TOP 15 câu Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 8 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 Bài 8: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 8.

1 8,004 03/01/2024
Tải về


Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 8: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Từ xích đạo về cực có

A. góc chiếu của tia bức xạ mặt trời tăng, nhiệt độ hạ thấp.

B. nhiệt độ hạ thấp, biên độ nhiệt độ trung bình năm giảm.

C. biên độ nhiệt độ năm tăng, nhiệt độ trung bình năm tăng.

D. nhiệt độ trung bình năm giảm, biên độ nhiệt độ năm tăng.

Đáp án: D

Giải thích: Từ xích đạo về cực có nhiệt độ trung bình năm giảm, biên độ nhiệt độ năm tăng do ảnh hưởng của độ lớn góc nhập xạ, thời gian chiếu sáng và tính chất mặt đệm (lục địa hay đại dương).

Câu 2. Khối khí nào sau đây không phân biệt thành kiểu lục địa và kiểu hải dương?

A. Xích đạo.

B. Ôn đới.

C. Chí tuyến.

D. Cực.

Đáp án: A

Giải thích: Ở khu vực Xích đạo nóng ẩm quanh năm nên khối khí Xích đạo không phân biệt thành kiểu lục địa và kiểu hải dương.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng với sự phân bố nhiệt độ không khí theo địa hình?

A. Nhiệt độ sườn dốc cao hơn sườn thoải.

B. Nhiệt độ thay đổi theo các hướng sườn.

C. Càng lên cao, biên độ nhiệt độ càng lớn.

D. Càng lên cao hơn, nhiệt độ càng giảm.

Đáp án: C

Giải thích: Độ cao, độ dốc, hường sườn núi và hình thái địa hình đều có tác động đến sự thay đổi của nhiệt độ. Càng lên cao, không khí càng loãng, bức xạ nhiệt của mặt đất càng mạnh nên nhiệt độ càng giảm. Lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0,60C. Sườn phơi nắng có nhiệt độ cao hơn sườn khuất nắng. Địa hình cao, thoáng gió có biên độ nhiệt độ ngày đêm nhỏ hơn so với địa hình thấp trũng, khuất gió.

Câu 4. Frông là mặt ngăn cách giữa hai

A. khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.

B. khu vực cao áp khác biệt nhau về trị số áp.

C. dòng biển nóng và lạnh ngược hướng nhau.

D. tầng khí quyển khác biệt nhau về tính chất.

Đáp án: A

Giải thích: Frông là bề mặt tiếp xúc giữa hai khối khí có nguồn gốc khác nhau và khác biệt về tính chất vật lí. Trên mỗi bán cầu có hai frông căn bản: frông địa cực (FA), frông ôn đới (FP). Giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo khi tiếp xúc với nhau không tạo ra frông thường xuyên và liên tục mà chỉ tạo thành dải hội tụ nhiệt đới do chúng đều nóng và thường xuyên có cùng một chế độ gió.

Câu 5. Nguồn bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất phân bố lớn nhất ở

A. bề mặt Trái Đất hấp thụ.

B. phản hồi của băng tuyết.

C. các tầng khí quyển hấp thụ.

D. phản hồi vào không gian.

Đáp án: A

Giải thích: Nguồn bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất phân bố lớn nhất ở bề mặt Trái Đất hấp thụ.

Câu 6. Nhiệt độ trung bình năm thấp nhất ở

A. bán cầu Tây.

B. bán cầu Đông.

C. lục địa.

D. đại dương.

Đáp án: C

Giải thích: Do sự hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt của đất nhanh hơn nước nên đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn. Đất hấp thu nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn. Nước hấp thụ nhiệt chậm hơn nhưng tỏa nhiệt cũng chậm hơn -> Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất ở lục địa.

Câu 7. Dải hội tụ nhiệt đới được tạo thành ở khu vực

A. cực.

B. ôn đới.

C. chí tuyến.

D. xích đạo.

Đáp án: D

Giải thích: Dải hội tụ nhiệt đới được tạo thành ở khu vực xích đạo do sự tiếp xúc của khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo.

Câu 8. Không khí ở tầng đối lưu bị đốt nóng chủ yếu do nhiệt của

A. lớp man ti trên.

B. lớp vỏ Trái Đất.

C. bức xạ mặt trời.

D. bức xạ mặt đất.

Đáp án: D

Giải thích: Không khí ở tầng đối lưu bị đốt nóng chủ yếu do nhiệt của bức xạ mặt đất.

Câu 9. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở

A. bán cầu Tây.

B. đại dương.

C. bán cầu Đông.

D. lục địa.

Đáp án: D

Giải thích: Do sự hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt của đất nhanh hơn nước nên đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn. Đất hấp thu nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn. Nước hấp thụ nhiệt chậm hơn nhưng tỏa nhiệt cũng chậm hơn -> Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất ở lục địa.

Câu 10. Nhiệt độ không khí không thay đổi theo

A. độ cao địa hình.

B. hướng dãy núi.

C. độ dốc địa hình.

D. hướng sườn núi.

Đáp án: B

Giải thích: Độ cao, độ dốc, hường sườn núi và hình thái địa hình đều có tác động đến sự thay đổi của nhiệt độ. Càng lên cao, không khí càng loãng, bức xạ nhiệt của mặt đất càng mạnh nên nhiệt độ càng giảm.

Câu 11. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở

A. xích đạo.

B. chí tuyến.

C. cực.

D. vòng cực.

Đáp án: B

Giải thích: Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở chí tuyến, thấp nhất ở vùng cực.

Câu 12. Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho mặt đất là năng lượng của

A. thạch quyển.

B. lớp manti trên.

C. lớp vỏ lục địa.

D. bức xạ mặt trời.

Đáp án: D

Giải thích: Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho mặt đất là năng lượng của bức xạ mặt trời.

Câu 13. Frông địa cực (FA) là mặt ngăn cách giữa hai khối khí

A. ôn đới và cực.

B. xích đạo và chí tuyến.

C. cực và xích đạo.

D. chí tuyến và ôn đới.

Đáp án: A

Giải thích: Frông địa cực (FA) là mặt ngăn cách giữa hai khối khí ôn đới và cực.

Câu 14. Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm vì

A. không khí càng loãng, bức xạ mặt đất càng mạnh.

B. bức xạ mặt đất càng mạnh, mật độ khí càng đậm.

C. bức xạ mặt đất càng yếu, không khí càng loãng.

D. mật độ khí càng đậm, bức xạ mặt đất càng yếu.

Đáp án: A

Giải thích: Càng lên cao, không khí càng loãng, bức xạ nhiệt của mặt đất càng mạnh nên nhiệt độ càng giảm. Lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0,60C. Sườn phơi nắng có nhiệt độ cao hơn sườn khuất nắng.

Câu 15. Nhân tố nào sau đây không có tác động nhiều đến sự phân bố nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất?

A. Tính chất mặt đệm.

B. Độ lớn góc nhập xạ.

C. Độ che phủ thực vật.

D. Thời gian chiếu sáng.

Đáp án: C

Giải thích: Các nhân hân tố có tác động nhiều đến sự phân bố nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất là độ lớn góc nhập xạ, thời gian chiếu sáng và tính chất mặt đệm (lục địa hay đại dương)

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 9: Khí áp và gió

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 10: Mưa

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Ôn tập chương 4: Khí quyển

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 12: Thủy quyển, nước trên lục địa

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 13: Nước biển và đại dương

1 8,004 03/01/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: