- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (107)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Tra cứu mã số thuế (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Hàng hóa (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Kinh doanh (14)
- Đầu tư (14)
- Phụ cấp (13)
- Ly hôn (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Thường trú (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Hộ kinh doanh (12)
- Khiếu nại (12)
Bán cố phần và chuyển nhượng cổ phần khác nhau như thế nào?
1. Cổ phần là gì?
Trước khi tìm hiểu và phân biệt được hoạt động chuyển nhượng cổ phần và bán cổ phần khác nhau ra sao, chúng ta cần phải nắm rõ được khái niệm cổ phần là gì.Theo quy định tại Khoản 14 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ phần (hay còn gọi là Giá thị trường của phần vốn góp) là giá giao dịch trên thị trường tại thời điểm liền kề trước đó, giá thỏa thuận giữa người bán và người mua hoặc giá do một tổ chức thẩm định giá xác định.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 123 Luật Doanh nghiệp 2020, khái niệm về chào bán cổ phần được quy định như sau:
1. Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán để tăng vốn điều lệ.
2. Chào bán cổ phần có thể thực hiện theo các hình thức sau đây:
a) Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu;
b) Chào bán cổ phần riêng lẻ;
c) Chào bán cổ phần ra công chúng.
3. Chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty đại chúng và tổ chức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
4. Công ty thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành đợt bán cổ phần.
2. Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, hoạt động bán cổ phần được quy định như thế nào?
Hiện nay, hoạt động bán cổ phần đã được quy định rõ ràng tại Luật Doanh nghiệp, trong đó, tại Điều 126 Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định rõ Hội đồng quản trị quyết định thời điểm, phương thức và giá bán cổ phần. Giá bán cổ phần không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm bán hoặc giá trị được ghi trong sổ sách của cổ phần tại thời điểm gần nhất, trừ trường hợp sau đây:
1. Cổ phần bán lần đầu tiên cho những người không phải là cổ đông sáng lập;
2. Cổ phần bán cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của họ ở công ty;
3. Cổ phần bán cho người môi giới hoặc người bảo lãnh; trường hợp này, số chiết khấu hoặc tỷ lệ chiết khấu cụ thể phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác;
4. Trường hợp khác và mức chiết khấu trong các trường hợp đó do Điều lệ công ty hoặc nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy định.
3. Chuyển nhượng cổ phần được quy định như thế nào và được tiến hành ra sao?
Khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định về chuyển nhượng cổ phần như sau: cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
Đồng thời, theo quy định tại Khoản 2 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định rõ, việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký. Trường hợp giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
4. Vậy chuyển nhượng cổ phần và bán cổ phần khác nhau ra sao?
Thông qua quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, ta có thể hiểu, hoạt động chuyển nhượng cổ phần và bán cổ phần sẽ mang những đặc điểm khác biệt cơ bản như sau:
1. Hoạt động bán cổ phần được thực hiện khi công ty cổ phần bán cổ phần lần đầu tiên lúc đăng ký thành lập hoặc bán thêm khi công ty muốn tăng vốn điều lệ. Ngoài ra, còn một trường hợp khác là cổ đông đang nắm giữ cổ phần sẽ đề nghị phía doanh nghiệp mua lại cổ phần của mình và sau đó, doanh nghiệp sẽ bán lại số cổ phần đó cho những cổ đông khác. Trong khi đó, việc chuyển nhượng cổ phần là khi cổ đông chuyển nhượng phần cổ phần mà mình đang sở hữu cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu góp vốn vào công ty cổ phần.
Từ đó, có thể thấy, điểm khác nhau đầu tiên giữa bán cổ phần và chuyển nhượng cổ phần chính là khác biệt về chủ thể thực hiện, Nếu đối với bán cổ phần sẽ do chủ thể là doanh nghiệp thực hiện thì ở chuyển nhượng cổ phần, chủ thể chuyển nhượng là cổ đông sở hữu cổ phần.
2. Đối với hoạt động bán cổ phần, sẽ làm tăng hoặc giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp. Còn đối với hoạt động chuyển nhượng cổ phần, sẽ không hề làm thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Cách thành lập công ty cổ phần. Các nguyên tắc chuyển nhượng cổ phần
Cổ phần là gì? Có mấy loại cổ phần trong công ty cổ phần?
Nhận tặng cho cổ phần thì có đóng thuế thu nhập cá nhân không?