TOP 10 câu Trắc nghiệm KHTN 8 Bài 17 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Lực đẩy Archimedes

Bộ 10 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 17: Lực đẩy Archimedes có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 8 Bài 17.

1 386 08/01/2024


Trắc nghiệm KHTN 8 Bài 17: Lực đẩy Archimedes

Câu 1: Thể tích của một miếng sắt là 2 dm3, trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3. Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước sẽ nhận giá trị nào trong các giá trị sau?

A. F = 10 N.

B. F = 15 N.

C. F = 20 N.

D. F = 25 N.

Đáp án đúng là C

Đổi: 2dm3 = 0,002 m3.

Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước nhận giá trị là

F = 10 000. 0,002 = 20 N.

Câu 2: Ta biết công thức tính lực đẩy Acsimét là FA= d.V. Ở hình vẽ bên thì V là thể tích nào?

Trắc nghiệm KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Lực đẩy Archimedes | Khoa học tự nhiên 8

A. Thể tích toàn bộ vật.

B. Thể tích chất lỏng.

C. Thể tích phần chìm của vật.

D. Thể tích phần nổi của vật.

Đáp án đúng là C

V là thể tích phần chìm của vật trong chất lỏng hay là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Câu 3: Công thức tính lực đẩy Acsimét là:

A. FA= D.V.

B. FA= Pvật.

C. FA= d.V.

D. FA= d.h.

Đáp án đúng là C

Công thức tính lực đẩy Ac-si-met: FA = d.V.

Câu 4: Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 2,7 N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,4 N. Lực đẩy Acsimét có độ lớn là:

A. 2,7 N.

B. 1,4 N.

C. 1,3 N.

D. 0,5 N.

Đáp án đúng là C

Lực đẩy Acsimét có độ lớn là: 2,7 – 1,4 = 1,3 N.

Câu 55: Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng

A. trọng lượng của vật.

B. trọng lượng của chất lỏng.

C. trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

D. trọng lượng của phần vật nằm dưới mặt chất lỏng.

Đáp án đúng là C

Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng, khi nói về hướng của lực đẩy Ac-si-met?

A. Hướng thẳng đứng lên trên.

B. Hướng thẳng đứng xuống dưới.

C. Theo mọi hướng.

D. Một hướng khác.

Đáp án đúng là A

Lực đẩy Ac-si-met hướng thẳng đứng lên trên.

Câu 7: Thả một viên bi rơi vào một cốc nước. Kết quả nào sau đây là đúng?

A. Càng xuống sâu, lực đẩy Ac-si-met càng tăng, áp suất tác dụng lên viên bi càng giảm.

B. Càng xuống sâu, lực đẩy Ac-si-met không đổi, áp suất tác dụng lên viên bi càng tăng.

C. Càng xuống sâu, lực đẩy Ac-si-met càng giảm, áp suất tác dụng lên viên bi càng tăng.

D. Càng xuống sâu, lực đẩy Ac-si-met càng giảm, áp suất tác dụng lên viên bi càng giảm.

Đáp án đúng là B

Càng xuống sâu, lực đẩy Ac-si-met không đổi, áp suất tác dụng lên viên bi càng tăng.

Câu 8: Ba vật làm bằng ba chất khác nhau: Sắt, nhôm, sứ có hình dạng khác nhau nhưng thể tích bằng nhau được nhúng trong nước. Lực đẩy của nước tác dụng lên ba vật sẽ như thế nào?

A. Không bằng nhau vì ba vật làm bằng ba chất khác nhau.

B. Bằng nhau vì chúng có cùng thể tích và cùng được nhúng trong một loại chất lỏng là nước.

C. Không bằng nhau vì ba vật có hình dạng khác nhau.

D. Bằng nhau vì ba vật có trọng lượng riêng giống nhau.

Đáp án đúng là B

Lực đẩy của nước tác dụng lên ba vật bằng nhau vì chúng có cùng thể tích và cùng được nhúng trong một loại chất lỏng là nước.

Câu 9: Một vật có khối lượng 598,5g làm bằng chất có khối lượng riêng D = 10,5g/cm3 được nhúng hoàn toàn trong nước. Cho trọng lượng riêng của nước d = 10 000 N/m3. Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật là bao nhiêu?

A. FA = 0,37 N.

B. FA = 0,47 N.

C. FA = 0,57 N.

D. FA = 0,67 N.

Đáp án đúng là C

Đổi: 598,5 g = 0,5985kg.

10,5 g/cm3 = 10 500 kg/m3.

Thể tích của vật là: mD=0,598510500=0,000057N

Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật là: FA = 10 000. 0,000057 = 0,57 N

Câu 10: Thả một vật làm bằng kim loại vào bình đo thể tích có vạch chia độ thì nước trong bình từ mức 130 cm3 dâng lên đến mức 175 cm3. Cho trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3. Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật bằng bao nhiêu?

A. F = 0,045 N.

B. F = 4,5 N.

C. F = 0,45 N.

D. F = 45 N.

Đáp án đúng là C

Thể tích của vật là: V = 175 – 130 = 45 cm3.

Đổi: 45 cm3 = 0,000045 m3.

Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật là: FA = d.V = 10 000 . 0,000045 = 0,45 N.

  • Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 8 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Bài 18: Tác dụng làm quay của lực. Momen lực

Trắc nghiệm Bài 19: Đòn bẩy và ứng dụng

Trắc nghiệm Bài 20: Đòn bẩy và ứng dụng

Trắc nghiệm Bài 21: Dòng điện, nguồn điện

Trắc nghiệm Bài 22: Mạch điện đơn giản

1 386 08/01/2024