TOP 15 câu Trắc nghiệm Địa Lí 10 Ôn tập chương 7 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Một số quy luật của vỏ địa lí

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 Bài Ôn tập chương 7: Một số quy luật của vỏ địa lí có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 10.

1 949 03/01/2024
Tải về


Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài Ôn tập chương 7: Một số quy luật của vỏ địa lí - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Yếu tố nào sau đây là nguyên nhân cơ bản làm thay đổi lượng nước của sông ngòi?

A. Độ dốc lòng sông.

B. Thực vật, hồ đầm.

C. Lượng mưa tăng lên.

D. Hàm lượng phù sa tăng.

Đáp án: C

Giải thích: Yếu tố là nguyên nhân cơ bản làm thay đổi lượng nước của sông ngòi là lượng mưa tăng lên. Lượng mưa tăng, nguồn cung cấp nước cho sông ngòi tăng -> Lượng nước của sông, suối sẽ tăng theo.

Câu 2. Quy luật phi địa đới là quy luật phân bố của các đối tượng địa lí không theo

A. vĩ độ.

B. đại dương.

C. lục địa.

D. địa hình.

Đáp án: A

Giải thích: Quy luật phi địa đới là quy luật phân bố của các thành phần địa lí và các cảnh quan không phụ thuộc vào sự phân bố của bức xạ mặt trời (địa đới). Nguyên nhân của quy luật phi địa đới là do sự phân chia bề mặt Trái Đất ra thành lục địa, đại dương và do độ cao địa hình dẫn đến sự phân bố nhiệt không đồng đều.

Câu 3. Theo hướng từ cực về xích đạo, các kiểu thảm thực vật phân bố theo thứ tự nào sau đây?

A. Đài nguyên, rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng cận nhiệt ẩm.

B. Đài nguyên, rừng lá kim, rừng cận nhiệt ẩm, rừng lá rộng.

C. Đài nguyên, rừng cận nhiệt ẩm, rừng lá kim, rừng lá rộng.

D. Đài nguyên, rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng cận nhiệt ẩm.

Đáp án: A

Giải thích: Sự phân bố của các thảm thực vật trên thế giới phụ thuộc nhiều vào khí hậu. Đất chịu tác động mạnh mẽ của khí hậu và sinh vật. Do vậy, sự phân bố của đất và thực vật trên lục địa cũng thay đổi từ xích đạo về hai cực. Theo hướng từ cực về xích đạo, các kiểu thảm thực vật phân bố theo thứ tự là đài nguyên, rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng cận nhiệt ẩm.

Câu 4. Khí hậu chuyển từ khô hạn sang ẩm ướt dẫn đến sự biến đổi của dòng chảy, thảm thực vật, thổ nhưỡng là biểu hiện của sự biến đổi theo quy luật nào sau đây?

A. Thống nhất.

B. Địa ô.

C. Địa đới.

D. Đai cao.

Đáp án: A

Giải thích: Khí hậu chuyển từ khô hạn sang ẩm ướt dẫn đến sự biến đổi của dòng chảy, thảm thực vật, thổ nhưỡng là biểu hiện của sự biến đổi theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

Câu 5. Nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm +20oC của hai bán cầu là vòng đai

A. băng giá vĩnh cửu.

B. nóng.

C. ôn hoà.

D. lạnh.

Đáp án: B

Giải thích: Vòng đai nóng nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm +20°C của bán cầu Bắc và bán cầu Nam, trong khoảng giữa hai vĩ tuyến 30°B và 30°N.

Câu 6. Ở nước ta sinh quyển, thủy quyển và thổ nhưỡng quyển có sự tác động qua lại với nhau thể hiện ở đặc điểm nào sau đây?

A. Vùng đồi núi, rừng bị phá hủy, vào mùa mưa dễ xảy ra hiện tượng xói mòn, sạt lở.

B. Ven biển nhiều vịnh và đầm phá nên ban ngày gió đất, ban đêm gió biển hoạt động.

C. Bắc Trung Bộ chịu tác động mạnh của gió phơn do chủ yếu là đất cát, rừng phi lao.

D. Ở đồng bằng Bắc bộ có đất phù sa, mưa phùn mùa đông nên trồng được cây ôn đới.

Đáp án: A

Giải thích: Thảm thực vật rừng bị phá hủy -> sinh quyển. Nước mưa chảy nhanh và mạnh hơn làm xói mòn đất -> thủy quyển tác động lên thổ nhưỡng quyển. Như vậy, vùng đồi núi, rừng bị phá hủy, vào mùa mưa dễ xảy ra hiện tượng xói mòn, sạt lở có sự tác động lẫn nhau của các quyển: sinh quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển.

