Bảng tổng hợp tăng lương cơ bản qua các năm
Bảng tổng hợp tăng lương cơ bản qua các năm

1. Bảng tổng hợp tăng lương cơ bản qua các năm

1.1. Mức tăng lương cơ sở qua các năm

Mức lương cơ sở nhà nước qua các năm được quy định như sau:

Thời điểm áp dụng

Lương cơ sở (đồng/tháng)

Mức tăng

(đồng/tháng)

Căn cứ pháp lý

Từ 01/10/2004 - hết 30/9/2005

290.000

-

Nghị định 203/2004/NĐ-CP

Từ 01/10/2005 - hết 30/9/2006

350.000

60.000

Nghị định 118/2005/NĐ-CP

Từ 01/10/2006 - hết 31/12/2007

450.000

100.000

Nghị định 94/2006/NĐ-CP

Từ 01/01/2008 - hết 30/4/2008

540.000

90.000

Nghị định 166/2007/NĐ-CP

Từ 01/5/2009 - hết 30/4/2009

650.000

110.000

Nghị định 33/2009/NĐ-CP

Từ 01/5/2010 - hết 30/4/2011

730.000

80.000

Nghị định 28/2010/NĐ-CP

Từ 01/5/2011 - hết 30/4/2012

830.000

100.000

Nghị định 22/2011/NĐ-CP

Từ 01/5/2012 - 30/6/2013

1.050.000

220.000

Nghị định 31/2012/NĐ-CP

Từ 01/7/2013 - hết 30/4/2016

1.150.000

100.000

Nghị định 66/2013/NĐ-CP

Từ 01/5/2016 - hết 30/6/2017

1.210.000

60.000

Nghị định 47/2016/NĐ-CP

Từ 01/7/2017 - hết 30/6/2018

1.300.000

90.000

Nghị định 47/2017/NĐ-CP

Từ 01/7/2018 - hết 30/6/2019

1.390.000

90.000

Nghị định 72/2018/NĐ-CP

Từ 01/7/2019 - hết 30/6/2023

1.490.000

100.000


Nghị định 38/2019/NĐ-CP

Từ 01/7/2023 - hết 30/6/2024

1.800.000

310.000

Nghị định 24/2023/NĐ-CP

Từ 01/7/2024

2.340.000

540.000

Nghị định 73/2024/NĐ-CP

1.2. Mức tăng lương tối thiểu vùng qua các năm

Thời gian áp dụng

Mức lương tối thiểu vùng I

Mức lương tối thiểu vùng II

Mức lương tối thiểu vùng III

Mức lương tối thiểu vùng IV

01/01/2009 - 31/12/2009

800.000

740.000

690.000

650.000

01/01/2010 - 31/12/2010

980.000

880.000

810.000

730.000

01/01/2011 (Vùng I); 01/07/2011 (Vùng II) - 04/10/2011

1.350.000

1.200.000

1.050.000

830.000

05/10/2011 - 31/12/2012

2.000.000

1.780.000

1.550.000

1.400.000

01/01/2013 - 31/12/

2.350.000

2.100.000

1.800.000

1.650.000

01/01/2014 - 31/12/2014

2.700.000

2.400.000

2.100.000

1.900.000

01/01/2015 - 31/12/

3.100.000

2.750.000

2.400.000

2.150.000

01/01/2016 - 31/12/2016

3.500.000

3.100.000

2.700.000

2.400.000

01/01/2017 - 31/12/2017

3.750.000

3.320.000

2.900.000

2.580.000

01/01/2018 - 31/12/2018

3.980.000

3.530.000

3.090.000

2.760.000

01/01/2019 - 31/12/2019

4.180.000

3.710.000

3.250.000

2.920.000

01/01/2020 - 31/12/2020

4.420.000

3.920.000

3.430.000

3.070.000

01/01/2021 - 30/6/2022

4.420.000

3.920.000

3.430.000

3.070.000

Từ 01/7/2022 - 30/6/2024

4.680.000

4.160.000

3.630.000

3.250.000

Từ 01/7/

2024

4.960.000

4.410.000

3.860.000

3.450.000

2. Quy định về mức lương cơ bản mới nhất 2025

2.1. Lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức

Lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức hiện nay là 3.159.000 đồng/tháng.

Tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở hiện nay là 2.340.000 đồng/tháng.

Theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP, hệ số lương công chức thấp nhất là 1.35 (tương ứng mức tiền lương là 3.159.000 đồng/tháng) và hệ số lương cao nhất là 8.00 (tương ứng mức tiền lương là 18.720.000 đồng/tháng).

