- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Căn cước công dân (155)
- Bảo hiểm xã hội (148)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Tiền lương (109)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (70)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Đường bộ (51)
- Biển báo giao thông (47)
- Thừa kế (46)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Thi bằng lái xe (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Phương tiện giao thông (34)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Mức đóng BHXH (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- VNeID (29)
- Lương cơ bản (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Mã định danh (26)
- Dân sự (26)
Phân biệt Hợp đồng xác định thời hạn và hợp đồng không xác định thời hạn
1. Phân biệt hợp đồng xác định thời hạn và hợp đồng không xác định thời hạn
Bộ luật lao động năm 2019 quy định chi tiết về các loại hợp đồng lao động về 02 loại hợp đồng lao động là Hợp đồng lao động xác định thời hạn và Hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Theo đó, so với Bộ luật lao động năm 2012 thì quy định mới đã bỏ loại hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng hợp đồng.
Dưới đây, là các tiêu chí nhằm phân biệt 02 loại hợp đồng theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019:
Tiêu chí |
Hợp đồng lao động xác định thời hạn |
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn |
Thời hạn |
Không quá 36 tháng kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực |
Không xác định thời hạn |
Tái ký hợp đồng |
- Chỉ được ký tối đa 02 lần hợp đồng lao động lao động có thời hạn - Sau đó, nếu hợp đồng lao động hết thời hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn |
Không có quy định |
Chấm dứt hợp đồng lao động |
- Hợp đồng lao động hết hạn sẽ làm chấm dứt quan hệ lao động - Trường hợp người lao động vẫn tiếp tục làm việc sau khi hợp đồng hết hạn: + Phải ký hợp đồng lao động mới trong thời hạn 30 ngày + Nếu không ký tiếp trong 30 ngày thì hợp đồng cũ sẽ trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn |
Không có thời hạn kết thúc hợp đồng |
Thời gian báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng |
- Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng: báo trước ít nhất 03 ngày làm việc - Hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 - 36 tháng: báo trước ít nhất 30 ngày |
Báo trước ít nhất 45 ngày |
2. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn thì người lao động phải báo trước bao nhiêu ngày?
Tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
“1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ”
Như vậy, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn với người sử dụng lao động thì người lao động phải thông báo trước như sau:
- Thông báo ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
- Thông báo ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng.
3. Có thể thay đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng được không?
Tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Phụ lục hợp đồng lao động
1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
Theo đó, người lao động và người sử dụng lao động không thể thay đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động được.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Mẫu đơn xin việc năm 2024 dành cho người lao động