Giáo viên là một ngành nghề cao quý trong xã hội, với trách nhiệm đào tạo từng thế hệ học sinh trưởng thành, phát triển cả về tri thức lẫn đạo đức. Ngành nghề giáo viên được quy định cụ thể trong Luật giáo dục, Luật viên chức và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Vậy câu hỏi được đặt ra là mức lương của giáo viên có sự thay đổi như thế nào từ là ngày 01/07/2024? Bạn hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

Bảng lương giáo viên mới từ ngày 1/7/2024 như thế nào?

1. Giáo viên là ai?

Căn cứ vào Điều 66 Luật Giáo dục 2019 thì Giáo viên là người giảng dạy cho học sinh các kiến thức liên quan đến môn học đối với từng cấp học phù hợp với học sinh. Giáo viên có trách nhiệm thực hiện các bài giảng các tiết dạy của mình để mang kiến thức đến với học sinh, rèn luyện những kĩ năng cần thiết trong việc thực hành các kiến thức lý thuyết và các ren luyện cho học sinh về lễ nghĩa, sự lễ phép với người khác….

Bên cạnh đó, giáo viên cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng, năng lực của từng học sinh theo quy chế của trường học và theo quyết định của Bộ giáo dục hướng dẫn.

2. Giáo viên có phải là viên chức không?

Căn cứ theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010 thì viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Trong đó, các đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị… thành lập, có tư cách pháp nhân, trực thuộc các Bộ. Như vậy, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, sơ cấp, trung cấp, đại học… thuộc lĩnh vực nghề nghiệp giáo dục nếu trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thì sẽ là đơn vị sự nghiệp công lập.

Giáo viên là người làm việc theo hợp đồng lao động tại các đơn vị sự nghiệp công lập thì được xem là viên chức theo quy định.

3. Bảng lương giáo viên mới từ ngày 1/7/2024

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì mức lương cơ sở áp dụng đối với giáo viên là viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập là 2.340.000 đồng/tháng.

Căn cứ vào quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương của viên chức giáo viên được tính như sau:

Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở

(1) Bảng lương giáo viên mầm non:

(2) Bảng lương giáo viên tiểu học:

(3) Bảng lương giáo viên Trung học cơ sở:

(4) Bảng lương giáo viên Trung học phổ thông:

Theo đó, từ ngày 01/07/2024 thì mức lương của giáo viên có mức thấp nhất và cao nhất theo hệ số và cấp bậc như sau là:

- Đối với lương giáo viên mầm non:

+ Mức lương thấp nhất: 4.914.000 đồng/tháng.

+ Mức lương cao nhất: không thấp hơn 14.929.200 đồng/tháng.

- Đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông:

+ Mức lương thấp nhất: không thấp hơn 5.475.600 đồng/tháng.

+ Mức lương cao nhất: không thấp hơn 15.865.200 đồng/tháng.

Bảng lương giáo viên mới từ ngày 1/7/2024 như thế nào?

4. Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên

Căn cứ vào Điều 72 Luật Giáo dục 2019 thì trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên là:

- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;

- Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

- Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;

- Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc sử dụng nhà giáo trong trường hợp không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019.

Theo đó, giáo viên là một ngành nghề cao quý, có trách nhiệm trồng người, ngoài việc cung cấp những kiến thức làm hành trang giúp học sinh, sinh viên ngày càng trưởng thành, vận dụng vào nghề nghiệp cho tương lai, giáo viên còn giúp dạy dỗ, rèn luyện những kỹ năng, đạo đức làm người, những đức tính cần có và những điều xấu, điều không tốt cần tránh. Do đó, ngành nghề này cần phải được yêu cầu cao, có những trình độ chuẩn theo quy định của pháp luật như có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ… đối với những trường hợp cụ thể thì pháp luật có những yêu cầu riêng mà mỗi cá nhân phải thưc hiện theo.

Xem thêm các bài viết liên quan:

7 vùng kinh tế Việt Nam là gì? Lương tối thiểu tại 7 vùng kinh tế Việt Nam là bao nhiêu?

Học sinh/sinh viên và giáo viên/giảng viên có được kết hôn với nhau không?