Thủ tục chuyển hộ khẩu khi chuyển chỗ ở

Hà Nội với vai trò là Thủ đô của cả nước nên tập trung một lượng lớn người lao động ngoại tỉnh làm việc và sinh sống. Hầu hết người sống ổn định tại Hà Nội đều có nguyện vọng nhập hộ khẩu, nhưng không phải ai cũng biết rõ các quy định về điều kiện, thủ tục liên quan. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chính xác nhất về thủ tục chuyển hộ khẩu khi chuyển chỗ ở!

1. Thủ tục chuyển hộ khẩu tại nơi đang cư trú:

a. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu:

- Nếu cư trú tại các tỉnh thì Công an cấp xã có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu.

- Nếu cư trú tại các Thành phố trực thuộc trung ương thì Công an cấp Quận, huyện có thẩm quyền cấp giấy chuyển khẩu.

b. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu

- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

- Sổ hộ khẩu (hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây).

c. Thời gian thực hiện cấp giấy chuyển khẩu

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan Công an phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.

2. Điều kiện nhập hộ khẩu ở nơi mới

“2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:

- Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

- Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;

- Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.

3. Trừ trường hợp quy định nêu trên, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;

b) Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người”.

Lưu ý: Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. Và phải bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.

3. Hồ sơ

- Bản khai nhân khẩu;

- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

- Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định;

- Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

- Các giấy tờ khác theo quy định:

Trường hợp công dân sở hữu nhà tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội:

- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp.

Trường hợp về ở với người thân

- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện về người khuyết tật, tâm thần… (nếu thuộc trường hợp này).

Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ

- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

- Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định.

4. Phương thức nộp: Trực tiếp.

5. Cơ quan giải quyết

Công an nhân dân cấp xã nếu chỗ thường trú mới là tỉnh.

Công an nhân dân cấp Quận, huyện nếu chỗ thường trú mới thành phố trực thuộc Trung ương.

6. Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải hoàn thành việc nhập khẩu cho vợ bạn; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

7. Lệ phí

- Mức thu lệ phí đăng ký cư trú trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh hiện nay được quy định tại Nghị quyết 07/2017/NQ-HĐND:

+ 10.000 tại Quận và 5.000 đối với Huyện (Nếu đã có sổ hộ khẩu)

+ 25.000 tại Quận và 13.000 tại Huyện (Nếu chưa có sổ hộ khẩu)

- Mức thu lệ phí đăng ký cư trú trên địa bàn TP. Hà Nội hiện nay được quy định tại Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND được sửa đổi bởi Nghị quyết 13/2021/NQ-HĐND:

+ 10.000 tại Quận và 5.000 đối với Huyện (Nếu đã có sổ hộ khẩu)

+ 25.000 tại Quận và 13.000 tại Huyện (Nếu chưa có sổ hộ khẩu).

8. Điều kiện nhập hộ khẩu Hà Nội

Trước thời điểm 01/7/2021, Luật Thủ đô quy định, người ngoại tỉnh có nhu cầu nhập hộ khẩu ở nội thành Hà Nội phải tạm trú liên tục tại nội thành từ 03 năm trở lên; nhập hộ khẩu ngoại thành phải tạm trú 01 năm trở lên. Đây là những điều kiện nhập khẩu riêng của Thủ đô.

Tuy nhiên, từ 01/7/2021, khi Luật Cư trú 2020 có hiệu lực, các quy định trên của Luật Thủ đô đã bị bãi bỏ.

Vì thế, việc nhập hộ khẩu Hà Nội từ 01/7/2021 không bị điều chỉnh bởi các điều kiện riêng của "Thủ đô". Điều này được cho là tạo điều kiện bình đẳng trong quản lý cư trú với mọi công dân; bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân theo Hiến pháp năm 2013.

Cũng tương tự như các tỉnh, thành khác, điều kiện nhập khẩu Hà Nội khi Luật Cư trú mới có hiệu lực được quy định như sau (Điều 20 Luật Cư trú 2020):

1) Để được nhập hộ khẩu Hà Nội, công dân chỉ cần điều kiện duy nhất là có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình (có nhà Hà Nội).

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, có 05 địa điểm không được đăng ký thường trú bao gồm:

- Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật;

- Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật;

- Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật;

- Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

- Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2) Nếu không có nhà Hà Nội, công dân vẫn được đăng ký thường trú tại nhà người thân nếu được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau:

- Vợ về ở với chồng, chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

- Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;

- Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.

3) Trừ trường hợp quy định tại mục (2), công dân được đăng ký thường trú tại nhà thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng (đồng thời) các điều kiện sau:

- Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;

- Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.

4) Công dân được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở tại Hà Nội khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo;

- Người đại diện cơ sở tín ngưỡng;

- Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng;

- Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú.

5) Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội tại Hà Nội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.

6) Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện đó khi đáp ứng (đồng thời) các điều kiện sau:

- Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú;

- Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật; trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở;

- Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.