- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (214)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (75)
- Phương tiện giao thông (69)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Mẫu đơn (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- Giáo dục (29)
- VNeID (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
19 điều Đảng viên không được làm theo Quy định 37-QĐ/TW
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng đến việc giữ gìn đạo đức và phẩm chất của các Đảng viên, coi đây là yếu tố then chốt để bảo đảm sự trong sạch, vững mạnh của Đảng. Quy định số 37-QĐ/TW, ban hành ngày 25 tháng 10 năm 2021, đã đề ra 19 điều mà Đảng viên không được làm nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm và bảo vệ uy tín của Đảng trong lòng nhân dân. Các điều cấm này không chỉ là những nguyên tắc đạo đức cơ bản mà mỗi Đảng viên cần tuân thủ mà còn thể hiện cam kết của Đảng trong việc nâng cao trách nhiệm và tính gương mẫu của các Đảng viên. Việc hiểu rõ và tuân thủ các quy định này là bước quan trọng giúp Đảng viên rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, và đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng Đảng và đất nước.
1. Đảng viên là ai?
Theo quy định tại Điều 1 của Điều lệ Đảng, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là những chiến sĩ cách mạng trong hàng ngũ tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc Việt Nam. Đảng viên phải cam kết suốt đời phấn đấu vì mục tiêu và lý tưởng của Đảng, luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân. Họ phải tuân thủ nghiêm ngặt Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng, và pháp luật của Nhà nước. Ngoài ra, Đảng viên phải tích cực lao động, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, duy trì đạo đức và lối sống trong sạch, lành mạnh, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, tuân theo tổ chức và kỷ luật của Đảng, đồng thời giữ vững đoàn kết và sự thống nhất trong nội bộ Đảng. Những phẩm chất này không chỉ định hình vai trò và trách nhiệm của mỗi Đảng viên mà còn thể hiện bản chất tiên phong, gương mẫu của họ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
2. Những điều Đảng viên không được làm
Theo Chương I Quy định 37-QĐ/TW do Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành quy định 19 điều mà Đảng viên không được làm, bao gồm:
(1) Nói, viết, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, quy chế, quyết định của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép.
(2) Tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử các chức danh của tổ chức khi chưa được tổ chức đảng có thẩm quyền cho phép.
(3) Phũ nhân, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; không nêu gương; chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, vụ lợi; "tư duy nhiệm kỳ", dân chủ hình thức, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa rời quần chúng
(4) Cung cấp, để lộ, làm mất hoặc viết bài, đăng những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nước hoặc tàng trữ, tuyên truyền dưới mọi hình thức để truyền bá những thông tin, quan điểm trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
(5) Viết bài hoặc cung cấp tài liệu cho người khác sai sự thật. Sáng tác, sản xuất, tàng trữ, tán phát các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật không lành mạnh, trái thuần phong mỹ tục Việt Nam.
(6) Tố cáo có nội dung mang tính bịa đặt; cùng người khác viết, ký tên trong đơn tố cáo; viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên. Đe dọa, trù dập, trả thù người khiếu nại, tố cáo; không thực hiện bảo vệ người tố cáo, phê bình, góp ý.
(7) Tổ chức, tham gia các tổ chức, hội trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; biểu tình, tụ tập đông người gây mất trật tự, an ninh.
(8) Tổ chức, xúi giục, tham gia các hoạt động bè phái, cục bộ gây mất đoàn kết nội bộ. Lợi dụng việc phản ánh, góp ý Đảng để đả kích, vu cáo, xúc phạm tùy tiện.
(9) Báo cáo, lập hồ sơ, kê khai lý lịch, kê khai tài sản, thu nhập không trung thực. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả; nhập quốc tịch, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài trái quy định.
(10) Ban hành văn bản có nội dung trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện không đúng quy định trong quản lý gây thiệt hại tài sản của Đảng, Nhà nước.
(11) Vi phạm đạo đức công vụ, bao che, báo cáo sai sự thật; thiếu trách nhiệm xảy ra tình trạng mất đoàn kết, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và các vi phạm khác.
- Không báo cáo, không xử lý các hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
- Can thiệp, tác động hoặc để gia đình và người khác lợi dụng chức vụ, vị trí công tác của mình để trục lợi.
- Lợi dụng chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung để thực hiện hoặc bao che hành vi vụ lợi, tham nhũng, tiêu cực.
(12) Có hành vi chạy chức, chạy quyền, bao che, tiếp tay, can thiệp, tác động dưới mọi hình thức hoặc người khác được thực hiện chế độ, chính sách cán bộ trái quy định.
(13) Can thiệp, tác động vào hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xét đặc xá, giải quyết khiếu nại, tố cáo để bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
(14) Tham ô, đưa, nhận, môi giới hối lộ hoặc lợi dụng vị trí công tác để môi giới, hối lộ dưới mọi hình thức; tham gia hoạt động rửa tiền, đi vay, cho vay trái quy định của pháp luật.
(15) Tặng, nhận quà dưới mọi hình thức để tác động đến tổ chức, người có trách nhiệm dẫn đến việc quyết định sai, có lợi riêng cho bản thân.
(16) Không thực hành tiết kiệm, để xảy ra thất thoát, lãng phí trong việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công; mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công trái quy định.
(17) Can thiệp, tác động để gia đình, bản thân và người khác đi du lịch, học tập, chữa bệnh bằng nguồn tài trợ công thuộc mình quản lý.
(18) Tổ chức, tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức; sử dụng các chất ma túy; sử dụng rượu, bia không đúng quy định hoặc đến mức bê tha và các tệ nạn xã hội khác
Tổ chức việc cưới, việc tang và các sự kiện khác của cá nhân, gia đình xa hoa, lãng phí hoặc nhằm mục đích vụ lợi
Thờ ơ, vô cảm với các hành vi sai trái trong xã hội; có hành vi bạo lực trong gia đình; vi phạm chính sách dân số; sống chung với người khác như vợ chồng; vi phạm quy định về kết hôn với người nước ngoài
(19) Mê tín, hoạt động mê tín; ủng hộ hoặc tham gia các tôn giáo bất hợp pháp hoặc lợi dụng các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi.
3. Các hình thức kỷ luật của Đảng viên
Theo quy định tại Điều 10 của Quyết định 22-QĐ/TW, các hình thức kỷ luật áp dụng cho tổ chức Đảng và Đảng viên được phân định rõ ràng như sau:
- Đối với tổ chức Đảng: Các hình thức kỷ luật bao gồm khiển trách, cảnh cáo và giải tán. Khiển trách và cảnh cáo được áp dụng đối với các vi phạm ở mức độ nhẹ hoặc có ảnh hưởng không nghiêm trọng, trong khi giải tán là hình thức kỷ luật nghiêm khắc nhất, thường được áp dụng khi tổ chức Đảng có những vi phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của Đảng.
- Đối với Đảng viên chính thức: Các hình thức kỷ luật có thể là khiển trách, cảnh cáo, cách chức, và khai trừ. Khiển trách và cảnh cáo thường được áp dụng đối với các hành vi vi phạm ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, trong khi cách chức được áp dụng khi Đảng viên vi phạm nghiêm trọng đến mức không còn đủ điều kiện giữ chức vụ. Khai trừ là hình thức kỷ luật cao nhất, được áp dụng khi Đảng viên có những hành vi vi phạm rất nghiêm trọng, không còn đủ phẩm hạnh và điều kiện để tiếp tục là Đảng viên của Đảng.
- Đối với Đảng viên dự bị: Các hình thức kỷ luật áp dụng là khiển trách và cảnh cáo. Những hình thức này được sử dụng để xử lý các vi phạm của Đảng viên dự bị ở mức độ nhẹ hoặc có ảnh hưởng không nghiêm trọng.
Những quy định này nhằm đảm bảo việc xử lý kỷ luật được thực hiện công bằng và hiệu quả, góp phần duy trì kỷ cương, đoàn kết và sự trong sạch của tổ chức Đảng cũng như từng Đảng viên.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay?
Bí mật nhà nước là gì? Các văn bản hướng dẫn liên quan đến bảo vệ bí mật nhà nước?