- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (109)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Lương cơ bản (30)
- Nhà ở (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Tra cứu mã số thuế (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Đầu tư (14)
- Kinh doanh (14)
- Thường trú (13)
- Phụ cấp (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Ly hôn (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Y tế (12)
- Quyền sử dụng đất (12)
Phân biệt không chịu thuế, thuế suất 0%, miễn thuế
1. Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế là gì?
Căn cứ các quy định pháp luật về thuế giá trị gia tăng thì hàng hóa không chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, thông thường là các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước.
2. Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 0% là gì?
Căn cứ các quy định pháp luật về thuế giá trị gia tăng thì hàng hóa chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% là hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng nhưng được hưởng mức thuế suất ưu đãi 0%.
Căn cứ vào Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì hàng hóa chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% bao gồm hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu, trừ trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% sau đây:
- Tái bảo hiểm ra nước ngoài;
- Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài;
- Chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài;
- Dịch vụ tài chính phái sinh;
- Dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan;
- Cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan);
- Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản theo quy định;
- Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu;
- Hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan.
- Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu thì khi xuất khẩu không phải tính thuế giá trị gia tăng đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
- Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa;
- Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan;
- Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan bao gồm: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển đưa đón người lao động; dịch vụ ăn uống (trừ dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống trong khu phi thuế quan);
- Các dịch vụ sau cung ứng tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài không được áp dụng thuế suất 0% gồm:
+ Thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, văn hóa, giải trí, hội nghị, khách sạn, đào tạo, quảng cáo, du lịch lữ hành;
+ Dịch vụ thanh toán qua mạng;
+ Dịch vụ cung cấp gắn với việc bán, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam.
3. Hàng hóa, dịch vụ được miễn thuế là gì?
Miễn thuế là Không áp dụng nghĩa vụ nộp thuế đối với đối tượng nộp thuế do thỏa mãn các điều kiện được pháp luật quy định. Đối tượng được miễn thuế là tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế nhưng thỏa mãn điều kiện được miễn thuế.
4. Phân biệt không chịu thuế, thuế suất 0%, miễn thuế
Tiêu chí |
Không chịu thuế |
Thuế suất 0% |
Miễn thuế |
Căn cứ pháp lý |
- Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008. - Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2013. - Khoản 2 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC ban hành ngày 27/2/2015. |
||
Diện chịu thuế |
Không phải đối tượng chịu thuế |
Vẫn thuộc diện đối tượng chịu thuế
|
Vẫn thuộc diện đối tượng chịu thuế |
Kê khai thuế |
Cá nhân, tổ chức không có trách nhiệm kê khai thuế đối với các đối tượng không thuộc diện chịu thuế. |
Vẫn phải kê khai thuế bình thường vì các đối tượng nêu trên vẫn thuộc đối tượng chịu thuế. |
Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh khác phải kê khai thuế giá trị gia tăng vì vẫn thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng. |
Khấu trừ và hoàn thuế |
Không được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào nên phải tính vào nguyên giá của hàng hóa dịch vụ hoặc chi phí kinh doanh |
Được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào cho hàng hóa và dịch vụ chịu thuế suất giá trị gia tăng 0% |
Được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào cho hàng hóa và dịch vụ được miễn thuế |
Trên đây là những nội dung liên quan đến phân biệt không chịu thuế, thuế suất 0%, miễn thuế giá trị gia tăng mà chúng tôi muốn cập nhật đến bạn đọc, giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát hơn vấn đề trên.
Các bài viết có liên quan:
Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là gì ?
Thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế của doanh nghiệp
Mã số doanh nghiệp là gì? Số này có phải là mã số thuế không
Những trường hợp nào sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật hiện hành?