Câu 7. Biểu hiện về sự tác động của sinh quyển tới thủy quyển là

A. diện tích rừng giảm làm mất nơi cư trú của nhiều loài động vật.

B. lá cây bị phân hủy là nguồn cung cấp chất hữu cơ cho đất trồng.

C. ở vùng ôn đới, băng tuyết tan đã cung cấp nước cho sông ngòi.

D. rừng cây có vai trò giữ nước ngầm, hạn chế tình trạng khô hạn.

Đáp án: D

Giải thích: Sinh quyển gồm toàn bộ động thực vật; thủy quyển gồm sông ngòi, ao hồ, biển, nước ngầm,... Rừng cây có vai trò giữ nguồn nước ngầm, hạn chế tình trạng khô hạn => Rừng cây (sinh quyển) có tác động bảo vệ nguồn nước ngầm (thủy quyển).

Câu 8. Sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí từ Xích đạo đến cực là biểu hiện của quy luật

A. địa ô.

B. đai cao.

C. địa đới.

D. thống nhất.

Đáp án: C

Giải thích: Quy luật địa đới là quy luật về sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo về hai cực) -> Sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí từ Xích đạo đến cực là biểu hiện của quy luật địa đới.

Câu 9. Nguyên nhân tạo nên quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là do tác động của

A. nội lực và ngoại lực.

B. nội lực và con người.

C. ngoại lực và vũ trụ.

D. vũ trụ và con người.

Đáp án: A

Giải thích: Nguyên nhân của quy luật này là do tất cả các thành phần của vỏ địa lí không tồn tại và phát triển độc lập mà luôn tác động, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau tạo nên thể thống nhất và hoàn chỉnh => Nguyên nhân tạo nên quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là do tác động của nội lực và ngoại lực.

Câu 10. Quy luật đai cao là sự thay đổi có tính quy luật của các đối tượng địa lí theo

A. các mùa.

B. độ cao.

C. vĩ độ.

D. đông tây.

Đáp án: B

Giải thích: Quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan theo độ cao của địa hình.

Câu 11. Phát biểu nào sau đây đúng về các thành phần tự nhiên của Trái Đất?

A. Thành phần nào không theo quy luật địa đới thì theo quy luật đai cao.

B. Thành phần nào không theo quy luật địa ô thì theo quy luật địa đới.

C. Thành phần nào không theo quy luật địa ô thì theo quy luật đai cao.

D. Thành phần nào không theo quy luật địa đới thì theo quy luật phi địa đới.

Đáp án: D

Giải thích: Trong các thành phần tự nhiên của Trái Đất thành phần nào không theo quy luật địa đới thì theo quy luật phi địa đới. Ví dụ: Ở vùng núi, quy luật đai cao thể hiện rõ hơn cả.

Câu 12. Biểu hiện rõ rệt của quy luật địa ô là sự thay đổi theo kinh độ của

A. thực vật.

B. thổ nhưỡng.

C. sông ngòi.

D. địa hình.

Đáp án: A

Giải thích: Quy luật địa ô là sự phân hoá theo kinh độ của các thành phần tự nhiên tuỳ theo mức độ xa bờ đại dương tới trung tâm lục địa. Biểu hiện rõ nhất là sự thay đổi của các kiểu thảm thực vật theo kinh độ.

Câu 13. Năng lượng bên trong Trái Đất đã phân chia Trái Đất ra lục địa, đại dương và địa hình núi cao là nguyên nhân sâu xa tạo nên quy luật nào dưới đây?

A. Quy luật địa đới.

B. Quy luật địa mạo.

C. Quy luật phi địa đới.

D. Quy luật thống nhất.

Đáp án: C

Giải thích: Nguyên nhân hình thành quy luật phi địa đới là do nguồn năng lượng bên trong Trái Đất đã phân chia Trái Đất ra lục địa, đại dương và địa hình núi cao.

Câu 14. Giới hạn dưới của lớp ôdôn trong khí quyển là

A. giới hạn trên của tầng bình lưu.

B. giới hạn trên của tầng đối lưu.

C. giới hạn phía trên của vỏ địa lí.

D. toàn bộ khí quyển của Trái Đất.

Đáp án: C

Giải thích: Giới hạn phía trên của lớp vỏ địa lí là giới hạn dưới của lớp ôdôn trong khí quyển.

Câu 15. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa

A. các thành phần trong lớp vỏ địa lí.

B. lớp vỏ địa lí với vỏ của Trái Đất.

C. các bộ phận lãnh thổ của vỏ địa lí.

D. các địa quyển trong lớp vỏ Trái Đất.

Đáp án: A

Giải thích: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần trong lớp vỏ địa lí.

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 19: Dân số và sự phát triển dân số thế giới

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 20: Cơ cấu dân số

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 21: Phân bố dân cư và đô thị

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Ôn tập chương 8: Địa lí dân cư

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 23: Các nguồn lực phát triển kinh tế

1 949 03/01/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: