- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (214)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (75)
- Phương tiện giao thông (69)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Mẫu đơn (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- Giáo dục (29)
- VNeID (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Nhiệm vụ và phương hướng xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
1. Nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Các nghị quyết của Đảng đã nêu lên những quan điểm cơ bản và phương hướng tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cần tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện các nghị quyết định đó. Để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao đối với việc xây dựng Nhà nước trong thời kỳ mới, trong các văn kiện của Đảng của các Đại hội đã nhấn mạnh một số chủ trương, nhiệm vụ với các yêu cầu sau đây:
Thứ nhất, tiếp tục phát huy tốt hơn và nhiều hơn quyền làm chủ của nhân dân qua các hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước, nhất là việc giám sát, kiểm tra của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước.
Thứ hai, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; cán bộ, công chức nhà nước thật sự là công bộc, tận tuỵ phục vụ nhân dân.
Thứ ba, tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với Nhà nước; xây dựng và hoàn thiện nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng phù hợp với đặc điểm, tính chất của các cơ quan nhà nước ở từng cấp, chú trọng sự lãnh đạo của các tổ chức đảng đối với việc kiểm kê, kiểm soát trong quản lý kinh tế, tài chính.
Ba yêu cầu trên quan hệ chặt chẽ với nhau, dựa trên nền tảng chung là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, thực hiện đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết dân tộc mà nòng cốt là liên minh công nhân, nông dân và trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Phương hướng xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
2.1. Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và quản lý nhà nước
Phương hướng vừa cơ bản vừa cấp bách hàng đầu lúc này là giữ vững và phát huy bản chất tốt đẹp của nhà nước ta, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái đạo đức, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, sách nhiễu nhân dân trong bộ máy nhà nước. Đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta. Chính quyền có trong sạch, được dân tin yêu, ủng hộ thì mới vững mạnh, có hiệu lực. Chỉ có dựa vào sức mạnh của nhân dân mới xây dựng được chính quyền trong sạch, giữ vững kỷ cương, an ninh, quốc phòng, tạo động lực to lớn phát triển kinh tế - xã hội.
Mở rộng dân chủ phải đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương; quyền lợi đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ, dân chủ được thể chế hoá thành pháp luật, dân chủ trong khuôn khổ pháp luật; khắc phục tình trạng vô kỷ luật, dân chủ cực đoan, lợi dụng dân chủ để gây rối. Để thực hiện phương hướng trên, điều quan trọng hàng đầu là nâng cao chất lượng chế độ dân chủ đại diện, mở rộng và có cơ chế từng bước thực hiện chế độ dân chủ trực tiếp một cách thiết thực, đúng hướng và có hiệu quả. Để thực hiện được phương hướng nêu trên cần triển khai các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, tiếp tục cải tiến chế độ bầu cử các cơ quan dân cử, bảo đảm cho cử tri tiếp xúc, đối thoại với ứng cử viên, có đủ thông tin để trao đổi, nhận xét, lựa chọn và bầu cử đại biểu của mình thực sự dân chủ trên cơ sở có sự lãnh đạo, hướng dẫn về tiêu chuẩn, cơ cấu. Quy định nhiều hình thức thích hợp để duy trì sự liên hệ thường xuyên giữa đại biểu dân cử và cử tri, để các đại biểu luôn luôn sát thực tiễn, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng, yêu cầu của dân. Các đại biểu phải định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của cử tri, nếu không đủ tín nhiệm thì cử tri thực hiện quyền bãi miễn. Có các hình thức để nhân dân có thể dự thính hoặc theo dõi trực tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng các kỳ họp của cơ quan dân cử. Cải tiến cách thức để nhân dân tham gia thảo luận và góp ý kiến vào các dự án luật, các dự thảo nghị quyết quan trọng của Đảng và Nhà nước thật sự thiết thực và có hiệu quả; tránh làm hình thức, tràn lan, tốn kém.
Thứ hai, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan dân cử (Quốc hội, Hội đồng nhân dân) để các cơ quan này thực sự là cơ quan đại diện của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước trong việc xem xét và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương. Các cơ quan hành chính nhà nước phải nghiêm túc chấp hành các quyết định của cơ quan dân cử trong trách nhiệm, quyền hạn đã được pháp luật quy định và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan dân cử.
Thứ ba, đẩy mạnh cải cách thể chế và thủ tục hành chính trong các lĩnh vực trực tiếp liên quan đến đời sống nhân dân. Nhà nước giảm tối đa cơ chế xin phép - cho phép trong từng vụ việc; rút kinh nghiệm về cơ chế “một cửa” đã thực hiện có hiệu quả ở một số địa phương để chỉ đạo áp dụng rộng ở các ngành các cấp. Các nội dung trên được đăng trên các phương tiện thông tin, công báo; niêm yết hoặc lưu trữ ở các phòng thông tin, trụ sở, nơi tiếp dân.
Thứ tư, xác định rõ trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Xử lý nghiêm minh các hành vi trì hoãn, chậm trễ, làm sai lệch, can thiệp trái pháp luật hoặc lẩn tránh trách nhiệm đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Cần có quy chế tạo thuận lợi để người dân trình bày ý nguyện, thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình, ngăn chặn những hành vi lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, vu khống, gây rối. Tăng cường công tác giám sát và kiểm tra của cấp trên đối với công tác giải quyết khiếu tố của cấp dưới. Tiếp tục kiện toàn và phát huy vai trò của toà án để xét xử các khiếu kiện hành chính.
Thứ năm, các cơ quan có thẩm quyền lập pháp, lập quy cần rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các văn bản pháp luật với các định chế cụ thể, rõ ràng về quyền giám sát, kiểm tra của nhân dân trong các lĩnh vực sản xuất, phân phối, thu chi ngân sách, tài chính, các chế độ thu và sử dụng học phí, viện phí... trong các cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh, trường học, bệnh vện. Thanh tra nhà nước cùng Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn lao động các cấp cần phối hợp và có biện pháp xây dựng, củng cố thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, cơ quan để thanh tra nhân dân thực sự trở thành công cụ sắc bén của nhân dân trong việc phát hiện, ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực, góp phần xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Không chấp nhận các tổ chức thanh tra tự phát.
Thứ sáu, nghiên cứu thực hiện từng bước chế độ dân chủ trực tiếp, trước hết ở cấp cơ sở: Những quyết định quan trọng ở cấp cơ sở có quan hệ đến đông đảo nhân dân (như chủ trương huy động sức dân để xây dựng kết cấu hạ tầng và các công trình phúc lợi...) cần đưa các phương án khác nhau và thông qua những hình thức phù hợp để nhân dân thảo luận và biểu quyết. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân chấp hành theo kết quả biểu quyết đó. Ở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, kinh doanh cần có quy chế báo cáo công khai các công việc đã làm, vấn đề sử dụng tài sản, thu chi tài chính và quy định những việc phải do đại hội đoàn thể cán bộ, công nhân trong đơn vị xem xét và biểu quyết. Định kỳ 6 tháng và một năm, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân xã, phường phải báo cáo công khai với dân về các công việc đã làm, tình hình sử dụng tài sản, tài chính, ngân sách, các khoản đóng góp của dân, quyết toán các công trình xây dựng cơ bản. Hằng năm, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp có báo cáo tổng kết công tác và thông qua những hình thức phù hợp, thông qua mặt trận và các đoàn thể để phê bình, tự phê bình trước nhân dân và đề nghị nhân dân nhận xét và đánh giá.
2.2. Đẩy mạnh cải cách tư pháp
Thứ nhất, hoạt động tư pháp phải nhằm đấu tranh nghiêm trị các tội chống Tổ quốc, chống chế độ, tội tham nhũng và các tội hình sự khác, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của công dân. Khắc phục những biểu hiện hữu khuynh trong đấu tranh chống tội phạm, đồng thời chống tình trạng bắt và giam giữ oan sai, xét xử không công minh, vi phạm quyền dân chủ của công dân. Các cơ quan tư pháp phải là mẫu mực của việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, phải thể hiện công lý, tính dân chủ, công khai trong hoạt động.
Thứ hai, nâng cao chất lượng hoạt động của viện kiểm sát theo chức năng quy định trong Hiến pháp, tập trung làm tốt chức năng công bố và kiểm soát hoạt động tư pháp.
Thứ ba, đổi mới hệ thống toà án nhân dân bằng cách: (i) Thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử, bỏ thủ tục xét xử sơ chung thẩm của Toà án nhân dân tối cao và Toà án dân sự Trung ương, nghiên cứu áp dụng thủ tục rút gọn để xét xử kịp thời một số vụ án đơn giản, rõ ràng; (ii) Toà án nhân dân tối cao tập trung vào công tác tổng xét xử, hướng dẫn các toà án áp dụng pháp luật thống nhất và làm tốt chức năng giám đốc xét xử. Đổi mới thủ tục giám đốc thẩm để bảo đảm việc xét xử vừa đúng đắn và nhanh chóng; (iii) Nghiên cứu phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm thẩm phán toà án cấp tỉnh và toà án cấp huyện; đồng thời căn cứ vào tình hình đội ngũ cán bộ hiện nay và điều chỉnh tiêu chuẩn tuyển chọn cho phù hợp để kịp thời bổ sung đủ thẩm phán cho toà án cấp huyện và toà án cấp tỉnh.
Thứ tư, kiện toàn các cơ quan điều tra, bổ trợ tư pháp bằng cách: (i) Sắp xếp lại cơ quan điều tra theo hướng gọn đầu mối, kết hợp chặt chẽ giữa trinh sát điều tra ban đầu với hoạt động của cơ quan điều tra nhằm bảo đảm sự thống nhất trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, bảo đảm quyền dân chủ và sự an toàn của công dân; (ii) Kiện toàn các tổ chức thi hành án, bảo đảm thi hành đầy đủ, nhanh chóng các bản án và quyết định của toà án, của tổ chức trọng tài; chấn chỉnh các trại giam để giáo dục, cải tạo tốt phạm nhân. Chuẩn bị các điều kiện để tiến tới giao cho một cơ quan quản lý tập trung thống nhất công tác thi hành án; (iii) Nghiên cứu việc thành lập cảnh sát tư pháp để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên toà, phục vụ công tác thi hành án, dẫn giải bị can, bị cáo, quản lý các trại giam.
2.3. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước
Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nhằm giữ vững bản chất giai cấp công nhân của nhà nước, bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân, đưa công cuộc đổi mới đi đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng nhằm bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước có hiệu quả và chất lượng cao hơn, đồng thời phát huy trách nhiệm, tính chủ động và hiệu lực cao trong quản lý, điều hành của nhà nước, theo các quan điểm, mục tiêu và phương hướng đã được xác định. Phải nắm vững và thực hiện ba nội dung trọng yếu về sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong tình hình mới:
Thứ nhất, lãnh đạo các cơ quan nhà nước kịp thời thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng, nhất là chủ trương về thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, về đổi mới thể chế kinh tế, về xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa, củng cố, nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, phát triển kinh tế hợp tác.
Thứ hai, tăng cường quản lý cán bộ, đảng viên trong bộ máy nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh, thực sự vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ trung thành của nhân dân.
Thứ ba, tăng cường kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên trong các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp khác, các tổ chức sự nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang đối với việc thực hiện các nghị quyết của Đảng, các quy định của Nhà nước, nhất là về quản lý kinh tế, tài chính, thu chi ngân sách, việc sử dụng, bảo quản vốn và tài sản của nhà nước, không phân biệt đại diện chủ sở hữu thuộc ngành hoặc địa phương.
Hy vọng rằng, với phương hướng và nhiệm vụ nêu trên sẽ được nghiên cứu và triển khai trên thực tế để xây dựng và kiện toàn nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày càng giàu đẹp và văn minh, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của nhân dân.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay?
Nhà nước pháp quyền là gì? Các đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay?