TOP 15 câu Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 12 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Thủy quyển, nước trên lục địa

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 Bài 12: Thủy quyển, nước trên lục địa có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 12.

1 5,390 03/01/2024
Tải về


Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 12: Thủy quyển, nước trên lục địa - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Dòng chảy thường xuyên, tương đối lớn trên bề mặt lục địa gọi là

A. sông.

B. đầm.

C. mưa.

D. hồ.

Đáp án: A

Giải thích: Sông là dòng chảy thường xuyên, tương đối lớn trên bề mặt lục địa và đảo, được các nguồn nước mưa, nước ngầm, nước băng tuyết tan nuôi dưỡng.

Câu 2. Tính chất của nước ngầm rất khác nhau do phụ thuộc vào

A. Đặc điểm địa hình.

B. Mức độ bốc hơi.

C. đặc điểm đất, đá.

D. Lớp phủ thực vật.

Đáp án: C

Giải thích: Tính chất của nước ngầm rất khác nhau do phụ thuộc vào đặc điểm đất, đá. Nếu nước ngầm có chứa một lượng lớn khoáng chất hoặc khí hoà tan thì được gọi là nước khoáng.

Câu 3. Hồ và sông ngòi không có giá trị khai thác nào sau đây?

A. Giao thông.

B. Du lịch.

C. Khoáng sản.

D. Thủy sản.

Đáp án: C

Giải thích: Sông, hồ là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, làm thủy điện, nuôi trồng thủy sản, du lịch và phát triển giao thông đường thủy.

Câu 4. Băng tuyết khá phổ biến ở vùng

A. hàn đới, cận nhiệt và trên các vùng núi cao.

B. ôn đới, cận nhiệt và trên các vùng núi thấp.

C. hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi thấp.

D. hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi cao.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Băng tuyết khá phổ biến ở vùng hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi cao. Hơn 90% lượng băng trên Trái Đất nằm ở vùng cực Bắc và cực Nam. Khi nhiệt độ tăng, băng tuyết tan ra và gây lũ cho các con sông trong vùng.

Câu 5. Ở miền khí hậu nóng, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là

A. địa hình.

B. nước ngầm.

C. thực vật.

D. chế độ mưa.

Đáp án: D

Giải thích: Ở miền khí hậu nóng, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là chế độ mưa. Ví dụ: Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa với 1 mùa mưa và khô sâu sắc nên sông ngòi cũng có mùa lũ (nhiều nước) và mùa cạn (ít nước).

Câu 6. Sông nào sau đây ở nước ta có tổng lượng nước chảy trong năm lớn nhất?

A. Sông Cửu Long.

B. Sông Hồng.

C. Sông Thái Bình.

D. Sông Đồng Nai.

Đáp án: A

Giải thích: Sông Cửu Long (hay còn gọi là sông Mê kông) là sông có tổng lượng nước chảy trong năm lớn nhất nước ta (507 tỉ m3/năm), nguồn nước chủ yếu từ ngoài lãnh thổ chảy vào.

Câu 7. Ở miền ôn đới lạnh, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là

A. chế độ mưa.

B. băng tuyết.

C. thực vật.

D. địa hình.

Đáp án: B

Giải thích: Miền ôn đới lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, nguồn tiếp nước chủ yếu là băng tuyết tan. Mùa xuân đến, băng tuyết tan, sông được tiếp nước nhiều.

Câu 8. Mực nước ngầm thay đổi không phụ thuộc vào nhân tố nào sau đây?

A. Mức độ bốc hơi.

B. Đặc điểm địa hình.

C. Lớp phủ thực vật.

D. Số lượng sinh vật.

Đáp án: D

Giải thích: Mực nước ngầm và lượng nước ngầm phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước, đặc điểm địa hình (dốc hay bằng phẳng), khả năng thấm nước của đất đá, mức độ bốc hơi và lớp phủ thực vật.

Câu 9. Tổng lượng nước của sông chịu tác động chủ yếu của các nhân tố nào sau đây?

A. Lượng mưa, băng tuyết, nước ngầm.

B. Lượng mưa, băng tuyết, các hồ đầm.

C. Nước ngầm, địa hình, các hồ đầm.

D. Nước ngầm, địa hình, thảm thực vật.

Đáp án: A

Giải thích: Tổng lượng nước của sông chịu tác động chủ yếu của các nhân tố lượng mưa, băng tuyết và nước ngầm.

Câu 10. Phía dưới tầng nước ngầm là

A. tầng đất, đá không thấm nước.

B. nhiều đất, hàm lượng khoáng.

C. giàu chất khoáng, nhiều đá vôi.

D. các tầng đất, đá dễ thấm nước.

Đáp án: A

Giải thích: Nước ngầm là nước tồn tại trong các tầng đất, đá thấm nước của vỏ Trái Đất. Phía dưới tầng nước ngầm là tầng đất, đá không thấm nước.

Câu 11. Nguồn gốc hình thành băng là do

A. mưa lớn.

B. giá rét.

C. sương mù.

D. tuyết rơi.

Đáp án: D

Giải thích: Nguồn gốc hình thành băng là do tuyết rơi trong điều kiện nhiệt độ thấp, được tích tụ, nén chặt trong thời gian dài.

Câu 12. Sự thay đổi của lưu lượng nước sông có tính chu kì trong năm gọi là

A. nguồn cấp nước.

B. chế độ nước.

C. dòng chảy mặt.

D. lưu vực nước.

Đáp án: B

Giải thích: Sự thay đổi của lưu lượng nước sông có tính chu kì trong năm gọi là chế độ nước. Chế độ nước chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các đặc điểm địa lí tự nhiên của nguồn cung cấp và bề mặt lưu vực.

Câu 13. Hồ nước ngọt Bai-kan thuộc quốc gia nào sau đây?

A. Liên bang Nga.

B. Trung Quốc.

C. Ấn Độ.

D. Hoa Kì.

Đáp án: A

Giải thích: Hồ nước ngọt Bai-kan thuộc Liên bang Nga. Đây là hồ nước ngọt có lượng nước lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 22-23% tổng lượng nước ngọt không bị đóng băng quanh năm trên bề mặt thế giới. Với 23 615,39 km3 nước ngọt, nó nhiều hơn cả năm hồ nước của Ngũ Đại Hồ cộng lại. Độ sâu tối đa của hồ là 1 642 m, nên Baikal chính là hồ sâu nhất thế giới.

Câu 14. Nước trên lục địa gồm nước ở

A. trên mặt, hơi nước.

B. trên mặt, nước ngầm.

C. băng tuyết, sông, hồ.

D. nước ngầm, hơi nước.

Đáp án: B

Giải thích: Nước trên lục địa gồm nước ở trên mặt (ao, hồ, sông, suối,…) và nước ngầm.

Câu 15. Hồ nào sau đây ở nước ta là hồ nhân tạo?

A. Hồ Trị An.

B. Hồ Gươm.

C. Hồ Tây.

D. Hồ Tơ Nưng.

Đáp án: A

Giải thích: Hồ Trị An là hồ nhân tạo ở nước ta. Nằm trên sông Đồng Nai, thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Hồ là nơi trữ nước để cung cấp cho Nhà máy thủy điện Trị An. Hồ Trị An được khởi công vào năm 1984 và hoàn thành đầu năm 198.

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 13: Nước biển và đại dương

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Ôn tập chương 5: Thủy quyển

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 14: Đất

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 15: Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Ôn tập chương 6: Sinh quyển

1 5,390 03/01/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: