- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Bằng lái xe (36)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
Lương 2 triệu có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không?
1. Khoản thu nhập nào phải chịu thuế thu nhập cá nhân?
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC về các khoản phải chịu thuế như sau:
“Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
1. Thu nhập từ kinh doanh
Thu nhập từ kinh doanh là thu nhập có được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực sau:
a) Thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật như: sản xuất, kinh doanh hàng hóa; xây dựng; vận tải; kinh doanh ăn uống; kinh doanh dịch vụ, kể cả dịch vụ cho thuê nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác.
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
3. Thu nhập từ đầu tư vốn
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
6. Thu nhập từ trúng thưởng
7. Thu nhập từ bản quyền
8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại
9. Thu nhập từ nhận thừa kế
10. Thu nhập từ nhận quà tặng”
Như vậy, thu nhập từ tiền lương tiền công của người lao động là những khoản thu nhập phải chịu thuế theo quy định pháp luật.
2. Lương 2 triệu có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC về các khoản phải chịu thuế như sau:
“Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế
1. Khấu trừ thuế
Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:
a) Thu nhập của cá nhân không cư trú
Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập chịu thuế cho cá nhân không cư trú có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập. Số thuế phải khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại Chương III (từ Điều 17 đến Điều 23) Thông tư này.
b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công
b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.
b.2) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.
...
i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.”
Như vậy, trường hợp người lao động ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì bên trả thu nhập phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Tuy nhiên, nếu người lao động chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của người lao động sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì người lao động có thể làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
3. Lương bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 quy định về thu nhập tính thuế như sau:
“Thu nhập tính thuế
1. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật này, trừ các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản giảm trừ quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này”.
Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định về mức giảm trừ gia cảnh như sau:
“Mức giảm trừ gia cảnh
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng”.
Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về khấu trừ thuế như sau:
Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC đã đề cập ở trên. Thì ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên đã phải đóng thuế thu nhập cá nhân (nếu đủ điều kiện có thể làm cam kết để tạm thời không khấu trừ thuế).
Bên cạnh đó, đối với cá nhân ký hợp đồng lao động trên 03 tháng không có người phụ thuộc thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng.
Trường hợp này tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.
4. Khấu trừ thuế TNCN khi nhận tiền công nhiều lần trong tháng dưới 2 triệu đồng
Phương pháp khấu trừ thuế TNCN khi ký hợp đồng lao động
Liên quan đến phương pháp khấu trừ thuế TNCN, tại điểm b, điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành có hướng dẫn các phương pháp khấu trừ từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân cư trú khi ký hợp đồng lao động như sau như sau:
- Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.
- Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.
- Đối với cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam để tạm khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam từ 183 ngày trong năm tính thuế) hoặc theo Biểu thuế toàn phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế).
- Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Căn cứ theo các quy định, có thể hiểu đơn giản rằng phương pháp khấu trừ thuế sẽ phụ thuộc vào thời hạn hợp đồng lao động đã ký. Nếu ký hợp đồng lao động từ đủ ba tháng trở lên thì áp dụng phương pháp khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần. Còn nếu ký hợp đồng lao động dưới ba tháng mà có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập.
Khấu trừ thuế TNCN khi trả dưới 2 triệu nhiều lần trong tháng
Có thể nhận thấy theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì việc khấu trừ 10% thuế TNCN áp dụng khi có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên. Câu từ của văn bản xác định theo lần chi trả, vậy đơn vị chia ra nhiều lần để chi trả dưới 2 triệu có được không? Vấn đề này trước đây đã được Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn tại Công văn 9611/CT-TTHT năm 2013 về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành nêu như sau:
- Trường hợp Công ty ký hợp đồng theo mùa vụ với người lao động dưới 3 tháng, thanh toán lương theo tuần với mức chi trả dưới 2.000.000 đồng/lần thì vào mỗi lần chi trả (thấp hơn 2.000.000 đồng/lần) Công ty tạm thời không phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi chi trả cho người lao động, nhưng đến cuối tháng Công ty tổng hợp thu nhập đã chi trả cho từng cá nhân trong tháng, tính và kê khai nộp thuế TNCN (theo mức 10%) đối với những cá nhân có tổng thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên.
- Trường hợp Công ty ký hợp đồng theo mùa vụ với người lao động dưới 3 tháng nhưng trong năm tài chính Công ty ký nhiều lần không liên tục (chỉ ký khi có nhu cầu), cả năm cá nhân đó có tổng thời gian lao động tại đơn vị từ 3 tháng đến dưới 12 tháng thì Công ty thực hiện tạm khấu trừ thuế của cá nhân theo Biểu thuế lũy tiến từng phần tính trên thu nhập tháng. Người lao động thực hiện đăng ký người phụ thuộc, giảm trừ gia cảnh theo quy định.
Theo hướng dẫn thứ nhất ở trên của công văn thì trường hợp trong tháng đơn vị trả nhiều lần với mức chi trả dưới 2.000.000 đồng/lần, Công ty tạm thời không phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi chi trả cho người lao động. Tuy nhiên, nếu tổng thu nhập trong tháng của người lao động lớn hơn 2 triệu thì công ty phải tính tổng lại và tính và kê khai nộp thuế TNCN (theo mức 10%) đối với những cá nhân có tổng thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên.
Tuy nhiên, trên chỉ là công văn chứ không phải văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản quy phạm không hướng dẫn chi tiết như trên nên để chắc chắn thì đơn vị vẫn phải trao đổi thêm với cơ quan thuế để được hỗ trợ chính xác nhất.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Mức đóng và cách tính thuế thu nhập cá nhân chi tiết