TOP 15 câu Trắc nghiệm Địa Lí 10 Ôn tập chương 3 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Thạch quyển

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 Bài Ôn tập chương 3: Thạch quyển có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 10.

1 2,429 03/01/2024
Tải về


Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài Ôn tập chương 3: Thạch quyển - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm tầng đá trầm tích?

A. Có nơi rất mỏng, nơi dày tới khoảng 15km.

B. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất.

C. Do vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.

D. Phân bố thành một lớp liên tục theo bắc-nam.

Đáp án: D

Giải thích: Tầng đá trầm tích có đặc điểm: là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất, do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành; phân bố không liên tục khắp bề mặt Trái Đất, có nơi rất mỏng, nơi dày tới khoảng 15km => Nhận định: Phân bố thành một lớp liên tục theo bắc-nam là không đúng.

Câu 2. Hiện tượng đứt gãy không phảilà nguyên nhân hình thành dạng địa hình nào sau đây?

A. Nếp uốn.

B. Hẻm vực.

C. Địa hào.

D. Thung lũng.

Đáp án: A

Giải thích: Đứt gãy xảy ra ở những vùng đá cứng làm cho đất đá bị gãy, vỡ rồi bị di chuyển ngược hướng nhau theo phương thẳng đứng hay nằm ngang, tạo thành các hẻm vực, các thung lũng, địa hào, địa luỹ,...

Câu 3. Nguyên nhân nào sau đây làm cho phong hoá lí học xảy ra mạnh ở miền khí hậu lạnh?

A. Lượng mưa trung bình năm nhỏ.

B. Nhiệt độ trung bình năm thấp.

C. Biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn.

D. Nước thường hay bị đóng băng.

Đáp án: D

Giải thích: Phong hoá lí học thường xảy ra mạnh ở những nơi nhiệt độ có sự dao động lớn theo ngày - đêm và ở những khu vực bề mặt có nước bị đóng băng. Ở miền khí hậu lạnh như khu vực ôn đới, vòng cực lạnh, có nhiều tuyết rơi và băng -> Phong hoá lí học xảy ra mạnh.

Câu 4. Bồi tụ là quá trình

A. tích tụ (tích luỹ) các vật liệu đã bị phá huỷ.

B. phá huỷ và làm biến đổi tính chất vật liệu.

C. di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.

D. chuyển dời các vật liệu khỏi vị trí của nó.

Đáp án: A

Giải thích: Bồi tụ là sự kết thúc của quá trình vận chuyển, làm tích tụ vật liệu tạo nên các dạng địa hình như: nón phóng vật (do dòng chảy tạm thời), bãi bồi và đồng bằng châu thổ (do dòng chảy thường xuyên); thạch nhũ (do kết tủa hoá học trong hang động); đụn cát, cồn cát (do gió); bãi biển, cồn cát ngầm (do sóng biển); đồng bằng băng thuỷ (do băng tan),...

Câu 5. Bóc mòn là quá trình

A. chuyển dời các vật liệu khỏi vị trí của nó.

B. tích tụ (tích luỹ) các vật liệu đã bị phá huỷ.

C. phá huỷ và làm biến đổi tính chất vật liệu.

D. di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.

Đáp án: A

Giải thích: Bóc mòn là quá trình các nhân tố ngoại lực (nước chảy, gió, sóng biển, băng hà,...) làm dời chuyển các sản phẩm đã bị phong hoá ra khỏi vị trí ban đầu. Địa hình do bóc mòn rất đa dạng về tên gọi và hình thái tuỳ thuộc vào các nhân tố tác động.

Câu 6. Lực phát sinh từ bên trong Trái Đất được gọi là

A. lực hấp dẫn.

B. ngoại lực.

C. lực Côriôlit.

D. nội lực.

Đáp án: D

Giải thích: Lực phát sinh từ bên trong Trái Đất được gọi là nội lực.

Câu 7. Kết quả của phong hoá hoá học là

A. đá bị nứt vỡ thành tảng và bị biến đổi màu sắc.

B. tạo thành lớp vỏ phong hoá ở bề mặt Trái Đất.

C. tính chất hoá học của đá, khoáng vật biến đổi.

D. đá bị nứt vỡ thành từng tảng nhỏ và mảnh vụn.

Đáp án: A

Giải thích: Phong hoá hoá học là quá trình phá huỷ, làm biến đổi thành phần, tính chất của đá và khoáng vật do tác động của nước, nhiệt độ, các chất hoà tan trong nước (khí ô-xy, khí carbonic, a-xit hữu cơ, a-xit vô cơ,...) và sinh vật. Kết quả của phong hoá hoá học là tính chất hoá học của đá, khoáng vật biến đổi.

