Toán lớp 3 trang 18, 19 Em làm được những gì? - Chân trời sáng tạo
Với lời giải bài tập Toán lớp 3 Em làm được những gì? trang 18, 19 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán lớp 3.
Giải bài tập Toán lớp 3 Em làm được những gì?
Toán lớp 3 Tập 2 trang 18, 19 Luyện tập
Toán lớp 3 Tập 2 trang 18 Bài 1: Câu nào đúng, câu nào sai?
Lời giải:
* Ở câu a: Có 2 tấm thẻ 1 000, 1 tấm thẻ 100, 3 tấm thẻ 10, 3 tấm thẻ 3. Như vậy số gồm 2 nghìn, 1 trăm, 3 chục, 3 đơn vị.
Ta viết: 2 133 = 2 000 + 100 + 30 + 3
Vậy câu a đúng
* Ở câu b: Có 5 tấm thẻ 1000, 9 tấm thẻ 100, 6 tấm thẻ 10. Như vậy số gồm 5 nghìn, 9 trăm, 6 chục.
Ta viết: 5 960 = 5 000 + 900 + 60
Vậy câu b đúng
* Ở câu c: Có 7 tấm thẻ 1 000; 4 tấm thẻ 10, 7 tấm thẻ 1. Như vậy số gồm 7 nghìn, 4 chục, 7 đơn vị
Ta viết: 7 047 = 7 000 + 40 + 7
Vậy câu c sai.
* Ở câu d: Có 9 tấm thẻ 1 000; 9 tấm thẻ 10. Như vậy số gồm 9 nghìn, 9 chục
Ta viết: 9 090 = 9 000 + 90
Vậy câu d đúng
Kết luận:
Câu đúng: a, b, d
Câu sai: c
Toán lớp 3 Tập 2 trang 18 Bài 2: Chọn ý trả lời đúng.
a) 700 + .?. = 1 600
A. 2 300 B. 900 C. 1 300
b) .?. + 7 350 = 9 500
A. 2 150 B. 2 250 C. 2 850
c) 8 000 - .?. = 600
A. 8 600 B. 8 400 C. 7 400
d) .?. - 4 730 = 5 170
A. 9 900 B. 10 000 C. 440
Lời giải:
a) Đáp án đúng là: B
- Muốn tìm số hạng, ta lấy tổng trừ đi số hạng còn lại.
Vậy số cần tìm là:
1 600 – 700 = 900
b) Đáp án đúng là: A
- Muốn tìm số hạng, ta lấy tổng trừ đi số hạng còn lại.
Vậy số cần tìm là:
9 500 – 7 350 = 2 150
c) Đáp án đúng là: C
- Muốn tìm số trừ, ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu
Vậy số cần tìm là:
8 000 – 600 = 7 400
d) Đáp án đúng là: A
- Muốn tìm số bị trừ, ta lấy hiệu cộng với số trừ
Vậy số cần tìm là:
5 170 + 4 730 = 9 900
Toán lớp 3 Tập 2 trang 19 Bài 3: Đặt tính rồi tính:
a) 6 381 + 1 071 b) 833 + 1 548
c) 5 486 – 2 485 d) 2 617 – 1 909
Lời giải:
Em lần lượt viết phép cộng sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau. Sau đó thực hiện phép tính cộng, trừ các số theo thứ tự từ phải sang trái.
Các phép tính được thực hiện như sau:
|
+ 1 cộng 1 bằng 2, viết 2 + 8 cộng 7 bằng 15, viết 5 nhớ 1 + 3 cộng 0 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4 + 6 cộng 1 bằng 7, viết 7 Vậy 6 381 + 1 071 = 7 452 |
|
+ 3 cộng 8 bằng 11, viết 1 nhớ 1 + 3 cộng 4 bằng 7, thêm 1 bằng 8, viết 8 + 8 cộng 5 bằng 13, viết 3 nhớ 1 + 0 cộng 1 bằng 1, thêm 1 bằng 2, viết 2 Vậy 833 + 1 548 = 2 381 |
|
+ 6 trừ 5 bằng 1, viết 1 + 8 trừ 8 bằng 0, viết 0 + 3 trừ 4 bằng 0, viết 0 + 5 trừ 2 bằng 3, viết 3 Vậy 5 486 – 2 485 = 3 001 |
|
+ 7 không trừ được 9, lấy 17 trừ 9 được 8, viết 8 nhớ 1 + 0 thêm 1 bằng 1, 1 trừ 1 bằng 0, viết 0 + 6 không trừ được 9, lấy 16 trừ 9 được 7, viết 7 nhớ 1 + 1 thêm 1 bằng 2, 2 trừ 2 bằng 0 Vậy 2 617 – 1 909 = 708 |
Toán lớp 3 Tập 2 trang 19 Bài 4: Thay dấu .?. bằng dấu phép tính thích hợp (+, -, x, :).
a) 200 × 5 .?. 800 = 200 b) 200 : 5 .?. 800 = 840
c) 1 000 : 2 .?. 500 = 0 d) 5 000 × 0 .?. 8 = 0
Lời giải:
- Nếu biểu thức có chứa phép tính cộng, trừ, nhân, chia, ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước. Em tính nhẩm kết quả các phép tính rồi viết dấu thích hợp cho phép tính đó
* Câu a:
Ta có: 200 × 5 = 1 000
Mà 1 000 – 800 = 200
Nên ta cần điền dấu – vào dấu .?.
* Câu b:
Ta có: 200 : 5 = 40
Mà 40 + 800 = 840
Nên ta cần điền dấu + vào dấu .?.
* Câu c:
Ta có: 1000 : 2 = 500
Mà 500 – 500 = 0
Nên ta cần điền dấu – vào dấu .?.
* Câu d:
Ta có: 5 000 × 0 = 0
Mà 0 × 8 = 0
Nên ta có thể điền dấu × vào dấu .?.
Ta điền như sau:
a) 200 × 5 – 800 = 200 b) 200 : 5 + 800 = 840
c) 1 000 : 2 – 500 = 0 d) 5 000 × 0 × 8 = 0
Lời giải:
Số ki-lô-gam gạo Nhà nước cung cấp lần thứ hai là:
2 350 – 450 = 1 900 (kg)
Số ki-lô-gam gạo cả hai lần khu vực đó đã được cung cấp là:
2 350 + 1 900 = 4 250 (kg)
Đáp số: 4 250 ki-lô-gam gạo.
* Các phép tính được thực hiện như sau:
|
+ 0 trừ 0 bằng 0, viết 0 + 5 trừ 5 bằng 0, viết 0 + 3 không trừ được 4, lấy 13 trừ 4 bằng 9, viết 9 nhớ 1 + 0 thêm 1 bằng 1, 2 trừ 1 bằng 1 Vậy 2 350 – 450 = 1 900 |
|
+ 0 cộng 0 bằng 0, viết 0 + 5 cộng 0 bằng 5, viết 5 + 3 cộng 9 bằng 12, viết 2 nhớ 1 + 2 cộng 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4 Vậy 2 350 + 1 900 = 4 250 |
Toán lớp 3 Tập 2 trang 19 Bài 6: Số?
Lời giải:
Chiều dài của tuyến đường sắt Vinh – Thành phố Hồ Chí Minh là:
1 726 – 319 = 1 407 (km)
Vậy ta cần điền số 1 407 vào ô trống
Tuyến đường sắt |
Chiều dài |
Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh |
1 726 km |
Hà Nội – Vinh |
319 km |
Vinh - Thành phố Hồ Chí Minh |
1 407 km |
* Quy trình thực hiện phép tính
|
+ 6 không trừ được 9, lấy 16 trừ 9 bằng 7, viết 7 nhớ 1 + 1 thêm 1 bằng 2, 2 trừ 2 bằng 0, viết 0 + 7 trừ 3 bằng 4, viết 4 + 1 trừ 0 bằng 1, viết 1 Vậy 1 726 – 319 = 1 407 |
Toán lớp 3 Tập 2 trang 19 Hoạt động thực tế
Cùng người thân tìm vị trí tỉnh Nghệ An trên bản đồ (trang 88). Từ Nghệ An đến Thành phố Hồ Chí Minh, theo đường bờ biển phải đi qua bao nhiêu tỉnh, thành phố?
Lời giải:
Từ Nghệ An đến Thành phố Hồ Chí Minh, theo đường bờ biển phải đi 14 tỉnh, thành phố gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 – Chân trời sáng tạo
- Giải VBT Tiếng Việt lớp 3 – Chân trời sáng tạo
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Tập làm văn lớp 3 - Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Family and Friends– Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh lớp 3 (Family and Friends) – Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh lớp 3 Family and Friends đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh lớp 3 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 – Chân trời sáng tạo
- Giải Vở bài tập Đạo đức lớp 3 – Chân trời sáng tạo
- Giải Vở bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tự nhiên và xã hội 3 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 – Chân trời sáng tạo
- Giải VBT Hoạt động trải nghiệm lớp 3 – Chân trời sáng tạo