TOP 15 câu Trắc nghiệm Địa Lí 10 Ôn tập chương 8 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Địa lí dân cư

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 Bài Ôn tập chương 8: Địa lí dân cư có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 10.

1 1,427 03/01/2024
Tải về


Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài Ôn tập chương 8: Địa lí dân cư - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Các nhân tố nào sau đây có tác động mạnh mẽ đến cơ cấu theo lao động?

A. Cơ cấu kinh tế theo ngành và theo thành phần.

B. Cơ cấu theo tuổi và cơ cấu kinh tế theo ngành.

C. Cơ cấu theo tuổi và cơ cấu kinh tế thành phần.

D. Cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ.

Đáp án: B

Giải thích: Cơ cấu dân số theo lao động là tương quan tỉ lệ giữa các bộ phận lao động trong tổng số lao động xã hội. Cơ cấu dân số theo lao động cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế -> Các nhân tố có tác động mạnh mẽ đến cơ cấu theo lao động là cơ cấu theo tuổi và cơ cấu kinh tế theo ngành.

Câu 2. Cơ cấu dân số hoạt động theo khu vực kinh tế có sự thay đổi theo hướng

A. tăng tỉ trọng lao động khu vực II, III.

B. giảm tỉ trọng lao động khu vực II, III.

C. giảm tỉ lao động trọng khu vực I, II.

D. tăng tỉ trọng lao động khu vực I, III.

Đáp án: A

Giải thích: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế -> Cơ cấu dân số hoạt động theo khu vực kinh tế có sự thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng lao động khu vực II, III và giảm tỉ trọng lao động khu vực I.

Câu 3. Nhân tố làm cho tỉ suất tử thô trên thế giới tăng không phải là

A. chiến tranh ở nhiều nước.

B. Tiến bộ của y tế, giáo dục.

C. phong tục tập quán lạc hậu.

D. thiên tai ngày càng nhiều.

Đáp án: B

Giải thích: Y tế và khoa học kĩ thuật phát triển giúp nhiều ca bệnh được chữa khỏi, đẩy lùi bệnh tật làm giảm tỉ lệ tử. Như vậy, sự tiến bộ về mặt y tế và khoa học kĩ thuật không phải là nhân tố nào làm cho tỉ suất tử thô trên thế giới tăng.

Câu 4. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tỉ suất tử thô trên thế giới có xu hướng giảm là

A. tiến bộ về phòng chống các loại dịch bệnh, thiên tai.

B. sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, nông nghiệp.

C. điều kiện sống, mức sống và thu nhập được cải thiện.

D. hoà bình thế giới đảm bảo và nhiều nước phát triển.

Đáp án: C

Giải thích: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tỉ suất tử thô trên thế giới có xu hướng giảm là do điều kiện sống, mức sống và thu nhập được cải thiện, tuổi thọ được nâng lên, nhiều dịch bệnh được kiểm soát, sức khỏe được cải thiện.

Câu 5. Hoạt động kinh tế nào sau đây không thuộc khu vực I?

A. Ngư nghiệp.

B. Công nghiệp.

C. Lâm nghiệp.

D. Nông nghiệp.

Đáp án: B

Giải thích: Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế là sự phân chia hoạt động kinh tế của dân số theo ba khu vực: khu vực I (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản); khu vực II (công nghiệp, xây dựng); khu vực III (dịch vụ).

Câu 6. Nguyên nhân nào sau đây có tính quyết định đến phân bố dân cư?

A. Tính chất của ngành sản xuất.

B. Các điều kiện của tự nhiên.

C. Lịch sử khai thác lãnh thổ.

D. Trình độ phát triển sản xuất.

Đáp án: D

Giải thích: Các nhân tố kinh tế - xã hội có tác động quyết định đến phân bố dân cư, đặc biệt là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất của nền kinh tế. Những khu vực có kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng tốt, lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời,... là những nơi đông dân và ngược lại.

Câu 7. Nhân tố nào sau đây làm cho vùng Xibia của Nga dân ít, mật độ dân số rất thấp?

A. Núi cao.

B. Rừng rậm.

C. Băng tuyết.

D. Hoang mạc.

Đáp án: C

Giải thích: Nguyên nhân làm cho vùng Xibia của Nga dân ít, mật độ dân số rất thấp chủ yếu là do đây là vùng có băng tuyết bao phủ quanh năm nên thời tiết băng giá, khắc nghiệt.

Câu 8. Dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực nào sau đây?

A. Các trục giao thông.

B. Đồng bằng, trung du.

C. Ven biển, ven sông.

D. Hoang mạc, hải đảo.

Đáp án: D

Giải thích: Những nơi có điều kiện sống thuận lợi như gần các trục giao thông lớn, ven biển, các con sông lớn, vùng đồng bằng,… dân cư tập trung đông. Những khu vực vùng núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo đi lại khó khăn hoặc vùng cực, vùng hoang mạc,… khí hậu khắc nghiệt thường có mật độ dân số thấp.

Câu 9. Đặc trưng nào sau đây không đúng với các nước có cơ cấu dân số già?

A. Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi thấp, tiếp tục giảm.

B. Thiếu lao động, nguy cơ suy giảm dân số.

C. Tỉ suất sinh giảm, tuổi thọ trung bình cao.

D. Tỉ lệ phụ thuộc cao, gia tăng tự nhiên tăng.

Đáp án: D

Giải thích: Cơ cấu dân số già: Tỉ suất sinh giảm, tuổi thọ trung bình cao, số người trong độ tuổi lao động thấp, đặc biệt là số trẻ em ít hơn => Giảm bớt sức ép lên các vấn đề y tế, giáo dục, việc làm,… => Tỉ lệ phụ thuộc cao (số người dưới độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động cao), gia tăng tự nhiên tăng không phải là đặc trưng các nước có cơ cấu dân số già.

Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu vùng Đông Bắc Hoa Kì tập trung đông dân cư là do

A. điều kiện tự nhiên thuận lợi, giàu khoáng sản.

B. hoạt động nông nghiệp phát triển rất nhanh.

C. di dân từ phía Nam, bờ Thái Bình Dương lên.

D. có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất.

Đáp án: D

Giải thích: Vùng Đông Bắc Hoa Kì tập trung đông dân cư là do lịch sử khai thác lãnh thổ sớm nhất của Hoa Kì cùng với đó Đông Bắc Hoa Kì là vùng có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi và có ngành công nghiệp phát triển nhanh.

Câu 11. Mức gia tăng tự nhiên dân số cao khi

A. tỉ suất tử thấp, tỉ suất sinh cao.

B. tỉ suất tử cao, tỉ suất sinh thấp.

C. tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử cao.

D. tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử thấp.

Đáp án: A

Giải thích: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô => Mức gia tăng tự nhiên dân số cao khi tỉ suất tử thấp, tỉ suất sinh cao và ngược lại mức gia tăng tự nhiên dân số thấp khi tỉ suất tử cao, tỉ suất sinh thấp.

Câu 12. Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với

A. số người già trong xã hội cùng thời điểm.

B. dân số từ 14 - 54 tuổi ở cùng thời điểm.

C. dân số trung bình ở cùng thời điểm.

D. số trẻ em sinh ra ở cùng thời điểm.

Đáp án: C

Giải thích: Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm.

Câu 13. Nguyên nhân chủ yếu những thập thế kỉ trước đây dân số thế giới tăng chậm do

A. dịch bệnh, thiên tai, tỉ lệ sinh thấp.

B. chiến tranh, dịch bệnh và y tế kém.

C. dịch bệnh, đói kém và chiến tranh.

D. thiên tai, chiến tranh và dịch bệnh.

Đáp án: C

Giải thích: Trong nhiều thế kỉ trước, dân số thế giới tăng hết sức chậm. Nguyên nhân chủ yếu là do dịch bệnh, đói kém và chiến tranh.

Câu 14. Nhân tố làm cho tỉ suất sinh thấp không phải là

A. mức sống người dân cao.

B. chính sách dân số hợp lí.

C. kinh tế - xã hội phát triển.

D. phong tục tập quán lạc hậu.

Đáp án: D

Giải thích: Phong tục tập quán lạc hậu, đặc biệt là tư tưởng “trời sinh voi trời sinh cỏ” ở các vùng nông thôn và miền núi, bên cạnh đó là sự hiểu biết về các biện pháp tránh thai còn hạn chế và lạc hậu đã dẫn đến tỉ lệ sinh ở các khu vực nông thôn, miền núi còn cao => Phong tục tập quán lạc hậu là một trong những yếu tố khiến cho tỉ suất sinh cao.

Câu 15. Thành phần nào sau đây thuộc vào nhóm hoạt động kinh tế?

A. Học sinh.

B. Nội trợ.

C. Thất nghiệp.

D. Sinh viên.

Đáp án: C

Giải thích:

- Dân số hoạt động kinh tế: người có việc làm ổn định hoặc tạm thời, người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm (đang thất nghiệp).

- Dân số không hoạt động kinh tế (học sinh, sinh viên, nội trợ,...) hoặc phân chia số lao động hoạt động trong ba khu vực kinh tế (nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; công nghiệp và xây dựng, dịch vụ).

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 23: Các nguồn lực phát triển kinh tế

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 24: Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Ôn tập chương 9: Nguồn lực phát triển kinh tế, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 25: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 26: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

1 1,427 03/01/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: