- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (107)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Tra cứu mã số thuế (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Hàng hóa (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Kinh doanh (14)
- Đầu tư (14)
- Phụ cấp (13)
- Ly hôn (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Thường trú (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Hộ kinh doanh (12)
- Khiếu nại (12)
Người lao động có phải đóng thuế TNCN khi nhận tiền trợ cấp thôi việc, mất việc không?
1. Khoản trợ cấp thôi việc, mất việc có thuộc thu nhập chịu thuế TNCN không?
Tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định các khoản thu nhập chịu thuế TNCN, trong đó ở điểm b.6 khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định các khoản phụ cấp, trợ cấp phải nộp thuế TNCN trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau đây:
- Trợ cấp khó khăn đột xuất
- Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản
- Trợ cấp do suy giảm khả năng lao động
- Trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng
- Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
- Trợ cấp thất nghiệp
- Các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế hướng dẫn tại điểm b, khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ.
Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.
Như vậy, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm thuộc đối tượng không phải nộp thuế TNCN theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.
2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động không cư trú là khi nào?
Căn cứ Điều 32 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định thời điểm xác định thu nhập chịu thuế như sau:
Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế
1. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập quy định tại Điều 25 của Luật này là thời điểm cá nhân không cư trú nhận được thu nhập hoặc thời điểm xuất hoá đơn bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ.
2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập quy định tại các điều 26, 27, 30 và 31 của Luật này là thời điểm tổ chức, cá nhân ở Việt Nam trả thu nhập cho cá nhân không cư trú hoặc thời điểm cá nhân không cư trú nhận được thu nhập từ tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
3. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập quy định tại Điều 28 và Điều 29 của Luật này là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực.
Theo đó, thời điểm xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động không cư trú là thời điểm tổ chức, cá nhân ở Việt Nam trả thu nhập cho người lao động hoặc thời điểm người lao động nhận được thu nhập từ tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
3. Mức đóng thuế TNCN cho các khoản trợ cấp thôi việc, mất việc như thế nào?
Khoản trợ cấp thôi việc, mất việc tuy không thuộc các khoản thu nhập phải đóng thuế TNCN nhưng nếu mức hưởng trợ cấp cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn thì NLĐ có nghĩa vụ nộp thuế đối với phần vượt đó.
Mức đóng thuế và các trường hợp khấu trừ thuế được hướng dẫn như sau:
Đối với trợ cấp thôi việc
Theo hướng dẫn tại Công văn 8874/CT-TTHT của Cục thuế TPHCM, khoản trợ cấp thôi việc đúng theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội thì không phải kê khai tính nộp thuế TNCN.
Khoản tiền lương tháng cuối còn lại chưa thanh toán, các khoản tiền thưởng, trợ cấp thôi việc thuộc diện chịu thuế TNCN (vượt mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn) mà Công ty trả cho NLĐ khi chấm dứt hợp đồng lao động thì Công ty thực hiện khấu trừ thuế TNCN như sau:
+ Nếu thời điểm chi trả trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động thì Công ty cộng các khoản chi trên vào thu nhập chịu thuế TNCN để tính thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến từng phần.
+ Nếu thời điểm chi trả sau thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và người lao động đã nghỉ việc, khoản chi tiền từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì Chi nhánh Công ty khấu trừ thuế TNCN theo mức 10%.
Đối với trợ cấp mất việc
Theo hướng dẫn tại Công văn 13510/CTHN-TTHT của Cục thuế TP Hà Nội, đối với khoản trợ cấp mất việc làm cho NLĐ nghỉ việc theo đúng đối tượng và mức quy định của Bộ Luật lao động thì khoản thu nhập này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
Đối với khoản trợ cấp mất việc cho người lao động nghỉ việc cao hơn mức quy định tại Bộ Luật lao động 2019 thì Công ty thực hiện tổng hợp cùng với tiền lương, tiền công để khấu trừ thuế TNCN theo Biểu thuế lũy tiến từng phần trước khi chi trả.
Trường hợp Công ty chi trả các khoản hỗ trợ tài chính thêm cho người lao động (ngoài quy định của Bộ Luật lao động và Luật Bảo hiểm xã hội) sau khi đã chấm dứt Hợp đồng lao động, nếu khoản chi này từ hai triệu (2.000.000) đồng trở lên thì Công ty thực hiện khấu trừ thuế TNCN theo mức 10% trên tổng thu nhập trước khi trả cho cá nhân theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Như vậy, tổng kết lại, khoản trợ cấp thôi việc, mất việc được nhận đúng mức theo quy định của pháp luật thì NLĐ không phải đóng thuế TNCN. Nếu NLĐ được nhận số tiền cao hơn mức quy định của pháp luật thì sẽ đóng thuế TNCN cho phần vượt thêm đó.
Công ty thực hiện khấu trừ phần thuế TNCN đối với khoản trợ cấp vượt quá mức trợ cấp được quy định cho NLĐ nếu thời điểm chi trả các khoản trợ cấp là trước khi NLĐ nghỉ việc. Sau khi NLĐ nghỉ việc, nếu khoản tiền trợ cấp thôi việc, mất việc hoặc tiền thưởng, hỗ trợ thêm cho NLĐ lớn hơn 2 triệu đồng thì sẽ Công ty sẽ tự khấu trừ 10% giá trị khoản tiền đó để đóng thuế TNCN trước khi trả cho NLĐ.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Tiền lương của người lao động có bao gồm phụ cấp lương hay không?
Người nước ngoài có được nhận trợ cấp thôi việc như người Việt?
Trong thời gian thử việc người lao động có được nghỉ phép năm hay không?