Thuyết minh về Nguyễn Du (10 mẫu)
Phân tích cảm hứng yêu nước trong bài Phú sông Bạch Đằng lớp 10 gồm dàn ý và 5 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 10 hay hơn.
Phân tích cảm hứng yêu nước trong bài Phú sông Bạch Đằng - Ngữ văn 10
Dàn ý số 1
1. Mở bài: Giới thiệu tác gia Nguyễn Du: là đại thi hào dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới.
2. Thân bài
- Cuộc đời:
+ Tên, hiệu, năm sinh năm mất: tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, sinh năm Ất Dậu (1765), mất năm Canh Thìn (1820).
+ Quê hương: quê cha ở Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà TĨnh; quê mẹ ở Bắc Ninh, nhưng ông lại được sinh ra ở Thăng Long. Nhờ đó, Nguyễn Du dễ dàng tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hóa.
+ Gia đình: đại quý tộc, nhiều đời làm quan to, có truyền thống làm thơ văn và say mê ca kĩ.
+ Thời đại: sinh ra và lớn lên trong thời kì lịch sử đầy biến động dữ dội của xã hội phong kiến.
+ Cuộc đời: đầy bi kịch, Nguyễn Du sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải ở với anh trai là Nguyễn Khản. Gia đình tan tác, bản thân ông cũng đã từng lưu lạc "mười năm gió bụi "ở quê vợ Thái Bình. Nhưng chính những cơ cực, vất vả đó đã hun đúc cho ông vốn sống quý giá, và sự am hiểu sâu sắc vốn văn hóa dân gian.
+ Nguyễn Du làm quan dưới hai triều Lê và Nguyễn. Ông là vị quan thanh liêm, được nhân dân tin yêu, quý trọng.
- Sự nghiệp văn học đồ sộ với những kiệt tác ở nhiều thể loại:
+ Các tác phẩm văn học của Nguyễn Du: thơ chữ Hán, Nguyễn Du có 3 tập thơ (Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục). Thơ chữ Nôm, Nguyễn Du có hai kiệt tác Truyện Kiều và Văn tế thập loại chúng sinh.
+ Nội dung:
- Thơ văn Nguyễn Du có giá trị hiện thực sâu sắc, phản ánh chân thực cuộc đời cơ cực của ông nói riêng, và xã hội đen tối, bất công nói chung.
- Tác phẩm của Nguyễn Du chứa chan tinh thần nhân đạo – một chủ nghĩa nhân đạo thống thiết, luôn hướng tới đồng cảm, bênh vực, ngợi ca và đòi quyền sống cho con người, đặc biệt là người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh.
+ Nghệ thuật:
- Về thể loại: Nguyễn Du đã đưa hai thể thơ của truyền thống dân tộc đạt đến trình độ điêu luyện và mẫu mực cổ điển.
- Nguyễn Du đã tiểu thuyết hóa thể loại truyện Nôm, với điểm nhìn trần thuật từ bên trong nhân vật, và nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc.
- Về ngôn ngữ: Nguyễn Du đã có đóng góp to lớn, làm cho ngôn ngữ Tiếng Việt trở nên trong sáng, tinh tế và giàu có. Nguyễn Du đã có những đóng góp to lớn, thúc đẩy tiến trình phát triển của văn học Việt Nam.
3. Kết bài: Khẳng định tấm lòng nhân đạo, tài năng của Nguyễn Du
Dàn ý số 2
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Phú sông Bạch Đằng là một trong những tác phẩm nổi bật của Trương Hán Siêu, qua đó, tác giả thể hiện tình yêu nước, cảm hứng yêu nước qua tình yêu với thiên nhiên, lịch sử và những giá trị tinh thần không bao giờ mai một trên con sông huyền thoại.
2. Thân bài
Khái quát về thể loại phú: Phú là một thể loại văn học cổ của Việt Nam, chủ yếu là văn tả cảnh, từ ngoại cảnh liên kết với nội tâm để tả tình.
Tình yêu quê hương bộc lộ qua cách miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên trên sông Bạch Đằng được tác giả khái quát qua vài câu thơ chấm phá, thể hiện nét đẹp vừa mềm mại, tha thướt, vừa mạnh mẽ, cuộn trào.
Cảm hứng yêu nước bộc lộ qua sự kính nể, hoài tưởng những chiến công vang dội của bậc cha ông, những kí ức vẻ vang, hào hùng của dân tộc và thất bại thảm hại của quân thù.
Nỗi tiếc thương cho những vị anh hùng đã nằm xuống vì tổ quốc, vì độc lập dân tộc, đồng thời cảm thấy hổ thẹn, bẽ bàng vì hậu thế chưa thể làm được gì đáng tự hào cho tổ quốc.
3. Kết bài
Khái quát giá trị tác phẩm
Phân tích cảm hứng yêu nước trong bài Phú sông Bạch Đằng (mẫu 1)
Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà nhân đạo lỗi lạc có “con mắt nhìn thấu sáu cõi” và “tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời” (Mộng Liên Đường chủ nhân).
Nguyễn Du, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm 1765 (Ất Dậu) trong một gia đình có nhiều đời và nhiều người làm quan to dưới triều Lê, Trịnh. Cha là Nguyễn Nghiễm từng giữ chức Tể tướng 15 năm. Mẹ là Trần Thị Tần, một người phụ nữ Kinh Bắc có tài xướng ca. Quê hương Nguyễn Du là vùng đất địa linh, nhân kiệt, hiếu học và trọng tài. Gia đình Nguyễn Du có truyền thống học vấn uyên bác, có nhiều tài năng văn học. Gia đình và quê hương chính là “mảnh đất phì nhiêu” nuôi dưỡng thiên tài Nguyễn Du.
Thời thơ ấu, Nguyễn Du sống trong nhung lụa. Lên 10 tuổi lần lượt mồ côi cả cha lẫn mẹ, cuộc đời Nguyễn Du bắt đầu gặp những sóng gió trong cơn quốc biến ba đào: sống nhờ Nguyễn Khản (anh cùng cha khác mẹ làm Thừa tướng phủ chúa Trịnh) thì Nguyễn Khản bị giam, bị Kiêu binh phá nhà phải chạy trốn. Năm 19 tuổi, Nguyễn Du thi đỗ tam trường rồi làm một chức quan ở tận Thái Nguyên. Chẳng bao lâu nhà Lê sụp đổ (1789) Nguyễn Du lánh về quê vợ ở Thái Bình rồi vợ mất, ông lại về quê cha, có lúc lên Bắc Ninh quê mẹ, nhiều nhất là thời gian ông sống không nhà ở kinh thành Thăng Long.
Hơn mười năm chìm nổi long đong ngoài đất Bắc, Nguyễn Du sống gần gũi nhân dân và thấm thìa biết bao nỗi ấm lạnh kiếp người, đặc biệt là người dân lao động, phụ nữ, trẻ em, cầm ca, ăn mày... những con người “dưới đáy” xã hội. Chính nỗi bất hạnh lớn trong cuộc đời đã hun đúc nên thiên tài Nguyễn Du – nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
Miễn cưỡng trước lời mời của nhà Nguyễn, Nguyễn Du ra làm quan. Năm 1813 được thăng chức Học sĩ điện cần Chánh và được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc. Năm 1820, ông lại được cử đi lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì mất đột ngột ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (18-9-1820). Suốt thời gian làm quan cho nhà Nguyễn, Nguyễn Du sống trầm lặng, ít nói, có nhiều tâm sự không biết tỏ cùng ai.
Tư tưởng Nguyễn Du khá phức tạp và có những mâu thuẫn: trung thành với nhà Lê, không hợp tác với nhà Tây Sơn, bất đắc dĩ làm quan cho nhà Nguyễn. Ông là một người có lí tưởng, có hoài bão nhưng trước cuộc đời gió bụi lại buồn chán, Nguyễn Du coi mọi chuyện (tu Phật, tu tiên, đi câu, đi săn, hành lạc...) đều là chuyện hão nhưng lại rơi lệ đoạn trường trước những cuộc bể dâu. Nguyễn Du đã đứng giữa giông tố cuộc đời trong một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch. Đó là bi kịch của đời ông nhưng chính điều đó lại khiến tác phẩm của ông chứa đựng chiều sâu chưa từng có trong thơ văn Việt Nam.
Nguyễn Du có ba tập thơ chữ Hán là: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục, tổng cộng 250 bài thơ Nôm, Nguyễn Du có kiệt tác Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn) và một số sáng tác đậm chất dân gian như Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu; vè Thác lèn trai phường nón.
Mở đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du tâm sự:
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Chính “những điều trông thấy" khiến tác phẩm của Nguyễn Du có khuynh hướng hiện thực sâu sắc. Còn nỗi “đau đớn lòng” đã khiến Nguyễn Du trở thành một nhà thơ nhân đạo lỗi lạc.
Nguyễn Du là nhà thơ “đứng trong lao khổ mà mở hồn ra đón lấy tất cả những vang vọng của cuộc đời” (Nam Cao). Thơ chữ Hán của Nguyễn Du giống những trang nhật kí đời sống, nhật kí tâm hồn vậy. Nào là cảnh sống lay lắt, nào là ốm đau, bệnh tật cho đến cảnh thực tại của lịch sử... đều được Nguyễn Du ghi lại một cách chân thực. Nguyễn Du vạch ra sự đối lập giữa giàu – nghèo trong Sở kiến hành hay Thái Bình mại giả ca... Nguyễn Du chống lại việc gọi hồn Khuất Nguyên về nước Sở của Tống Ngọc là bởi nước Sở “cát bụi lấm cả áo người” toàn bọ "vuốt nanh”, “nọc độc”, “xé thịt người nhai ngọt xớt”... Nước Sở của Khuất Nguyên hay nước Việt của Tố Như cũng chỉ là một hiện thực: cái ác hoành hành khắp nơi, người tốt không chốn dung thân. Truyện Kiều mượn bôi cảnh đời Minh (Trung Quốc) nhưng trước hết là bản cáo trạng đanh thép ghi lại “những điều trông thấy” của Nguyễn Du về thời đại nhà thơ đang sống. Phản ánh với thái độ phê phán quyết liệt, đó là khuynh hướng hiện thực sâu sắc trong sáng tác của Nguyễn Du.
Sáng tác của Nguyễn Du bao trùm tư tưởng nhân đạo, trước hết và trên hết là niềm quan tâm sâu sắc tới thân phận con người. Truyện Kiều không chỉ là bản cáo trạng mà còn là khúc ca tình yêu tự do trong sáng, là giấc mơ tự do công lí “tháo cũi sổ lồng”. Nhưng toàn bộ Truyện Kiều chủ yếu là tiếng khóc xé ruột cho thân phận và nhân phẩm con người bị chà đạp, đặc biệt là người phụ nữ.
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Không chỉ Truyện Kiều mà hầu hết các sáng tác của Nguyễn Du đều bao trùm cảm hứng xót thương, đau đớn: từ Đọc Tiểu Thanh kí đến Người ca nữ đất Long Thành, từ Sở kiến hành đến Văn tế thập loại chúng sinh... thậm chí Nguyễn Du còn vượt cả cột mốc biên giới, vượt cả ranh giới ta – địch và vượt cả sự cách trở âm dương để xót thương cho những kẻ chết trận, phơi “xương trắng” nơi “quý môn quan”.
Không chỉ xót thương, Nguyễn Du còn trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp, cùng những khát vọng sống, khát vọng tình yêu hạnh phúc. Tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du đã vượt qua một số ràng buộc của ý thức hệ phong kiến và tôn giáo để vươn tới khẳng định giá trị tự thân của con người. Đó là tư tưởng sâu sắc nhất mà ông đem lại cho văn học Việt Nam trong thời đại ông.
Nguyễn Du đã đóng góp lớn về mặt tư tưởng, đồng thời có những đóng góp quan trọng về mặt nghệ thuật. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du giản dị mà tinh luyện, tài hoa. Thơ Nôm Nguyễn Du thực sự là đỉnh cao rực rỡ. Nguyễn Du sử dụng một cách tài tình hai thể thơ dân tộc: lục bát (Truyện Kiều) và song thất lục bát (Văn tế thập loại chúng sinh). Đến Nguyễn Du, thơ lục bát và song thất lục bát đã đạt đến trình độ hoàn hảo, mẫu mực, cổ điển.
Nguyễn Du đóng góp rất lớn, rất quan trọng cho sự phát triển giàu đẹp của ngôn ngữ văn học Tiếng Việt: tỉ lệ từ Hán – Việt giảm hẳn, câu thơ tiếng Việt vừa thông tục, vừa trang nhã, diễm lệ nhờ vần luật chỉnh tề, ngắt nhịp đa dạng, tiểu đối phong phú, biến hóa. Thơ Nguyễn Du xứng đáng là đỉnh cao của tiếng Việt văn học Trung Đại. Đặc biệt Truyện Kiều của Nguyễn Du là “tập đại thành” về ngôn ngữ văn học dân tộc.
Xin được mượn những câu thơ của nhà thơ Tố Hữu tri âm cùng Tố Như để thay cho lời kết:
Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.
Phân tích cảm hứng yêu nước trong bài Phú sông Bạch Đằng (mẫu 2)
Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tức ngày 3/1/1766 ở kinh thành Thăng Long trong một gia đình quý tộc lớn. Thân sinh ông là Hoàng Giáp Nguyễn Nghiễm (1708 – 1775), làm quan đến tham tụng (tể tướng) tước Xuân quận công triều Lê. Mẹ ông là bà Trần Thị Tần, quê Kinh Bắc, đẹp nổi tiếng. 13 tuổi lại mồ côi mẹ, ông phải ở với người anh là Nguyễn Khản. Đời sống của người anh tài hoa phong nhã, lớn hơn ông 31 tuổi này rất có ảnh hưởng tới nhà thơ.
Sự thăng tiến trên đường làm quan của Nguyễn Du khá thành đạt. Nhưng ông không màng để tâm đến công danh. Trái tim ông đau xót, buồn thương, phẫn nộ trước “những điều trông thấy” khi sống lưu lạc, gần gũi với tầng lớp dân đen và ngay cả khi sống giữa quan trường. Ông dốc cả máu xương mình vào văn chương, thi ca. Thơ ông là tiếng nói trong trái tim mình. Đấy là tình cảm sâu sắc của ông đối với một kiếp người lầm lũi cơ hàn, là thái độ bất bình rõ ràng của ông đối với các số phận con người. Xuất thân trong gia đình quý tộc, sống trong không khí văn chương bác học, nhưng ông có cách nói riêng, bình dân, giản dị, dễ hiểu, thấm đượm chất dân ca xứ Nghệ.
Về văn thơ nôm, các sáng tác của ông có thể chia thành 3 giai đoạn. Thời gian sống ở Tiên Điền – Nghi Xuân đến 1802, ông viết “Thác lời trai phường nón Văn tế sống 2 cô gái Trường Lưu”. Đây là 2 bản tình ca thể hiện rất rõ tâm tính của ông, sự hoà biểu tâm hồn tác giả với thiên nhiên, với con người. Ba tập thơ chữ Hán thì "Thanh hiên thi tập" gồm 78 bài, viết lúc ở Quỳnh Côi và những năm mới về Tiên Điền, là lời trăn trở chốn long đong, là tâm sự, là thái độ của nhà thơ trước cảnh đời loạn lạc. Sau 1809, những sáng tác thơ của ông tập hợp trong tập “Nam Trung Tạp Ngâm” gồm 40 bài đầy cảm hứng, của tâm sự, nỗi niềm u uất.
Truyện Kiều được Nguyễn Du chuyển dịch, sáng tạo từ cuốn tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, tên thật là Tử Văn Trường, quê ở huyện Sơn Am, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Truyện Kiều đã được nhân dân ta đón nhận một cách say sưa, có nhiều lúc đã trở thành vấn đề xã hội, tiêu biểu là cuộc tranh luận xung quanh luận đề "Chánh học và tà thuyết" giữa cụ Nghè Ngô Đức Kế và ông Phạm Quỳnh thu hút rất nhiều người của hai phía cùng luận chiến. Không chỉ ảnh hưởng sâu sắc trong tầng lớp thị dân, Truyện Kiều còn được tầng lớp trên say mê đọc, luận. Vua Minh Mạng là người đầu tiên đứng ra chủ trì mở văn đàn ngâm vịnh Truyện Kiều và sai các quan ở Hàn Lâm Viện chép lại cho đời sau. Đến đời Tự Đức, nhà vua thường triệu tập các vị khoa bảng trong triều đến viết và vịnh Truyện Kiều ở văn đàn, ở Khu Văn Lâu.
Ngày nay, Truyện Kiều vẫn đang được các nhà xuất bản in với số lượng lớn, được dịch ra rất nhiều thứ tiếng. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đánh giá cao Truyện Kiều. Dịch giả người Pháp Rơ-Ne-Crir-Sắc khi dịch Truyện Kiều đã viết bài nghiên cứu dài 96 trang, có đoạn viết: "Kiệt tác của Nguyễn Du có thể so sánh một cách xứng đáng với kiệt tác của bất kỳ quốc gia nào, thời đại nào”. Ông so sánh với văn học Pháp: “Trong tất cả các nền văn chương Pháp không một tác phẩm nào được phổ thông, được toàn dân sùng kính và yêu chuộng bằng quyển truyện này ở Việt Nam". Và ông kết luận: "Sung sướng thay bậc thi sĩ với một tác phẩm độc nhất vô nhị đã làm rung động và ca vang tất cả tâm hồn của một dân tộc". Năm 1965 được Hội đồng Hoà bình thế giới chọn làm năm kỉ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du.
Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là Truyện Kiều. Đọc Truyện Kiều ta thấy xã hội, thấy đồng tiền và thấy một Nguyễn Du hàm ẩn trong từng chữ, từng ý. Một Nguyễn Du thâm thuý, trải đời, một Nguyễn Du chan chứa nhân ái, hiểu mình, hiểu đời, một Nguyễn Du nóng bỏng khát khao cuộc sống bình yên cho dân tộc, cho nhân dân.
Phân tích cảm hứng yêu nước trong bài Phú sông Bạch Đằng (mẫu 3)
Nền văn học Việt Nam được tạo nên bởi nhiều tài năng lớn. Trong số đó Nguyễn Du luôn xứng đáng là đại diện xuất sắc lỗi lạc nhất cho văn học dân tộc ở mọi thời đại.
Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê gốc ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh nhưng được sinh ra tại Thăng Long ngày 25 tháng 11 năm Ất Dậu (tức ngày 3 tháng 11 năm 1765). Xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, từng có nhiều người làm quan và nhiều người sáng tác văn học, cha là Nguyễn Nghiễm, từng là tể tướng triều Lê, mẹ là Trần Thị Tần, vợ thứ ba của cha, xuất thân từ một gia đình bình dân ở Bắc Ninh, vốn rất giỏi hát xướng, Nguyễn Du sớm kế thừa được những truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Cuộc đời của nhà thơ có nhiều biến đổi thăng trầm. Sau những năm tháng ấu thơ êm đềm và hạnh phúc, đến năm 10 tuổi tang thương bắt đầu ập đến: cha mất, tiếp theo hai năm sau mẹ cũng qua đời. Nguyễn Du phải đến sống nhờ nhà người anh cả cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản. Năm 19 tuổi, Nguyễn Du thi hương đậu tam trường, rồi làm một chức quan võ ở Thái Nguyên. Năm 1789 nhà Lê sụp đổ, Nguyễn Du lánh về quê vợ ở Thái Bình, rồi tiếp đó về sống ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Đó là quãng đời "mười năm gió bụi" vô cùng long đong khổ cực của nhà thơ.
Năm 1802 nhà Nguyễn được thiết lập, Nguyễn Du bất đắc dĩ từ chối không được phải miễn cưỡng ra làm quan. Ông từng làm tri huyện, tri phủ Thường Tín, cai bạ Quảng Bình. Tiếp đó, năm 1813 ông được thăng chức học sĩ điện Cần Chánh và được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc. Sau khi về nước ông được thăng làm Tham tri bộ Lễ. Năm 1820 Nguyễn Du được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc lần nữa nhưng chưa kịp đi thì ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn ông mất đột ngột trong một trận dịch lớn.
Trong cuộc đời nhiều sóng gió của mình Nguyễn Du đã để lại một sự nghiệp văn học vô giá: đồ sộ về số lượng, sâu sắc về nội dung, xuất sắc trong nghệ thuật thể hiện. Nguyễn Du sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. Thơ chữ Hán có ba tập: Thanh Hiên thi tập, được làm lúc nhà thơ đang sống ở quê vợ Thái Bình và quê nhà Nghi Xuân; Nam trung tạp ngâm, viết trong thời gian Nguyễn Du làm quan ở Quảng Bình; Bắc hành tạp lục là tập thơ chữ Hán xuất sắc nhất, tập hợp những sáng tác ra đời trong lúc Nguyễn Du đi sứ ở Trung Quốc. Trong những tập thơ này có nhiều bài thơ rất đặc sắc: Độc Tiểu Thanh kí, Sở kiến hành, Long Thành cầm giả ca, Thái Bình mại ca giả. Về thơ chữ Nôm, Nguyễn Du để lại kiệt tác Truyện Kiều và một tác phẩm cũng rất nổi tiếng Văn tế thập loại chúng sinh.
Những sáng tác của Nguyễn Du trước hết cho thấy khả năng bao quát hiện thực và một cảm quan nhạy bén sắc sảo trước những vấn đề lớn của con người, của thời đại. Hiện thực cuộc sống với bao điều nhức nhối đã được Nguyễn Du ghi lại một cách trung thực và xúc động. Trên cái nền của sự phản ánh đó người đọc cũng thấy được ý thức phản kháng xã hội và đặc biệt là ý thức khẳng định, vun đắp cho cuộc sống hạnh phúc của con người của nhà thơ.
Trái tim của đại thi hào luôn thao thức cùng bao nỗi buồn vui của con người trên khắp chốn nhân gian: từ người ca nữ đất Long Thành nổi danh tài sắc thì giờ tủi hờn trong cảnh chiều tà xế bóng (Long Thành cầm giá cá); từ nàng Kiều tài sắc hơn người mà một đời bất hạnh (Truyện Kiều); cho đến người hát rong (Thái Bình mại ca giả), những người ăn xin (Sở kiến hành), cả đến những cô hồn tội nghiệp đang vất vưởng trong khắp cõi trời đất (Văn chiêu hồn)… tất cả đều hiện lên sống động trong bao niềm ưu tư trăn trở của Nguyễn Du. Hơn ai hết Nguyễn Du là một nhà hiện thực và nhân đạo vĩ đại của văn chương mọi thời đại bởi con mắt nhìn thấu cả sáu cõi và tấm lòng nghĩ suốt đến ngàn đời của ông
Không chỉ có vậy, sáng tác Nguyễn Du còn là minh chứng của một nghệ thuật đã đạt tới trình độ bậc thầy của một tài năng kiệt xuất. Ngôn ngữ văn chương, đặc biệt là tiếng Việt đạt đến đỉnh cao của sự nhuần nhuyễn, tinh tế, tự nhiên, có khả năng biểu hiện sâu sắc đời sống và nội tâm con người. Đó còn là thứ ngôn ngữ được kết hợp hài hoà giữa ngôn ngữ bác học với ngôn ngữ bình dân, tạo nên nhiều sắc thái biểu hiện rất đa dạng.
Nguyễn Du còn đặc biệt thành công trong việc xây dựng nhân vật. Ông đã để lại cho nền văn học dân tộc nhiều điển hình nhân vật bất hủ. Đến Nguyễn Du thế giới nội tâm con người với bao biến thái tinh vi, phức tạp dường như mới được khám phá trọn vẹn ở những chiều sâu không cùng của nó. Có thể nói tác phẩm của Nguyễn Du đã đạt tới sự mẫu mực của nghệ thuật cổ điển.
Cuộc đời hơn năm mươi năm sống giữa trần gian của Nguyễn Du dẫu nhiều bi kịch cay đắng, có khi mất phương hướng trong những cơn lốc xoáy của lịch sử, thế nhưng trước sau Nguyễn Du vẫn là con người của tài hoa, của một trái tim luôn chan chứa dạt dào niềm yêu thương và nỗi xót đau vô hạn cho mỗi kiếp người bất hạnh trên khắp thế gian. Nguyễn Du là một tài năng, một tâm hồn mà càng qua thời gian càng ngời sáng.
Phân tích cảm hứng yêu nước trong bài Phú sông Bạch Đằng (mẫu 4)
Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương
Dẫu lìa ngỏ ý còn vương tơ lòng
Nhân tình nhắm mắt chưa xong
Biết ai hậu thế khóc cùng Tố Như?
(Tố Hữu, Kính gửi cụ Nguyễn Du)
Đã gần ba thế kỉ trôi qua nhưng những vần thơ thấm đẫm nước mắt và tràn trề tình thương mà Nguyễn Du để lại vẫn còn nguyên giá trị. Tác phẩm của Nguyễn Du thể hiện những nỗi lòng u uất, những tâm trạng thổn thức đến bất an.
Nguyễn Du được coi là một thiên tài, một danh nhân văn hóa không chỉ của Việt Nam mà của cả nhân loại. Nhắc đến Nguyễn Du, chúng ta không thể không nói đến một trái tim luôn đau nỗi đau của con người. Mọi nỗi buồn đau, thống khổ của kiếp người vang động đến đều có thể khiến cho trái tim ấy rỉ máu. Từ đó Nguyễn Du viết nên những dòng thơ xót xa mà thấm đẫm tình người. Trong cuộc đời mình, ông cũng trải qua không ít dâu bể, biến cố nên mở đầu kiệt tác Truyện Kiều ông viết:
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Nguyễn Du sinh năm 1765, mất năm 1820, tên chữ là Tố Như, quê ở Tiên. Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông xuất thân trong một gia đình phong kiến đại quý tộc có truyền thống khoa bảng và văn chương ở Thăng Long. Năm 1802, ông được cử đi sứ Trung Quốc lần thứ hai, chưa kịp đi thì mắc bệnh mà mất. Ông để lại cho nền văn học, nước nhà một sự nghiệp văn chương đồ sộ trong đó Truyện Kiều xứng đáng là niềm tự hào của dân tộc ta.
Cuộc đời Nguyễn Du gắn liền với nhiều biến động lịch sử: chế độ phong kiến rơi vào khủng hoảng trầm trọng, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổi lên ở khắp nơi mà tiêu biểu là khởi nghĩa Tây Sơn. Ông trải qua một cuộc đời nhiều thăng trầm, lúc sống xa hoa, quyền quý, khi lưu lạc gió bụi nơi đất khách quê người. Bởi thế ông tích lũy được vốn sống phong phú và học tập được ngôn ngữ của nhân dân. Đó phải chăng là cơ sở cho tư tưởng nhân đạo trong thơ văn Nguyễn Du?
Đọc và tìm hiểu những sáng tác của Nguyễn Du, ta sẽ thấy ông xót xa nhất cho con người trong cảnh bể dâu trước những đổi thay trớ trêu của cuộc đời. Đó là những khi thân phận con người trở nên mỏng manh, bị vùi dập, bị giày xéo. Cả xã hội phong kiến lẫn định mệnh mù quáng đã vào hùa với nhau để hành hạ con người. Mà trong cảnh bể dâu kia, thân phận bi kịch điển hình nhất là những người tài sắc. Họ như những bông hoa nở trong dông tố, danh nhân cũng hóa nạn nhân, vàng ngọc cũng bị coi như đất bùn.
Tư tưởng nhân đạo trong thơ Nguyễn Du được thể hiện qua sự căm phẫn của ông đối với những thế lực chà đạp con người, hủy hoại tài năng:
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kì oan ngã tự cư.
(Đọc Tiểu Thanh kí)
Ông luôn bày tỏ nỗi đau một cách bi phẫn trước những kiếp người thấp cổ bé họng, trước sự thất bại của cái thiện, cái mĩ. Trong trái tim bao la của ông, ta thấy cái phần thông thiết nhất luôn được dành cho thân phận bi kịch của những con người tài hoa bạc mệnh, đặc biệt là những người phụ nữ. Họ là những nạn nhân đáng thương nhất trong cuộc đời đầy lang sói, lắm biến thiên dâu bể này.
Đó là Đạm Tiên “nổi danh tài sắc một thì” mà phải chịu cảnh “sống làm vợ khắp người ta” để rồi “nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương” và cuối cùng chỉ còn lại “sè sè nấm đất bên đường”. Đó là Tiểu Thanh “son phấn có phần chôn vẫn hận”, “văn chương không mệnh đốt còn vương”. Tiêu biểu hơn tất cả là Thúy Kiều “sắc đành đòi một tài đành họa hai” mà phải chịu một đời truân chuyên chìm nổi “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”, muốn thoát khỏi kiếp sống ô nhục lại bị đạp xuống sâu hơn, bế tắc hơn… Tất cả những thân phận phụ nữ tài sắc mà bất hạnh ấy được Nguyễn Du tổng kết trong hai câu thơ ứa máu khái quát quy luật nghiệt ngã của cuộc đời:
Đau đớn thay phận đàn bà
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?
(Văn chiêu hồn)
Viết về những con người ấy, Nguyễn Du bày tỏ lòng nhân ái của con người đối với con người nhưng cũng chính là nỗi niềm của người tri kỉ, của kẻ cùng hội cùng thuyền, đồng bệnh tương lân. Nguyễn Du tìm thấy mình ở trong họ, tìm thấy họ ở trong mình. Cho nên lời thơ của ông chân thành đến tận đáy lòng. Ông truyền tất cả những đau đớn của trái tim vào những trang viết để tạo nên những “Tiếng thơ ai động đất trời”.
Nguyễn Du đã sống và đã nếm trải đến cùng vị mặn của dòng nước mất. Không chỉ xót xa cho những người phụ nữ, Văn tế thập loại chúng sinh là một tiếng khóc lớn khóc cho tất cả những số phận bi thảm của con người. Tất cả họ khi sông dù mũ cao áo dài như những thư sinh nho sĩ hay những người cùng đinh chân lấm tay bùn… khi chết đi đều là những cô hồn thất thểu, vất vưởng, khổ đau, không nơi nương tựa. Nguyễn Du khóc cho họ, khóc cho tất cả. Khi họ sống ông vẫn phân biệt rõ ràng kẻ ngay người gian, kẻ ông yêu người ông ghét nhưng khi họ chết đi, Nguyễn Du thương tất cả. Ông đang sống trong cõi dương trần thế mà dường như lại chìm hẳn vào cõi chết để tìm đến, chia sẻ với trăm ngàn oan hồn bạc mệnh:
Sống đã chịu một đời phiền não
Chết lại nhờ hớp cháo lá đa.
Người đọc như chết lặng trước những lời thơ nghẹn ngào như một tiếng thở dài, một tiếng nấc đau đớn. Nguyễn Du với “con mắt trông thấu sáu cõi” và “tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời” (Tiên Phong Mộng Liên Đường chủ nhân) đã nhìn thấy những cô hồn bước đi lặng lẽ về một nơi vô định trong bóng tối thăm thẳm mịt mùng. Người cũng đã lặng lẽ rơi nước mắt trong từng con chữ làm nhức nhối hàng triệu người đọc nhiều thế hệ.
Nhắc đến Nguyễn Du ta không thể không nhắc đến Truyện Kiều bởi đây là đỉnh cao trong sự nghiệp của ông nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Tuy Truyện Kiều vay mượn cốt truyện từ tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) nhưng Nguyễn Du đã có sự sáng tạo tài tình làm nên một kiệt tác tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo và nỗi đau thân phận con người.
Truyện Kiều cũng là một bài ca về tình yêu tự do và ước mơ công lí với những triết lí mà Nguyễn Du gửi gắm qua từng nhân vật, từng biến cố. Thúy Kiều đã bước qua lốì vườn khuya hay bước qua hàng rào phong kiến để đi theo tiếng gọi của con tim? Truyện Kiều là tiếng kêu đứt ruột cho những nỗi đau của con người, tiếng khóc thương cho tình cảm cao đẹp bị chia lìa, xót xa cho nhân phẩm bị chà đạp. Qua Truyện Kiều, Nguyễn Du đã viết lên bản cáo trạng đanh thép tố cáo các thế lực chà đạp quyền sống của con người. Đó là những kẻ như quan xử kiện, Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Hoạn Thư, Tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến…
Nguyễn Du luôn đau đáu nỗi đau chung của con người nên trước cảnh tối tăm phơi bày trước mắt, ông đã cất lên tiếng thét bi phẫn trước những thế lực tàn bạo đó – không chỉ có con người mà còn một thế lực vô hình khác nhưng cũng bạo tàn không kém: thế lực của đồng tiền.
Với những giá trị tư tưởng và nghệ thuật sâu sắc, độc đáo, những sáng tác văn chương của Nguyễn Du đã trở thành những tác phẩm lưu giữ linh hồn dân tộc với tư tưởng nhân đạo bao trùm. Mộng Liên Đường đã từng nhận xét về Nguyễn Du như sau: “Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nưóc mắt thấm trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thìa ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột”.
Với những đóng góp to lớn của mình, Nguyễn Du xứng đáng là đại thi hào dân tộc, là niềm tự hào của mỗi người Việt Nam chúng ta và là Danh nhân văn hóa thế giới được cả nhân loại tôn vinh.
Phân tích cảm hứng yêu nước trong bài Phú sông Bạch Đằng (mẫu 5)
Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà nhân đạo lỗi lạc có “con mắt nhìn thấu sáu cõi” và “tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời” (Mộng Liên Đường chủ nhân).
Nguyễn Du, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm 1765 (Ất Dậu) trong một gia đình có nhiều đời và nhiều người làm quan to dưới triều Lê, Trịnh. Cha là Nguyễn Nghiễm từng giữ chức Tể tướng 15 năm. Mẹ là Trần Thị Tần, một người phụ nữ Kinh Bắc có tài xướng ca.
Quê hương Nguyễn Du là vùng đất địa linh, nhân kiệt, hiếu học và trọng tài. Gia đình Nguyễn Du có truyền thống học vấn uyên bác, có nhiều tài năng văn học. Gia đình và quê hương chính là “mảnh đất phì nhiêu” nuôi dưỡng thiên tài Nguyễn Du.
Thời thơ ấu, Nguyễn Du sống trong nhung lụa. Lên 10 tuổi lần lượt mồ côi cả cha lẫn mẹ, cuộc đời Nguyễn Du bắt đầu gặp những sóng gió trong cơn quốc biến ba đào: sống nhờ Nguyễn Khản (anh cùng cha khác mẹ làm Thừa tướng phủ chúa Trịnh) thì Nguyễn Khản bị giam, bị Kiêu binh phá nhà phải chạy trốn. Năm 19 tuổi, Nguyễn Du thi đỗ tam trường rồi làm một chức quan ở tận Thái Nguyên. Chẳng bao lâu nhà Lê sụp đổ (1789) Nguyễn Du lánh về quê vợ ở Thái Bình rồi vợ mất, ông lại về quê cha, có lúc lên Bắc Ninh quê mẹ, nhiều nhất là thời gian ông sống không nhà ở kinh thành Thăng Long.
Hơn mười năm chìm nổi long đong ngoài đất Bắc, Nguyễn Du sống gần gũi nhân dân và thấm thía biết bao nỗi ấm lạnh kiếp người, đặc biệt là người dân lao động, phụ nữ, trẻ em, cầm ca, ăn mày… những con người “dưới đáy” xã hội. Chính nỗi bất hạnh lớn trong cuộc đời đã hun đúc nên thiên tài Nguyễn Du – nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
Miễn cưỡng trước lời mời của nhà Nguyễn, Nguyễn Du ra làm quan. Năm 1813 được thăng chức Học sĩ điện cần Chánh và được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc. Năm 1820, ông lại được cử đi lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì mất đột ngột ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (18-9-1820). Suốt thời gian làm quan cho nhà Nguyễn, Nguyễn Du sống trầm lặng, ít nói, có nhiều tâm sự không biết tỏ cùng ai.
Tư tưởng Nguyễn Du khá phức tạp và có những mâu thuẫn: trung thành với nhà Lê, không hợp tác với nhà Tây Sơn, bất đắc dĩ làm quan cho nhà Nguyễn. Ông là một người có lí tưởng, có hoài bão nhưng trước cuộc đời gió bụi lại buồn chán, Nguyễn Du coi mọi chuyện (tu Phật, tu tiên, đi câu, đi săn, hành lạc…) đều là chuyện hão nhưng lại rơi lệ đoạn trường trước những cuộc bể dâu. Nguyễn Du đã đứng giữa giông tố cuộc đời trong một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch. Đó là bi kịch của đời ông nhưng chính điều đó lại khiến tác phẩm của ông chứa đựng chiều sâu chưa từng có trong thơ văn Việt Nam.
Nguyễn Du có ba tập thơ chữ Hán là: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục, tổng cộng 250 bài thơ Nôm, Nguyễn Du có kiệt tác Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn) và một số sáng tác đậm chất dân gian như Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu và Thác lời trai phường nón.
Mở đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du tâm sự:
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Chính “những điều trông thấy" khiến tác phẩm của Nguyễn Du có khuynh hướng hiện thực sâu sắc. Còn nỗi “đau đớn lòng” đã khiến Nguyễn Du trở thành một nhà thơ nhân đạo lỗi lạc. Nguyễn Du là nhà thơ “đứng trong lao khổ mà mở hồn ra đón lấy tất cả những vang vọng của cuộc đời” (Nam Cao). Thơ chữ Hán của Nguyễn Du giống những trang nhật kí đời sống, nhật kí tâm hồn vậy. Nào là cảnh sống lay lắt, nào là ốm đau, bệnh tật cho đến cảnh thực tại của lịch sử… đều được Nguyễn Du ghi lại một cách chân thực.
Nguyễn Du vạch ra sự đối lập giữa giàu – nghèo trong Sở kiến hành hay Thái Bình mại giả ca… Nguyễn Du chống lại việc gọi hồn Khuất Nguyên về nước Sở của Tống Ngọc là bởi nước Sở “cát bụi lấm cả áo người” toàn bộ "vuốt nanh”, “nọc độc”, “xé thịt người nhai ngọt xớt”… Nước Sở cùa Khuất Nguyên hay nước Việt của Tố Như cũng chỉ là một hiện thực: cái ác hoành hành khắp nơi, người tốt không chốn dung thân.
Truyện Kiều mượn bối cảnh đời Minh (Trung Quốc) nhưng trước hết là bản cáo trạng đanh thép ghi lại “những điều trông thấy” của Nguyễn Du về thời đại nhà thơ đang sống. Phản ánh với thái độ phê phán quyết liệt, đó là khuynh hướng hiện thực sâu sắc trong sáng tác của Nguyễn Du. Sáng tác của Nguyễn Du bao trùm tư tưởng nhân đạo, trước hết và trên hết là niềm quan tâm sâu sắc tới thân phận con người. Truyện Kiều không chỉ là bản cáo trạng mà còn là khúc ca tình yêu tự do trong sáng, là giấc mơ tự do công lí “tháo cũi sổ lồng”. Nhưng toàn bộ Truyện Kiều chủ yếu là tiếng khóc xé ruột cho thân phận và nhân phẩm con người bị chà đạp, đặc biệt là người phụ nữ.
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Không chỉ Truyện Kiều mà hầu hết các sáng tác của Nguyễn Du đều bao trùm cảm hứng xót thương, đau đớn: từ Đọc Tiểu Thanh kí đến Người ca nữ đất Long Thành, từ Sở kiến hành đến Văn tế thập loại chúng sinh… thậm chí Nguyễn Du còn vượt cả cột mốc biên giới, vượt cả ranh giới ta – địch và vượt cả sự cách trở âm dương để xót thương cho những kẻ chết trận, phơi “xương trắng” nơi “quỉ môn quan”. Không chỉ xót thương, Nguyễn Du còn trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp, cùng những khát vọng sống, khát vọng tình yêu hạnh phúc. Tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du đã vượt qua một số ràng buộc của ý thức hệ phong kiến và tôn giáo để vươn tới khẳng định giá trị tự thân của con người. Đó là tư tưởng sâu sắc nhất mà ông đem lại cho văn học Việt Nam trong thời đại ông.
Nguyễn Du đã đóng góp lớn về mặt tư tưởng, đồng thời có những đóng góp quan trọng về mặt nghệ thuật. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du giản dị mà tinh luyện, tài hoa. Thơ Nôm Nguyễn Du thực sự là đỉnh cao rực rỡ. Nguyễn Du sử dụng một cách tài tình hai thể thơ dân tộc: lục bát (Truyện Kiều) và song thất lục bát (Văn tế thập loại chúng sinh). Đến Nguyễn Du, thơ lục bát và song thất lục bát đã đạt đến trình độ hoàn hảo, mẫu mực, cổ điển.
Nguyễn Du đóng góp rất lớn, rất quan trọng cho sự phát triển giàu đẹp của ngôn ngữ văn học Tiếng Việt: tỉ lệ từ Hán – Việt giảm hẳn, câu thơ tiếng Việt vừa thông tục, vừa trang nhã, diễm lệ nhờ vần luật chỉnh tề, ngắt nhịp đa dạng, tiểu đối phong phú, biến hóa. Thơ Nguyễn Du xứng đáng là đỉnh cao của tiếng Việt văn học Trung Đại. Đặc biệt Truyện Kiều của Nguyễn Du là “tập đại thành” về ngôn ngữ văn học dân tộc.
Phân tích cảm hứng yêu nước trong bài Phú sông Bạch Đằng (mẫu 6)
Yêu nước là cảm hứng không bao giờ ngưng trong dòng chảy của văn chương dân tộc suốt bao thế kỉ qua. Có cái âm vang từ thuở Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt) cất lên bên bến sông Như Nguyệt. Có cái khí thế của đội quân Sát Thát nhà Trần trong khúc hùng ca Tụng giá hoàn kinh sư(Trần Quang Khải), Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão). Có cái ngút ngàn của binh tướng Lam Sơn trong Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi). Có cái rung chuyển của trận đánh thần tốc gắn với người anh hùng áo vải Quang Trung trong Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái)… Dẫu dừng ở điểm nào cũng vẫn thấy nguồn cảm hứng ấy cuồn cuộn dâng trào. Và Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu, một điểm dừng góp vào cho dòng chảy của văn chương yêu nước một khúc hùng ca bất diệt. Bài phú càng khẳng định vị trí đỉnh cao nghệ thuật của mình hơn khi âm hưởng yêu nước hào hùng trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo.
Cảm hứng yêu nước là một biểu hiện đa dạng, phong phú trong văn học. Đó là tình yêu thiên nhiên, phong cảnh quê hương, yêu những nét đẹp văn hóa, phong tục của dân tộc. Hay cảm hứng này thể hiện rõ nhất khi đất nước có giặc ngoại xâm. Chính là lòng căm thù giặc, tinh thần xả thân, hi sinh bảo vệ tổ quốc, âm hưởng hào hùng trong những ngày tháng chiến đấu và cả sự ngợi ca, trân trọng, biết ơn đến những bậc anh hùng. Phú sông Bạch Đằng cũng có những biểu hiện không ngoại lệ. Gọi bài phú là khúc trữ tình ca và anh hùng ca về đất nước rất phù hợp. Bởi qua đó, tác giả Trương Hán Siêu đã thổi nguồn cảm hứng yêu nước qua những cảm xúc với thiên nhiên, lịch sử, những giá trị nhân văn trên sông Bạch Đằng – con sông được coi là người chép sử vô ngôn cho hậu thế.
