- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Bảo hiểm xã hội (102)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (76)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (64)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Đăng kiểm (44)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Biển báo giao thông (35)
- Xử phạt hành chính (33)
- Phương tiện giao thông (33)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Pháp luật (32)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- VNeID (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Mã định danh (26)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Lý lịch (26)
Phân loại các phương tiện giao thông đường bộ mới nhất 2025
1. Phân loại các phương tiện giao thông đường bộ mới nhất 2025
Theo Khoản 2 Điều 2 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024:
“2. Phương tiện giao thông đường bộ là các loại xe, bao gồm: phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới), phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ), xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự”.
Như vậy, phân loại phương tiện giao thông đường bộ từ năm 2025 có thêm xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự, do đó phân loại phương tiện giao thông đường bộ tăng từ 2 lên 3 loại bao gồm:
- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
- Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ;
- Xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự
Cụ thể, mỗi nhóm phương tiện trên bao gồm các loại phương tiện như sau:
1.1. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm những gì?
Căn cứ Khoản 1 Điều 34 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, từ ngày 01/01/2025 xe cơ giới được phân thành các loại:
- Xe ô tô:
- Xe có từ 04 bánh trở lên chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, không chạy trên đường ray, dùng để chở người, hàng hóa, kéo rơ moóc, kéo sơ mi rơ moóc hoặc được kết cấu để thực hiện chức năng, công dụng đặc biệt, có thể được nối với đường dây dẫn điện.
- Xe 03 bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400 kg.
- Xe ô tô không bao gồm xe chở người 04 bánh có gắn động cơ.
- Xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ.
- Rơ moóc: Là xe không có động cơ để di chuyển, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, được kéo bởi xe ô tô; phần chủ yếu của khối lượng toàn bộ rơ moóc không đặt lên xe kéo.
- Sơ mi rơ moóc: Là xe không có động cơ để di chuyển, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ; được kéo bởi xe ô tô đầu kéo và có một phần đáng kể khối lượng toàn bộ đặt lên xe ô tô đầu kéo.
- Xe chở người 04 bánh có gắn động cơ: Là xe có từ 04 bánh trở lên, chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, có kết cấu để chở người, vận tốc thiết kế không lớn hơn 30 km/h, số người cho phép chở tối đa 15 người (không kể người lái xe).
- Xe chở hàng 04 bánh có gắn động cơ: Là xe có từ bốn bánh trở lên, chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, có kết cấu để chở hàng, có phần động cơ và thùng hàng lắp trên cùng một khung xe, có tối đa hai hàng ghế và chở tối đa 05 người (không kể người lái xe), vận tốc thiết kế không lớn hơn 60 km/h và khối lượng bản thân không lớn hơn 550 kg. Trường hợp xe sử dụng động cơ điện thì có công suất động cơ không lớn hơn 15 kW.
- Xe mô tô:
- Xe có hai hoặc ba bánh chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, trừ xe gắn máy.
- Đối với xe ba bánh thì khối lượng bản thân không lớn hơn 400 kg.
- Xe gắn máy:
- Là xe có hai hoặc ba bánh chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, có vận tốc thiết kế không lớn hơn 50 km/h.
- Nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không lớn hơn 50 cm3.
- Nếu động cơ dẫn động là động cơ điện thì công suất của động cơ không lớn hơn 04 kW.
- Xe gắn máy không bao gồm xe đạp máy.
- Xe tương tự các loại xe quy định tại các mục trên.
1.2. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ gồm những gì?
Căn cứ Khoản 2 Điều 34 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, từ ngày 01/01/2025 xe thô sơ được phân thành các loại:
- Xe đạp là xe có ít nhất hai bánh và vận hành do sức người thông qua bàn đạp hoặc tay quay;
- Xe đạp máy, gồm cả xe đạp điện, là xe đạp có trợ lực từ động cơ, nguồn động lực từ động cơ bị ngắt khi người lái xe dừng đạp hoặc khi xe đạt tới tốc độ 25 km/h;
- Xe xích lô;
- Xe lăn dùng cho người khuyết tật;
- Xe vật nuôi kéo;
- Xe tương tự các loại xe trên đây.
1.3. Xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự gồm những gì?
Căn cứ Khoản 3 Điều 34 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, từ ngày 01/01/2025 xe thô sơ được phân thành các loại:
- Xe máy thi công;
- Xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp;
- Máy kéo;
- Rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi máy kéo;
- Xe máy thực hiện chức năng, công dụng đặc biệt;
- Các loại xe đặc chủng sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
2. Điều kiện gì để phương tiện được lưu thông trên đường?
Điều kiện hoạt động của các loại phương tiện giao thông từ 01/01/2025 như sau:
- Đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng: Theo Điều 35 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, xe cơ giới và xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải:
- Chứng nhận và đăng ký xe: Được cấp chứng nhận đăng ký xe và gắn biển số xe theo quy định của pháp luật.
- Chất lượng kỹ thuật và môi trường: Đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
- Thiết bị giám sát hành trình (đối với một số loại xe):
- Xe ô tô kinh doanh vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
- Xe ô tô chở người từ 8 chỗ trở lên, xe đầu kéo, và xe cứu thương phải lắp cả thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi hình người lái.
- Phương tiện giao thông thông minh ngoài các điều kiện trên phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.
- Phương tiện gắn biển số xe nước ngoài: Phải thực hiện theo các quy định riêng tại Điều 55 của Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ 2024.
- Đối với xe thô sơ: Theo Điều 26 Nghị định 151/2024/NĐ-CP, điều kiện đối với xe thô sơ được quy định như sau:
- Các bộ phận bắt buộc có trên xe:
- Hệ thống, bộ phận hãm có hiệu lực (phanh).
- Bộ phận phát âm thanh cảnh báo như còi hoặc chuông.
- Đèn chiếu sáng hoặc tấm phản quang phía trước; đèn tín hiệu hoặc tấm phản quang phía sau.
- Xe ban đêm: Đối với xe thô sơ hoạt động vào ban đêm, phải được trang bị tấm phản quang hoặc thiết bị phát sáng để dễ dàng nhận biết.
- Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng với loại xe.
- Các bộ phận bắt buộc có trên xe:
3. Người tham gia giao thông đường bộ gồm những thành phần nào?
Theo Khoản 9 Điều 2 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024:
9. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ bao gồm: người điều khiển xe cơ giới (sau đây gọi là người lái xe), người điều khiển xe thô sơ, người điều khiển xe máy chuyên dùng.
Điều 56 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định cụ thể về điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau:
“1. Người lái xe tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ người lái xe gắn máy quy định tại khoản 4 Điều này. Khi tham gia giao thông đường bộ, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau đây:
a) Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn hiệu lực trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển;
c) Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định của pháp luật;
d) Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng phù hợp loại xe máy chuyên dùng đang điều khiển; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Khi tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải mang theo các loại giấy tờ sau đây:
a) Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc Giấy biên nhận còn hiệu lực của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;
c) Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
d) Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng theo quy định của pháp luật;
đ) Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử thì việc xuất trình, kiểm tra có thể thực hiện thông qua tài khoản định danh điện tử.
4. Người lái xe gắn máy tham gia giao thông đường bộ phải hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ, có kỹ năng điều khiển phương tiện; đủ điều kiện về độ tuổi, sức khỏe theo quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 59 của Luật này.
5. Người tập lái xe ô tô, người dự sát hạch lái xe ô tô khi tham gia giao thông đường bộ phải thực hành trên xe tập lái, xe sát hạch trên tuyến đường tập lái, tuyến đường sát hạch, có giáo viên dạy lái hoặc sát hạch viên bảo trợ tay lái. Giáo viên dạy lái, sát hạch viên phải mang theo các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này”.
Tuổi, sức khỏe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được quy định cụ thể tại Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 như sau;
“1. Độ tuổi của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng được quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE;
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE;
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE;
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.
2. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải bảo đảm điều kiện sức khỏe phù hợp với từng loại phương tiện được phép điều khiển. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định độ tuổi của người lái xe trong lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh”.
4. Các câu hỏi thường gặp
4.1. Xe cơ giới cần đáp ứng những điều kiện gì để tham gia giao thông đường bộ?
Xe cơ giới phải được cấp chứng nhận đăng ký, gắn biển số xe, đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
4.2. Xe ô tô kinh doanh vận tải có bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình không?
Có, tất cả xe ô tô kinh doanh vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
4.3. Xe cứu thương có cần lắp thiết bị ghi hình người lái không?
Có, xe cứu thương phải lắp thiết bị ghi hình người lái cùng với thiết bị giám sát hành trình.
4.4. Xe thô sơ cần những thiết bị gì để hoạt động an toàn?
Xe thô sơ cần có phanh hiệu lực, còi hoặc chuông cảnh báo, đèn chiếu sáng hoặc tấm phản quang phía trước, và đèn tín hiệu hoặc tấm phản quang phía sau.
4.5. Xe thô sơ hoạt động ban đêm cần đáp ứng điều kiện gì?
Phải có tấm phản quang hoặc thiết bị phát sáng để dễ nhận biết.
4.6. Phương tiện giao thông thông minh cần điều kiện gì để tham gia giao thông?
Phải đáp ứng điều kiện như xe cơ giới và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.
4.7. Đường bộ dành cho những xe gì?
Đường bộ dành cho xe thô sơ, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe máy chuyên dùng.
4.8. Đặc điểm của biển báo chỉ dẫn là gì?
Biển báo chỉ dẫn dùng để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết nhằm giúp người tham gia giao thông trong việc điều khiển phương tiện và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn. Biển chỉ dẫn có hình vuông hoặc hình chữ nhật hoặc hình mũi tên, nền màu xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng.