TOP 15 câu Trắc nghiệm Địa Lí 10 Ôn tập chương 4 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Khí quyển
Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 Bài Ôn tập chương 4: Khí quyển có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 10.
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài Ôn tập chương 4: Khí quyển - Chân trời sáng tạo
Câu 1. Đặc điểm của khối khí chí tuyến là
A. lạnh.
B. rất nóng.
C. rất lạnh.
D. nóng ẩm.
Đáp án: B
Giải thích: Ở lớp không khí gần mặt đất của tầng đối lưu, mỗi bán cầu từ phía cực về Xích đạo được chia thành bốn khối khí chính, có tính chất khác nhau: khối khí cực (A) rất lạnh, khối khí ôn đới (P) lạnh, khối khí chí tuyến (T) rất nóng và khối khí xích đạo (E) nóng ẩm.
Câu 2. Nơi nào sau đây có mưa ít?
A. Nơi có frông hoạt động nhiều.
B. Nơi có dòng biển nóng đi qua.
C. Nơi có dòng biển lạnh đi qua.
D. Nơi có dải hội tụ nhiệt đới.
Đáp án: C
Giải thích: Cùng nằm ven bờ đại dương, nhưng nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều. Nơi có dòng biển lạnh chảy qua thì mưa ít.
Câu 3. Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ
A. các khu áp cao cận nhiệt đới về áp thấp ôn đới.
B. các khu áp cao cận nhiệt đới về áp thấp xích đạo.
C. các áp cao chí tuyến Bắc về áp thấp ôn đới.
D. các áp cao chí tuyến Bắc về áp thấp xích đạo.
Đáp án: A
Giải thích: Gió Tây ôn đới là loại gió thổi quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới. Gió thổi theo hướng tây nam ở bán cầu Bắc và hướng tây bắc ở bán cầu Nam. Gió mang độ ẩm cao, thường gây mưa phùn và mưa nhỏ.
Câu 4. Khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa thường có mưa lớn do
A. thường xuyên chịu ảnh hưởng lớn của áp thấp.
B. gió mùa mùa đông qua biển đem theo hơi nước.
C. gió mùa mùa hạ thổi từ đại Dương vào lục địa.
D. cả hai loại gió đều đi qua biển bố sung hơi nước.
Đáp án: C
Giải thích: Khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa thường có mưa lớn do gió mùa mùa hạ thổi từ đại Dương vào lục địa mang theo lượng ẩm lớn, gặp địa hình sẽ gây mưa lớn.
Câu 5. Nơi nào sau đây có nhiều mưa?
A. Khu khí áp thấp.
B. Miền có gió Đông cực.
C. Khu khí áp cao.
D. Miền có gió Mậu dịch.
Đáp án: A
Giải thích: Vùng áp thấp hút gió và đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây, gây mưa. Vùng áp thấp thường có lượng mưa lớn, như vùng Xích đạo. Ở vùng áp cao không khí bị nén xuống không bốc lên cao được và chỉ có gió thổi đi nên ít mưa như vùng cực, vùng chí tuyến.
Câu 6. Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là
A. nhiệt từ trong lòng Trái Đất truyền ra ngoài.
B. bức xạ trực tiếp từ Mặt Trời xuống Trái Đất.
C. nhiệt của bề mặt đất được Mặt Trời đốt nóng.
D. nhiệt từ các tầng của khí quyển truyền vào.
Đáp án: C
Giải thích: Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt đất được Mặt Trời đốt nóng.
Câu 7. Khí áp của Trái Đất là
A. áp suất của khí quyển.
B. lớp không khí ở sát mặt đất.
C. sức nén của không khí lên bề mặt Trái Đất.
D. sức nén của không khí ở tầng đối lưu.
Đáp án: C
Giải thích: Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất. Không khí dù nhẹ nhưng cũng có trọng lượng. Khí áp cao nhất là ở Xi-bia (Sibir), lên đến 1 084 mb và khí áp thấp nhất là tại mắt bão ở Thái Bình Dương, chỉ có 870 mb.
Câu 8. Gió đất có cường độ mạnh nhất vào khoảng
A. lúc giữa khuya.
B. đầu buổi tối.
C. đầu buổi chiều.
D. lúc gần sáng.
Đáp án: D
Giải thích: Gió đất và gió biển hình thành ở vùng ven biển, có sự khác nhau rõ rệt về độ ẩm, thay đổi hướng theo đêm và ngày. Gió đất có cường độ mạnh nhất vào khoảng lúc gần sáng; còn Gió biển có cường độ mạnh nhất vào khoảng đầu buổi chiều.
Câu 9. Hướng của gió Tây ôn đới trên Trái Đất là
A. tây nam ở bán cầu Bắc, tây bắc ở bán cầu Nam.
B. tây bắc ở bán cầu Bắc, tây nam ở bán cầu Nam.
C. hướng tây nam ở cả hai bán cầu.
D. hướng tây bắc ở cả hai bán cầu.
Đáp án: A
Giải thích: Gió Tây ôn đới là loại gió thổi quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới. Gió thổi theo hướng tây nam ở bán cầu Bắc và hướng tây bắc ở bán cầu Nam. Gió mang độ ẩm cao, thường gây mưa phùn và mưa nhỏ.
Câu 10. Sự phân bố nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất có đặc điểm
A. cao nhất và thấp nhất đều ở trên lục địa.
B. cao nhất ở xích đạo, thấp nhất ở cực Nam.
C. cao nhất ở xích đạo, thấp nhất ở cực Bắc.
D. cao nhất ở hoang mạc, thấp nhất ở cực Bắc.
Đáp án: A
Giải thích: Do sự hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt của đất nhanh hơn nước nên đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn. Đất hấp thu nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn. Nước hấp thụ nhiệt chậm hơn nhưng tỏa nhiệt cũng chậm hơn -> Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất ở lục địa.
Câu 11. Nhận định nào sau đây không đúng về hơi nước trong khí quyển?
A. Vai trò quan trọng với khí hậu toàn cầu.
B. Phân bố không đồng đều trên Trái Đất.
C. Chiếm tỉ lệ tương đối nhỏ, chưa đến 1%.
D. Không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Đáp án: D
Giải thích: Trong khí quyển hơi nước chỉ chiếm tỉ lệ tương đối nhỏ (chưa đến 1%), nhưng phân bố không đều trên Trái Đất và có vai trò quan trọng đối với khí hậu toàn cầu.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng với gió biển, gió đất?
A. Hướng thay đổi theo ngày và đêm.
B. Có sự khác nhau rõ rệt về độ ẩm.
C. Có sự giống nhau về nguồn gốc.
D. Được hình thành ở vùng ven biển.
Đáp án: C
Giải thích: Gió đất và gió biển hình thành ở vùng ven biển, có sự khác nhau rõ rệt về độ ẩm, thay đổi hướng theo đêm và ngày. Nguyên nhân là do sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa đất liền và biển.
Câu 13. Vùng cực có mưa ít là do tác động của
A. frông.
B. áp thấp.
C. áp cao.
D. địa hình.
Đáp án: C
Giải thích: Ở vùng áp cao không khí bị nén xuống không bốc lên cao được và chỉ có gió thổi đi nên ít mưa như vùng cực, vùng chí tuyến -> Vùng cực có mưa ít là do tác động của áp cao cực.
Câu 14. Số lượng dải hội tụ nhiệt đới trên Trái Đất là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Đáp án: D
Giải thích: Giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo khi tiếp xúc với nhau không tạo ra frông thường xuyên và liên tục mà chỉ tạo thành dải hội tụ nhiệt đới do chúng đều nóng và thường xuyên có cùng một chế độ gió -> Trên Trái Đất có 1 dải hội tụ duy nhất, đó là dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 15. Đặc điểm của gió Tây ôn đới là
A. thổi quanh năm, tính chất khô nóng, gây mưa.
B. thổi theo mùa, thường gây mưa, độ ẩm rất cao.
C. thổi theo mùa, khá ổn định và không gây mưa.
D. thổi quanh năm, thường gây mưa, độ ẩm cao.
Đáp án: D
Giải thích: Gió Tây ôn đới là loại gió thổi quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới. Gió thổi theo hướng tây nam ở bán cầu Bắc và hướng tây bắc ở bán cầu Nam. Gió mang độ ẩm cao, thường gây mưa phùn và mưa nhỏ.
Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 12: Thủy quyển, nước trên lục địa
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 13: Nước biển và đại dương
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Ôn tập chương 5: Thủy quyển
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Giáo Dục Quốc Phòng lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 có đáp án - Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Tin học lớp 10 có đáp án - Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật lớp 10 có đáp án - Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án - Global Success Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 10 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Giáo Dục Quốc Phòng lớp 10 có đáp án – Cánh Diều