TOP 10 câu Trắc nghiệm KHTN 8 Bài 29 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Sự nở vì nhiệt

Bộ 10 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 29: Sự nở vì nhiệt có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 8 Bài 29.

1 400 08/01/2024


Trắc nghiệm KHTN 8 Bài 29: Sự nở vì nhiệt

Câu 1: Chọn phương án đúng. Một vật hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt. Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì

A. chiều dài, chiều rộng và chiều cao tăng.

B. chỉ có chiều dài và chiều rộng tăng.

C. chỉ có chiều cao tăng.

D. chiều dài, chiều rộng và chiều cao không thay đổi.

Đáp án đúng là A

Một vật hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt. Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì vật đó sẽ nở ra tức là cả chiều dài, chiều rộng và chiều cao đều tăng.

Câu 2: Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì:

A. Bê tông và lõi thép không bị nở vì nhiệt.

B. Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt.

C. Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau.

D. Lõi thép là vật đàn hồi nên lõi thép biến dạng theo bê tông.

Đáp án đúng là C

Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì bê tông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau.

Câu 3: Chọn câu trả lời đúng nhất. Người ta sử dụng hai cây thước khác nhau để đo chiều dài. Một cây thước bằng nhôm và một cây thước làm bằng đồng. Nếu nhiệt độ tăng lên thì dùng hai cây thước để đo thì cây thước nào sẽ cho kết quả chính xác hơn? Biết đồng nở vì nhiệt kém hơn nhôm.

A. Cả hai cây thước đều cho kết quả chính xác như nhau.

B. Cây thước làm bằng nhôm.

C. Cây thước làm bằng đồng.

D. Các phương án đưa ra đều sai.

Đáp án đúng là C

Do đồng nở vì nhiệt kém hơn nhôm nên thước làm bằng đồng sẽ có độ sai số ít hơn và cho kết quả chính xác hơn.

Câu 4: Các nha sĩ khuyên không nên ăn thức ăn quá nóng. Vì sao?

A. Vì răng dễ vỡ.

B. Vì răng dễ bị ố vàng

C. Vì răng dễ bị sâu.

D. Vì men răng dễ bị rạn nứt.

Đáp án đúng là D

Các nha sĩ khuyên không nên ăn thức ăn quá nóng vì khi gặp nóng các chất cấu tạo nên răng nở ra và làm men răng dễ bị rạn nứt.

Câu 5: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi tăng nhiệt độ của một lượng khí đựng trong một bình không đậy nút?

A. Khối lượng của lượng khí tăng.

B. Thể tích của lượng khí tăng.

C. Khối lượng riêng của lượng khí giảm.

D. Cả ba đại lượng trên đều không thay đổi.

Đáp án đúng là C

Khi tăng nhiệt độ của một lượng khí đựng trong bình không đậy nút thì lượng khí đó dãn nở, bay bớt ra ngoài, làm cho khối lượng khí giảm, nhưng thể tích bình chứa không đổi nên khối lượng riêng của khí trong bình giảm.

Câu 6: Chọn câu phát biểu sai.

A. Chất rắn khi nóng lên thì nở ra.

B. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

C. Chất rắn khi lạnh đi thì co lại.

D. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như nhau.

Đáp án đúng là D

D sai vì các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

Câu 7: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

A. Rắn, lỏng, khí.

B. Rắn, khí, lỏng.

C. Khí, lỏng, rắn.

D. Khí, rắn, lỏng.

Đáp án đúng là C

Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

Câu 8: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Chất khí nở vì nhiệt ... chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt ... chất rắn.

A. nhiều hơn - ít hơn.

B. nhiều hơn - nhiều hơn.

C. ít hơn - nhiều hơn.

D. ít hơn - ít hơn.

Đáp án đúng là B

Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

Câu 9: Kết luận nào sau đây là đúng, khi nói về thể tích của khối khí trong một bình thủy tinh đậy kín khi được đun nóng?

A. Thể tích không thay đổi vì bình thủy tinh đậy kín.

B. Thể tích tăng.

C. Thể tích giảm.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

Đáp án đúng là B

Khối khí trong một bình thủy tinh đậy kín khi được đun nóng, vì bình nở ra nên chất khí trong bình cũng nở ra nên thể tích tăng.

Câu 10: Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì

A. khối lượng của vật giảm đi.

B. thể tích của vật giảm đi.

C. trọng lượng của vật giảm đi.

D. trọng lượng của vật tăng lên.

Đáp án đúng là B

Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì co lại tức là thể tích của vật giảm đi.

1 400 08/01/2024