2.2. Lương cơ bản của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động

Mức lương cơ bản tối thiểu từng vùng theo quy định hiện nay như sau:

  • Vùng I: 4.960.000 VNĐ/1 tháng; tương ứng 23.800 VNĐ/1h
  • Vùng II: 4.410.000 VNĐ/1 tháng; tương ứng 21.200 VNĐ/1h
  • Vùng III: 3.860.000 VNĐ/1 tháng; tương ứng 18.600 VNĐ/1h
  • Vùng IV: 3.450.000 VNĐ/1 tháng; tương ứng 16.600 VNĐ/1h

Lương cơ bản sẽ có mức thấp nhất là bằng mức lương tối thiểu vùng. Mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I

4.960.000

23.800

Vùng II

4.410.000

21.200

Vùng III

3.860.000

18.600

Vùng IV

3.450.000

16.600

Quy định về mức lương cơ bản mới nhất 2025
Quy định về mức lương cơ bản mới nhất 2025

3. Lương cơ sở và lương tối thiểu vùng khác nhau như thế nào?

Tiêu chí

Lương tối thiểu vùng

Lương cơ sở

Cơ sở pháp lý

Nghị định 74/2024/NĐ-CP

Nghị định 73/2024/NĐ-CP

Đối tượng áp dụng

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
  • Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm:
    • Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
    • Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019);
  • Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019);
  • Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019);
  • Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
  • Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ);
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân;
  • Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
  • Hạ sĩ quan và binh sĩ thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ thuộc Công an nhân dân;
  • Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

Khái niệm

Là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Là mức lương dùng làm căn cứ:

  • Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng nêu trên.
  • Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
  • Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

Mức độ ảnh hưởng

  • Khi lương tối thiểu vùng tăng, chỉ người lao động đang có mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới được tăng lương.
  • Tăng mức đóng BHXH.

Khi lương cơ sở tăng, mọi cán bộ, công chức, viên chức đều được tăng lương.

Chu kỳ thay đổi

  • Không có quy định cụ thể về thời điểm tăng mức lương tối thiểu.
  • Điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
  • Không có chu kỳ thay đổi cố định.
  • Phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng và khả năng của ngân sách Nhà nước.

Mức lương

  • Vùng I: 4.960.000 VNĐ/1 tháng; tương ứng 23.800 VNĐ/1h
  • Vùng II: 4.410.000 VNĐ/1 tháng; tương ứng 21.200 VNĐ/1h
  • Vùng III: 3.860.000 VNĐ/1 tháng; tương ứng 18.600 VNĐ/1h
  • Vùng IV: 3.450.000 VNĐ/1 tháng; tương ứng 16.600 VNĐ/1h

2.340.000 đồng/tháng.

4. Lương cơ bản có phải là lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không?

Lương cơ bản không phải là lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội, vì tiền lương đóng BHXH còn phụ thuộc vào các khoản phụ cấp.

Căn cứ vào Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

“Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.

2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.

4. Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này”.

Theo như quy định trên thì tiền lương đóng bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức sẽ là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động cho cá nhân, doanh nghiệp sẽ là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

Như đã phân tích, mức lương cơ bản sẽ không bao gồm các khoản phụ cấp, hỗ trợ. Do đó, lương cơ bản không phải là lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội.

5. Các câu hỏi thường gặp

5.1. Lương cơ bản năm 2025 được dự kiến tăng bao nhiêu?

Hiện nay chưa có dự thảo về tăng lương cơ bản năm 2025. Chính phủ có thể xem xét tăng mức lương cơ bản hàng năm để cải thiện đời sống người lao động, nhưng mức tăng cụ thể sẽ phụ thuộc vào tình hình kinh tế và quyết định của chính phủ vào thời điểm có quyết định tăng chính thức.

5.2. Mức lương cơ bản có áp dụng cho tất cả các ngành nghề không?

Không. Lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức dựa trên mức lương cơ sở; lương cơ bản của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động dựa trên mức lương tối thiểu vùng.

5.3. Mức lương cơ bản có ảnh hưởng đến các khoản trợ cấp xã hội không?

Mức lương cơ bản là cơ sở để tính các khoản trợ cấp xã hội và bảo hiểm xã hội. Chẳng hạn, mức hưởng lương hưu thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức phải bằng mức lương cơ sở, hiện nay là 2.340.000 VNĐ.

5.4. Người lao động có thể nhận lương thấp hơn mức lương cơ bản không?

Theo quy định pháp luật Việt Nam, người lao động không được trả lương thấp hơn mức lương cơ bản do chính phủ quy định. Những trường hợp trả lương thấp hơn mức lương cơ bản là các trường hợp vi phạm pháp luật.

5.5. Mức lương cơ bản có áp dụng với các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam không?

Tất cả các doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp nước ngoài, đều phải tuân thủ quy định về mức lương cơ bản tối thiểu cho người lao động khi hoạt động tại Việt Nam.