- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Bằng lái xe (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Hàng hóa (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Nộp thuế (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Giáo dục (16)
- Vốn (16)
Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
1. Giao kết hợp đồng là gì?
Theo cách hiểu phổ thông, hợp đồng lao động là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, trong đó người lao động đồng ý thực hiện công việc cho người sử dụng lao động trong một khoảng thời gian nhất định và người sử dụng lao động đồng ý trả lương cho người lao động. Hợp đồng này có thể được ký kết bằng văn bản hoặc bằng lời nói, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, hợp đồng bằng văn bản sẽ có giá trị pháp lý cao hơn và giúp bảo vệ quyền lợi của các bên.
Theo quy định định nghĩa pháp lý, tại Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 ghi nhận Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Ngoài ra, tại Khoản 1 Điều 13 Bộ luật lao động 2019 ghi nhận: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Có mấy loại hợp đồng lao động?
Hợp đồng lao động sẽ có 2 loại, bao gồm Hợp đồng lao động không xác định thời hạn và Hợp đồng lao động xác định thời hạn. Cụ thể, tại Điều 20 Bộ luật lao động 2019 quy định:
“Điều 20. Loại hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật lao động.”
3. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
Bộ luật lao động đã nêu rõ nguyên tắc khi giao kết hợp đồng đối với người lao động và người sử dụng lao động. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động không chỉ là cơ sở pháp lý mà còn là nền tảng cho mối quan hệ lao động lành mạnh và bền vững. Việc tuân thủ các nguyên tắc này sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động, đồng thời tạo ra môi trường làm việc tích cực, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Việc nâng cao nhận thức về các nguyên tắc này là rất cần thiết trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng đa dạng và phức tạp. Tại Điều 15 Bộ luật lao động 2019 quy định:
“Điều 15. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
Cụ thể:
- Nguyên tắc tự nguyện
Nguyên tắc tự nguyện là một trong những nguyên tắc cơ bản trong giao kết hợp đồng lao động. Cả Người lao động và Người sử dụng lao động phải tự nguyện tham gia vào việc ký kết hợp đồng mà không bị ép buộc hay cưỡng chế. Nguyên tắc này đảm bảo rằng các bên đều có quyền tự quyết trong việc chấp nhận hoặc từ chối các điều khoản trong hợp đồng.
- Nguyên tắc bình đẳng
Trong quan hệ lao động, Người lao động và Người sử dụng lao động cần được xem xét bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Không bên nào có quyền áp đặt điều khoản bất lợi cho bên còn lại. Nguyên tắc bình đẳng không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của người lao động mà còn tạo dựng môi trường làm việc công bằng, khuyến khích sự hợp tác giữa hai bên.
- Nguyên tắc thiện chí, hợp tác và trung thực
Để người lao động và người sử dụng lao động có thể thương lượng, thoả thuận suôn sẻ được với nhau để đi đến việc giao kết hợp đồng lao động thì các bên cần phải có sự thiện chí, hợp tác và trung thực. Bởi vì khi các bên đã có sự thiện chí và hợp tác với nhau thì sẽ có sự thống nhất trong việc thương lượng, thỏa thuận. Sự trung thực cũng là một trong các yếu tố rất quan trọng khi hai bên giao kết hợp đồng. Sự trung thực khi giao kết hợp đồng giữa các bên sẽ làm đảm bảo cho hợp đồng lao động được hợp pháp, đảm bảo mối quan hệ lao động tồn tại lâu dài và bền vững.
– Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
Bản chất của hợp đồng là sự tự do thỏa thuận nhưng sự thỏa thuận này phải nằm trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức xã hội. Pháp luật đặt ra các giới hạn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các bên, do vậy các bên chủ thể cần tuân thủ đúng các quy định để tự bảo vệ cho chính mình cũng như lợi ích chung của xã hội.
Nguyên tắc này yêu cầu các bên khi giao kết hợp đồng lao động đều có quyền tự do thỏa thuận các nội dung của hợp đồng lao động, nhưng các nội dung đó không được trái với pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội. Nội dung hợp đồng lao động được giao kết không được vi phạm điều cấm của pháp luật, các điều khoản trong hợp đồng không được trái với quy định của pháp luật lao động. Nếu hợp đồng có những điều khoản vi phạm pháp luật, những điều khoản đó sẽ bị coi là vô hiệu.
Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể. Sự có mặt của thỏa ước lao động tập thể tạo điều kiện cho quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động được phản ánh đầy đủ hơn, chi tiết hơn và có cơ sở thực hiện bởi nó phù hợp với điều kiện, khả năng, văn hóa doanh nghiệp… Thỏa ước còn là công cụ hữu hiệu để hỗ trợ người lao động thỏa thuận bình đẳng với người sử dụng lao động khi xác lập quan hệ hợp đồng lao động.
Xem thêm các bài viết liên quan
Phân tích các nguyên tắc cơ bản của luật lao động hiện nay ?
Nguyên tắc hành nghề Luật sư và Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam