1. Khái niệm về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất

Theo quy định tại khoản 12 Điều 3 Luật Đất đai 2024, tặng cho hay để lại thừa kế quyền sử dụng đất cho con cái thực chất là cùng là hình thức chuyển quyền sử dụng đất, tức là chuyển giao quyền sử dụng đất từ ba, mẹ sang con cái. Việc thừa kế quyền sử dụng đất được thực hiện thông qua di chúc hợp pháp hoặc theo quy định pháp luật. Là việc một người nhận tài sản của một người khác sau khi người này chết đi theo di chúc hoặc chia thừa kế theo pháp luật.

Khái niệm về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất
Khái niệm về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất

Còn tặng cho quyền sử dụng đất là một trong những hình thức tặng cho tài sản mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận. Tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.

2. Điểm giống giữa thừa kế và tặng cho quyền sử dụng đất.

Vì cùng là những hình thức chuyển quyền sử dụng đất nên tặng cho và để lại thừa kế là quyền sử dụng đất có một số điểm chung như sau:

(1) Điều kiện để tặng cho và để lại thừa kế là quyền sử dụng đất cho con cái

Ba, mẹ muốn tặng cho hay để lại thừa kế là quyền sử dụng đất cho con cái phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 45 Luật Đất đai 2024 như sau:

a) Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư và trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 124 và điểm a khoản 4 Điều 127 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;

d) Trong thời hạn sử dụng đất;

đ) Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật

Điểm giống nhau giữa thừa kế và tặng cho quyền sử dụng đất
Điểm giống nhau giữa thừa kế và tặng cho quyền sử dụng đất

Ngoài ra, việc tặng cho và để lại thừa kế là quyền sử dụng đất cho con cái phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

(2) Nộp thuế, lệ phí trước bạ

Theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC một số nội dung sửa đổi, bổ sung khác về thuế thu nhập cá nhân. Việc tặng cho hay để lại thừa kế là quyền sử dụng đất giữa ba, mẹ và con cái được miễn thuế thu nhập cá nhân.

Ngoài ra, đất được nhận thừa kế hay tặng cho giữa ba, mẹ và con cái thuộc đối tượng được miễn lệ phí trước bạ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 10/2022/NĐ-CP.

3. Vậy ba mẹ nên để lại thừa kế hay tặng cho quyền sử dụng đất cho con cái?

Ưu điểm, hạn chế của việc để lại thừa kế quyền sử dụng đất cho con cái

Trường hợp di sản thừa kế được chia theo pháp luật sẽ đảm bảo được sự công bằng giữa các con, tránh những mâu thuẩn hay bất hòa không đáng có còn khi di sản thừa kế được chia chúc, nghĩa là di sản được chia theo nguyện vọng và mong muốn riêng của ma, mẹ, nội dung cũng như hình thức của di chúc cũng phải thỏa mãn các điều kiện pháp luật quy định, ngoài ra khi để lại thừa kế theo di chúc, ba, mẹ có thể sửa đổi nội dung hoặc thay di chúc theo mong muốn.

Tuy nhiên việc để lại thừa kế là quyền sử dụng đất cho con thông qua di chúc rất dễ xảy ra tranh chấp quyền sử dụng đất trong trường hợp có nhiều con cái sau khi di chúc được công bố.

Ưu điểm, hạn chế của tặng cho quyền sử dụng đất cho con cái

Như đã phân tích, ba mẹ có quyền tặng cho quyền sử dụng đất nếu thỏa mãn các điều kiện theo pháp luật quy định, không bị hạn chế và khi tặng cho, ba mẹ có quyền lập hợp đồng tặng cho có điều kiện kèm theo như là con cái phải phụng dưỡng cha mẹ,..., trường hợp con cái không thực hiện đúng theo những điều kiện đã cam kết, ba mẹ có quyền hủy hợp đồng tặng cho và tặng cho quyền sử dụng đất cho người khác.

Việc tặng cho có thể hoàn thành trong thời gian ngắn, con cái có thể nhận được tài sản trong lúc cha, mẹ còn sống. Đây là điểm khác biệt với việc để lại quyền sử dụng đất cho con thông qua thừa kế, tức là khi ba mẹ mất thì nội dung thực hiện chia thừa kế theo di chúc hay pháp luật mới có hiệu lực.

Vậy ba mẹ nên để lại thừa kế hay tặng cho quyền sử dụng đất cho con cái?
Vậy ba mẹ nên để lại thừa kế hay tặng cho quyền sử dụng đất cho con cái?

Tuy nhiên trường hợp có nhiều con cái thì việc tặng do di sản có thể gây ra những mâu thuẩn, bất hòa không đáng có giữa các thành viên trong gia đình.

Việc để lại thừa kế hay tặng cho quyền sử dụng đất cho con cái đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, việc lựa chọn phương thức nào phụ thuộc vào nguyện vọng, mong muốn thực tế của ba, mẹ.

4. Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất cho con cái có phải công chứng không?

Theo quy định tại điểm Điều 27 Luật Đất đai 2024 về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất như sau:

“Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng QSDĐ, QSDĐ và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại QSDĐ, QSDĐ và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng, góp vốn bằng QSDĐ, QSDĐ và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;”

Hợp đồng tặng cho có cầm công chứng không?
Hợp đồng tặng cho có cầm công chứng không?

Theo đó, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất cho con cái phải được công chứng hoặc chứng thực theo đúng quy định của pháp luật.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Nhận cho cổ phần thì có đóng thuế thu nhập cá nhân không?

Các thuê phải nộp khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất?

Vì sao lại làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không phải hợp đồng mua bán đất?