- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (109)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Lương cơ bản (30)
- Nhà ở (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Tra cứu mã số thuế (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Đầu tư (14)
- Kinh doanh (14)
- Thường trú (13)
- Phụ cấp (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Ly hôn (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Y tế (12)
- Quyền sử dụng đất (12)
Bí mật nhà nước là gì? Các văn bản hướng dẫn liên quan đến bảo vệ bí mật nhà nước?
Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng quan trọng, ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Do đó, việc bảo vệ bí mật quốc gia là việc vô cùng quan trọng, được quy định cụ thể tại Luật bảo vệ bí mật nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Vậy Bí mật nhà nước là gì? Các văn bản hướng dẫn liên quan đến bảo vệ bí mật nhà nước? Câu trả lời sẽ được chúng tôi trình bày qua bài viết dưới đây nhé.
1. Bí mật nhà nước là gì? Bảo vệ bí mật nhà nước là gì?
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 thì Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác.
Cũng theo Khoản 2 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 thì Bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước.
Theo đó, bí mật nhà nước là những thông tin có nội dung quan trọng, không được công khai vì nếu bị lộ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia và dân tộc. Theo đó, việc bảo vệ bí mật quốc gia là việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng những biện pháp cần thiết, phù hợp để chống sự xâm phạm đến bí mật nhà nước, tránh gây nguy hại cho quốc gia, dân tộc.
2. Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước
Căn cứ vào Điều 5 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 thì các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước được quy định như sau:
- Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
- Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật.
- Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật.
- Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
- Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu.
- Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước.
- Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép.
- Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông.
3. Các văn bản hướng dẫn liên quan đến bảo vệ bí mật nhà nước?
Bảo vệ bí mật nhà nước là việc vô cùng cần thiết và quan trọng. Do đó, pháp luật đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để quy định và hướng dẫn cụ thể về việc bảo vệ bí mật nhà nước như sau:
- Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 có hiệu lực từ ngày 01/7/2020.
- Nghị định 26/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ bí mật nhà nước