TOP 15 câu Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 21 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Phân bố dân cư và đô thị

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 Bài 21: Phân bố dân cư và đô thị có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 21.

1 4130 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 21: Phân bố dân cư và đô thị - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Số lượng các siêu đô thị tăng nhanh nhất ở nhóm nước nào sau đây?

A. Đang phát triển.

B. Kém phát triển.

C. Phát triển.

D. Xuất khẩu dầu mỏ.

Đáp án: A

Giải thích: Số lượng các siêu đô thị tăng nhanh nhất ở nhóm các nước đang phát triển chủ yếu do tăng dân số từ các luồng nhập cư từ nông thông và đô thị tìm kiếm việc làm, làm việc,...

Câu 2. Đô thị hoá là quá trình kinh tế - xã hội được biểu hiện là

A. tăng số lượng thành phố, thay đổi kinh tế, thu hút dân cư lao động.

B. tăng số lượng thành phố, tăng tỷ lệ thị dân, thu hút dân cư lao động.

C. tăng lượng thành phố, tăng tỷ lệ thị dân, phổ biến lối sống thành thị.

D. tăng tỷ lệ thị dân, thay đổi nền kinh tế, phổ biến lối sống thành thị.

Đáp án: C

Giải thích: Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các đặc điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

Câu 3. Chức năng hoạt động kinh tế ở đô thị chủ yếu là

A. dịch vụ, xây dựng, thủ công nghiệp.

B. nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

C. dịch vụ, công nghiệp và xây dựng.

D. công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Đáp án: C

Giải thích: Chức năng hoạt động kinh tế chủ yếu ở các đô thị là dịch vụ, công nghiệp và xây dựng.

Câu 4. Hoạt động kinh tế chủ yếu ở đô thị là sản xuất

A. ngư nghiệp.

B. ngư nghiệp.

C. công nghiệp.

D. nông nghiệp.

Đáp án: C

Giải thích: Ở các đô thị hình thức tổ chức sinh sống chú yếu dựa vào hoạt động kinh tế sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

Câu 5. Những khu vực có dân cư tập trung đông đúc trên thế giới là

A. Bắc Phi, Nam Cực, Đông Á.

B. Tây Âu, Bắc Mĩ, Tây Á.

C. Đông Nam Á, Bắc Mĩ, Nam Mĩ.

D. Tây Âu, Đông Á, Ca ri bê.

Đáp án: D

Giải thích: Phân bố dân cư không đều trong không gian, dân cư tập trung đông đúc ở các khu vực (người/km2): Tây Âu (169), Nam Âu (115), Ca ri bê (166), Đông Á (131), Đông Nam Á (124),...

Câu 6. Tỉ trọng dân cư của châu lục nào có xu hướng giảm?

A. Châu Á.

B. Châu Âu.

C. Châu Mĩ.

D. Châu Đại Dương.

Đáp án: B

Giải thích: Sự biến động về tỉ trọng dân cư ở các châu lục: Tỉ trọng dân cư ở châu Mĩ, châu Á, châu Đại Dương tăng; Tỉ trọng dân cư ở châu Âu, châu Phi giảm => Tỉ trọng dân cư của châu Âu có xu hướng giảm.

Câu 7. Quá trình đô thị hóa trên thế giới có đặc điểm nào sau đây?

A. Thất nghiệp ở đô thị và nông thôn ngày càng tăng.

B. Phổ biến các hoạt động sản xuất nông - lâm - ngư.

C. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn, cực lớn.

D. Tỉ lệ người sống ở vùng nông thôn ngày càng tăng.

Đáp án: C

Giải thích: Đặc điểm của đô thị hóa trên thế giới là: sự gia tăng nhanh chóng tỉ lệ người sống trong các đô thị (trong khi tỉ lệ người sống ở nông thôn có xu hướng giảm), dân cư tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và cực lớn hình thành nên các siêu đô thị (Bắc Kinh, Tô-ki-ô, Luân Đôn,...).

Câu 8. Đô thị hóa tự phát không gây ra hậu quả nào sau đây?

A. Ô nhiễm môi trường: nước, không khí.

B. Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị.

C. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

D. Ách tắc giao thông đô thị, nhiều bụi.

Đáp án: C

Giải thích: Đô thị hóa tự phát không có sự quản lí của nhà nước đã gây ra nhiều vấn đề xấu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội như: ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông đô thị do dân số quá đông, nhu cầu việc làm của người lao động lớn trong điều kiện kinh tế chậm phát triển cũng gia tăng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị. Đây là những hậu quả của đô thị hóa tự phát.

Câu 9. Đô thị hoá tác động những mặt tích cực nào?

A. Tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi phân bố dân cư.

B. Chuyển dịch chức năng kinh tế, thay đổi phân bố dân cư, phổ biến lối sống thành thị.

C. Xuất hiện các đô thị lớn, tăng thêm chức năng kinh tế, phổ biến lối sống thành thị.

D. Thay đổi kiến trúc đô thị, xoá bỏ lối sống nông thôn, chuyển dịch chức năng kinh tế.

Đáp án: A

Giải thích: Đô thị hoá không những góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động mà còn làm thay đổi phân bố dân cư, lao động, quá trình sinh tử và hôn nhân đô thị,...

Câu 10. Chức năng hoạt động kinh tế ở thành thị

A. công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

B. công nghiệp, thủ công nghiệp.

C. dịch vụ, xây dựng, thủ công nghiệp.

D. dịch vụ, công nghiệp, xây dựng.

Đáp án: D

Giải thích: Chức năng hoạt động kinh tế ở thành thị là dịch vụ, công nghiệp, xây dựng.

Câu 11. Châu lục nào sau đây có tỉ trọng nhỏ nhất trong dân cư toàn thế giới?

A. Phi.

B. Mĩ.

C. Đại dương.

D. Âu.

Đáp án: C

Giải thích: Châu lục có tỉ trọng lớn nhất trong dân cư toàn thế giới là châu Á và châu lục có tỉ trọng nhỏ nhất trong dân cư toàn thế giới là châu Đại Dương.

Câu 12. Sự phát triển nhanh chóng các siêu đô thị ở các nước đang phát triển gắn liền với

A. sự phát triển mạnh mẽ nền sản xuất công nghiệp và hạ tầng các đô thị.

B. chính sách phân bố lại dân cư, lao động của các nước, thu hút nhân tài.

C. gia tăng dân số tự nhiên, sự phân bố các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

D. gia tăng dân số nhanh và tình trạng di cư ồ ạt từ nông thôn đến đô thị.

Đáp án: D

Giải thích: Các siêu đô thị ở nhóm nước đang phát triển gắn liền với quá trình gia tăng dân số và tình trạng di cư ồ ạt từ nông thôn đến thành thị tìm việc làm, định cư.

Câu 13. Nhân tố nào sau đây tác động trực tiếp đến sự mở rộng phạm vi phân bố của dân cư trên Trái Đất?

A. Tiến bộ khoa học kĩ thuật.

B. Tài nguyên thiên nhiên.

C. Chính sách phân bố dân cư.

D. Gia tăng dân số quá mức.

Đáp án: A

Giải thích: Ngày nay, con người đã có nhiều thành tựu trong nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật phục vụ đời sống, phát triển kinh tế. Chính những tiến bộ khoa học, kĩ thuật đã mở rộng phạm vi phân bố dân cư trên Trái Đất. Ví dụ: Ngày trước ở các vùng sa mạc rất ít người sinh sống như hiện nay nhờ kĩ thuật khoan sâu, có thể lấy được nước ở độ sâu lớn nên bắt đầu có người sinh sống,…

Câu 14. Sự phân bố dân cư được định nghĩa là

A. sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ, không phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu xã hội.

B. sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ không cố định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu xã hội.

C. sự sắp xếp dân số do chính quyền chỉ đạo trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu xã hội.

D. sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu xã hội.

Đáp án: D

Giải thích: Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội.

Câu 15. Hoạt động có tác động trực tiếp đến việc phát triển đô thị hóa là

A. công nghiệp.

B. giao thông vận tải.

C. du lịch.

D. thương mại.

Đáp án: A

Giải thích: Hoạt động có tác động trực tiếp đến việc phát triển đô thị hóa là các hoạt động của ngành công nghiệp.

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Ôn tập chương 8: Địa lí dân cư

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 23: Các nguồn lực phát triển kinh tế

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 24: Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Ôn tập chương 9: Nguồn lực phát triển kinh tế, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 25: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

1 4130 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: