- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Bằng lái xe (36)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
Phó trưởng phòng phụ trách, giao quyền cấp trưởng hưởng phụ cấp thế nào?
Trong các phòng ban của cơ quan nhà nước thường sẽ được phân cấp trưởng phòng và cấp phó trưởng phòng, để quản lý và điều hành một phòng ban nào đó. Cấp trưởng phòng sẽ thường xuyên tham gia các buổi hội họp, công tác hoặc vì bất kỳ lý do nào khác mà cấp trưởng phòng không trực tiếp làm việc tại cơ quan, khi đó cấp phó trưởng phòng sẽ được giao quyền cấp trưởng phòng, phụ trách như thay cấp trưởng phòng xử lý các công việc liên quan đến phòng ban của cơ quan. Vậy khi Phó trưởng phòng phụ trách, giao quyền cấp trưởng phòng thì sẽ hưởng phụ cấp thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
1/ Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Sở là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Nghị định 29/2024/NĐ-CP thì Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Sở là cấp phó của Trưởng phòng, giúp Trưởng phòng thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể do Trưởng phòng giao. Phó Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được giao.
2/ Trưởng phòng là gì?
Trưởng phòng và tương đương thuộc Sở là người đứng đầu Phòng, thực hiện nhiệm vụ tham mưu tổng hợp, tham mưu quản lý nhà nước về ngành, chuyên ngành hoặc nhiệm vụ bảo đảm phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của sở theo phân công của Giám đốc Sở. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được giao.
3/ Phụ cấp chức vụ được hiểu như thế nào?
Phụ cấp chức vụ được hiểu là khoản tiền ngoài mức lương hàng tháng, để hỗ trợ và khuyến khích tinh thần làm việc. Những cá nhân nắm giữ các chức vụ lãnh đạo tại các đơn vị nhà nước sẽ được hưởng phụ cấp chức vụ. Phụ cấp chức vụ là khoản tiền bổ sung được trả cho công chức, cán bộ trong lực lượng vũ trang khi vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao và vừa đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo.
Mức phụ cấp chức vụ được trả định kỳ cũng với lương hàng tháng và được tính dựa trên lương tối thiểu và hệ số phụ cấp hoặc được thỏa thuận và được tính vào bảo hiểm xã hội.
4/ Phó trưởng phòng phụ trách, được giao quyền cấp trưởng được hưởng phụ cấp thế nào?
Căn cứ vào mục 2 Mục II Thông tư 02/2005/TT-BNV quy định như sau:
“d1) Nếu cơ quan, đơn vị chưa có cấp trưởng hoặc có cấp trưởng nhưng cấp trưởng không trực tiếp điều hành (do đi học, ốm đau và các nguyên nhân khác), thì người có quyết định (bằng văn bản) của cơ quan có thẩm quyền giao phụ trách hoặc giao quyền cấp trưởng (chưa phải là quyết định phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo) được hưởng mức phụ cấp chức vụ bằng mức phụ cấp chức vụ của cấp trưởng. Khi có quyết định thôi giao phụ trách hoặc thôi giao quyền cấp trưởng thì thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của cấp trưởng kể từ ngày quyết định có hiệu lực thi hành.”
Theo đó, Phó trưởng phòng phụ trách hoặc giao quyền cấp trưởng sẽ hưởng phụ cấp bằng mức phụ cấp chức vụ của cấp trưởng trong hai trường hợp:
- Cơ quan, đơn vị chưa có cấp trưởng;
- Có cấp trưởng nhưng cấp trưởng không trực tiếp điều hành (do đi học, ốm đau và các nguyên nhân khác).
Việc hưởng phụ cấp bằng mức phụ cấp chức vụ của cấp trưởng đối với phó trưởng phòng sẽ chấm dứt khi có quyết định thôi giao phụ trách hoặc thôi giao quyền cấp trưởng, và được tính từ ngày kể từ ngày quyết định có hiệu lực thi hành.
5/ Cách tính phụ cấp chức vụ lãnh đạo các cấp
Căn cứ vào quy định tại Thông tư số 10/2023/TT-BNV thì:
- Mức phụ cấp chức vụ tính theo mức lương cơ sở = Lương cơ sở x Hệ số phụ cấp hiện hưởng;
- Mức phụ cấp chức vụ tính theo %= Mức lương hiện hưởng+ phụ cấp chức vụ lãnh đạo+ phụ cấp thâm niên vượt khung ( Nếu có) x Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định.
Đây là một khoản phụ cấp cần thiết nhằmkhuyến khích các cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo phấn đấu trong công việc, đóng góp cho sự phát triển của cơ quan và đơn vị mà họ đang làm việc.
Trên đây là những nội dung có liên quan đến Phó trưởng phòng phụ trách, giao quyền cấp trưởng hưởng phụ cấp thế nào? Bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về mức phụ cấp khi phó trưởng phòng được giao quyền trưởng phòng được quy định như thế nào, từ đó, bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách tính mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan, ban ngành.
Xem các bài viết có liên quan:
Cán bộ, công chức, viên chức được tăng lương từ 1/7/2024 có được nâng bậc lương nữa hay không?
5 bảng lương mới 2024 khi cải cách tiền lương
Bảng lương giáo viên mới từ ngày 1/7/2024 như thế nào?