TOP 10 câu Trắc nghiệm KHTN 8 Bài 19 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Đòn bẩy và ứng dụng

Bộ 10 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 19: Đòn bẩy và ứng dụng có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 8 Bài 19.

1 340 08/01/2024


Trắc nghiệm KHTN 8 Bài 19: Đòn bẩy và ứng dụng

Câu 1: Đòn bẩy là

A. một thanh cứng có thể quay quanh một trục xác định gọi là điểm tựa.

B. một khối khí chuyển động xung quanh điểm tựa.

C. một thanh kim loại chuyển động quanh lực tác dụng.

D. một thanh làm bằng gỗ có thể tự chuyển động.

Đáp án đúng là A

Đòn bẩy là một thanh cứng có thể quay quanh một trục xác định gọi là điểm tựa.

Câu 2: Điểm tựa còn được gọi là

A. trục quay.

B. trọng lượng của vật cần nâng.

C. điểm đặt.

D. lực tác dụng.

Đáp án đúng là A

Điểm tựa còn được gọi là trục quay.

Câu 3: Các loại đòn bẩy bao gồm:

A. Đòn bẩy loại 1, đòn bẩy loại 2, đòn bẩy loại 3.

B. Đòn bẩy chất rắn, đòn bẩy chất lỏng, đòn bẩy chất khí.

C. Đòn bẩy vĩnh cửu và đòn bẩy tạm thời.

D. Đòn bẩy một phần và đòn bẩy toàn phần.

Đáp án đúng là A

Các loại đòn bẩy bao gồm: Đòn bẩy loại 1, đòn bẩy loại 2, đòn bẩy loại 3.

Câu 4: Người ta phân loại đòn bẩy dựa vào

A. điểm tựa.

B. điểm đặt của trọng lượng.

C. điểm đặt của lực tác dụng.

D. Cả A, B, C.

Đáp án đúng là D

Người ta phân loại đòn bẩy dựa vào điểm tựa, điểm đặt của trọng lượng, điểm đặt của lực tác dụng.

Câu 5: Khi đưa một hòn đá nặng dời chỗ sang bên cạnh, người ta sử dụng

A. ròng rọc cố định.

B. mặt phẳng nghiêng.

C. đòn bẩy.

D. mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy.

Đáp án đúng là C

Khi đưa một hòn đá nặng dời chỗ sang bên cạnh, người ta sử dụng đòn bẩy.

Câu 6: Ứng dụng của đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở đầu bên kia và lực tác dụng ở trong khoảng giữa hai đầu (ở trường hợp này, điểm tựa thường được giữ cố định với đầu đòn bẩy) là:

A. Xà beng.

B. Xe đẩy hàng.

C. Cánh tay người.

D. Cái kéo.

Đáp án đúng là A

B – điểm tựa ở ngoài hai điểm đặt lực.

C, D – điểm tựa ở giữa 2 điểm đặt lực.

Câu 7: Quy tắc đòn bẩy được phát minh ra bởi ai?

A. Archimedes.

B. Isaac Newton.

C. Albert Einstein.

D. Marie Curie.

Đáp án đúng là A

Archimedes là người phát minh ra quy tắc đòn bẩy.

Câu 8: Xe đẩy cút kít là ứng dụng của

A. đòn bẩy có điểm tựa ở giữa.

B. đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở giữa và lực tác dụng ở đầu bên kia.

C. đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở đầu bên kia và lực tác dụng ở trong khoảng giữa hai đầu (ở trường hợp này, điểm tựa thường được giữ cố định với đầu đòn bẩy).

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Đáp án đúng là B

Xe đẩy cút kít là ứng dụng của đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở giữa và lực tác dụng ở đầu bên kia.

Câu 9: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Muốn lực nâng vật……… trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng… khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.

A. nhỏ hơn, lớn hơn.

B. nhỏ hơn, nhỏ hơn.

C. lớn hơn, lớn hơn.

D. lớn hơn, nhỏ hơn.

Đáp án đúng là A

Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.

Câu 10: Điền vào chố trống: "Trục quay của đòn bẩy luôn đi qua một điểm tựa O, và khoảng cách từ giá của lực tác dụng tới điểm tựa gọi là ...".

A. cánh tay đòn.

B. trọng tâm.

C. trục quay.

D. hướng.

Đáp án đúng là A

Trục quay của đòn bẩy luôn đi qua một điểm tựa O, và khoảng cách từ giá của lực tác dụng tới điểm tựa gọi là cánh tay đòn.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 8 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Bài 20: Đòn bẩy và ứng dụng

Trắc nghiệm Bài 21: Dòng điện, nguồn điện

Trắc nghiệm Bài 22: Mạch điện đơn giản

Trắc nghiệm Bài 23: Tác dụng của dòng điện

Trắc nghiệm Bài 24: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

1 340 08/01/2024