TOP 15 câu Trắc nghiệm Địa Lí 10 Ôn tập chương 11 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh
Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 Bài Ôn tập chương 11: Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 10.
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài Ôn tập chương 11: Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh - Chân trời sáng tạo
Câu 1. Thành phần cơ bản của môi trường gồm có
A. điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, xã hội.
B. môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế - xã hội.
C. tài nguyên thiên nhiên, môi trường kinh tế - xã hội.
D. tự nhiên; quan hệ xã hội trong sản xuất, phân phối.
Đáp án: B
Giải thích: Thành phần cơ bản của môi trường gồm có môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế - xã hội.
Câu 2. Môi trường ở nhiều quốc gia thêm phức tạp không phải là do
A. kinh tế - xã hội còn chậm phát triển.
B. chiến tranh và xung đột triền miên.
C. các hoạt động sản xuất công nghiệp.
D. bùng nổ dân số trong thời gian dài.
Đáp án: C
Giải thích: Nguyên nhân làm cho môi trường ở nhiều quốc gia hiện nay thêm phức tạp là do nền kinh tế - xã hội còn chậm phát triển, hậu quả của chiến tranh, sức ép từ dân số và chiến tranh, xung đột còn xảy ra ở nhiều nơi,…
Câu 3. Nguyên nhân nào sau đây không phải làm cho môi trường ở các nước đang phát triển bị huỷ hoại nghiêm trọng?
A. Giàu có về tài nguyên khoáng sản, rừng, đất trồng.
B. Nước nghèo, chậm phát triển về kinh tế - xã hội.
C. Nạn đói, sức ép dân số, gánh nặng nợ nước ngoài.
D. Thiếu vốn, thiếu công nghệ, hậu quả chiến tranh.
Đáp án: A
Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu làm cho môi trường ở các nước đang phát triển bị huỷ hoại nghiêm trọng là do các nước này có nền kinh tế còn chậm phát triển, chủ yếu nước nghèo nên thiếu vốn, công nghệ trong quá trình phát triển kinh tế, khai thác tài nguyên. Đồng thời, ở đây cũng chịu ảnh hưởng nạn đói, sức ép lớn từ dân số đông, nợ nước ngoài và hậu quả của chiến tranh lâu dài.
Câu 4. Tài nguyên thiên nhiên ngày càng có nguy cơ cạn kiệt là do
A. nhu cầu phát triển và mở rộng nền sản xuất.
B. con người khai thác, thiên tai của tự nhiên.
C. sự tiến bộ mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật.
D. khai thác không kế hoạch, máy móc lạc hậu.
Đáp án: C
Giải thích: Nguyên nhân tài nguyên thiên nhiên ngày càng có nguy cơ cạn kiệt là do sự tiến bộ mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật. Ngay cả những khu vực đồi núi hiểm trở hay nằm sâu trong lòng đất, vùng biển,… con người vẫn có thể khai thác được.
Câu 5. Các quốc gia như EU, Nhật Bản, Hoa Kì có đặc điểm chung là
A. nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
B. sử dụng nhiều loại năng lượng mới nhất.
C. trung tâm phát tán khí thải lớn của thế giới.
D. ít phát tán khí thải so với các nước khác.
Đáp án: C
Giải thích: Sự phát triển công nghiệp, đô thị hóa nhanh, dẫn đến vấn đề môi trường toàn cầu (thủng tầng ô dôn, hiệu ứng nhà kính, mưa axit,…). Việc tăng lượng khí phát thải chủ yếu đến từ những nước EU, Hoa Kì, Nhật Bản.
Câu 6. Theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người, tài nguyên thiên nhiên được chia thành tài nguyên
A. có thể bị hao kiệt, không bị hao kiệt.
B. không bị hao kiệt, khôi phục được.
C. không bị hao kiệt, không khôi phục.
D. khôi phục được, không khôi phục.
Đáp án: A
Giải thích: Theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người, tài nguyên thiên nhiên được chia thành tài nguyên có thể bị hao kiệt, không bị hao kiệt.
Câu 7. Phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai gọi là
A. sự phát triển bền vững.
B. định hướng phát triển bền vững.
C. mục tiêu phát triển bền vững.
D. giải pháp phát triển bền vững.
Đáp án: A
Giải thích: Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai, trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
Câu 8. Những biện pháp nào sau đây cần được thực hiện để góp phần bảo vệ môi trường ở các nước đang phát triển?
A. Tăng cường khai thác khoáng sản, khai thác rừng quy mô lớn.
B. Phát quang rừng làm đồng cỏ và tập trung tự túc lương thực.
C. Áp dụng khoa học công nghệ mới, nâng cao đời sống nhân dân.
D. Xoá đói, giảm nghèo, thu hút mạnh đầu tư của các nước ngoài.
Đáp án: C
Giải thích: Ở các nước đang phát triển có nền kinh tế còn chậm phát triển, chủ yếu nước nghèo nên thiếu vốn, công nghệ trong quá trình phát triển kinh tế, khai thác tài nguyên. Đồng thời, ở đây cũng chịu ảnh hưởng nạn đói, sức ép lớn từ dân số đông, nợ nước ngoài và hậu quả của chiến tranh lâu dài -> Những biện pháp cần được thực hiện để góp phần bảo vệ môi trường ở các nước đang phát triển là việc áp dụng khoa học công nghệ mới vào trong sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân.
