- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (213)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (74)
- Phương tiện giao thông (62)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Mẫu đơn (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- VNeID (29)
- Giáo dục (28)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Phân tích các nguyên tắc cơ bản của luật lao động hiện nay ?
1. Nguyên tắc tự do việc làm và tuyển dụng lao động
Thị trường nói chung và thị trường sức lao động nói riêng không thể vận hành nếu như những điều kiện tiên quyết và khách quan của chúng không được đảm bảo. Đe phúc đáp yêu cầu khách quan nói trên, việc xác định nguyên tắc tự do việc làm và tuyển dụng lao động của luật lao động là một sự tất yếu. Cơ sở của nguyên tắc này xuất phát từ quan điểm, chủ trương của Đảng là:
“Xây dựng hệ thống luật pháp về lao động và thị trường sức lao động nhằm đảm bảo quyền lựa chọn chỗ làm việc và nơi cư trú của người lao động; thực hiện rộng rãi chế độ hợp đồng lao động; bảo đảm quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động” và yêu cầu khách quan của thị trường sức lao động, những quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2013 (sau đây gọi là Hiến pháp năm 2013) về quyền tự do kinh doanh của công dân (Điều 33), “Câng dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc” (khoản 1 Điều 35 Hiến pháp năm 2013). Điều 4 Luật Việc làm năm 2013 quy định một trong những nguyên tắc của việc làm là: “Bảo đảm quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc” (khoản 1). Đồng thời từ chính những nhu cầu của các chủ thế trong quan hệ lao động là người lao động và người sử dụng lao động, bởi vì thị trường sức lao động chỉ có thể phát triển lành mạnh, quyền và lợi ích các chủ thể chỉ được bảo đảm khi các bên tham gia có quyền tự do gia nhập hoặc rời khỏi thị trường, tự do luân chuyển sức lao động từ nơi dư thừa đến nơi còn thiếu...
Về mặt nội dung của nguyên tắc này, hiểu theo nghĩa chung nhất, khi một công dân có nhu cầu tham gia thị trường lao động thì pháp luật đảm bảo cho công dân có toàn quyền lựa chọn tư cách tham gia: là người lao động hay người sử dụng lao động.
Với tư cách người lao động, điểm a khoản 1 Điều 5 bộ luật lao động năm 2019 đảm bảo họ có quyền:
“Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử ..."
Điều 10 BLLĐ năm 2019 quy định về quyền làm việc của người lao động:
“7. Được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kì người sử dụng lao động nào và ở bất kì nơi nào mà pháp luật không cấm.
Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khoẻ của mình”
Như vậy, khi tham gia quan hệ lao động, người lao động có toản quyền quyết định lựa chọn đối tác trong quan hệ lao động, tự do lựa chọn địa điểm làm việc, tự do xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ lao động... nếu không vi phạm điều cấm của pháp luật. Họ có quyền lựa chọn cách thức để thiết lập quan hệ lao động (trực tiếp hoặc thông qua các cơ sở dịch vụ việc làm), họ có quyền làm việc cho nhiều người sử dụng lao động với các HĐLĐ khác nhau (Điều 19 BLLĐ năm 2019). Họ có quyền chấm dứt HĐLĐ trong những trường hợp theo quy định của pháp luật và có quyền lựa chọn phưomg thức giải quyết tranh chấp khi cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp bị vi phạm.
Đối với người sử dụng lao động, điểm a khoản 1 Điều 6 BLLĐ năm 2019 quy định họ có quyền:
“Tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động... Điều 11 BLLĐ năm 2019 ghi nhận: “Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động ”.
Như vậy, người sử dụng lao động có quyền quyết định về thời điểm, cách thức tổ chức, số lượng, chất lượng... tuyển dụng lao động và sau đó có quyền sắp xếp, bố trí, sử dụng lao động, chấm dứt quan hệ lao động... theo nhu cầu của đon vị và không trái quy định của pháp luật. Ngoài ra, Luật Việc làm năm 2013 còn quy định: “...hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, lao động nữ, lao động là người dân tộc thiếu số”. Hay nói cách khác, người sử dụng lao động không những được đảm bảo những điều kiện cần thiết để thực hiện quyền tự do tuyển dụng, thuê mướn lao động mà còn được nhà nước khuyến khích, hỗ trợ khi sử dụng nhiều lao động đặc thù.
Tuy nhiên, để đảm bảo quyền tự do việc làm cho người lao động và tự do tuyển dụng lao động cho người sử dụng lao động, bên cạnh quy định của pháp luật lao động từ những vấn đề có tính nguyên tắc chung cho đến các chế định cụ thể thì không thể không tính đến sự đồng bộ của các hệ thống pháp luật khác liên quan tạo điều kiện cho việc thực hiện quyền tự do của các bên.
2. Nội dung của nguyên tắc bảo vệ người lao động
2.1 Bảo vệ việc làm cho người lao động
Bảo vệ việc làm cho người lao động là việc pháp luật lao động bảo vệ người lao động để họ làm việc một cách ổn định, không bị người sử dụng lao động thay đổi hoặc cho nghỉ việc một cách vô lý. Người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận với nhau để thực hiện một công việc, và pháp luật lao động muốn đảm bảo người lao động được thực hiện đúng công việc đó. Vẫn có những trường hợp người sử dụng lao động được phép thay đổi hoặc cho nghỉ việc người lao động nhưng những trường hợp đó đều phải tuân theo những quy định của pháp luật. Việc bảo vệ việc làm cho người lao động còn thể hiện ở việc bảo đảm thời gian làm việc của người lao động lâu dài và đúng theo thỏa thuận với người sử dụng lao động. Người lao động muốn tạm hoãn, đình chỉ, chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn đều phải có những căn cứ luật định và phải tuân theo những thủ tục riêng.
2.2 Bảo vệ thu nhập và đời sống người lao động
Người lao động khi tham gia vào quan hệ lao động thường quan tâm đến thu nhập để đảm bảo đời sống. Tuy nhiên, việc thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động về vấn đề thu nhập và thực tế thực hiện thỏa thuận này nhiều khi không tương xứng với sức lao động bỏ ra hoặc những đóng góp của người lao động. Đồng thời, thu nhập của người lao động cũng cần đảm bảo đủ chi trả cho cuộc sống của họ và gia đình. Do đó, bảo vệ thu nhập là một trong những nội dung quan trọng của nguyên tắc bảo vệ người lao động. Để đảm bảo cuộc sống cho người lao động, pháp luật quy định về những mức lương tối thiểu vùng, ngành,… Đồng thời, pháp luật cũng có những quy định đảm bảo mức thu nhập của người lao động phù hợp với công sức họ bỏ ra và những đóng góp của họ cho người sử dụng lao động. Bên cạnh đó, còn nhiều nội dung mà người lao động được bảo vệ trong vấn đề này như thử việc, học việc, ngưng lao động không phải do lỗi của người lao động, khấu trừ lương, giảm lương,…
Hiến pháp nước ta quy định lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động. Bộ luật lao động cũng quy định: “Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo”. Nội dung của các quy định này là sự đảm bảo về mặt pháp lý cho người lao động trong phạm vi khả năng, nguyện vọng của mình có được cơ hội tìm kiếm việc làm và có quyền làm việc. Để người lao động được hưởng và thực hiện được các quyền nói trên của mình, pháp luật lao động ghi nhận quyền có việc làm và tự do lựa chọn nơi làm việc của người lao động; đồng thời cũng quy định trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội trong việc tạo điều kiện để người lao động có việc làm và được làm việc.
2.3 Bảo vệ các quyền nhân thân của người lao động trong lĩnh vực lao động
Các quyền nhân thân của người lao động khi họ tham gia vào quan hệ lao động bị tác động khá nhiều. Pháp luật bảo vệ cho người lao động một cách toàn diện, do đó các quyền nhân thân của người lao động như danh dự, nhân phẩm, uy tín,sức khỏe, tính mạng,… của họ cũng được đặc biệt chú trọng. Về vấn đề sức khỏe, tính mạng người lao động, pháp luật đã đặt ra các quy định về an toàn vệ sinh, an toàn lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi để đảm bảo người lao động có một sức khỏe ổn định, an toàn. Người sử dụng lao động cần điều chỉnh cho hợp lý thời gian làm việc của những người lao động đặc biệt như người tàn tật, người chưa thành niên, phụ nữ, người làm công việc nặng nhọc,… Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi người lao động mắc phải thì sẽ được trợ cấp, đảm bảo điều kiện cấp cứu, điều dưỡng, điều trị. Ngoài ra, người lao động còn được bảo vệ về các quyền nhân thân khác. Đặc biệt các quyền được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm, uy tín của người lao động được trú trọng. Người sử dụng lao động không được phép xúc phạm, phân biệt đối xử, trù dập người lao động trong bất cứ trường hợp nào, kể cả trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật.
2.4 Thực hiện bảo hộ lao động đối với người lao động
Hiến pháp nước ta quy định: “Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động”; đồng thời pháp luật lao động cũng quy định: “Chính phủ lập chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và ngân sách của Nhà nước; đầu tư nghiên cứu khoa học, hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất dụng cụ, thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân; ban hành hệ thống tiêu biểu, quy trình, quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động”. Các quy định này xuất phát từ quan điểm và nhận thức: con người là vốn quý, là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội.
Do vậy, việc bảo vệ sức khỏe chung và bảo vệ an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động nói riêng là nhiệm vụ và trách nhiệm không thể thiếu được của Nhà nước và các doanh nghiệp. Những đảm bảo về mặt pháp lý để người lao động thực sự được hưởng quyền bảo hộ lao động thể hiện ở các điểm sau:Được đảm bảo làm việc trong điều kiện an toàn và vệ sinh lao động;Được hưởng chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân;Được hưởng các chế độ bồi dưỡng sức khỏe khi làm những công việc nặng nhọc, có yếu tố độc hại, nguy hiểm;Được sắp xếp việc làm phù hợp với sức khỏe, được áp dụng thời gian làm việc rút ngắn đối với công việc độc hại, nặng nhọc;Được đảm bảo các điều kiện về vật chất khi khám và điều trị tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp.
3. Vai trò của nguyên tắc bảo vệ người lao động
Nguyên tắc bảo vệ người lao động được pháp luật đưa ra nhằm tạo ra nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội ổn định, ở đây người lao động chính là nguồn lực chủ yếu để sản xuất, phát triển kinh tế, từ đó phát triển xã hội. Đồng thời, nguyên tắc này còn đảm bảo sự công bằng, thể hiện một tinh thần nhân đạo, nhân văn của pháp luật. Người lao động chiếm một phần lớn dân số, do đó nguyên tắc bảo vệ người lao động sẽ đảm bảo đời sống cho người dân, tránh những xung đột giữa các chủ thể trong quan hệ lao động, đảm bảo một thể chế chính trị vững chắc.
Xem thêm bài viết liên quan:
Quy chế tiền lương của doanh nghiệp có phải đăng ký với Sở Lao động không?
Tổng hợp quy định nghỉ phép năm với người lao động