- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (217)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (75)
- Phương tiện giao thông (69)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Mẫu đơn (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Bằng lái xe (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- Giáo dục (29)
- VNeID (29)
- Lương cơ bản (27)
- Tài sản vợ chồng (27)
Điều kiện trở thành người giám hộ và thủ tục đăng ký giám hộ
1. Thế nào là người giám hộ, người được giám hộ?
1.1. Người giám hộ là ai?
- Người giám hộ là người có đủ các điều kiện trở thành người giám hộ theo quy định tại Điều 49, 50 Bộ luật Dân sự 2015.
- Người giám hộ có thể là cá nhân, pháp nhân.
- Người giám hộ có quyền thay mặt người được giám hộ thực hiện các công việc đảm bảo quyền và lợi ích của người được giám hộ.
1.2. Người được giám hộ là ai?
Các đối tượng là người được giám hộ quy định tại Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm:
- Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
- Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
- Người mất năng lực hành vi dân sự;
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Lưu ý:
- Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.
- Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý.
- Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
- Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
- Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.
2. Điều kiện để trở thành người giám hộ
Theo Điều 49, 50 Bộ luật Dân sự 2015, để có thể làm người giám hộ, cá nhân, tổ chức cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
2.1. Đối với người giám hộ là cá nhân:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
- Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
- Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
2.2. Đối với người giám hộ là pháp nhân:
- Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.
- Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
3. Thủ tục đăng ký giám hộ
Theo Điều 20, 21 Luật Hộ tịch 2014 và Quyết định 1872/QĐ-BTP ngày 04/9/2020, thủ tục đăng ký giám hộ được quy định như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Tờ khai đăng ký giám hộ (Mẫu tại Phụ lục 5 Thông tư 04/2020/TT-BTP);
- Văn bản cử người giám hộ (đối với giám hộ cử) hoặc giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên (đối với giám hộ đương nhiên).
Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên;
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền đăng ký giám hộ.
- Người thực hiện thủ tục đăng ký giám hộ phải xuất trình hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký giám hộ. Ngoài ra, xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký giám hộ.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Hồ sơ được nộp tại UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
- Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ, xác định tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình; đối chiếu thông tin trong Tờ khai với giấy tờ trong hồ sơ.
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận.
- Sau khi nhận đủ hồ sơ, nếu thấy yêu cầu đăng ký giám hộ đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã.
Trường hợp Chủ tịch UBND cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký giám hộ, hướng dẫn người yêu cầu đăng ký hộ tịch kiểm tra nội dung Trích lục đăng ký giám hộ và Sổ đăng ký giám hộ, cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ. Chủ tịch UBND cấp xã cấp Trích lục đăng ký giám hộ cho người yêu cầu.
Lưu ý:
- Người có yêu cầu đăng ký giám hộ trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc đăng ký giám hộ;
- Người thực hiện việc đăng ký giám hộ có thể trực tiếp nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi đăng ký online;
- Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.
4. Một vài vấn đề cần lưu ý đối với người giám hộ
4.1. Quyền của người giám hộ
Theo quy định tại Điều 58 của Bộ luật Dân sự năm 2015, người giám hộ được trao một số quyền nhất định để thực hiện vai trò của mình một cách hiệu quả. Cụ thể:
4.1.1. Đối với người giám hộ của người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi dân sự:
- Người giám hộ có quyền sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc và đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày của người đó. Điều này bao gồm việc chi trả cho các chi phí sinh hoạt cơ bản như ăn uống, giáo dục, y tế, và các nhu cầu khác.
- Người giám hộ cũng có quyền được thanh toán các chi phí hợp lý phát sinh từ việc quản lý tài sản của người được giám hộ. Việc này nhằm bù đắp cho những chi phí mà người giám hộ phải bỏ ra để bảo vệ và quản lý tài sản của người được giám hộ.
- Ngoài ra, người giám hộ còn có quyền đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự, như ký kết hợp đồng, thực hiện các thỏa thuận pháp lý khác. Mục đích của các quyền này là để bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp của người được giám hộ, đảm bảo họ không bị thiệt thòi trong các giao dịch pháp lý và xã hội.
4.1.2. Đối với người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi:
- Người giám hộ có thể được trao một số quyền tương tự như trên, tùy thuộc vào quyết định cụ thể của Tòa án. Quyền của người giám hộ trong trường hợp này sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp với tình trạng và nhu cầu cụ thể của người được giám hộ.
4.2. Người giám hộ đương nhiên:
Theo quy định của pháp luật, người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi dân sự sẽ có người giám hộ đương nhiên, nghĩa là quyền giám hộ được xác lập một cách tự động, không cần đến sự can thiệp hay chỉ định của cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể:
4.2.1. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được xác định theo một thứ tự ưu tiên:
Trước hết, anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả sẽ được xem là người giám hộ. Trong trường hợp anh cả hoặc chị cả không đủ điều kiện để làm người giám hộ, thì quyền giám hộ sẽ thuộc về anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo. Tuy nhiên, nếu có sự thỏa thuận khác giữa các anh chị em, một người anh hoặc chị khác có thể được chọn làm người giám hộ.
Nếu không có người giám hộ thuộc trường hợp trên, thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại sẽ là người giám hộ, hoặc những người này có thể thỏa thuận với nhau để chọn ra một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
Trong trường hợp không có người giám hộ thuộc hai trường hợp trên, quyền giám hộ sẽ được trao cho bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, hoặc dì ruột của người được giám hộ.
4.2.2. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:
Nếu người vợ là người mất năng lực hành vi dân sự, thì chồng sẽ là người giám hộ. Ngược lại, nếu người chồng là người mất năng lực hành vi dân sự, thì vợ sẽ là người giám hộ.
Trường hợp cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, hoặc nếu chỉ một người mất năng lực hành vi dân sự còn người kia không đủ điều kiện để làm người giám hộ, thì người con cả sẽ đảm nhận vai trò này. Nếu người con cả không đủ điều kiện, người con tiếp theo có đủ điều kiện sẽ trở thành người giám hộ.
Nếu người mất năng lực hành vi dân sự là người trưởng thành chưa có vợ, chồng, hoặc con, hoặc có nhưng những người này không đủ điều kiện làm người giám hộ, thì quyền giám hộ sẽ được trao cho cha mẹ của họ.
4.3. Các trường hợp được cử, chỉ định người giám hộ
Ngoài các trường hợp người giám hộ là đương nhiên, người giám hộ có thể được cử hoặc chỉ định trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 54 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
- Trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên thì UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.
- Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ đương nhiên quy định Bộ luật Dân sự 2015 về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.
Trường hợp cử, chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người này.
- Trừ trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án chỉ định trong số những người giám hộ đương nhiên.
Trường hợp không có người giám hộ theo quy định trên, Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ.
Lưu ý:
- Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ.
- Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ.
4.4. Quyền quản lý tài sản của người được giám hộ
Người giám hộ có quyền quản lý tài sản của người được giám hộ, thay mặt người được giám hộ thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:
- Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
- Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi các quyền nêu trên.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Người giám hộ là ai? Điều kiện làm người giám hộ
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì? Bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm những chế độ gì?
Mua bảo hiểm y tế tự nguyện ở đâu? Mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện bao nhiêu?