Câu 9. Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật làm cho danh mục tài nguyên thiên nhiên có xu hướng
A. biến mất.
B. mở rộng.
C. không thay đổi.
D. thu hẹp.
Đáp án: B
Giải thích: Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật làm cho danh mục tài nguyên thiên nhiên có xu hướng mở rộng.
Câu 10. Loại tài nguyên nào sau đây thuộc nhóm tài nguyên không thể tái tạo?
A. Thủy triều.
B. Sóng biển.
C. Khoáng sản.
D. Sinh vật.
Đáp án: C
Giải thích: Tài nguyên không thể tái tạo: Là các tài nguyên mà tốc độ tiêu thụ của con người vượt quá tốc độ bổ sung, phục hồi của chúng, như: than đá, sắt,...
Câu 11. Loại tài nguyên nào sau đây thuộc nhóm tài nguyên thiên nhiên vô hạn?
A. Sinh vật.
B. Khoáng sản.
C. Địa nhiệt.
D. Đất trồng.
Đáp án: C
Giải thích: Tài nguyên thiên nhiên vô hạn: Là các loại tài nguyên có thể tự tái tạo liên tục, không phụ thuộc vào sự tác động của con người, như các loại năng lượng mặt trời, gió, thuỷ triều, sóng biển, địa nhiệt,...
Câu 12. Ở nước ta, diện tích đồi núi trọc ngày càng tăng ở vùng núi, hoang mạc hóa diễn ra mạnh ở vùng ven biển là do
A. xây dựng các khu dự trữ sinh quyển thế giới.
B. khai thác khoáng sản năng lượng và kim loại.
C. phát triển du lịch sinh thái, biển và hải đảo.
D. di canh, di cư, phá rừng và biến đổi khí hậu.
Đáp án: D
Giải thích: Ở nước ta, nông nghiệp còn lạc hậu -> vùng miền núi là địa bàn sinh sống của dân tộc thiểu số, hoạt động kinh tế chủ yếu là đốt rừng làm nương rẫy (du canh du cư), chặt phá rừng bữa bãi đê lấy củi gỗ, mở rộng diện tích canh tác,… => Những hoạt động này làm thu hẹp diện tích rừng, tăng diện tích đất trống đồi núi trọc, từ đó làm tăng diện tích đất hoang hóa, đồi núi trọc ở nước ta.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng với môi trường nhân tạo?
A. Tồn tại hoàn toàn phụ thuộc con người.
B. Không có sự chăm sóc thì bị huỷ hoại.
C. Phát triển theo các quy luật của tự nhiên.
D. Là kết quả của lao động của con người.
Đáp án: C
Giải thích: Môi trường xã hội bao gồm các mối quan hệ giữa con người với con người (luật lệ, thể chế, quy định,...). Là kết quả của lao động của con người, tồn tại hoàn toàn phụ thuộc con người và nếu không có sự chăm sóc thì bị huỷ hoại.
Câu 14. Tài nguyên thiên nhiên là một khái niệm có tính
A. ổn định.
B. phát triển.
C. cố định.
D. không đổi.
Đáp án: B
Giải thích: Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật chất có trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng để phục vụ cuộc sống của con người. Tài nguyên thiên nhiên là một khái niệm có tính phát triển theo từng thời kì, giai đoạn nhất định trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 15. Nhận định nào sau đây không đúng với tài nguyên thiên nhiên?
A. Nhiều tài nguyên do khai thác quá mức dẫn đến ngày càng bị cạn kiệt.
B. Là các vật chất tự nhiên được con người sử dụng hoặc có thể sử dụng.
C. Số lượng tài nguyên được bổ sung không ngừng trong lịch sử phát triển.
D. Phân bố đều khắp ở tất cả các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới.
Đáp án: D
Giải thích: Tài nguyên thiên nhiên phân bố không đồng đều trong không gian, phụ thuộc vào cấu tạo địa chất, khí hậu,... của các lãnh thổ -> Nhận định: Phân bố đều khắp ở tất cả các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới không đúng.
Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 36: Địa lí ngành thương mại
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 37: Địa lí ngành du lịch và tài chính - ngân hàng
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Ôn tập chương 10.3: Địa lí các ngành kinh tế
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 39: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 40: Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Giáo Dục Quốc Phòng lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 có đáp án - Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Tin học lớp 10 có đáp án - Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật lớp 10 có đáp án - Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án - Global Success Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 10 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Giáo Dục Quốc Phòng lớp 10 có đáp án – Cánh Diều