Câu 8. Nhận định nào dưới đây đúng với đặc điểm của tầng đá trầm tích?

A. Là tầng nằm dưới cùng trong lớp vỏ Trái Đất.

B. Phân bố thành một lớp liên tục từ tây sang đông.

C. Có độ dày rất lớn, có nơi độ dày đạt tới 50km.

D. Do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.

Đáp án: D

Giải thích: Tầng đá trầm tích có đặc điểm: là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất, do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành; phân bố không liên tục khắp bề mặt Trái Đất, có nơi rất mỏng, nơi dày tới 15km.

Câu 9. Biểu hiện nào sau đây là do tác động của ngoại lực tạo nên?

A. Lục địa được nâng lên hay hạ xuống.

B. Sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa.

C. Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột.

D. Các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy.

Đáp án: C

Giải thích:

- Biểu hiện do tác động của ngoại lực tạo nên là: Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột.

- Biểu hiện do tác động của ngoại lực tạo nên là: Lục địa được nâng lên hay hạ xuống; Các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy; Sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa.

Câu 10. Sự hìnhthành những tích tụ khoáng sản có giá trị thường liên quan đến

A. động đất, núi lửa.

B. vận động tạo núi.

C. các đứt gãy sâu.

D. hiện tượng uốn nếp.

Đáp án: C

Giải thích: Sự hình thành những tích tụ khoáng sản có giá trị thường liên quan đến các đứt gãy sâu. Ví dụ: vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm chủ yếu trên nhiều đứt gãy, đặc biệt có đứt gãy sâu sông Hồng nên vùng này có nhiều loại khoáng sản đa dạng (vàng, đồng, manga, sắt,…).

Câu 11. Nguyên nhân nào sau đây làm cho phong hoá lí học xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng?

A. Nhiệt độ trung bình năm cao.

B. Biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn.

C. Thảm thực vật rất nghèo nàn.

D. Lượng mưa trung bình năm nhỏ.

Đáp án: B

Giải thích: Phong hoá lí học thường xảy ra mạnh ở những nơi nhiệt độ có sự dao động lớn theo ngày - đêm và ở những khu vực bề mặt có nước bị đóng băng. Ở các miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc) có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn (ban ngày nhiệt độ rất cao, ban đêm nhiệt độ lại thấp) nên phong hoá lí học xảy ra mạnh.

Câu 12. Thung lũng sông là kết quả trực tiếp của quá trình

A. phong hoá.

B. bồi tụ.

C. vận chuyển.

D. bóc mòn.

Đáp án: D

Giải thích: Quá trình bóc mòn do dòng nước gọi là xâm thực, tạo thành các dạng địa hình khác nhau. Các địa hình như thung lũng sông, thung lũng suối do dòng chảy thường xuyên tạo nên.

Câu 13. Theo thứ tự từ dưới lên, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là

A. tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng badan.

B. tầng badan, tầng granit, tầng đá trầm tích.

C. tầng badan, tầng đá trầm tích, tầng granit.

D. tầng granit, Tầng đá trầm tích, tầng badan.

Đáp án: B

Giải thích: Theo thứ tự từ dưới lên, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là: tầng badan, tầng granit, tầng đá trầm tích.

Câu 14. Vận chuyển là quá trình

A. tích tụ (tích luỹ) các vật liệu đã bị phá huỷ.

B. di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.

C. chuyển dời các vật liệu khỏi vị trí của nó.

D. phá huỷ và làm biến đổi tính chất vật liệu.

Đáp án: B

Giải thích: Vận chuyển là sự tiếp nối của quá trình bóc mòn, làm vật liệu di chuyển theo các nhân tố ngoại lực. Khoảng cách (xa hay gần) và hình thức vận chuyển (lăn, nhảy cóc hoặc cuốn theo các nhân tố ngoại lực) phụ thuộc vào kích thước, khối lượng vật liệu, tốc độ di chuyển của các nhân tố ngoại lực.

Câu 15. Thung lũng sông Hồng được hình thành do hiện tượng

A. tách dãn.

B. uốn nếp.

C. nâng lên.

D. đứt gãy.

Đáp án: D

Giải thích: Đứt gãy Sông Hồng là một hệ thống đứt gãy trượt bằng gồm đứt gãy chính và nhiều đứt gãy phụ kéo dài từ Duy Tây, Vân Nam, Trung Quốc chạy dọc thung lũng sông Hồng đến vịnh Bắc Bộ, với chiều dài trên 1560 km -> Ở Việt Nam, sông Hồng chảy trên một đứt gãy kiến tạo.

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 8: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 9: Khí áp và gió

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 10: Mưa

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Ôn tập chương 4: Khí quyển

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 12: Thủy quyển, nước trên lục địa

1 2,429 03/01/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: