấy rất có lỗi với Hà. Tôi không bao giờ dám trêu ghẹo bạn ấy nữa. Cảm giác có lỗi vẫn cứ giày vò tôi, tôi đã tìm mọi cách để chuộc lại lỗi lầm của mình. Tôi lấy nước giúp Hà, giặt giúp bạn ấy dẻ lau bảng, tôi thường mang kẹo đến lớp cho Hà. Cứ thế, tôi với Hà thân nhau lúc nào không hay.

Cô bạn tôi giờ đây, không còn ít nói như hồi đầu mà cởi mở nhiệt tình với tôi và tất cả mọi người. Tôi đã có tình bạn tuyệt vời, trong hoàn cảnh vô cùng éo le. Bây giờ, thỉnh thoảng Hà vẫn trêu tôi vì cú ngã hồi lớp 2 ấy mà chúng tôi trở nên thân thiết, gần gũi nhau hơn.

Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài…) (mẫu 8)

Bị điểm kém đối với nhiều người có lẽ chẳng phải là điều gì quá ghê gớm, thế nhưng đối với với một học sinh được xếp nhất lớp, thì đó là một sự xấu hổ vô cùng với bạn bè, với thầy cô và cả sự sợ hãi nếu như bố mẹ biết. Thế nên một đứa như tôi đã làm một việc rất hài hước và ngờ nghệch.

Lúc đó là thời lớp 5, khi mọi đứa trẻ đã bắt đầu lớn đã có suy nghĩ riêng và cũng nhận thức được tầm quan trọng của sĩ diện, lớp chúng tôi có sự phân bì rất lớn giữa những cá nhân có lực học tốt nhất lớp. Và bản thân tôi luôn là đứa đứng đầu, lại là lớp trưởng thế nên mẹ tôi tự hào về tôi lắm, cô chủ nhiệm cũng rất thích nói về tôi khi họp phụ huynh. Rồi có một ngày trong buổi kiểm tra thường xuyên, chẳng biết đầu óc tôi lú lẫn thế nào lại làm sai hai trên tổng số ba bài, kết quả là tôi được ba điểm, khi phát bài tôi sốc vô cùng. Tôi cảm thấy mặt mình nóng lên, tôi vội cất bài kiểm tra của mình đi, cả buổi học hôm ấy tôi không thể vui vẻ nổi, tôi lại nghĩ đến mẹ và tôi tìm cách giấu bài kiểm tra, bởi sợ mẹ sẽ thất vọng và sẽ buồn vì tôi lắm. Các bạn biết tôi giấu ở đâu không? Tôi đã giấu nó ở ngăn trong cùng của cặp sách, rồi khóa lại chỉ đơn giản vì tôi nghĩ mẹ sẽ không bao giờ lục cặp sách của tôi đâu. Ai ngờ tôi đã lầm, mẹ đã tìm ra bài kiểm tra của tôi, nhưng mẹ không mắng tôi mà mẹ chỉ lắc đầu cười nói với tôi: “Mẹ chưa thấy đứa nào dốt như mày, ai đời lại đi giấu bài kiểm tra trong cặp sách, tưởng mẹ không xem chắc, ít nhất ngày xưa mẹ còn biết thủ tiêu nó đi cơ. Sao mẹ sinh ra mày mà mày lại chẳng thông minh được như mẹ gì cả”. Tôi đứng hình với câu nói hóm hỉnh của mẹ, bỗng tôi thấy mình ngốc thật, đúng là trẻ con thì khó mà nghĩ xa xôi được. Sau đó mẹ nhẹ nhàng nói với tôi: “Mẹ nói nhé, con người cũng có lúc sai lầm, có lúc thất bại, nhìn xem bố mẹ trồng cà phê đâu phải chưa từng có cây bị chết, nhưng chính từ những cây chết đó bố mẹ mới rút được kinh nghiệm để trồng thành công cả vườn cà xanh tốt như bây giờ. Học tập cũng vậy, điểm kém là để con phấn đấu và không lơ là trong học tập, đó là tiếng chuông cảnh tỉnh dành cho con, chứ không việc gì phải xấu hổ, người có bản lĩnh chính là người đứng lên từ thất bại để thành công con ạ”.

Những lời mẹ nói từ lâu ấy, tôi vẫn nhớ mãi đến hôm nay, tôi không biết nó là bài học thứ bao nhiêu mẹ dạy, mẹ ít chữ nhưng những gì mẹ dạy đều quý giá vô cùng. Nghĩ vậy tôi lại càng yêu mẹ hơn. Tuổi thơ của tôi lại có thêm một ký ức về lần phạm lỗi ngô nghê nhưng đắt giá.

Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài…) (mẫu 9)

Trong cuộc đời mỗi người, ai chẳng có những phút giây lỗi lầm. Nhưng điều quan trọng là, sau mỗi lần mắc lỗi, chúng ta biết hối hận và sửa chữa sai lầm ấy. Tôi cũng đã có một lần mắc lỗi với người bạn thân của mình, vì lỗi lầm đó, suýt nữa chính tôi đã tự tay giết chết một tình bạn đẹp.

Tôi và Hoa chơi với nhau từ nhỏ, nhà lại ở cạnh nhau nên chúng tôi lại càng thân hơn, đi đến đâu cũng dính lấy nhau như hai chị em vậy. Chơi thân là thế, nhưng mọi người thường bảo tôi với Hoa như hai thỏi nam châm trái dấu. Hoa hiền lành, ít nói, trầm tính và chắc chắn, còn tôi thì lại khá tinh nghịch, trong người lúc nào cũng có dư thừa năng lượng, gặp ai đều có thể nói chuyện thoải mái. Những lúc như vậy, tôi lại cười, coi như bù trừ cho nhau vậy. Hàng ngày, ngoài việc đi học cùng nhau, Hoa còn giúp tôi rất nhiều trong học tập, nhờ có Hoa mà tôi đã tiến bộ lên rất nhiều. Hôm đó, cô giáo vào lớp và gọi một số bạn lên kiểm tra bài cũ, trong đó có tôi. Vì đã học bài ở nhà nên tôi trả lời rất dõng dạc, tự tin, cô cho tôi một điểm 10 đỏ chói vào trong sổ. Bạn bè trong lớp nhìn tôi đầy ngưỡng mộ khi có thể nhớ chi tiết từng ngày tháng, địa danh trong bài lịch sử dài dằng dặc. Tối hôm đó, vì tivi có chương trình rất hay mà tôi yêu thích, cũng vì chủ quan rằng mình đã có điểm nên tôi không học lại bài. Ai ngờ hôm sau, cô bất ngờ cho kiểm tra 15 phút, tôi ngồi vò đầu bứt tai, cắn bút mãi mà cũng không thể nhớ nổi một chữ. Trong khi đó, ở bên cạnh tôi, Hoa đã làm xong từ bao giờ. Chỉ còn có 5 phút, tôi cuống quá liền giật lấy bài của Hoa và vội vàng chép. Tiết học sau, cô trả bài kiểm tra hôm ấy và nói rằng:

- Cô rất buồn rằng trong lớp ta có hiện tượng chép bài của nhau, đó là của Lan và Hoa, cô cho cả hai bạn 3 điểm, nếu các em có gì thắc mắc thì sau giờ học lên gặp cô.

Tôi sững sờ, còn Hoa mắt nhòe đi khi nhận bài kiểm tra của mình. Tôi vô tâm nghĩ rằng chỉ là một bài kiểm thôi mà, sau giờ học mình sẽ xin lỗi nó sau. Lúc tan học, Hoa chẳng đợi tôi về cùng mà đi trước. Mấy đứa bạn cùng lớp thì thầm rằng:

- Sao hôm nay Hoa lại không học bài nhỉ, mọi khi cậu ấy chăm lắm mà.

Bây giờ, tôi mới ân hận và hiểu ra lỗi lầm của mình. Vì vô tâm mà tôi đã làm tổn thương Hoa. Chẳng biết làm gì khác, tôi vội vàng chạy đuổi theo Hoa để xin lỗi. Bắt kịp Hoa, tôi nói bằng giọng hổn hển chẳng ra hơi:

- Hoa ơi. Mình xin lỗi nhé. Tại mình mà cậu bị điểm kém.

Hoa mỉm cười dịu dàng:

- Thôi, không sao đâu, mình cũng không giận cậu nữa.

Lúc ấy, tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Nếu không sửa lỗi kịp thời, có lẽ tôi đã đánh mất một người bạn tốt như Hoa.

Mỗi lần nhớ lại kỉ niệm ấy, tôi thấy thẹn với lòng và tự dặn mình phải biết chú ý tới cảm xúc của người khác hơn, nếu không, tôi sẽ đánh mất những người luôn yêu thương và giúp đỡ tôi trong cuộc sống.

Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài…) (mẫu 10)

Đã có ai phải tự hỏi: "Mình đã làm cho thầy cô vui hay chỉ làm thầy cô thêm mệt mỏi?". Riêng tôi, tôi chỉ là một học sinh tầm thường mà tôi đã biết bao lần làm cho cô tôi buồn. Tuy đã bao nhiêu năm, nhưng tôi không thể quên được cái lỗi lầm ấy, cái lỗi lầm tôi gây ra khiến cô buồn.

Đó là một buổi sáng đẹp trời, tôi đến lớp sớm như mọi ngày. Nhưng hôm nay, tôi vừa vào lớp thì đã thấy tụi thằng Thuận đợi sẵn. Thấy tôi, nó chạy đến vỗ lên vai tôi, nói: "Ê! Hôm nay đi muộn thế vậy?". "Tao không đi muộn, tại tụi mày đi sớm thôi"- tôi trả lời. Thuận thở dài nói tiếp: "Thôi dù sao cũng vô rồi. Buồn ghê! Hay là chúng ta tổ chức một cuộc thi vẽ đi. Và phần thưởng sẽ là một chuyến đi tham quan phòng thí nghiệm của cô Bích. Tụi mày đồng ý không?". "Có, nhưng tao không cung cấp giấy để thi đâu à nha!" - thằng Tâm tiếp lời. Tôi nói: "Tường trắng, bàn gỗ mới "tin" đây này, cần gì giấy chứ!".

Thế là cuộc thi bắt đầu. Sau vài phút căng thẳng,cả bọn buôn ra xem cái thành quả của mình. Ôi! Cái gì thế này - tôi thốt lên. Những bức hình trong thấy ghê. Thế là chả có thằng nào thắng cuộc. Nhưng bọn tôi vẫn quyết định đi một chuyến tham quan trong phòng thí nghiệm của cô Bích. Cả đám hì hục trèo vô phòng. Đi một vòng quanh phòng, tôi lấy một lọ nước, đổ vào một cái gì đó. Bổng dưng một tiếng nổ phát lên, cả bọn hoảng hốt bỏ chạy. Chạy một mạch ra tới bờ sông mới dám dừng lại. Tôi nói: "Thôi, quay lại học đi". Thằng Thuận ngắt lời: "Thôi đi mày. Lỡ ra đây rồi, không tắm thì uổng lắm". Thế là cả đám lao xuống sông tắm. Có thằng thì leo lên cầu, ra dáng vận động viên bơi lội rồi nhảy xuống. Tắm sông xong, chúng tôi ra đồng chơi đánh trận giả, sau đó qua nhà Ông Sáu, trốn trong vườn ổng mà ăn ổi.

Ôi! Hương ổi chín khiến chúng tôi không thể cưỡng lại. Thấm thoát đã xế chiều, chúng tôi trở về trường lấy cặp vở. Vừa tới trước cổng trường, tôi đã thấy cô Thu - cô chủ nhiệm của tôi, đã đứng đợi sẵn. Nước mắt cô rưng rưng nhìn thẳng vào hướng chúng tôi không nói gì. Tôi bước đến, cô ghì chặt lấy tay tôi thét lên trong tiếng nấc: "Em có biết hôm nay lớp chúng ta dự giờ không? Em có biết lọ chất hoá học mà em là đổ là dùng để cho buổi dự giờ hôm nay không? Chỉ vì việc làm của bọn em mà cả lớp phải bị thiệt vì buổi dự giờ hôm nay". Nói xong cô quay đi, bỏ lại trong tôi nổi nghẹn ngào khôn xiết. Bỗng thằng Thuận nói: "Thằng Minh chứ không ai vào đây. Chắc chắn nó là thằng mách với cô, hồi sáng chạy ra tao thấy nó đây mà. Để ông gặp mày,ông cho mày ốm đòn con à!". "Thôi đi, bây giờ mà mày còn nói thế nữa hả Thuận!"- tôi hét lên.

Sáng hôm sau, chúng tôi đến gặp cô xin lỗi cô một lần nữa. Lúc này cô tôi đã bớt giận rồi. Vì chúng tôi đã biết lỗi, đến xin lỗi cô Bích, lau sạch những hình vẽ ghê tởm. Cô tôi có nói "Siêu nhân vẫn là người, không ai mà không mắc lỗi, không ai là hoàn thiện tất cả. Quan trọng là làm lỗi mà có biết lỗi và sửa lỗi hay không!".

Sau kỉ niệm lần này, tôi nhận ra rất nhiều bài học bổ ích. Tôi sẽ cố gắng để bản thân ngày càng sống đẹp hơn.

Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài…) (mẫu 11)

Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng.

Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không. Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp"... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! "Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!". Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá.

Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.

Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.

"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử
Trao con ấm áp tựa nắng chiều".

Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài…) (mẫu 12)

Mỗi chúng ta khi lớn lên, đều bỏ lại đằng sau mình một thời thơ ấu biết bao kỉ niệm buồn vui lẫn lộn. Tôi vẫn nhớ những lần ham chơi quên cả giờ về, hãy những lần mải đi chơi làm mất cả chìa khóa nhà. Nhưng kỉ niệm về người anh họ của em khiến em nhớ mãi không thể nào quên.

Trong những dịp nghỉ hè, tôi thường được bố mẹ cho về quê. Tôi rất thích về quê bởi ở đó tôi có một người anh họ. Anh hơn tôi một tuổi và rất quý tôi. Mỗi lần về quê, anh thường dắt tôi đi chơi khắp nơi. Anh đi đằng trước, tôi lũn cũn chạy theo sau. Nhưng khi tôi mỏi chân, anh thường cõng tôi trên lưng chạy nhong nhong. Ngồi trên lưng anh tôi thích chí cười khanh khách. Quê tôi có bờ lau trắng xóa. Nhưng lúc đang chơi đuổi bắt, không thấy anh đâu, tôi khóc thét lên, anh từ đâu chạy đến, rắc lên đầu tôi những cánh hoa khiến tôi tròn mắt ngạc nhiên. Đặc biệt, tôi rất thích mỗi khi anh và bạn anh thi thả diều, nhìn cánh diều bay lên bầu trời cao lồng lộng, tôi không bao giờ chán. Anh chiều tôi là thế nhưng tính nhõng nhẽo của tôi đã gây nên một tai nạn. Hôm đó, anh dắt tôi đi đến nhà một người bạn. Trên đường đi, tôi bỗng nhìn thấy một cây roi quả sai vô cùng. Những quả roi chín thành từng chùm trông thật thích mắt. Tôi dừng lại và chỉ lên những chùm quả đang lấp ló trong tán lá. Tôi muốn ăn roi. Anh định trèo lên hái cho tôi. Anh đứng ngước mắt lên và lắc đầu: "Cây cao quá, anh không trèo được. Thôi, đi cùng anh ra chợ, anh sẽ mua cho em". Tôi nhất quyết "Không, em thích ăn cả chùm cơ! Ở chợ không có roi giống thế này". Dù anh thuyết phục thế nào, tôi cũng không chịu. Anh càng dỗ, tôi càng bướng và tôi đã ngồi bệt xuống đất, nước mắt bắt đầu chảy dài, tay chân đạp loạn xạ. Tôi biết, anh nhất định sẽ hái cho tôi khi thấy tôi khóc. Và quả thật, tôi đã thắng. Anh kéo tôi đứng dậy, lau nước mắt và nói: "Em nín đi, anh sẽ hái cho em chùm quả đó". Anh dắt tôi đến cổng nhà bác có cây roi, gọi cửa và tôi thấy có một bác chạy ra, anh xin phép bác cho anh được hái một chùm roi. Bác đồng ý nhưng dặn anh tôi phải cẩn thận vì cành roi rất giòn. Anh trèo lên, trèo thật cao để hái được đúng chùm roi tôi thích. Nhưng khi đang hái thì anh trượt chân, ngã nhào từ trên cây xuống. Tôi thấy anh ngã thì chạy đến hỏi: "Anh có đau không?" anh gượng cười, nói: "Anh không sao đâu. Em cứ yên tâm". Nhưng không phải thế, anh bị gãy chân...

Bố về quê, biết anh bị gãy chân vì tôi. Bố đã mắng tôi nhưng anh lại nói với bố: "Tất cả là tại cháu, chú đừng mắng em kẻo nó sợ". Dù tôi có gây ra chuyện gì, anh cũng luôn che chở cho tôi. Anh là người anh tuyệt vời của tôi. Kỷ niệm đó mỗi khi nghĩ lại, tôi lại thấy cay cay nơi sống mũi.

Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài…) (mẫu 13)

Khi còn nhỏ, em đã từng nói dối ông nội – người mà em kính trọng nhất. Mặc dù câu chuyện đã lùi vào quá khứ nhưng mỗi khi nghĩ lại, em vẫn cảm thấy áy náy và có lỗi với ông.

Năm em học lớp 4, trong lớp em mỗi bạn đều có một bộ đồ chơi riêng để đem đến lớp khoe với nhau, bạn thì có bộ ghép hình, bạn thì có búp bê công chúa với tủ quần áo nhỏ xinh, bạn thì có gấu bông, ... Nhưng món đồ chơi em đặc biệt thích chính là những hộp slime. Trong hộp sẽ có nhiều ngăn nhỏ, mỗi ngăn lại có slime dẻo với nhiều màu sắc khác nhau. Thỉnh thoảng em có mượn được của các bạn để chơi, em có thể chơi với nó cả ngày mà không thấy chán. Em thật sự muốn có một hộp slime như thế cho riêng mình. Em quyết định phải về nhà xin tiền mẹ để mua bằng được món đồ mình thích. Thế nhưng, khi nghe em đòi mua, mẹ em đã phản đối ngay:

- Chơi slime không tốt cho sức khỏe đâu con ạ. Con có biết trong đó có bao nhiêu chất độc hại không. Hơn thế nữa, nếu con có đồ chơi rồi con chỉ mải chơi thôi, không tập trung vào học hành được!

Lúc đó em thấy vừa buồn vừa uất ức, em còn nghĩ bụng: “Chắc vì mẹ không muốn mua cho em nên mới nói như vậy. Đồ chơi thì làm gì có chuyện gây độc hại đến sức khỏe chứ”. Từ hôm đó, em trăn trở mãi về việc này. Em cũng không có tiền tiêu vặt như những bạn khác nên không biết làm thế nào để tự mua đồ chơi cho mình. Em chợt nghĩ đến việc xin tiền ông nội để mua đồ chơi. Trong nhà, ông luôn là người cưng chiều em nhất. Thế nhưng nếu nói mua slime chắc chắn ông cũng sẽ phản đối như mẹ thôi. Em quyết định sẽ nói dối ông là xin tiền đi nộp tiền ủng hộ các bạn học sinh nghèo.

Chiều hôm ấy, khi thấy ông đang chăm mấy chậu cây cảnh ngoài ban công em liền chạy ra đấy để trò chuyện với ông như mọi ngày. Lúc đó em cứ đắn đo mãi không biết có nên thực hiện ý định của mình không. Sau một hồi suy nghĩ, em quyết định nói dối ông. Vì nghĩ em dùng tiền đó đi ủng hộ các bạn khó khăn nên ông em không hỏi thêm mà chỉ xoa đầu em đầy trìu mến.

Khi được ông cho tiền, em không nghĩ ngợi gì thêm, chỉ nghĩ đến việc ngày mai có đồ chơi em vui lắm. Hôm sau, em chạy ngay ra tạp hóa ở cổng trường mua ngay một bồ đồ chơi em khát khao bấy lâu. Hôm đó đi học về, em thấy ông đang ngồi chơi cờ và trò chuyện với ông cụ hàng xóm. Trong câu chuyện em nghe thấy ông nhắc đến em một cách đầy tự hào:

- Con bé nó ngoan lắm ông ạ, còn nhỏ mà biết quan tâm đến người khác, hôm trước cháu còn xin tiền để ủng hộ các bạn có hoàn cảnh khó khăn cơ.

Khi nghe xong lời khen của ông em thấy xấu hổ vô cùng, mình thật không xứng đáng với niềm tin, niềm tự hào ông dành cho mình. Cầm hộp slime trên tay em chẳng còn thấy thú vị như mọi khi nữa. Em ước gì thời gian có thể quay trở lại, em sẽ không nói dối ông như vậy nữa.

Lần đó em vẫn chưa đủ can đảm để thú nhận với ông vì sợ ông buồn. Dù chuyện đã xảy ra từ rất lâu nhưng em vẫn muốn cho ông và mẹ biết sự thật. Em nghĩ rằng cả hai người sẽ tha thứ cho em.

Từ hôm đó, em cất gọn hộp đồ chơi ấy vào một góc tủ. Thỉnh thoảng em lại lấy nó ra nhưng không phải để chơi mà để tự nhắc nhở mình không bao giờ được dối trá, ham chơi nữa. Em phải luôn chăm ngoan, cố gắng học tập để không phụ sự mong đợi của mọi người.

Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài…) (mẫu 14)

Cô giáo là người mẹ hiền không chỉ mang đến cho ta kiến thức mà còn luôn che chở, bảo ban, yêu thương chúng ta. Vậy mà đôi khi, chúng ta mải chơi, ham vui đã làm cho cô phiền lòng. Tôi cũng đã từng có một lần mắc phải lỗi lầm như thế với cô giáo của mình.

Cô Mai là cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi hồi lớp 4. Cô có dáng người tầm thước, nhỏ nhắn, xinh xắn và một giọng nói rất ấm áp, truyền cảm. Cô luôn coi học sinh trong lớp là những đứa con của mình. Cả lớp tôi rất quý và kính trọng cô vì cô lúc nào cũng nhiệt tình, hết mình vì học trò, chẳng quản vất vả dìu dắt, dạy dỗ chúng tôi nên người. Hồi ấy, tôi là một đứa học sinh rất nghịch ngợm, thường xuyên là kẻ cầm đầu những trò quậy phá ở lớp, cô đã không ít lần khuyên bảo tôi nhưng tôi vẫn chứng nào tật đấy. Hôm đó, nghe tin ngoài phố có tổ chức biểu diễn xiếc thú, tôi vô cùng háo hức rất muốn đi xem, liền nghĩ cách làm sao trốn khỏi trường để ra ngoài phố. Đi một mình cũng chán, tôi rủ Nam thực hiện phi vụ này cùng mình. Ban đầu, Nam còn dè dặt:

- Làm sao mà trốn ra ngoài được, cổng trường lúc nào cũng đóng, lại có bác bảo vệ nữa?

Tôi bỗng nảy ra một ý, tôi biết một lỗ hổng ở bức tường phía sau trường, chúng tôi sẽ chui qua đó để đi ra ngoài. Giờ ra chơi, nhân lúc không ai để ý, bọn tôi lẻn ra phía bức tường. Lỗ hổng không lớn lắm, Nam phải chật vật mãi mới chui được người qua. Đến lượt tôi, đang chui được nửa người thì không biết từ đâu có một bàn tay kéo tôi lại. Tôi sợ hãi phát hiện ra đó là bác bảo vệ. Bác hỏi, giọng nói giận dữ:

- Học sinh lớp nào đây? Định trốn học đi chơi à?

Tôi tái xanh mặt mày, bác giao tôi cho cô giáo chủ nhiệm. Đứng trước mặt cô, tôi như sắp khóc đến nơi. Tôi tưởng cô sẽ tức giận lắm, ai ngờ vẫn là giọng nói dịu dàng ấy:

- Các em ấy còn mải chơi, mong bác tha lỗi cho. Tôi sẽ khuyên nhủ lại các em.

Rồi cô quay sang tôi:

- Các em trốn học ra ngoài nhỡ đâu có nguy hiểm gì thì cô sẽ ăn nói sao với bố mẹ các em. Em hãy hứa lần sau không được như thế nữa.

Tôi lí nhí:

- Em xin lỗi cô ạ, em biết lỗi rồi, em sẽ không như thế nữa

Cô xoa đầu tôi và cười:

- Biết lỗi là tốt rồi.

Từ sau lần ấy, tôi càng yêu quý cô hơn. Tôi tự nhủ phải học tập thật tốt để không phụ lòng cô.

Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài…) (mẫu 15)

Tôi đã từng nghe rằng: "Ai trong đời rồi cũng phải cảm ơn những khiếm khuyết của mình". Mỗi chúng ta ai cũng từng ít nhất phạm sai lầm một lần trong đời. Những sai lầm ấy sẽ giúp bạn nhận ra hạn chế, khuyết điểm của bản thân, giúp ta có động lực tìm cách khắc phục, để chính mình ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi cũng vậy, tôi đã từng mắc rất nhiều lỗi lầm khác nhau, nhưng lần mắc lỗi với mẹ khiến tôi không thể nào quên.

Tôi còn nhớ hôm đó là kỉ niệm 15 năm ngày cưới của bố mẹ, cả nhà đã rất vui mừng, hào hứng chuẩn bị cho ngày đặc biệt này. Bố đã mua một chiếc nhẫn thật đẹp để tặng người vợ yêu quý của mình. Gia đình tôi đã có một bữa tối thật đầm ấm, hạnh phúc. Nhận món quà từ tay bố và được bố cẩn thận lồng chiếc nhẫn vào tay, mắt mẹ ánh lên niềm hạnh phúc vô hạn. Tôi cũng cảm thấy vô cùng mãn nguyện khi được chứng kiến điều đó. Chiếc nhẫn của mẹ được đính những viên đá quý lóng lánh, đẹp đẽ, ngay từ giây phút đầu tiên nhìn thấy nó tôi đã đem lòng thích thú. Tôi hỏi xin mẹ đeo thử, sau một hồi năn nỉ cuối cùng mẹ cũng nhượng bộ cho tôi đeo một chút. Đeo chiếc nhẫn trên tay, tôi chẳng muốn rời và cứ thế đeo nó cho đến sáng hôm sau, mẹ không để ý nên tôi bèn lẻn mang chiếc nhẫn quý giá ấy đến trường.

Tôi hãnh diện khoe khoang với bạn bè, ai nhìn thấy chiếc nhẫn cũng trầm trồ ghen tị, còn tôi thì sung sướng tự hào. Cả ngày hôm đó cứ thế trôi qua cho đến tối trở về nhà, mẹ kêu tôi đưa lại nhẫn cho mẹ. Tôi tiếc nuối sờ lên tay để lấy nhẫn trả mẹ. Thì, trời ơi, trên tay tôi không có gì cả, chiếc nhẫn đã biến mất đi lúc nào không hay. Tôi tái mét mặt, tay run lên bần bật, dưới nhà mẹ lại thúc giục tôi mang xuống. Tôi hoảng loạn thực sự, ngồi thụp xuống dưới đất, chân tôi mềm đi không còn đứng vững nữa. Tôi biết phải làm sao? Nói với mẹ thế nào đây? Trời ơi, sao tôi lại hậu đậu đến thế, món quà vô giá vừa được bố trao cho mẹ ngày hôm qua mà tôi lại đánh mất?....

Tôi cố gắng trấn tĩnh, lục lọi trong mớ suy nghĩ hỗn độn, hoảng loạn của mình xem nó có thể rơi ở đâu. Nhưng đầu óc tôi hoàn toàn trống rỗng. Mẹ vì thấy quá lâu nên đã chạy lên phòng, thấy tôi ngồi dưới bệt dưới nền nhà thì mẹ vội vàng chạy đến hỏi. Tôi khóc nấc, nói không nên lời:

- Mẹ ơi, con đã làm mất chiếc nhẫn bố tặng mẹ rồi? Mẹ ơi, phải làm thế nào bây giờ hả mẹ? Con xin lỗi mẹ.

Trong dòng nước mắt nhòe trên mắt tôi vẫn đủ để thấy khuôn mặt mẹ tái đi, đôi mắt trĩu buồn và những giọt nước mắt to tướng đọng lại nơi khóe mắt chỉ chực chảy xuống. Nhìn mẹ tôi lại càng ân hận, áy náy hơn. Chỉ tại tôi, tại tính cẩu thả, hay khoe khoang mà làm mất đi món quà mẹ vô cùng yêu thích. Dù có bao nhiêu lời cầu xin tôi cũng không thể xóa hết lỗi lầm tôi đã mắc với mẹ. Mẹ nhẹ nhàng ôm tôi vào lòng và động viên tôi rằng không sao đâu, rằng bố sẽ mua cho mẹ chiếc nhẫn khác. Dù nói những lời đấy nhưng tôi hiểu mẹ đã buồn biết nhường nào.

Bố biết chuyện lòng vô cùng buồn bã, bữa cơm của gia đình tôi trở nên ảm đạm hơn bao giờ hết. Nhìn bố mẹ như vậy trong lòng tôi ăn năn hơn. Tôi quyết định sau khi ăn cơm xong sẽ đi tìm chiếc nhẫn ấy về. Tôi vội vàng leo lên tầng, tìm trong cặp, trong hộp bút, trong từng quyển vở,… càng tìm tôi càng tuyệt vọng, không thấy chiếc nhẫn đâu cả. Đến lúc tôi gần như buông xuôi thì bỗng tôi thấy một ánh sáng lóe lên phía cửa nhà vệ sinh, tôi chạy vội vàng vào nhà vệ sinh thì thấy chiếc nhẫn đang nằm lăn lóc ở đó. Tôi vui sướng nhảy cẫng lên và cầm chặt chiếc nhẫn trong tay. Có lẽ trong lúc tắm, tay tôi bé hơn chiếc nhẫn nên nó đã bị rơi ra từ lúc nào mà tôi không hay biết. Tôi cầm nhẫn chạy vội vàng xuống trả lại mẹ. Nhìn thấy nó, cả mẹ và bố đều sung sướng vô cùng.

Tìm lại được chiếc nhẫn lại cho mẹ, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc, sung sướng. Đồng thời, qua lần ấy, tôi đã rút ra bài học cho bản thân. Khi mượn đồ của bất cứ ai cũng cần giữ gìn cẩn thận, trân trọng và gìn giữ nó như của chính mình.

Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài…) (mẫu 16)

Mỗi người đều đã từng mắc phải lỗi lầm trong cuộc đời. Nhưng nhờ có những lỗi lầm đó mà chúng ta có thể rút ra nhiều bài học quý giá, để bản thân ngày càng trưởng thành hơn.

Thứ sáu tuần trước, tôi cảm thấy chán học nên đã rủ Hoàng trốn học đi chơi game. Đầu giờ chiều, cả hai trốn ra cổng sau của trường. Đợi không có người, chúng tôi trèo tường để ra ngoài và đi đến quán game. Vào trong quán, tôi và Hoàng vô cùng háo hức. Để không bị người quen phát hiện, cả hai đã chọn một góc kín đáo để ngồi. Ngay lập tức, tôi bị trò chơi hấp dẫn. Không biết đã mấy tiếng trôi qua, chỉ biết tôi và Hoàng đã chơi đến quên cả thời gian.

Chỉ đến khi có một bàn tay vỗ nhẹ vào vai khiến tôi giật mình:

- Hai cháu ơi, về nhà đi. Bác sắp đóng cửa rồi.

Chúng tôi nhìn lên đồng hồ thì đã là mười giờ tối. Tôi và Hoàng trả tiền rồi ra về. Tôi vừa đạp xe trên đường, vừa nghĩ một lí do hợp lí để giải thích với bố mẹ.

Khi về đến nhà, tôi thấy bố mẹ đang ngồi ở phòng khách. Tôi cất xe đạp rồi đi vào nhà. Tôi cất tiếng chào bố mẹ nhưng không có tiếng trả lời. Một nỗi sợ hãi đang bao trùm lấy tôi. Tôi lén nhìn mẹ. Khuôn mặt lộ rõ vẻ buồn bã. Bỗng nhiên, bố liền nói:

- Chiều nay, cô giáo đã gọi điện cho bố mẹ để nói về tình hình học tập của con. Bố mẹ rất buồn khi nghe cô nói con đã trốn học.

Trong lòng tôi lúc này cảm thấy vô cùng sợ hãi, giọng nói ấp úng:

- Con… con…

Tôi quên hết những lời giải thích mà mình đã nghĩ ra trước đó. Tôi đứng im, nghĩ rằng sẽ nghe thấy lời trách mắng của bố mẹ. Nhưng không, bố chỉ nhẹ nhàng bảo tôi ngồi xuống ghế. Sau đó, bố kể cho tôi nghe về tuổi thơ của mình. Bố cũng đã từng mắc phải lỗi lầm, nhưng nhờ có sự bao dung của ông bà nội mà bố đã nhận ra được và sửa chữa để trưởng thành hơn.

Tôi lắng nghe câu chuyện mà lòng cảm thấy hối hận vô cùng. Tôi liền nói với bố mẹ:

- Con xin lỗi bố mẹ. Con hứa từ nay sẽ cố gắng học tập tốt, không ham chơi nữa.

Có ai đó đã từng nói rằng: “Nếu bạn không học hỏi được gì từ những sai lầm của mình, thật uổng phí khi bạn phạm phải sai lầm đó”. Và tôi đã học được một bài học quý giá từ sai lầm của mình.

Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài…) (mẫu 17)

Trong cuộc sống, mỗi người đều từng phạm phải sai lầm. Nhưng nhờ đó mà chúng ta rút ra được những bài học, từ đó sống tốt hơn mỗi ngày.

Đó là một kỉ niệm xảy ra khi tôi học lớp năm. Dù là con gái nhưng tính tôi lại rất nghịch ngợm. Một lần, trong giờ thể dục, tôi và nhóm bạn thân trong lớp rủ nhau trốn tiết học thể dục để ra ngoài cổng trường mua quà vặt. Nhưng không may, chúng tôi đã bị cô giáo chủ nhiệm bắt gặp. Nhưng cô không quát mắng hay trách phạt chúng tôi. Cô chỉ yêu cầu chúng tôi nhanh chóng trở lại lớp. Vào tiết sinh hoạt cuối tuần, cô chủ nhiệm đã nghiêm túc phê bình chúng tôi trước cả lớp. Cô cũng nói rằng sẽ đến gặp và trao đổi với phụ huynh. Khi đó, vì còn nhỏ nên tôi chỉ cảm thấy lo lắng, sợ hãi.

Mấy hôm sau, cô giáo đã đến nhà nói chuyện với mẹ của tôi. Sau khi cô giáo ra về, mẹ đã gọi tôi đến bên và nhắc nhở. Nhưng khi đó, tôi đã có thái độ và lời nói không lễ phép với mẹ. Tối hôm đó, bố đi làm về. Có vẻ như bố đã biết được câu chuyện xảy ra vào buổi chiều. Bố gọi tôi vào phòng đọc sách để trao đổi. Bố đã nghiêm khắc phê bình thái độ đó của tôi. Và kể lại những kỉ niệm khi tôi còn thơ ấu, mẹ đã phải thức suốt đêm để chăm sóc cho tôi ở bệnh viện khi tôi bị ốm. Những điều bố nói khiến tôi nhận ra lỗi lầm của bản thân. Sáng hôm sau, khi mẹ đi làm về, tôi ngập ngừng chạy đến ôm lấy mẹ, xin lỗi mẹ: “Mẹ ơi, con xin lỗi vì đã có thái độ vô lễ với mẹ. Con hứa từ năm sẽ chăm chỉ học tập, không ham chơi nữa ạ!”. Nước mắt tôi cứ thế rơi lúc nào chẳng hay. Mẹ cũng khóc và an ủi tôi: “Không sao đâu con. Chỉ cần con nhận ra lỗi lầm của mình là được”.

Kỉ niệm về lỗi lầm khi đó đã giúp tôi có được bài học quý giá. Tôi cũng hiểu được rằng, cho dù có thế nào. Bố mẹ cũng luôn bao dung và yêu thương tôi vô điều kiện. Lỗi lầm dù có to lớn đến đâu, thì đối với bố mẹ cũng có thể tha thứ.

Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài…) (mẫu 18)

Con người không có ai là hoàn hảo. Đôi khi, chúng ta có thể mắc sai lầm. Nhưng quan trọng là cách đối diện với lỗi lầm của bản thân, bài học rút ra được từ lỗi lầm đó.

Bản thân tôi cũng đã từng phạm phải lỗi lầm. Nhưng nó đã giúp tôi nhận ra nhiều bài học sâu sắc trong cuộc sống. Vào tiết sinh hoạt tuần trước, cô giáo bận việc nên đã yêu cầu cả lớp tự quản. Nhân cơ hội đó, chúng tôi đã rủ nhau trốn tiết để ra ngoài cổng trường chơi điện tử. Quán điện tử cách trường học không xa lắm. Nhưng vì tiết sinh hoạt vào tiết cuối của buổi chiều nên cả nhóm chẳng thấy lo lắng gì. Thật không may, có lẽ cô giáo đã tình cờ đi ngang qua con đường nên phát hiện ra cả nhóm. Cô đã yêu cầu chúng tôi nhanh chóng trở lại lớp. Ngày hôm sau, cô đã nghiêm khắc phê bình chúng tôi trước cả lớp. Và cô cũng nói rằng sẽ đến gặp và trao đổi với phụ huynh. Tôi cảm thấy rất hối hận và lo lắng.

Cuối tuần, cô giáo đã đến nhà và nói chuyện với mẹ của tôi. Tôi ở trên nhà mà thấp thỏm. Sau khi cô ra về, mẹ đã gọi tôi đến bên và nhắc nhở. Khi nghe lời nhắc nhở của mẹ, tôi lại cảm thấy tức giận, từ đó đã có những thái độ và lời nói không lễ phép với mẹ. Tôi giận dỗi mẹ suốt mấy ngày. Chỉ đến khi tôi đọc được bức thư của bố. Bố đã để thư ở trên bàn. Khi đi học về, tôi đã nhìn thấy và đọc nó. Trong thư, bố đã nghiêm khắc phê bình thái độ đó của tôi. Bố kể cho tôi nghe về mẹ. Khi còn nhỏ, tôi là một đứa trẻ rất nghịch ngợm. Một lần tôi cùng các bạn trong xóm trèo lên cây trong vườn để hái quả. Do bất cẩn, tôi đã trèo lên cây và bị ngã. Khi đó, bố lại đi công tác. Chỉ có một mình mẹ chăm sóc tôi. Mẹ đã lo cho tôi từng cái ăn, giúp tôi tắm giặt… Khi đọc xong bức thư, tôi cảm thấy rất xúc động.

Chiều hôm ấy, khi mẹ đi làm về, tôi ngập ngừng chạy đến ôm lấy mẹ, xin lỗi mẹ. Nước mắt tôi cứ thế rơi lúc nào chẳng hay. Mẹ cũng khóc và an ủi tôi. Bố vừa đi làm về thấy hai mẹ con ôm nhau khóc thì đứng nhìn chúng tôi mỉm cười. Tôi thầm cảm ơn bức thư của bố đã giúp mình nhận ra sai lầm. Kể từ hôm đó, tôi đã học hành chăm chỉ hơn. Tôi còn biết giúp đỡ mẹ những công việc nhà. Bố mẹ đã rất vui trước sự trưởng thành của tôi.

Lỗi lầm chúng ta phạm phải có thể sẽ đem đến những bài học ý nghĩa. Quan trọng, mỗi người cần biết nhận ra sai lầm, sửa sai và sống tốt đẹp hơn mỗi ngày. Bản thân tôi cũng tự hứa cố gắng để trở thành người có ích cho xã hội.

Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài…) (mẫu 19)

Mỗi người đều đã từng mắc phải lỗi lầm. Và tôi cũng như vậy. Nhưng nhờ có lỗi lầm đó mà tôi đã nhận ra một bài học quý giá cho bản thân.

Sau khi thi đỗ vào một trường cấp hai chuyên của huyện, tôi rất hãnh diện. Mọi người trong gia đình đều cảm thấy tự hào về tôi. Điều đó khiến tôi trở nên chủ quan, chểnh mảng việc học hành.

Ở lớp học, tôi quen được nhiều người bạn mới. Chúng tôi thường bày trò nghịch phá khiến các thầy cô rất tức giận. Một lần nọ, tôi đã bỏ học theo lũ bạn đi chơi. Hôm đó, chúng tôi có tiết học. Chúng tôi đã đồng loạt viết giấy phép, ngụy tạo cả chữ ký phụ huynh để lên bàn cô rồi rủ nhau đi ra suối chơi. Nhưng cô giáo đã phát hiện ra. Cô nói rằng sẽ gọi điện trao đổi với phụ huynh.

Buổi tối, tôi trở về nhà mà cảm thấy lo lắng, sợ hãi. Nhưng mẹ chẳng những không quát mắng, mà còn ân cần hỏi han tôi. Điều đó khiến tôi rất ngạc nhiên. Sau bữa cơm tối, tôi lên phòng ngồi học bài. Bỗng nhiên, tôi nghe thấy tiếng gõ cửa. Mẹ bước vào, trò chuyện với tôi. Mẹ nói rằng đã nhận được cuộc gọi từ cô giáo chủ nhiệm của tôi. Tôi lo lắng chờ nghe lời trách mắng. Nhưng mẹ lại nhẹ nhàng nói với tôi: “Mỗi đứa trẻ đều từng mắc phải sai lầm. Khi bằng tuổi con, mẹ cũng rất nghịch ngợm, khiến bà ngoại phải phiền lòng. Nhưng nhờ có sự bao dung của bà mà mẹ đã thay đổi...”. Sau đó, mẹ còn kể cho tôi nghe rất nhiều kỉ niệm về thời thơ ấu của mình. Tôi chăm chú lắng nghe lời mẹ kể.

Tôi cảm thấy hối hận về những hành động thiếu suy nghĩ của mình. Tôi ôm lấy mẹ, rồi nói lời xin lỗi. Những câu chuyện mà mẹ kể cho tôi nghe đã giúp tôi nhận ra được lỗi lầm của bản thân.

Sau lần đó, tôi đã trở nên ngoan ngoãn, chăm chỉ hơn. Hôm nay, tôi đã trở thành con ngoan, trò giỏi để mẹ luôn cảm thấy tự hào về con gái của mình.

Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài…) (mẫu 20)

Trong cuộc sống, con người thường mắc phải những sai lầm. Nhưng nhờ lỗi lầm, chúng ta sẽ nhận ra những bài học, từ đó thêm trưởng thành hơn mỗi ngày.

Em vẫn còn nhớ về một lần mắc mình mắc lỗi khi còn học lớp năm. Lần đó, lớp chúng em có một bài kiểm tra nhỏ để tuyển chọn ra các bạn học sinh tham dự cuộc thi “Rung chuông vàng” của trường. Đây là cuộc thi rất bổ ích, thú vị mà bất cứ bạn học sinh nào cũng muốn tham gia. Nhưng mỗi lớp chỉ có tối đa mười bạn được tham gia. Vì vậy, cô giáo đã yêu cầu chúng em ôn tập để làm một bài kiểm tra tuyển chọn. Bài kiểm tra tổng hợp với các câu hỏi của môn Tiếng Việt, Toán và Tiếng Anh. Trước đó, em đã chuẩn bị rất nhiều cho bài kiểm tra. Nhưng chủ yếu là những câu hỏi khó mà cô giáo đã cho ôn. Còn những câu hỏi dễ thì em nghĩ rằng chỉ cần đến trước hôm thi sẽ xem lại là nhớ.

Nhưng do mải chơi, em đã không ôn lại bài. Đến buổi kiểm tra, em đã không làm được những câu hỏi đơn giản. Chính vì vậy, em đã nhờ bạn Lan giúp đỡ. Lan đã nhắc bài cho em. Nhưng không may, cô giáo đã phát hiện ra điều đó. Cô đã nhắc nhở chúng em. Sau đó, em đã tự hoàn thành bài thi của mình. Cuối giờ kiểm tra, cô yêu cầu em và Lan ở lại nói chuyện với cô. Cô nói với em rằng cô rất thất vọng khi em không tự giác làm bài. Sau khi nghe những lời cô giáo nói, em cảm thấy vô cùng hối hận. Bài kiểm tra của em cũng không đạt được kết quả cao.

Lỗi lầm lần đó đã khiến em mất đi cơ hội tham gia cuộc thi “Rung chuông vàng”. Em cũng đã nhận ra được bài học của sự chủ quan, cũng như trung thực trong thi cử. Kể từ đó, em cố gắng chăm chỉ học tập hơn. Em tin rằng bản thân sẽ trở thành một người có ích trong tương lai.

Mỗi một lỗi lầm đều sẽ khiến chúng ta thêm trưởng thành hơn. Nhưng quan trọng, mỗi người cần biết nhận lỗi và sửa lỗi để hoàn thiện bản thân.

Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài…) (mẫu 21)

Lỗi lầm sẽ giúp con người học được những bài học có giá trị. Và mỗi người chắc hẳn đều đã từng mắc lỗi trong cuộc đời. Nhưng chính nhờ vậy, chúng ta sẽ trưởng thành hơn.

Tôi vẫn có nhớ sự việc xảy ra khi tôi học lớp năm. Hôm đó là chủ nhật, tôi đến nhà Hà Anh - người bạn thân nhất của mình chơi. Lúc tôi sang nhà, Hà Anh đang tưới cây giúp ông nội. Bởi vậy, tôi đã lên phòng ngồi đợi bạn. Căn phòng vô cùng quen thuộc với một người bạn thân như tôi. Tôi ngồi vào bàn học, tìm trên giá sách một cuốn truyện để đọc. Bỗng nhiên, tôi thấy một cuốn sổ tay, liền tò mò lấy ra xem. Thì ra đó là nhật kí của Hà Anh. Tranh thủ khi Hà Anh chưa lên, tôi lén mở cuốn nhật ký ra đọc. Vì quá chăm chú đọc mà tôi không biết rằng Hà Anh đang đứng trước cửa.

Bỗng nhiên, tôi nghe tiếng nói của Hà Anh vang lên:

- Sao cậu lại đọc trộm nhật ký của tớ?

Tôi vội vã gấp quyển nhật kí lại, đặt xuống bàn. Rồi quay lại thì thấy khuôn mặt Hà Anh đang rất tức giận. Tôi ấp úng:

- Tớ… xin… lỗi…

Chưa kịp nói hết câu thì Hà Anh đã đi xuống nhà. Tôi cảm thấy vô cùng hối hận. Tôi rất muốn nói lời xin lỗi, nhưng khi xuống dưới nhà thì không thấy Hà Anh đâu. Bởi vậy, tôi đành chào bố mẹ của Hà Anh rồi ra về.

Về đến nhà, tôi lấy hết dũng cảm gọi điện cho Hà Anh để xin lỗi. Nhưng mẹ của bạn nói Hà Anh không muốn nghe máy. Tôi vô cùng lo lắng, tự nhủ ngày mai sẽ đến xin lỗi Hà. Sáng hôm sau, tôi đến thật sớm. Khi nhìn thấy bạn, tôi đã chạy đến:

- Hà Anh ơi, cho tớ xin lỗi cậu nhé!

- Minh này, tớ cũng xin lỗi vì hôm qua đã quát bạn nhé!

- Không đâu, tớ đã có lỗi khi đọc trộm nhật ký của cậu. Ai cũng có quyền tức giận khi gặp phải tình huống này. Tớ mong chúng ta vẫn sẽ là bạn tốt của nhau.

Hà Anh mỉm cười nhìn em:

- Ừ, vậy chúng mình làm hòa nhé?

Tôi và Hà Anh vui vẻ bắt tay nhau làm hòa. Từ đó trở đi, chúng tôi càng trở nên thân thiết hơn.

Lỗi lầm này giúp đã tôi nhận ra bài học cần phải tôn trọng sự riêng tư của mọi người, đặc biệt là đối với những người bạn.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 5 hay, chọn lọc khác:

Kể một câu chuyện thể hiện lòng biết ơn của em với Thầy Cô

Kể lại một câu chuyện về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết

Kể về chuyến đi dã ngoại thú vị nhất của em

Kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự an ninh nơi làng xóm

Kể chuyện về những tấm gương sống làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh

1 8,075 17/01/2024