Đến với bài phú, ai cũng thích thú bởi khám phá được vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt sắc trên sông Bạch Đằng. Dưới lăng kính tâm hồn của nhân vật “khách”, Trương Hán Siêu đã mang tới một khung cảnh đẹp mê hồn ít ai nghĩ sẽ thấy ở Bạch Đằng giang. Sau giây phút trải cái tráng trí bốn phương theo gió trăng, trời bể, lướt con thuyền tâm hồn qua các địa danh ở xứ Bắc phương, “khách” như thể bị một lực hút từ trường của sông Bạch Đằng mà rảo bơi chèo thật nhanh đến đó để chiêm ngưỡng cảnh sắc thu toàn bích trên sông:
Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều
Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều.
Bát ngát sóng kình muôn dặm
Thướt tha đuôi trĩ một màu
Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu.
Tuy chỉ gói ghém trong vài ba câu thơ tả cảnh nhưng cái thần trong ngòi bút của Trương Hán Siêu lại vẽ nên một khung cảnh thực sự hút hồn. Mấy nét chấm phá đầy lãng mạn, tinh tế đã làm nên vẻ đẹp của cảnh mùa thu trên dòng sông lịch sử. Có đường nét dữ dội, cuộn trào, bát ngát trong sóng kình muôn dặm. Có đường nét mềm mại, hiền hòa, thướt tha, nên thơ trong những con thuyền bơi một chiều như đuôi trĩ một màu. Có phông nền hòa hợp, nhất thể giữa sóng nước với mây trời. Phải có một lòng say mê với thiên nhiên lắm mới có một bức họa đỉnh cao trong văn chương như thế này. Cảm hứng yêu nước vì thế mà bộc bạch trong tâm hồn của một thi nhân khoáng đạt, lãng mạn không cưỡng lại được vẻ đẹp của thiên nhiên.
Thế nhưng vị khách hải hồ lại không chỉ tới sông Bạch Đằng để ngắm cảnh đẹp, mà còn tìm kiếm những dấu vết lịch sử lưu lại của những chiến công lẫy lừng, vang dội khi xưa. Mang trong mình những cảm khái, ưu tư, mặc khách ấy không sao tránh được nỗi niềm hoài cổ trước một cảnh trí đầy tiêu sơ. Cảnh đẹp nhưng nó lại khoác lên mình vẻ đượm buồn, sức mạnh ăn mòn vạn vật của thời gian đã làm phai mờ dấu tích oai hùng một thuở. Những bờ lau san sát, bến lách đìu hiu/ sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô đã chạm đến cảm thức thi nhân khiến mọi thứ trở nên u buồn, thương tiếc, xót xa, ngậm ngùi. Điều ấy đã gợi lên một thái độ mong mỏi, cần phải tiếp tục giữ gìn, trân trọng những gì đã qua, nhất là những giá trị lịch sử linh thiêng của dân tộc. Tinh thần yêu nước vì thế có phần ngời sáng.
Có lẽ bởi vậy mà cả phần còn lại của bài phú, danh sĩ đời Trần đã làm sống dậy những kí ức hào hùng, vẻ vang ấy. Trong cuộc đối thoại với nhân vật các vị bô lão, những chiến công vang dội trên sông Bạch Đằng đã một lần nữa được tái hiện. Không khí chiến trận, những khoảnh khắc cam go, quyết liệt dưới màu sắc cường điệu, ước lệ vốn có của văn chương trung đại đã làm sống dậy cả một truyền thống oai hùng, bất khuất của dân tộc:
Đương khi ấy:
…
Mà nhục quân thù khôn rửa nổi
Chỉ cần thấy sự thất bại thảm hại của kẻ thù tan tác tro bay/ hoàn toàn chết trụi qua cách dùng điển tích Trung Quốc để so sánh là đủ thấy khí thế hào hùng một thuở ngất trời như thế nào. Trận đánh trên sông Bạch Đằng được ví như những trận đánh huyền thoại của Trung Quốc: Xích Bích, Hợp Phì còn ẩn chứa cả một niềm tự hào dân tộc quá đỗi lớn lao. Bởi trong cái nhìn của nước lớn Trung Hoa, nước Nam Việt luôn nhỏ bé, chỉ được coi là phên giậu, chư hầu. Ấy vậy mà những Tất Liệt, Lưu Cung chỉ còn nước ôm theo giấc mộng quét sạch Nam bang bốn cõi chỉ trong một lần gieo roi theo nỗi nhục ngàn năm không rửa sạch như nước sông cứ chảy hoài không ngơi nghỉ.
Tái hiện lịch sử để làm gì khi không phải là mang ý nghĩa để tự hào, để ngợi ca những chiến công oanh liệt và những con người làm nên điều ấy. Trương Hán Siêu tự hào lắm khi gọi tên các bậc anh hùng đầy trang trọng như Trùng Hưng nhị thánh, Ngô chúa, khác hẳn với cách gọi coi thường bằng tên trực tiếp bọn tướng giặc. Ông cũng đầy kiêu hãnh khi nhìn ra thắng lợi vẻ vang của dân tộc là nhờ trời cho nơi đất hiểm, đất nước có những nhân tài đã quy tụ được lòng dân. Trong cảm hứng của khúc tráng ca ngút ngàn ấy, con người – những bậc minh quân, khai tướng đã trở thành những biểu tượng cho lòng yêu nước cháy bỏng bằng tài năng, đức độ. Để ngàn năm tiếng thơm còn mãi, bia miệng không mòn/ nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh. Trong Tỏ lòng, nhà thơ Phạm Ngũ Lão cũng đã thể hiện sắc thái tự hào, ngợi ca con người và thời đại hào khí Đông A như thế, nhưng là ngay thời điểm hiện tại trong khí thế cả vua quân, tướng sĩ nhà Trần đang đánh giặc. Còn ở đây, Trương Hán Siêu chỉ nhìn lại thôi, mà vẫn đong đầy, chan chứa sự mến trọng, nâng niu.
Bởi vậy mà ông mới tiếc, mới thương, mới buồn vì thời gian sao khắc nghiệt, phũ phàng quá. Bao dấu ấn chỉ còn lại những chứng tích bi thương. Nhưng đó không phải là cái bi mang ý nghĩa đau khổ, mà là cái bi của sự trân trọng ngợi ca. Nhân vật các vị bô lão cũng vậy:
Đứng bên sông chừ hổ mặt
Nhớ người xưa chừ lệ chan
Có nỗi bẽ bàng, có giọt nước mắt nhưng không hẳn là những dấu vết đã luống còn lưu. Bởi ở đó có cảm quan trong cái nhìn hai chiều của lịch sử. Nhìn về xưa thì dù nay có lệ chan vẫn thấy sung sướng, tự hào. Nhưng tiếc là nay lại không bằng xưa, vì thời hậu Trần đang có những điềm báo chẳng lành, nên ưu tư trong cảm xúc của tác giả lại chính là nỗi sầu nhân thế chẳng muốn nói ra. Vì thế mà chỉ còn thấy nặng một nỗi lòng với đất nước, non sông. Điều đó lại càng được thể hiện qua niềm khao khát mãnh liệt, mong mỏi sẽ có một đấng anh minh nào đó, giữ lấy chữ đức để đất nước có xuất hiện kẻ thù nào cũng đánh tan, nhân dân bốn cõi được sống trong muôn thuở thăng bình như xưa.Tinh thần ái quốc bỗng vút cao trở thành tư tưởng nhân văn sâu sắc và ý nghĩa.
Phân tích cảm hứng yêu nước trong bài Phú sông Bạch Đằng (mẫu 7)
Trương Hán Siêu là một nhân vật lớn đời Trần. Ông tên chữ Lăng Phủ, quê ở làng Phúc Am, huyện An Khánh, Ninh Bình. Trương Hán Siêu lúc trẻ làm môn khách của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, tham gia cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và thứ ba. Ông làm quan trải qua bốn triều vua Trần (Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông).
Trương Hán Siêu là một người học vấn uyên bác, thông hiểu sâu sắc đạo Nho, đạo Phật, lại giàu lòng yêu nước và có nhiều công lao đối với triều Trần, vì vậy ông được các vua Trần tôn kính, xem như bậc thầy. Tác phẩm của ông bộc lộ tinh thần yêu non sông đất nước, tự hào về truyền thống vẻ vang của lịch sử dân tộc, đượm sắc thái trữ tình hoài cổ. Ngôn ngữ trong văn chương của Trương Hán Siêu tinh tế, lắng đọng, sử dụng thành công những hình dung từ giàu sắc thái trữ tình, giọng điệu thi phú rất uyển chuyển. Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu là một tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lí – Trần.
Bài “Phú sông Bạch Đằng” được sáng tác sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông khoảng 50 năm. Bạch Đằng là con sông ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt của dân tộc như trận thắng quân Nam Hán năm 938 của Ngô Quyền, trận thắng quân Nguyên Mông năm 1288 của Trần Hưng Đạo. Đã có rất nhiều nhà thơ viết về con sông lịch sử đầy niềm tự hào này, nhưng bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu là nổi tiếng và đặc sắc nhất. Tác phẩm được viết theo lối phú cổ thể. Đây là một thể loại văn có nguồn gốc từ Trung Quốc, viết bằng văn vần hoặc văn xuôi có xen lẫn văn vần, có nội dung kể, tả khách quan các sự việc, phong tục, cảnh vật, bàn sự đời.
Mở đầu bài phú, tác giả bày tỏ ước muốn được đi đây, đi đó để thưởng ngoạn và ngắm vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
“Khách có kẻ
Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết.”
Tác giả đã liệt kê một loạt những địa danh nổi tiếng, những thắng cảnh đẹp được nhiều người biết đến ở Trung Quốc như: Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt… Đây là cách nói ước lệ tượng trưng nhằm bày tỏ niềm khao khát mãnh liệt được đi du ngoạn nhiều nơi để ngắm cảnh, để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước của Trương Hán Siêu.
Ở phần sau, qua lời nhân vật khách, ta lại thấy cảnh sông Bạch Đằng là một bức tranh sinh động, giản dị:
“Bát ngát sóng kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu
Nước trời một sắc
Phong cảnh ba thu.”
Thông qua những từ láy gợi hình (bát ngát, thướt tha), kết hợp với việc nhắc đến những địa danh gắn liền với sông Bạch Đằng. Tác giả đã gợi cho người đọc vẻ đẹp hùng vĩ, bát ngát mênh mông của sông Bạch Đằng. Đồng thời tác giả cũng bày tỏ được cảm xúc của mình khi đứng trước một nhân chứng lịch sử khi hoài niệm về quá khứ oanh liệt.
“Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”
Hơn thế nữa, ta còn thấy được hào khí của quân đội trong trận chiến Bạch Đằng thông qua lời kể của các bô lão thật hào hùng và lớn mạnh qua phần bình:
“Thuyền bè muôn đội,tinh kỳ phấp phới,
Hùng hổ sáu quân,giáo gươm sáng chói.”
…
“Khác nào như khi xưa:
Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay,
Trận Hợp Phì giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.”
Những chiến công vĩ đại của quân ta được kể bằng giọng văn gấp gáp, khẩn trương, tái hiện được khí thế hào hùng, mang âm hưởng của bản anh hùng ca tràn đầy niềm tự hào. Lời kể của các bô lão đã nhấn mạnh được chiến thắng vẻ vang của quân dân ta và sự thất bại thảm hại của kẻ thù.
Tác giả còn đưa ra luận bàn về nguyên nhân của cuộc thắng lợi:
“Quả là: Trời đất cho nơi hiểm trở,
Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an.”
Các bô lão đánh giá chiến thắng này có được không chỉ nhờ địa thế hiểm trở mà còn do có nhiều người tài. Một trong những nhân tài kiệt xuất thời bấy giờ là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Cuối cùng, tác giả kết thúc bài phú bằng lời ca của hai nhân vật khách và các bô lão. Đầu tiên là lời của các bô lão:
“Sông Đằng một dải dài ghê,
Luồng to sóng lớn dồn về biển Đông.
Những người bất nghĩa tiêu vong,
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.”
Những lời ca của bô lão cũng khẳng định được một triết lý vững chắc: người bất nghĩa sẽ bị diệt vong, còn anh hùng thì sẽ được lưu danh muôn thuở.
Nhân vật khách cũng nối tiếp mà ca ngợi rằng:
“Anh minh hai vị thánh quân,
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.
Giặc tan muôn thuở thăng bình.
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.”
Tác giả đã ca ngợi sự anh minh của vua Trần – là người có đức cao, luôn đặt quyền lợi của quốc gia lên trên quyền lợi của cá nhân. Như vậy, ta có thể thấy được nguyên nhân thắng lợi của quân ta phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó vẫn không thể thiếu được những nhân tài và người lãnh đạo có đức cao luôn biết lo cho dân, cho nước.
Với cảm hứng và hoài niệm về quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc, “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu đã thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc trước chiến công trên sông Bạch Đằng, đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lý nhân nghĩa ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm cũng chứa đựng tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người trong lịch sử.
Bạch Đằng giang phú được coi là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam.Tác giả đã vận dụng thủ pháp kể, miêu tả về cảnh sông Bạch Đằng sinh động, chân thật, giàu chất trữ tình. Đồng thời người đọc còn cảm nhận được những cảm xúc, những hoài niệm về quá khứ oanh liệt. Bài phú mang đậm chất sử thi hoành tráng sử dụng nhiều điển tích, điển cố chọn lọc, giàu sức gợi,những câu văn ngắn dài, phần cuối xen vào những câu thơ làm nên âm điệu hào hùng và rất trữ tình cho tác phẩm.
Phân tích cảm hứng yêu nước trong bài Phú sông Bạch Đằng (mẫu 8)
Bài “Phú sông Bạch Đằng” được sáng tác sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông khoảng 50 năm. Bạch Đằng là con sông ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt của dân tộc như trận thắng quân Nam Hán năm 938 của Ngô Quyền, trận thắng quân Nguyên Mông năm 1288 của Trần Hưng Đạo. Đã có rất nhiều nhà thơ viết về con sông lịch sử đầy niềm tự hào này, nhưng bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu là nổi tiếng và đặc sắc nhất. Tác phẩm được viết theo lối phú cổ thể. Đây là một thể loại văn có nguồn gốc từ Trung Quốc, lòng yêu nước của ông trong từng câu thơ.
Mở đầu bài phú,tác giả bày tỏ ước muốn được đi đây, đi đó để thưởng ngoạn và ngắm vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
“Khách có kẻ
Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết.”
Tác giả đã liệt kê 1 loạt những địa danh nổi tiếng,những nơi có vẻ đẹp được nhiều người biết đến ở Trung Quốc như:Vũ Huyệt,Cửu Giang,Ngũ Hồ, Tam Ngô,Bách Việt... Đây là cách nói ước lệ tượng trưng tác giả bày tỏ niềm khao khát mãnh liệt được đi du ngoạn nhiều nơi để ngắm cảnh, để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước ta.
Ở phần tiếp theo,ta lại thấy cảnh sông Bạch Đằng qua lời miêu tả của nhân vật khách một bức tranh sinh động,giản dị:
“Bát ngát sóng kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu
Nước trời một sắc
Phong cảnh ba thu.”
Thông qua 1 loạt những từ láy gợi hình,kết hợp với việc nhắc đến những địa danh gắn liền với sông Bạch Đằng. Tác giả đã gợi cho người đọc vẻ đẹp hùng vĩ,bát ngát mênh mông của sông Bạch Đằng. Đồng thời tg cũng bày tỏ được cảm xúc của mình khi đứng trước 1 nhân chứng ls khi nhớ về quá khứ oanh liệt.
“Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”
Hơn thế nữa,ta còn thấy được hào khí của quân ta trong trận chiến Bạch Đằng thông qua lời kể của các bô lão thật hào hùng và lớn mạnh qua phần bình:
“Thuyền bè muôn đội,tinh kỳ phấp phới,
Hùng hổ sáu quân,giáo gươm sáng chói.”
…
“Khác nào như khi xưa:
Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay,
Trận Hợp Phì giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.”
Qua đó,ta thấy được những chiến công vĩ đại ấy được kể bằng giọng văn gấp gáp,khẩn trương, tái hiện được khí thế hào hùng,mang âm hưởng của bản anh hùng ca tràn đầy niềm tự hào. Lời kể của các bô lão đã nhấn mạnh được chiến thắng vẻ vang của quân dân ta và sự thất bại thảm hại của kẻ thù.
Từ đó,tác giả còn bàn về nguyên nhân của cuộc thắng lợi:
“Quả là: Trời đất cho nơi hiểm trở,
Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an.”
Theo các bô lão,thì nhân dân ta chiến thắng không chỉ nhờ địa thế hiểm trở mà còn có nhiều người tài.1 trong những nhân tài kiệt xuất thời bấy giờ là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Cuối cùng,tác giả kết thúc bài phú bằng 2 lời ca. Đầu tiên là lời của các bô lão:
“Sông Đằng 1 dải dài ghê,
Luồng to sóng lớn dồn về biển Đông.
Những người bất nghĩa tiêu vong,
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.”
Những lời ca của bô lão cũng khẳng định được 1 triết lý vững chắc:người bất nghĩa sẽ bị diệt vong,còn anh hùng thì sẽ được lưu danh muôn thuở. Không những thế, đến đây, khách cũng nối tiếp mà ca ngợi rằng:
“Anh minh hai vị thánh quân,
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.
Giặc tan muôn thuở thăng bình.
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.”
Tác giả đã ca ngợi sự anh minh của vua Trần-là người có đức cao,luôn đặt quyền lợi của quốc gia lên trên quyền lợi của cá nhân.Như vậy,ta có thể thấy được nguyên nhân thắng lợi của quân ta phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố,trong đó vẫn không thể thiếu được những nhân tài và người lãnh đạo có đức cao luôn biết lo cho dân,cho nước…
Qua những hoài niệm về quá khứ, “Bạch Đằng giang phú” đã thể hiện lòng yêu nước,niềm tự hào dân tộc trước chiến công trên sông Bạch Đằng, đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất,truyền thống đạo lý nhân nghĩa ngàn đời của dân tộc Việt Nam.Tác phẩm cũng chứa đựng tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò,vị trí của con người trong lịch sử.
Nhìn trở lại toàn bộ bài phú,ta thấy “Bạch Đằng giang phú”là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam.Tác giả đã kể,miêu tả về cảnh sông Bạch Đằng,thiên nhiên 1 cách sinh động,chân thật,có tính trữ tình cao,xen lẫn với lời kể là những cảm xúc,những hoài niệm về quá khứ oanh liệt. Bài phú mang đậm chất sử thi hoành tráng sử dụng nhiều điển tích, điển cố chọn lọc,giàu sức gợi,những câu văn ngắn dài,phần cuối xen vào những câu thơ làm nên âm điệu hào hùng và rất trữ tình cho tác phẩm.Với nghệ thuật sắp xếp ngôn từ gây âm hưởng đa dạng, vừa khoan thai thoắt đã trở nên gấp gáp, rồi lại trở lại khoan thai, và cả bằng sự sinh động của nhịp điệu... mấy trăm năm qua bài phú đã chiếm lĩnh trọn vẹn tâm hồn người đọc.
Đây là tác phẩm không chỉ nổi tiếng thời Trần mà còn là 1 trong những bài phú viết bằng chữ Hán hay vào bậc nhất nước ta thời trung đại.Bài phú chứa chan lòng tự hào dt,vừa đọng 1 nỗi đau hoài cổ và có tư tưởng triết lý sâu sắc. Sau khi đọc xong tác phẩm,ta có thể khẳng định rằng “Phú sông Bạch Đằng” là đình cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam.
Phân tích cảm hứng yêu nước trong bài Phú sông Bạch Đằng (mẫu 9)
Trong thời kì văn học trung đại, cảm hứng yêu nước và nỗi trăn trở chuyện nước nhà luôn là đề tài được khai thác phổ biến và sâu sắc. Xét trong hoàn cảnh thực tế, khi chỉ có nam nhân được đến trường học hành bài bản, cùng với nỗi âu sầu, khát khao cống hiến cho tổ quốc, cho nhân dân, cái "chí làm trai" luôn đặt nặng lên vai, lòng yêu nước luôn được các tác giả gửi gắm vào từng lời thơ, câu chữ. Đối với Trương Hán Siêu, một trong những tác giả nổi tiếng của văn học Việt Nam, nỗi niềm yêu nước được phơi trải với dòng sông Bạch Đằng, nơi ghi dấu biết bao huyền thoại cha ông dựng nước, giữ nước. "Bạch Đằng giang phú" hay còn gọi là "Phú sông Bạch Đằng" đã khẳng định một cách đanh thép và rõ ràng tình yêu nước hào hùng chảy tròn dòng máu Lạc Hồng, đồng thời bộc lộ sự hổ thẹn, tủi nhục khi cảm thấy bản thân chưa làm được gì cho đất nước.
Phú là một thể loại văn học cổ của Việt Nam, chủ yếu là văn tả cảnh, từ ngoại cảnh liên kết với nội tâm để tả tình. Sử dụng lối viết này, tác giả thể hiện tình cảm qua cách miêu tả thiên nhiên, vẻ đẹp của quê hương được tạo hóa ban tặng, lồng ghép sự tự hào, kính trọng tinh thần của bậc cha ông đã vì nước quên thân, hi sinh biết bao xương máu cho độc lập dân tộc, cuối cùng là kết thúc bản anh hùng ca với nỗi day dứt khôn nguôi khi bản thân chưa cống hiến cho đất nước. Qua tác phẩm, nhà thơ cũng khéo léo tái hiện lại những thước phim lịch sử oai hùng của dân tộc, những trận chiến mang tầm vóc lịch sử trên con sông Bạch Đằng huyền thoại, thể hiện sự tự hào, lòng tự tôn dân tộc, yêu mến nước nhà.
Lòng yêu nước của Trương Hán Siêu thể hiện ở cách miêu tả không gian, cảnh vật xung quanh người khách xuôi theo sông Bạch Đằng:
Qua cửa Đại Thanh, ngược bến Đông Triều
Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều.
Bát ngát sóng kình muôn dặm
Thướt tha đuôi trĩ một màu
Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu.
Vẻ đẹp thiên nhiên mở ra trước mắt với những vẻ đẹp tráng lệ trên dòng Bạch Đằng giang, một khung cảnh rung động lòng người với song, với cờ, với nước, với trời,... Đọc hai câu thơ đầu, độc giả có thể cảm nhận được lực hấp dẫn vô định của dòng sông đối với con thuyền. "Qua cửa Đại Thanh, ngược bến Đông Triều", qua những danh lam thắng cảnh hùng vĩ, qua những vùng đất mênh mông bể sở, đến với sông Bạch Đằng, con thuyền như bị cuốn, bị hút mà "bơi một chiều". Dường như không chỉ người, mà cả vật cũng bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp nơi đây. Phong cảnh mùa thu trên dòng sông lững lờ, dòng sông lịch sử vừa có nét oai hùng, dữ dội, vừa là cô thiếu nữ thiết tha, dịu dàng trong sắc trời ảm đạm. Nước và trời hòa thành một sắc, cái sắc u buồn của mùa thu, cái sắc đìu hiu nhuộm cả vào lòng người. Trên khung cảnh của nước trời vô tận ấy là nét chấm phá của "đuôi trĩ" với vẻ đẹp "thướt tha", dịu dàng. Trong vài câu thơ ngắn ngủi mà cảm tưởng như chứa đựng được mọi khía cạnh của dòng sông, có tinh tế, lả lướt của nước, của đuôi cờ, có sự dứt khoát, mãnh liệt của "sóng kình muôn dặm", của chiến công lịch sự vang dội một thời. Tình cảm yêu nước ở đây được thể hiện ở sự đồng cảm với thiên nhiên, yêu quê hương xứ sở, thấu cảm và đồng điệu với những cảnh đẹp của quê hương mình.
Tình yêu quê hương, cảm hứng yêu nước trong tác phẩm thể hiện rõ nét nhất ở sự tự hào với những chiến công hiển hách của ông cha trên dòng sông lịch sử. Những kí ức hào hùng như được tái hiện lại theo từng nhịp thơ, từng câu chữ, trải suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Người đọc tưởng như đang được tham gia vào chính những cuộc chiến đầy anh dũng, máu lửa
Đương khi ấy:
Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới.
Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói.
Trận đánh được thua chửa phân,
Chiến lũy bắc nam chống đối.
Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,
Bầu trời đất chừ sắp đổi.
Kìa: Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối,
Những tưởng gieo roi một lần,
Quét sạch Nam bang bốn cõi!
Thế nhưng: Trời cũng chiều người,
Hung đồ hết lối!
Khác nào như khi xưa:
Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay,
Trận Hợp Phì Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.
Đến nay nước sông tuy chảy hoài,
Mà nhục quân thù không rửa nổi!
Tái tạo công lao, nghìn xưa ca ngợi.
Có lẽ, trong tư tưởng và quan niệm của nhà thơ, những trang sử vàng chói lọi khi một nước Nam nhỏ bé lúc bây giờ lại có thể một tay dẹp loạn quân Bắc xâm lược, đó là niềm hãnh diện truyền đời. Sự thất bại thảm hại của quân thù mạnh hơn ta cả chục, cả trăm lần dường như đã trở thành chất xúc tác để câu thơ trở thành một bản anh hùng ca vang dội, khiến cho không khí, những chi tiết của cuộc chiến chân thực như đang xảy ra trước mắt. Năm 938 Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, năm 981 Lê Đại Hành đánh tan quân Tống, và đến năm 1288, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đại thắng quân xâm lược Mông Nguyên trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba, sự thất bại của kẻ thù được khắc họa qua những câu thơ "tan tác tro bay", "hoàn toàn chết trụi", "nhục quân thù khôn rửa nổi",... Không chỉ dừng lại ở đó, tác giả còn vì những trận thắng của quân ta như trận Xích Bích, Hợp Phì, những trận đánh để đời của Trung Hoa. Tác giả khẳng định tầm vóc của nước Đại Việt không kém cạnh so với cường quốc láng giềng. Tất Liệt, Lưu Cung, những danh tướng của Trung Quốc cũng bị đánh bại chỉ trong một lần "gieo roi". Trên cơ sở những chiến công hiển hách, đánh tan quân xâm lược ấy, Trương Hán Siêu bày tỏ sự kính nể, ngợi ca đến những vị tướng vĩ đại của Việt Nam:
Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng Nhị Thánh bắt Ô Mã,
Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao.
"Trùng Hưng Nhị Thánh", " Ngô chúa" là những vị tướng nổi danh của đất Đại Việt, có công tống cổ Ô Mã Nhi, một tên tướng được Trung Quốc vô cùng trọng dụng và Hoàng Thao, thái tử Nam Hán thất bại thảm hại dưới tay Ngô Quyền. Sự tự hào của tác giả khi nhắc lại một thời quá khứ oanh liệt, hào hùng, một dân tộc tuy bé nhỏ về mặt đại lý, nhưng tầm vóc có thể sánh ngang với cường quốc láng giềng. Những chiến công vang dội, hiển hách đó là nỗi nhục của bè lũ xâm lược, là "tiếng thơm còn mãi" của dân tộc Việt Nam để lại cho con cháu mai sau. Những vị anh hùng vì nước, vì dân, lãnh đạo quân nhân chiến thắng kẻ thù nham hiểm, đó không chỉ là sự tự hào mà còn là lời khẳng định sức vóc và mưu trí con người Đại Việt không thua kém một quốc gia nào. Tinh thần yêu nước được thể hiện một cách bi tráng, nhắc lại những trận đánh trên Bạch Đằng Giang đã một lần nữa khẳng định tình yêu với quê hương xứ sở và sự tôn trọng, kính yêu những vị danh tướng dân tộc.
Tinh thần yêu nước của tác giả còn thể hiện qua sự tiếc thương cho sự mai một, bào mòn của thời gian, đồng thời là nỗi hổ thẹn vì hậu thế chưa thể làm gì rạng danh tổ quốc. Những dòng thơ mang đậm cảm giác tang tóc, cô quạnh
Bờ lau san sát
Bến lách đìu hiu Sông chìm giáo gãy
Gò đầy xương khô
Buồn vì cảnh thảm
Đứng lặng giờ lâu
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu
Thời gian khiến cảnh vật trở nên "đìu hiu", "sông chìm giáo gãy", "gò đầy xương khô", những vết tích của chiến tranh vẫn in hằn ven bờ sông thanh tĩnh. Chiến công oai hùng nào cũng phải đánh đổi bởi máu và nước mắt, chính vì thế, hậu thế có trách nhiệm phải biết ơn và giữ gìn công lao trời bể của cha ông. Có lẽ vì vậy, nhìn thấy cảnh bến bờ tang thương này, trong lòng tác giả không tránh khỏi đau đớn, xót xa, xót cho những đồng bào đã nằm xuống vì độc lập dân tộc, xót cho thời thế nước nhà đang loạn lạc, đảo điên, xót cho bao công dựng nước, giữ nước của các bậc đế vương đi trước lại đang bị chính con cháu hậu thế không coi trọng, giữ gìn. Dường như trong cái ai hoài của tác giả còn ẩn chứa một khát khao, mong muốn có người hiền tài đủ sức trị vì đất nước, kế nghiệp cha ông gìn giữ và phát triển nước nhà.
Tinh thần yêu nước của Trương Hán Siêu đã được bộc lộ rõ qua các khía cạnh nhân văn sâu sắc. Ở đó, chúng ta thấy được sự rung cảm trước cái đẹp tuyệt sắc của quê hương, thấy được sự tự hào và lòng biết ơn đối với những bậc danh tiếng đã đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn độc lập dân tộc, ghi những dấu mốc vàng son vào lịch sử nước nhà, và cuối cùng là nỗi tiếc nuối, buồn thương cho thế thời, cho hoàn cảnh đất nước thời bấy giờ. Có thể nói, cái trăn trở của Trương Hán Siêu không chỉ là trăn trở của một mình ông, đó là nỗi canh cánh trong lòng hầu hết các vị nam nhi đương thời, phải làm gì cho tổ quốc, cho đất nước, cho dân tộc
Lời thơ gãy gọn, đanh thép, mang đậm khí khái hào hùng nhưng cũng không kém phần thanh cao, tác giả đã thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, cháy bỏng cùng khát vọng được cải tổ đất nước, mong mỏi có một bậc đế vương anh minh xây dựng nước Đại Việt vững mạnh, trường tồn. Qua bài thơ, tác giả thể hiện lòng biết ơn vô hạn đến những anh hùng có công dựng nước, giữ nước, đồng thời đặt ra bài học về trách nhiệm và nghĩa vụ của con cháu đời sau đối với giang sơn.
Phân tích cảm hứng yêu nước trong bài Phú sông Bạch Đằng (mẫu 10)
Trương Hán Siêu (?-1354), quê gốc ở Ninh Bình, từng có thời gian làm môn khách trong phủ Trần Hưng Đạo, sau ở thời vua Trần Anh Tông thì làm đến chức Tham tri chính sự, khi mất được phong Thái Bảo, Thái Phó và cho thờ trong Văn Miếu. Đương thời Trương Hán Siêu là người có tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, rất được các vua Trần tin dùng và nhân dân yêu mến kính trọng. Tuy nhiên đáng tiếc rằng hầu hết các tác phẩm văn chương của ông đều bị thất lạc, nay chỉ còn lại một ít trong đó có Phú sông Bạch Đằng là một trong những tác phẩm hay và nổi tiếng nhất. Nổi bật trong chủ đề của tác phẩm đó chính là cảm hứng yêu nước nồng nàn, tha thiết của tác giả thể hiện một cách xuyên suốt trong toàn bộ bài phú, với nhiều khía cạnh khác nhau.
Đầu tiên, với vai trò là nhân vật “khách” cảm hứng của tác giả được bộc lộ thông qua cuộc du ngoạn thực tế của tác giả qua các địa danh nổi tiếng của Việt Nam từ cửa Đại Thanh, đến bến Đông Triều, rồi cuối cùng là dừng lại trước con sông Bạch Đằng thơ mộng, trữ tình, hùng vĩ gắn liền với biết bao chiến công lịch sử của dân tộc.
“Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều,
Đến sông Bạch Đằng,thuyền bơi một chiều.
Bát ngát sóng kình muôn dặm, thướt tha đuôi trĩ một màu.
Nước trời một sắc, phong cảnh ba thu.”
Chỉ thông qua vài câu thơ tả cảnh ngắn gọn, thế nhưng độc giả cũng đã có thể hình dung ra cảnh tượng hùng vĩ, rộng lớn, vẻ đẹp bao la khoáng đạt của một con sông qua câu “bát ngát sóng kình muôn dặm”, rồi người ta lại dễ dàng liên tưởng đến cái vẻ thơ mộng, dịu dàng của dòng sông trải dài với những con thuyền nối tiếp nhau thật duyên dáng và yểu điệu, đó là cảnh thanh bình, thuyền bè ngược xuôi buôn bán, nhân dân được an cư lạc nghiệp mà có được cảnh ấy. Thêm câu “Nước trời một sắc, phong cảnh ba thu”, lại cắt nghĩa ra được một vẻ đẹp rất yên ả, màu trời màu nước cùng hòa với nhau tạo thành một bức phông nền tuyệt đẹp cho bức tranh phong cảnh đã trải qua ba mùa thu tươi đẹp của đất nước. Như vậy ở đây ta có thể tiểu kết lại rằng, trước hết cảm hứng yêu nước của tác giả nằm ở cái nhìn, cách cảm nhận về vẻ đẹp của sông Bạch Đằng, tác giả tự hào vì Đại Việt ta có một dòng sông, thơ mộng và hùng vĩ đến thế, từ đó lại càng yêu thêm mảnh đất nghìn năm văn hiến không đổi dời này.
Thế nhưng bên cạnh những vẻ đẹp trữ tình thơ mộng, nhân vật khách còn cảm nhận được ở con sông này vẻ lạnh lẽo, đìu hiu bởi trải qua bao nhiêu năm tháng, sông Bạch Đằng đã trở thành chứng nhân cho những cuộc chiến chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Nơi đây xương máu của ta và địch đã mãi chìm xuống lòng sâu, chỉ để lại trong sử sách và trong ký ức của con sông sự oanh liệt và khí thế hào hùng của thời khắc năm xưa.
“Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô
Buồn vì cảnh thảm đứng lặng giờ lâu
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”
Những hoài niệm về một thời quá vãng, cùng với cảnh vật tiêu điều hiu hắt, đã gợi lên trong lòng nhân vật “khách” những xúc cảm ưu tư, buồn bã vì dấu vết của thời gian dường như đã làm phai mờ đi những chiến công vang dội năm xưa, cho đến hôm nay khi đứng tại nơi này cũng chỉ là cảnh còn người mất, chỉ còn một vẻ hoang vắng, lạnh lẽo, nghĩ mà không khỏi xót xa, ngậm ngùi và thương tiếc không thôi. Như vậy, thông qua cách mà tác giả nhìn nhận về con sông không chỉ mang vẻ đẹp sơn thủy hữu tình, mà còn nằm ở cả dáng vẻ buồn bã, hiu quạnh, đã phần nào gợi nhắc độc giả về những chiến công lừng lẫy của ông cha ta ngày xưa ngay trên chính con sông Bạch Đằng. Đó là trận chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, trận chiến chống quân Tống trên sông Bạch Đằng năm 981 do Lê Đại Hành chỉ huy, và trận chiến trên sông năm 1288 chống quân Mông Nguyên do Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy. Từ đó khơi gợi niềm tự hào dân tộc vì những chiến công lừng lẫy của cha ông, tấm lòng yêu nước sâu sắc, cùng với tinh thần chống giặc ngoại xâm bất khuất trong trái tim của mỗi người dân Đại Việt.
Chung mạch cảm xúc ấy, Trương Hán Siêu đã thoát khỏi nhân vật “khách” và chuyển qua hình tượng nhân vật “các bô lão” để tái hiện lại một cách sinh động cái không khí hào hùng vẻ vang của dân tộc trong những trận chiến lịch sử. Bằng giọng văn cường điệu, chất văn trung đại đậm tính ước lệ, tác giả đã khắc họa rõ những khoảnh khắc oai hùng, cùng truyền thống yêu nước bất khuất, kiên cường thông qua lời thuật lại của các bô lão.
“Đây là chiến địa buổi trùng hưng nhị thánh bắt Ô Mã,
Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao.”
Đương khi ấy:
Thuyền tàu muôn đội, tinh kì phấp phới.
Hùng hổ sáu quân,giáo gươm sáng chói.
Trận đánh được thua chửa phân,
Chiến luỹ bắc nam chống đối.
Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,
Bầu trời đất chừ sắp đổi.
Kìa:
Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối.
Những tưởng gieo roi một lần,
Quét sạch Nam bang bốn cõi.
Thế nhưng:Trời cũng chiều người,
Hung đồ hết lối
Trận Xích Bích, quân Tào Tháo tan tác tro bay,
Trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.
Đến nay sông nước tuy chảy hoài,
Mà nhục quân thù khôn rửa nổi.”
Lũ giặc ngang tàn “Thuyền tàu muôn đội, tinh kỳ phấp phới”, nào “Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói”, đem so sánh với quân ta thế đơn lực bạc, “Những tưởng gieo roi một lần/Quét sạch Nam bang bốn cõi”. Thế nhưng “Trời cũng chiều lòng người”, những kẻ gieo tai vạ, hung hăng bạo ngược thì ắt phải chịu kết cục tiêu vong, dù có là “Tất Liệt thế cường” hay “Lưu Cung chước đối” thì cái mối nhục tựa như trận Xích Bích hay trận Hợp Phì này cũng sẵn ngàn năm chẳng rửa nổi, có chăng nước sông chảy hoài và còn ghi mãi sự oanh liệt, hùng dũng của quân dân Đại Việt ta mà thôi. Cái cách là Trương Hán Siêu lấy những trận đánh chấn động lịch sử của Trung Quốc cổ đại đem ví như trận đánh của Đạị Việt ta trên sông Bạch Đằng, lại là một dụng ý rất khéo léo của tác giả để thể hiện lòng tự hào và tinh thần tự tôn dân tộc sâu sắc. Chẳng phải cường quốc phương Bắc vẫn tự xưng là bậc đế vương, đời đời khinh nhờn coi Đại Việt nhỏ bé là phường chư hầu, bắt tiến cống sản vật, rồi lại tùy thời xâm chiếm hay sao. Thế nhưng lịch sử đã chứng minh rằng cả ngàn năm nay đã có lúc nào dân tộc Đại Việt chịu nhục nhã, từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, đến thời Ngô Quyền, thời Đinh, thời Lý, có biết bao lần quân giặc cũng mang hàng vạn đại quân sang ý định giày xéo nước ta, rồi cũng lại phải bỏ chạy về nước trong nhục nhã, đến mảnh giáp cũng không còn? Nhắc lại lịch sử hào hùng một thời của dân tộc, nhắc đến những “trùng hưng nhị thánh”, nhắc đến “Ngô chúa” chính là để khơi dậy lòng tự hào dân tộc, ngợi ca các bậc anh hùng kỳ tài, những bậc đế vương với biệt tài quy tụ lòng dân, tập hợp tinh thần yêu nước của cả một dân tộc làm thành sức mạnh vĩ đại sẵn sàng đương đầu với mọi sự tiến công mạnh mẽ của giặc ngoại xâm. Bộc lộ niềm tự hào, ngưỡng mộ, ngợi ca tráng chí ngút ngàn, sự dũng mãnh của quân dân Đại Việt ta xứng danh với cái tên gọi hào khí Đông A mà Phạm Ngũ Lão trong Thuật hoài đã từng nhắc đến. Từ đó thể hiện sự trân trọng, mến yêu và biết ơn sâu sắc đến những vị anh hùng đi trước, đến những con người đã ra đi đổ máu xương vì một đất nước hòa bình yên ấm như ngày hôm nay.
Có lẽ rằng lịch sử của dân tộc đã từng oanh liệt, ngút ngàn tựa như một bài trường ca dựng nước và giữ nước dài lâu mà đến ngày hôm nay, khi đứng trước sông Bạch Đằng cả “khách” và bô lão chỉ thấy những dấu tích bi thương của lịch sử, lạnh lẽo, đìu hiu, thì không khỏi thương tiếc và xúc động. Nỗi xúc động ấy không phải là nỗi đau bi lụy, mà nó lại là cái buồn thương, tiếc nuối của tấm lòng trân trọng, ngợi ca mà người đời sau dành cho người đời trước, thế mới có câu “Đứng bên sông chừ hổ mặt/Nhớ người xưa chừ lệ chan”.
Sở dĩ cả “khách” và “các bô lão” có tâm trạng ấy, cũng bởi trong lòng đã có những dự báo không tốt về vận khí của nhà Trần, khi sau 50 năm chiến thắng quân Mông Nguyên lần 3 thì nhà Trần bắt đầu có dấu hiệu suy thoái, các vị tướng kiệt xuất cũng đã mất, đất nước không người chống đỡ. Mà như Nguyễn Trãi đã viết rằng “Càn khôn bĩ rồi lại thái/Nhật nguyệt hối rồi lại minh”, nếu ngày đó đến thật thì cũng coi như khí số nhà Trần đã đến hồi tận. Những nỗi ưu tư, phiền muộn vì vận nước nay đã không bằng được như xưa, đã đem đến cho tác giả một niềm mong ước mãnh liệt, thể hiện tấm lòng trung quân ái quốc, một lòng vì mong cho nhân dân được ấm no, đất nước được vững bền ấy rằng mai đây sẽ có “vị thánh nhân ” nào đó nối bước người xưa, lần nữa vực dậy non sông Đại Việt, đưa nước ta trở về những ngày huy hàng rạng rỡ, chứ chẳng phải cảnh đìu hiu, lạnh lẽo bên bến sông, khiến người đời nhìn mà cảm khái không thôi.
Phú sông Bạch Đằng không hổ danh là tác phẩm được đánh giá là đỉnh cao của thể loại phú trung cũng như là áng thiên cổ hùng văn trong lịch sử văn học dân tộc. Một phần vừa ca ngợi cảnh sắc non sông, nhưng phần lớn chính là gợi nhắc lại lịch sử vẻ vang của dân tộc thể hiện tấm lòng yêu nước sâu sắc và lòng ngợi ca, tự hào trước những chiến công oanh liệt của dân tộc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm ngàn năm nay. Đồng thời thức tỉnh người đọc về những giá trị quý báu trong dòng chảy lịch sử dân tộc, và vai trò quan trọng, thiết yếu của con người góp phần viết nên những trang sử hào hùng, dựng xây nên một non sông Đại Việt tươi đẹp như ngày hôm nay.
Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:
Thuyết minh danh lam thắng cảnh
Thuyết minh về tác giả văn học
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 10 | Giải bài tập Hóa học 10 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Hóa học 10
- Giải sbt Hóa học 10
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 10
- Giải sgk Vật Lí 10 | Giải bài tập Vật lí 10 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Vật Lí 10
- Giải sgk Lịch sử 10 | Giải bài tập Lịch sử 10 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)