Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích (10 mẫu)

Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích lớp 10 gồm dàn ý và 5 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 10 hay hơn.

1 3,004 24/05/2022
Tải về


Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích - Ngữ văn 10

Dàn ý số 1

I. MỞ BÀI

- Giới thiệu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh: Bài thơ đã diễn tả một cách tinh tế, sâu sắc những cảm nhận tế vi của mình trong thời khắc giao mùa khi thu sang.

II. THÂN BÀI

- Mùa thu của Hữu Thỉnh khoác lên mình một chiếc áo mới, trong không gian quen thuộc của làng quê Bắc Bộ.

- Khổ đầu, Hữu Thỉnh đã đưa con tàu không gian của mình ngao du trong không gian tinh tế của làng quê lúc sang thu.

- Khổ thứ hai là sự cảm nhận tinh tế của thiên nhiên mùa thu trong không gian đất trời....

- Khổ cuối là những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà thơ về cuộc đời mỗi con người.

- Bài thơ có thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp linh hoạt, giọng điệu tự nhiên, nhẹ nhàng, ngôn ngữ hình ảnh trong sáng, tinh tế giàu sức gợi, sức biểu cảm...

- Hữu Thỉnh đã gửi đến người đọc một bức tranh thiên nhiên lúc sang thu thật sự đẹp, thật duyên, thật tinh tế của một tâm hồn yêu thiên nhiên, quê hương tha thiết.

III. KẾT BÀI

- Sang Thu của Hữu Thỉnh đã góp một tiếng nói riêng, đằm thắm vào một góc sang thu.

Dàn ý số 2

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

II. Thân bài

1. Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước và con người

- Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong tưởng tượng của tác giả (lưu ý, tác giả viết bài thơ 11/1980 - lúc này đang là mùa đông)

+ Hình ảnh vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế được khắc họa qua: hoa tím, sông xanh, bầu trời cao rộng

+ Âm thanh tiếng chim chiền chiện báo xuân về như kết tinh thành “từng giọt long lanh”

+ Vẻ đẹp của mùa xuân thể hiện qua góc nhìn của tác giả cũng như tấm lòng trân trọng của tác giả trước thiên nhiên, cuộc đời

+ Lời trò chuyện thân mật cùng tự nhiên và sự trân trọng sự sống được thể hiện qua hành động “đưa tay hứng” của tác giả

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

+ Giọt long lanh được hiểu theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, từ chỗ âm thanh được cảm nhận bằng thính giác chuyển sang cảm nhận bằng thị giác và xúc giác “đưa tay hứng”

=> Tác giả say đắm trong mùa xuân của thiên nhiên đất trời với tâm thế đón nhận trân trọng

2. Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của đất nước

- Sáng tạo của tác giả thể hiện qua việc dùng từ “lộc” và hình ảnh “người cầm súng”, “người ra đồng”

+ Hình ảnh lộc xuân trên “nương mạ” là hình ảnh đẹp về cuộc sống lao động kiến thiết đất nước của lực lượng sản xuất

+ Hình ảnh người cầm súng trên đường ra trận mang trên vai cành lá ngụy trang, và niềm tin vào ngày mai hòa bình

+ Tác giả sử dụng hai từ láy “hối hả” và “xôn xao” để chỉ nhịp sống lao động khẩn trương vội vã nhưng nhộn nhịp, vui vẻ kết hợp hài hòa với nhau.

- Nhà thơ tin tưởng và tự hào vào tương lai tươi sáng của đất nước cho dù trước mắt trải qua nhiều khó khăn, gian khổ

+ Đất nước được so sánh với những hình ảnh đẹp đẽ, kì vĩ khẳng định sự trường tồn bền vững của đất nước

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

+ Tác giả không quên nhắc nhở mọi người nhớ về những tháng ngày gian khổ trong chiến đấu, cách mạng

+ Phụ từ “cứ” kết hợp với động từ “đi lên” thể hiện quyết tâm cao độ, hiên ngang tiến lên phía trước dù khó khăn gian khổ

=> Sự lạc quan tin tưởng của nhà thơ ca ngợi sức sống, sự vươn lên mạnh mẽ của đất nước, dân tộc

3. Ước nguyện chân thành, giản dị được cống hiến của tác giả

- Tác giả thể hiện tâm nguyện tha thiết muốn cống hiến qua những hình ảnh đẹp, thuần phác:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

+ Điệp từ “ta” để khẳng định đó là tâm niệm chân thành của nhà thơ, cũng là khát vọng cống hiến cho đời chung của nhiều người.

+ Các từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ” là cách nói khiêm tốn, chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi hướng tới việc góp vào lợi ích chung của dân tộc.

- Mùa xuân nho nhỏ là một ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ khi thể hiện thiết tha, cảm động khát vọng được cống hiến và sống ý nghĩa.

+ Điệp từ “dù là” khiến âm điệu câu thơ trở nên thiết tha, lắng đọng

+ Dù đang nằm trên giường bệnh nhưng tác giả vẫn tha thiết với cuộc đời, mong muốn sống đẹp và hữu ích, tận hiến cho cuộc đời chung.

=> Với niềm yêu đời tha thiết, tác giả vượt lên trên hoàn cảnh về bệnh tật mong muốn da diết được sống có ích bằng tất cả sức trẻ của mình.

4. Ngợi ca quê hương đất nước qua điệu hát dân ca Huế

- Cả bài thơ giống như làn điệu dân ca Huế mượt mà, trữ tình và sâu lắng

+ Bài thơ khép lại với điệu Nam ai, Nam bình của xứ Huế để ca ngợi vẻ đẹp và nỗi niềm của người con xứ Huế

+ Khúc ca còn ngân vang mãi từ tâm hồn của người lạc quan, yêu đời, khát khao sống có ích

III. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề

Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích (mẫu 1)

Mỗi tác phẩm đều để lại những dòng chảy qua tâm hồn ta, bồi đắp cho ta những tình cảm cao quý, thiêng liêng của tâm hồn con người, để từ đó hướng ta đến thế giới của chân thiện mĩ. Và trong cái tháp ngà văn chương ấy, trong cái mùa thu là thơ của đất trời, thơ là thu của hồn người tôi vẫn bị ám ảnh bởi những vần thơ của Hữu Thỉnh trong bài Sang Thu. Bài thơ đã diễn tả một cách tinh tế, sâu sắc những cảm nhận tế vi của mình trong thời khắc giao mùa khi thu sang.

Mở đầu bài thơ, Hữu Thỉnh đã đưa con tàu không gian của mình ngao du trong không gian tinh tế của làng quê lúc sang thu. Một hồn thơ tinh tế được bộc bạch, góp phần làm tăng thêm tình yêu thiên nhiên, quê hương:

      Bỗng nhận ra hương ổi

 Phả vào trong gió se

             Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.

Vẫn là mùa thu ấy, mùa thu đã làm say đắm suối rượu nguồn tình của bao thi nhân, từ Tam thu bất biến của cụ Tam Nguyên Yên Đổ, hay Thu Hứng của Đỗ Phủ đến Đây mùa thu tới của Xuân Diệu, là một lần người đọc được khám phá những đắc sắc và hương vị riêng của mùa thu. Đối với Hữu Thỉnh, mùa thu lại khoác lên mình một chiếc áo mới, trong không gian quen thuộc của làng quê Bắc Bộ, nhà thơ bỗng tinh tế nhận ra mùi hương ổi chín. Đó là mùi vị ngọt ngào, nồng nàn thanh mát của quê hương, của những tâm hồn đã chắt chiu vun trồng nên hương ổi. Đó là hương vị quen thuộc, bình dị gợi nhắc đến màu thu quê hương. Không phải là lá ngô đồng như trong thơ cảu Bích Khuê, cũng không phải là hương cốm trong bài Đất Nước của Nguyễn Đình Thi, bằng cảm nhận và tình yêu quê tha thiết, hương ổi đã phả vào tâm hồn nhà thơ, đánh thức những cảm nhận riêng để ngỡ ngàng nhận ra mùa thu đã đặt chân xuống trần gian tuyệt diệu. Nhưng hương ổi mạnh mẽ, ngọt ngào phả vào trong gió se, càng làm quyện đọng vị ngọt và sánh mịn của hương ổi.

Hữu Thỉnh lại tiếp tục gây ấn tượng với người đọc bởi những chất liệu để làm nên trang hoa, tờ hoa của Sang Thu. Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của nữ hoàng nghệ thuật để làm quen với độc giả và nhà thơ đã sáng tạo tài tình được ngôn ngữ giàu sức gợi qua từ “chùng chình”. Từ đã diễn tả vẻ đẹp mộng mơ, duyên dáng và yêu kiều như nàng thiếu nữ đang e ấp duyên dáng bao quanh xóm làng. Cảnh vật không gian làng quê chìm ngập trong màn sương khói mờ ảo, giăng mắc như làm thiên nhiên thêm huyền ảo, lung linh hơn. Một bức tranh thủy mặc như được tạc dựng. Và trước hương ổi trong gió se, trước đám mây chùng chình kia, thi nhân của chúng ta ngỡ ngàng Hình như thu đã về. Từ hình như diễn tả tâm trạng bâng khuâng, man mác của nhà thơ, cũng như vẻ ngờ ngợ không dám tin rằng thu đã về rồi. Đó là sự luyến tiếc của tâm hồn thi nhân, vừa ngỡ ngàng với thu sang, vừa luyến tiếc khi hạ đã rời đi. Quả là một tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết.

Sang đến khổ thơ tiếp theo, là sự cảm nhận tinh tế của thiên nhiên mùa thu trong không gian đất trời. Sự tinh tế và tấm lòng khát khao giao cảm, muốn nắm bắt sự thay đổi của vạn vật đã được bộc lộ rõ:

          Sông được lúc dềnh dàng

 Chim bắt đầu vội vã

  Có đám mây mùa hạ

      Vắt nửa mình sang thu.

Sự tinh tế của tác giả tiếp tục được khơi nguồn bằng những cảm hứng rất riêng về thiên nhiên đất trời khi thu sang. Dòng sông mùa thu không còn vẻ vội vàng, gấp gáp và chảy xiết như trong những ngày hạ, sông êm đềm, tĩnh lặng, yên ả uốn mình hiền hòa sau lũy tre xanh xanh của làng quê. Những cánh chim bắt đầu, cho thấy sự quan sát rất tinh của Hữu Thỉnh khi nhận ra sự chuyển dời của đàn chim tìm nơi trú ẩn cũng là dấu hiệu nhắc thu sang. Và đám mây kia chính là điểm nhấn cho nền trời, cho bức tranh thiên nhiên quyến rũ, xinh tươi ấy. Đám mây vắt nửa mình, dường như cũng đang chứa đựng sụ lưu luyến, bịn rịn. Đám mây giống như cây cầu nối liền giữa mùa hạ và mùa thu để ngân rung mãi lên một nhịp riêng của đất trời, nhịp giao thời, nhịp chuyển mùa. Thu sang trong bao nhiêu của thi ca muôn thuở, nay trở về trong những câu thơ của Hữu Thỉnh sao vẫn đắm đuối, si mê lòng người như thế. Vậy là mùa thu trong không gian làng quê được cảm nhận mới tinh tế và nên thơ làm sao. Chỉ có thể yêu thiên nhiên lắm, Hữu Thỉnh mới vẽ nên một bức tranh thật đẹp, thật duyên đến vậy.

Nhưng những cảm nhận tinh tế, những ngôn ngữ giàu sức gọi chưa phải là yếu tố đủ để Hữu Thỉnh làm nên giá trị cho bài thơ của mình, bởi giá trị của một tác phẩm trước hết ở giá trị tư tưởng của nó, và một lần nữa những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà thơ về cuộc đời mỗi con người lại khẳng định tài năng và tấm lòng của nhà thơ:

          Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

  Sấm cũng bớt bất ngờ

        Trên hàng cây đứng tuổi.

Với những tháng năm kinh nghiệm cuộc đời, những chiêm nghiệm sâu sắc về nhân sinh Hữu thỉnh đã gửi đến chúng ta những thông điệp thật ý nghĩa. Hình ảnh nắng, mưa, sấm là biểu tượng cho những sóng gió, thăng trầm của cuộc đời mà con người đã trải qua. Khi đã đi qua bao nhiêu nắng mưa, bao nhiêu giông tố, con người dường như cũng trở nên điềm đạm, bình tĩnh hơn trước những thử thách, chông gai của cuộc đời. Con người khi trưởng thành “hàng cây đứng tuổi” sẽ không còn những bồng bột, sôi nổi và sự liều lĩnh của tuổi trẻ mà sẽ lắng mình xuống để suy ngẫm và chiêm nghiệm, cũng sẽ không để những sóng gió cuộc đời quật ngã mỗi bước đi. Phải chăng đó cũng chính là thông điệp sâu sắc mà Hữu Thỉnh gửi gắm.

Thế là một lần nữa, quê hương và thiên nhiên thu sang tươi đẹp lại được khoác lên mình tấm áo mới qua cách sáng tạo của Hữu Thỉnh. Với thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp linh hoạt, giọng điệu tự nhiên, nhẹ nhàng, ngôn ngữ hình ảnh trong sáng, tinh tế giàu sức gợi, sức biểu cảm, Hữu Thỉnh đã gửi đến người đọc một bức tranh thiên nhiên lúc sang thu thật sự đẹp, thật duyên, thật tinh tế của một tâm hồn yêu thiên nhiên, quê hương tha thiết. Sang Thu của Hữu Thỉnh đã góp vào bản hoà ca mùa thu của quê hương, đất nước một tiếng nói riêng, đầy thi vị, ám ảnh, xúc động.

Mỗi mùa lại có những hương sắc riêng và mỗi bài thơ, mỗi tài năng văn học đã góp phần làm nên điều ấy. Sang Thu của Hữu Thỉnh đã góp một tiếng nói riêng, đằm thắm vào một góc sang thu.

Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích (5 mẫu) (ảnh 1)

Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích (mẫu 2)

             Em không nghe rừng thu

   Lá thu kêu xào xạc

         Con nai vàng ngơ ngác

       Đạp trên lá vàng khô?

Dường như mùa thu luôn là nguồn thi hứng để các nhà thơ viết nên từng vần thơ đẹp đẽ. Từ những chiếc lá vàng, đến những ngọn gió mát lành và ánh nắng ấm áp, mùa thu hiện lên trong khung cảnh dịu êm và lãng mạn. Trong đó, có một bài thơ mà tôi vô cùng ấn tượng, một bài thơ đã tái hiện đầy tinh tế khung cảnh đất trời lúc sang thu vô cùng gần gũi, giản dị, đó là bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh.

      Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Các nhà thơ thường miêu tả mùa thu với lá vàng rụng ngoài sân, sắc vàng dịu êm mà cũng buồn sầu. Riêng với Sang thu, tác giả cảm nhận mùa thu rất riêng, rất mới, bằng sự rung động tinh tế. Hương ổi thoang thoảng trong gió, nhà thơ đã thật nhạy cảm, khéo léo để có thể nhận ra được mùi hương rất đỗi nhẹ nhàng như vậy. Cụm từ bỗng nhận ra đã diễn tả trạng thái ngỡ ngàng của tác giả khi phát hiện mùa thu đã chạm ngõ chỉ với hương ổi, mùi hương đồng nội thân quen, gợi nên những cảm xúc khó tả. Mùi hương ổi ấy đã phả vào trong gió se đầu mùa thu dịu nhẹ, se sắt. Động từ phả đã diễn tả sự quyện chặt vào, sự gắn kết giữa hương ổi và làn gió đầu mùa. Chỉ qua hai câu thơ đầu, Hữu Thỉnh đã mang đến cho người đọc một cảm nhận mới về mùa thu, về sự chuyển mùa tinh tế nhất, về nhưng điều bình dị ở xung quanh chúng ta.

                Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Sương thu đã được nhân hóa; hai chữ “chùng chình" diễn tả bước đi chầm chậm của mùa thu, khiến ta cảm nhận được khung cảnh sương bao trùm đầu ngõ. Sương thu đến không vội vàng, mà lại mơ hồ và châm rãi. Tác giả phải thốt lên hình như, là chưa chắc chắn, là phỏng đoán, nhưng thật ra trong thâm tâm nhà thơ, dường như ông biết rằng mùa thu đã đến rồi.

Từ cảm nhận của các giác quan, cảm xúc của tác giả về mùa thu dần hòa vào cảnh vật chung quanh:

           Sông được lúc dềnh dàng

 Chim bắt đầu vội vã

 Có đám mây mùa hạ

    Vắt nửa mình sang thu.

Nước mùa thu dâng lên theo mùa, sự dâng lên ấy có gì đó gợn sóng, uyển chuyển. Những cánh chim trời cũng vội vã bay. Đất trời khi giao mùa dường như gấp gáp hơn, chuyển động hơn. Mùa thu lúc này hiện ra trong cảm nhận của nhà thơ mang hình thái rõ ràng, bởi nhà thơ đã nhận ra rằng mùa thu về. Đám mây mùa hạ được tác giả miêu tả vô cùng độc đáo, diễn tả quá trình chuyển mình của nhà thơ một cách nhẹ nhàng. Nhà thơ Hữu Thỉnh từng tâm sự: “Khi tôi viết bài thơ này tôi đã liên tưởng đến những đám mây mùa Hạ. Đó là những đám mây tràn trọn vẹn vào mùa Thu. Thế nhưng có gì ngăn cảm xúc của tôi lại theo chiều hướng đấy... Mây mùa Hạ thường chứa nhiều màu sắc, thậm chí đầy giông bão tựa hồ những ước mơ khao khát của tuổi trẻ. Những ước mơ khao khát ấy thường lấy đi rất nhiều sức lực của tuổi trẻ. Tuy nhiên giữa mơ và thực là hai thế giới luôn đối lập nhau và chẳng phải ước mơ nào cũng trở thành hiện thực.”

Đến với khổ thơ cuối, nhà thơ đã chiêm nghiệm mùa thu bằng cái nhìn của một đời người:

         Vẫn còn bao nhiêu nắng

  Đã vơi dần cơn mưa

    Sấm cũng bớt bất ngờ

      Trên hàng cây đứng tuổi

Nắng, mưa và sấm là những hiện tượng tự nhiên, thế nhưng ở đây nhà thơ không chỉ miêu tả cảnh thu, mà còn thể hiện cái nhìn về cuộc đời và con người. Tác giả đã mượn hình ảnh hàng cây đứng tuổi để nói lớp người từng trải, đã đi qua những gian khổ khó khăn, cũng như mùa thu vậy; mùa thu cũng là mùa của độ tuổi xế chiều. Có lẽ khi con người ta trải qua tuổi bồng bột, đến một lúc nào đó cần bình thản nhìn lại và nhẹ nhàng cảm nhận chúng. Khi mà người ta đã đi qua những ngày tháng gian khổ, dường như cuộc đời cũng chẳng thể đánh gục họ được nữa, nó khiến con người tĩnh lặng hơn, sâu sắc và nhiều tâm sự hơn.

Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh là một bài thơ gần gũi, quen thuộc. Nó không chỉ miêu tả cảnh đất trời lúc sang thu, mà với em, bài thơ còn là tâm sự của một người từng trải, một người đã đi qua những ngày tháng khó khăn. Qua bài thơ này, em không chỉ cảm nhận được thiên nhiên lúc giao mùa, mà còn học được bài học về cuộc đời, về con người.

Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích (mẫu 3)

Trong cảm nhận của mỗi nhà thơ, mùa thu lại mang vẻ đẹp riêng. Ta biết tới mùa thu thanh tao của Nguyễn Khuyến qua chùm thơ thu, Tiếng thu êm ái của Lưu Trọng Lư. Ta còn bắt gặp cái nhìn tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh ghi lại phút giao mùa của đất trời “Sang thu” cùng những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời, con người.

Với giác quan nhạy bén, nhà thơ phát hiện dấu hiệu đầu tiên của mùa thu qua hương ổi thơm dịu ngọt, thoang thoảng trong làn gió nhẹ.

     Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Nhà thơ từng gắn bó với vùng đồng bằng Bắc Bộ mới có thể tái hiện nét đặc trưng của thiên nhiên nơi đây một cách bình dị đến thế. Bài thơ phá bỏ những thi liệu khuôn mẫu về mùa thu như sắc vàng của lá, đóa hoa cúc,... Mấy khi ta để tâm tới hương ổi quen thuộc để rồi khi nhận ra ta không khỏi bất ngờ, ngỡ ngàng khi thưởng thức hương thơm phảng phất khắp không gian thoáng đãng. Động từ phả tạo ấn tượng mạnh mẽ, dường như hương sắc muốn quyện hòa với cơn gió dìu dặt, se lạnh ấy?

Trong buổi sớm khoáng đạt, nhà thơ còn hình dung tới bước chân e thẹn, rón rén của màn sương:

Sương chùng chình qua ngõ

Từ láy chùng chình thổi hồn vào màn sương mỏng manh, với bước đi ngập ngừng thật duyên dáng, làn sương như làm duyên khi bén gót tới từng con đường. Có lẽ nó cũng ngây ngất giữa tiết trời chớm lạnh hòa cùng hương ổi thanh thanh nên chưa muốn dời. Chứng kiến vạn vật lúc giao mùa, nhà thơ buông câu hỏi vu vơ:

Hình như thu đã về

Hỏi để khẳng định thu đang đến, nhà thơ chắc hẳn còn bâng khuâng trước những chuyển biến của đất trời. Tầm nhìn mở rộng hơn, giúp tác giả lưu lại nét độc đáo của sự sống.

         Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

    Vắt nửa mình sang thu

Những cụm từ bắt đầu, được lúc lột tả một cách chính xác sự đổi thay của dòng sông và cánh chim lúc giao mùa. Dưới mặt đất, dòng chảy của con sông mới dềnh dàng lưu tốc chậm hơn không cuồn cuộn những con nước như lúc hè về. Trên bầu trời, từng đàn chim sải cánh bay đều đều chưa thực vội vã âu lo tìm về phương nam tránh rét. Cuộc sống được hòa nhịp thật hài hòa. Trên nền bức tranh ấy, tác giả chú ý tới đám mây lơ lửng trên không trung. Với cách liên tưởng táo bạo, nhà thơ hình dung đó là đám mây mùa hạ chỉ vắt nửa mình sang bầu trời mùa thu, đám mây cũng giống như một người thiếu nữ còn đang lưỡng lự, vấn vương mùa hè rực rỡ, náo nhiệt nên chưa thực sự thuộc về mùa thu. Phát hiện của nhà thơ làm không gian càng trở nên sinh động hơn.

Trong khoảnh khắc giao mùa, thời tiết cũng có đổi thay rõ rệt:

       Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

  Sấm cũng bớt bất ngờ

      Trên hàng cây đứng tuổi

Dư âm của nàng hạ vẫn còn vương lại nhưng nắng, mưa, sấm không còn dữ dội, gay gắt như trước nữa. Những trạng từ vơi dần, bớt gợi tả những chuyển biến tinh vi ấy. Không chỉ khắc họa khung cảnh thiên nhiên sang thu mà ý thơ ở hai câu kết còn nâng lên tầm chiêm nghiệm về con người trong cuộc đời. Âm thanh tiếng sấm ẩn dụ những khó khăn, thử thách của mỗi người phải trải qua trong suốt hành trình cuộc sống. Hàng cây đứng tuổi chỉ những con người tuổi đã “sang thu”, từng trải và dạn dày kinh nghiệm, họ không còn hoảng sợ, hãi hùng trước mọi thách thức. Câu thơ vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa biểu tượng mở ra những cách cảm thú vị nơi bạn đọc.

Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh không chỉ đọng lại trong lòng độc giả những phát hiện mới mẻ về khoảnh khắc giao thời từ hạ sang thu mà còn bởi triết lý sâu sắc về cuộc đời.

Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích (mẫu 4)

Mùa thu hiện lên trong hương cốm mới, trong cái nắng vàng ươm ướp đất trời, trong hương bưởi nồng nàn say đắm. Mùa thu của Hữu Thỉnh cũng đẹp như thế, để lại nhiều ấn tượng và dư ba trong lòng người đọc. Bài thơ Sang thu chính là sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về một trong những mùa đẹp nhất trong năm.

Bài thơ được tác giả sáng tác năm 1977, khi ông tham gia trại viết văn quân đội. Mùa thu vốn là đề tài không mới trong thi ca và nối tiếp vào mạch thi cảm đó, Hữu Thỉnh đưa ta đến một mùa thu đẹp tuyệt nhưng lại trong một khoảnh khắc rất đặc biệt khi trời vừa chớm sang thu. Khoảnh khắc ấy phải là một tâm hồn đầy tinh tế, nhạy cảm mới có thể nhận ra được. Mở đầu bài thơ, tác giả đem tới không khí của mùa thu qua những cảm nhận đầu tiên về hương vị đất trời:

      Bỗng nhận ra hương ổi

  Phả vào trong gió se

              Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Tác giả nhận ra mùa thu qua hương thơm rất đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ. Hương ổi nồng nàn phả vào không gian – động từ ấy khiến hương thơm như quyện thành luồng rất đậm đặc. Từ bỗng đặt ở đầu câu thơ làm nổi bật sự bất ngờ của tác giả khi nhận ra hương vị đầu tiên của mùa thu đất trời. Làn gió heo may mang theo hương ổi, đưa hương thơm ấy đi khắp mọi nơi khiến tâm hồn tác giả ngây ngất. Trong hương thơm đó, sương hiện lên qua từ láy gợi hình chùng chình khiến làn sương như trở thành một người còn đang lưỡng lự, chậm chạp len lỏi khắp mọi con ngõ. Sương giăng mắc trên những ngọn cây, sương lan ra trong từng con hẻm, tất cả hòa vào nhau tạo nên bức tranh phong cảnh làng quê Bắc Bộ vào thu trong một buổi chiều làm hiện lên vẻ đẹp thơ mộng đầy lãng mạn.

Trong buổi chiều đó, tác giả như cảm nhận mùa thu đã thật sự lan tỏa khắp đất trời:

          Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

   Vắt nửa mình sang thu

Dòng sông ăm ắp nước bắt đầu dềnh dàng, những cánh chim bắt đầu vội vã tìm nơi cư trú trước khi mùa đông lạnh giá bắt đầu. Các từ được lúc, bắt đầu khiến các sự vật trở nên như một con người, bắt đầu một cuộc hành trình mới. Thu sang như mở ra một ô cửa đến với một thế giới mới, một sắc màu mới. Hình ảnh đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu là hình ảnh đầy độc đáo và giàu giá trị biểu cảm. Trên bầu trời cao xanh của mùa thu hình như còn sót lại những đám mây của mùa hạ. Động từ vắt khiến hình ảnh đám mây trở nên thật uyển chuyển, mềm mại như đang chấp chới nửa muốn nửa không sang. Không muốn vì nuối tiếc của hạ, nhưng lại muốn sang để trải nghiệm một không khí mới. Đó phải chăng cũng chính là tâm hồn tác giả đang đứng giữa ranh giới của thu và hè để hòa vào khoảnh khắc giao mùa của đất trời hay chăng? Hai khổ thơ đầu tiên tác giả sử dụng các từ láy có mật độ rất cao, thể hiện được những cảm xúc tinh tế của tác giả về thời khắc thu sang.

Nếu như hai khổ trên tác giả tập trung miêu tả mùa thu của đất trời thì đến khổ cuối lại quay về khắc họa mùa thu của lòng người qua các câu thơ đầy tính triết lí:

         Vẫn còn bao nhiêu nắng

  Đã vơi dần cơn mưa

    Sấm cũng bớt bất ngờ

      Trên hàng cây đứng tuổi

Mùa hạ đã qua đi, những gì của mùa hạ đều đang giảm dần đi. Nắng vẫn vàng ươm nhưng mưa đã vơi bớt và những cơn sấm cũng bớt bất ngờ để không làm kinh động đến hàng cây đứng tuổi. Thế nhưng chính hình ảnh hàng cây đứng tuổi lại gợi cho ta nhiều suy ngẫm. Phải chăng, nó là hình ảnh của con người khi đã trưởng thành, đã đi đến cái dốc bên kia của đời người còn sấm là hình ảnh tượng trưng để chỉ những vang động, va đập của cuộc sống? Từ đó nhà thơ mang đến cho ta suy ngẫm sâu sắc: Khi con người ta đã đủ trưởng thành, đủ kinh nghiệm thì những vang động và thử thách của cuộc sống sẽ không còn khiến họ thấy nản lòng mà ngược lại lại luôn giữ một thái độ bình tĩnh đến không ngờ.

Bài thơ mang lại cho ta cảm nhận về khoảnh khắc sang thu đầy ấn tượng mà chỉ có một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm mới có thể cảm nhận được, không những thế, nhà thơ còn đem đến cho ta triết lí sâu sắc về mùa thu của đời người, của con người. Chính vì vậy mà Sang thu cho đến nay vẫn là một trong những bài thơ thu hay nhất trong nền văn học Việt Nam.

Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích (mẫu 5)

   Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là một bài thơ trong trẻo, thiết tha. Nó là phần tinh tuý nhất của một con người luôn khát khao cống hiến, khát khao sống có ý nghĩa. Nó là tiếng lòng của nhà thơ và cũng là của tất cả những ai ham mê cái cuộc sống trần gian rất đẹp đẽ này.

   Mùa xuân nho nhỏ ra đời khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh. Chắc hẳn, vào những ngày cuối cùng ấy, sau những chiêm nghiệm về cuộc sống với tất cả tình yêu, Thanh Hải muốn tiếp tục cất lên tiếng hót của "con chim chiền chiện" để góp nên một "mùa xuân nho nhỏ" cho cuộc đời, cho con người và cho đất nước yêu thương.

   Với thể thơ 5 chữ, với cách ngắt nhịp nhanh, gọn mà vẫn có độ dư ba, bài thơ đã dâng lên trong lòng tôi cảm giác rộn ràng, náo nức. Những gam màu trong trẻo, những hình ảnh đẹp, tươi sáng và đầy sức sống trong mỗi câu thơ cứ thấm dần vào trái tim tuổi trẻ của tôi.

   Mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước được nhà thơ cảm nhận trong sự căng đầy của nhựa sống, trong nhịp sống đang hối hả và trong sự tươi non mơn mởn của những hi vọng vào tương lai. Giữa màu xanh yên bình của dòng sông xuân, sắc tím biếc cuả bông hoa không hề lạc lõng, chông chênh. Nó bám chắc vào lòng sông như một sợi dây vô hình làm nên sức sống. Trên cái nền màu dịu êm của "sông xanh" và "hoa tím biếc", tiếng hót trong vắt của con chim chiền chiện vút cao, ngân vang đến bất tận đến trời xanh. Từng tiếng, từng tiếng chim trong veo hay tiếng nhịp thở của khí xuân hoà vào trời đất, vang vọng vào trong lòng người như những "giọt tâm hồn" sáng long lanh. Tiếng hót ấy khiến ta không thể dửng dưng mà khiến ta phải thốt lên tiếng gọi rủ về cái khát khao muốn nắm bắt, muốn "đưa tay hứng".

   Không tách mình khỏi khí xuân của thiên nhiên, đất nước trong công cuộc chuyển mình đi lên cũng rộn ràng, hối hả. Sức sống của đất nước không chung chung, trừu tượng mà nó biểu hiện ra ở "sức xuân" của mỗi con người. Mùa xuân trên lưng lính, lộc xuân trong tay người nông dân. Mỗi bước đi của người gieo thêm một chồi biếc, một mầm non. Và cứ thế, sức xuân của đất nước lại dâng lên như những lớp sóng xôn xao. Đất nước phấn chấn, hứng khởi trong một nhịp thở mới, hối hả khẩn trương. Niềm tin mới của dân tộc được chắp cánh từ truyền thống bốn nghìn năm dựng nước. Thế nên, dẫu biết có những vất vả và gian lao nhưng cả nước "vẫn đi lên phía trước" với một quyết tâm không mệt mỏi.

   Những câu thơ của Thanh Hải đầy ắp hình ảnh, màu sắc và âm thanh. Nó tạo nên một không khí sôi nổi, háo hức, phơi phới vui tươi. Nó là một bức tranh tươi sáng sắc màu, là một bản nhạc rộn ràng tiết tấu trong trẻo, ngân nga và gợi cảm. Điều đặc biệt là: bức tranh thiên nhiên, bức tranh đất nước đầy sức sống ấy đã được nhà thơ cảm nhận khi ông đang ở vào cái giây khắc sắp lìa đời. Trên giường bệnh, nhà thơ vẫn mở rộng hồn mình, lắng nghe và đón nhận tất cả những thanh âm xao động của cuộc sống ngoài kia. Ông vẫn lắng nghe từng bước đi rất khẽ của đời. Bốn bức tường của phòng bệnh không thể ngăn cách cuộc đời với nhà thơ, những cơn đau của bệnh tật không làm giảm ý chí, bầu nhiệt huyết và niềm tha thiết yêu đời trong trái tim của người nghệ sĩ. Cái nghị lực phi thường ấy đáng để ta phải nâng niu và trân trọng xiết bao.

   Bài thơ khép lại trọn vẹn trong tâm hồn và sự say sưa của người đọc bằng một ước nguyện thật chân thành và mãnh liệt biết bao. Nó thực là một khát khao đang bùng cháy: muốn được làm một nhành hoa như bông hoa tím biếc kia, muốn làm con chim hót vang trời những giọt long lanh như con chim chiền chiện. Cái khát khao không hề gợi một chút gì về hình ảnh khổ đau của một con người đang chết. Nó giống cái mãnh liệt và rạo rực của một sức thanh xuân đang tràn trề nhựa sống và khát khao cống hiến cho đời.

   Nhiều người đã từng đồng ý với tôi rằng: những người trẻ tuổi đọc Mùa xuân nho nhỏ có thể tìm ra lý tưởng sống cho mình, còn với những người đã dâng cả tuổi thanh xuân cho đất nước thì vẫn thấy mình còn có thể làm được nhiều hơn. Mùa xuân nho nhỏ quả đã không chỉ là niềm say mê của riêng tôi. Nó xứng đáng là một bài thơ hay trong tủ sách quý của muôn người.

Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích (mẫu 6)

Tố Hữu là người đại diện xuất sắc của thơ ca cách mạng Việt Nam và cũng là nhà thơ có phong cách riêng trong sáng tác. Tố Hữu có giọng thơ trữ tình đằm thắm, các sáng tác của ông luôn gắn liền với các chặng đường quan trọng của lịch sử dân tộc. Vì vậy, thơ Tố Hữu vừa đậm đà tính dân tộc nhưng không tách rời tính hiện đại.

Bài thơ Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là thành tựu xuất sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ ra đời nhân một sự kiện lịch sử: tháng 10 năm 1954, những người kháng chiến rời căn cứ miền núi trở về miền xuôi. Từ điểm xuất phát ấy, bài thơ ngược về quá khứ để tưởng nhớ một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, để nói lên nghĩa tình gắn bó thắm thiết với Việt Bắc, với Đảng và Bác Hồ, với đất nước và nhân dân - tất cả là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để dân tộc ta vững vàng bước tiếp trên con đường cách mạng. Nội dung ấy được thể hiện bằng hình thức đậm tính dân tộc. Bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu.

Hoàn cảnh sáng tác tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt, đầy xúc động bâng khuâng: Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. Đó là cuộc chia tay của những người từng sống gắn bó suốt mười lăm năm ấy, có biết bao kỉ niệm ân tình, từng sẻ chia mọi cay đắng ngọt bùi, nay cùng nhau gợi lại những hồi ức đẹp đẽ, khẳng định nghĩa tình thuỷ chung và hướng về tương lai tươi sáng. Chuyện ân tình cách mạng đã được Tố Hữu khéo léo thể hiện như tâm trạng của tình yêu lứa đôi.

Diễn biến tâm trạng như trong tình yêu lứa đôi được tổ chức theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca, bên hỏi, bên đáp, người bày tỏ tâm sự, người hô ứng, đồng vọng. Hỏi và đáp đều mở ra bao nhiêu kỉ niệm về một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, mở ra bao nhiêu nỗi niềm nhớ thương. Thực ra, bên ngoài là đối đáp, còn bên trong là độc thoại, là sự biểu hiện tâm tư, tình cảm của chính nhà thơ, của những người tham gia kháng chiến.

Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, cảnh và người Việt Bắc hiện lên thật đẹp. Nỗi nhớ thiết tha của người cán bộ sắp về xuôi đã khắc sâu thiên nhiên núi rừng Việt Bắc với vẻ đẹp vừa hiện thực, vừa thơ mộng, thi vị, gợi rõ những nét riêng biệt, độc đáo, khác hẳn những miền quê khác của đất nước. Chỉ những người đã từng sống Việt Bắc, coi Việt Bắc cũng là quê hương thân thiết của mình mới có nỗi nhớ thật da diết, những cảm nhận thật sâu sắc, thấm thía về ánh nắng ban chiều, ánh trăng buổi tối, những bản làng mờ trong sương sớm, những bếp lửa hồng trong đêm khuya, những núi rừng sông suối mang những cái tên thân thuộc - tất cả là khoảng thời gian và không gian lóng lánh kỷ niệm:

Nhớ gì như nhớ người yêu
...
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.

Nhưng có lẽ đẹp nhất trong nỗi nhớ về Việt Bắc là sự hòa quyện thắm thiết giữa cảnh với người, là ấn tượng không thể phai mờ về những người dân Việt Bắc cần cù trong lao động, thuỷ chung trong nghĩa tình:

Ta về, mình có nhớ ta
...
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung

Có thể thấy thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với bao vẻ đẹp thật đa dạng, phong phú, sinh động, thay đổi theo từng thời tiết, từng mùa.

Gắn bó với từng khung cảnh ấy là hình ảnh những con người bình thường người đi làm nương rẫy, người đan nón, người hái măng. Bằng những việc làm tưởng chừng nhỏ bé của mình, họ đã góp phần tạo nên sức mạnh vĩ đại của cuộc kháng chiến. Chính nghĩa tình của nhân dân với cán bộ, bộ đội, sự đồng cảm và san sẻ, cùng chung mọi gian khổ và niềm vui, cùng gánh vác mọi nhiệm vụ nặng nề, khó khăn, tất cả càng làm Việt Bắc thêm ngời sáng trong tâm trí của nhà thơ. Việt Bắc - đó là hình ảnh những mái nhà “hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”, là hình ảnh người mẹ trong cái “nắng cháy lưng - Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”, là những tháng ngày đồng cam cộng khổ:

Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng,…

Có thể nói, âm hưởng trữ tình vang vọng suốt bài thơ đã tạo nên khúc ca ngọt ngào, đằm thắm của tình đồng chí, nghĩa đồng bào, của tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu đời.

Theo dòng hồi tưởng của chủ thể trữ tình, bài thơ dẫn người đọc vào khung cảnh Việt Bắc chiến đấu với không gian núi rừng rộng lớn, những hoạt động tấp nập, những hình ảnh hào hùng, những âm thanh sôi nổi, dồn dập, náo nức. Cách mạng và kháng chiến đã xua tan vẻ âm u, hiu hắt của núi rừng, đồng thời khơi dậy sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên và con người Việt Bắc. Bài thơ tràn đầy âm hưởng anh hùng ca, mang dáng vẻ một sử thi hiện đại, bởi vì chỉ cần phác họa khung cảnh hùng tráng ở Việt Bắc, Tố Hữu đã cho thấy khí thế vô cùng mạnh mẽ của cả một dân tộc đứng lên chiến đấu vì Tổ quốc độc lập, tự do:

Những đường Việt Bắc của ta
...
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Dân tộc ấy đã vượt qua bao thiếu thốn, gian khổ, hy sinh để lập nên những kì tích, những chiến công gắn với những địa danh: Phủ Thông, đèo Giàng, sông Lô, phố Ràng, Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên. Nhưng Tố Hữu không chỉ miêu tả khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến mà còn đi sâu lí giải những cội nguồn sức mạnh đã dẫn tới chiến thắng. Đó là sức mạnh của lòng căm thù: "Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai", sức mạnh của tình nghĩa thuỷ chung: "Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi", sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, của sự hòa quyện gắn bó giữa con người với thiên nhiên - tất cả tạo thành hình ảnh đất nước đứng lên:

Nhớ khi giặc đến giặc lùng
...
Đất trời ta cả chiến khu một lòng.

Đặc biệt, với những lời thơ trang trọng mà thiết tha, Tố Hữu đã nhấn mạnh, khẳng định Việt Bắc là quê hương của Cách mạng, là căn cứ địa vững chắc, là đầu não của cuộc kháng chiến, nơi hội tụ bao tình cảm, suy nghĩ, niềm tin và hy vọng của mọi người Việt Nam yêu nước. Trong những năm tháng đen tối trước Cách mạng, hình ảnh Việt Bắc hiện dần từ mờ xa (mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù) đến xác định như một chiến khu kiên cường, nơi nuôi dưỡng bao sức mạnh đấu tranh, nơi khai sinh những địa danh sẽ mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc:

Mình về, còn nhớ núi non
...
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa

Trong những ngày kháng chiến gian lao, Việt Bắc là nơi có Cụ Hồ sáng soi, có Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công. Để khẳng định niềm tin yêu của cả nước với Việt Bắc, Tố Hữu lại dùng những vần thơ rất mộc mạc, giản dị mà thắm thiết nghĩa tình :

Ở đâu đau đớn giống nòi
...
Quê hương cách mạng dựng nên cộng hoà.

Nghệ thuật biểu hiện của bài thơ đậm đà tính dân tộc. Điểm đáng chú ý trước hết là Tố Hữu đã phát huy được nhiều thế mạnh của thể lục bát truyền thống. Cấu tứ của bài thơ là cấu tứ ca dao với hai nhân vật trữ tình là ta và mình, người ra đi và người ở lại hát đối đáp với nhau. Trong cuộc hát đối đáp chia tay lịch sử này, người ở lại lên tiếng trước, nhớ về một thời xa hơn, thời đấu tranh gian khổ trước Cách mạng, sau đó người ra đi nối tiếp nhớ lại kỉ niệm thời chín năm kháng chiến.

Nhà thơ rất chú ý sử dụng kiểu tiểu đối của ca dao, chẳng những có tác dụng nhấn mạnh ý mà còn tạo ra nhịp thuyên chuyển, cân xứng, hài hoà, làm cho lời thơ dễ nhớ, dễ thuộc, thấm sâu vào tâm tư:

Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng măng mai để già;

Điều quân chiến dịch thu đông
Nông thôn phát động giao thông mở đường

Về ngôn ngữ thơ, Tố Hữu chú ý sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân rất giản dị mộc mạc nhưng cũng rất sinh động để tái hiện lại một thời cách mạng và kháng chiến đầy gian khổ mà dạt dào tình nghĩa. Đó là thứ ngôn ngữ rất giàu hình ảnh cụ thể:

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày;
Nắng trưa rực rỡ sao tràng;…

và cũng là thứ ngôn ngữ rất giàu nhạc điệu:

Chày đêm nện cối đều đều suối xa;
Đêm đêm rầm rập như là đất rung;…

Đặc biệt, thơ Tố Hữu sử dụng rất nhuần nhuyễn phép trùng điệp của ngôn ngữ dân gian:

Mình về, mình có nhớ ta;
Mình về, có nhớ chiến khu;
Nhớ sao lớp học i tờ;
Nhớ sao ngày tháng cơ quan;
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều,…

Tất cả tạo ra một giọng điệu trữ tình nghe thiết tha, êm ái, ngọt ngào như âm hưởng lời ru, đưa ta vào thế giới của kỉ niệm và tình nghĩa thuỷ chung.

Bài thơ là khúc ca ân nghĩa, là hồi tưởng đầy xúc động và ân tình của Tố Hữu về chặng đường mười lăm năm đã qua của đất nước (từ khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940 đến hoà bình lập lại năm 1954), từ đó mà hướng về tương lai tươi sáng, nhắc nhớ tâm nguyện thuỷ chung. Viết về nghĩa tình dân tộc và hướng về đồng bào mình, Tố Hữu đã phát huy được hình thức nghệ thuật mang tính dân tộc, trong đó nổi bật là cách sử dụng thể thơ lục bát và ngôn ngữ thơ đậm sắc thái dân gian. Có thể coi Việt Bắc là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến mà cội nguồn sâu xa của nó là tình yêu quê hương đất nước, là niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, là truyền thống ân nghĩa, đạo lí thuỷ chung của dân tộc Việt Nam.

Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích (mẫu 7)

Trong nền văn học Việt Nam, Xuân Quỳnh là một gương mặt thơ tiêu biểu trong thế hệ trẻ những năm tháng chống Mĩ với những đóng góp nổi bật qua các tác phẩm thể hiện tiếng nói trữ tình của tuổi trẻ. Tiếng thơ của Xuân Quỳnh luôn giàu vẻ đẹp nữ tính qua trái tim và tiếng lòng tha thiết với những hạnh phúc bình dị đời thường gắn với những dự cảm, lo âu. Điều này đã được thể hiện rõ thông qua thi phẩm “Sóng”- một trong những bài thơ tình nổi tiếng góp phần khẳng định vị trí “nữ hoàng thơ tình Việt Nam” của thi sĩ.

Trong tác phẩm, sóng và em là hai hình tượng trung tâm cùng song hành, có lúc tách biệt, có lúc quyện hòa để thể hiện những cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình về tình yêu, về hạnh phúc đời thường. Bài thơ đã thể hiện tình yêu của trái tim người phụ nữ vừa hiện đại, mới mẻ vừa đậm chất truyền thống. Qua hình tượng sóng, trước hết nhà thơ đã tái hiện thành công những trạng thái đối cực trong sự mâu thuẫn của tình yêu:

“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”

Thông qua việc miêu tả trạng thái của những con sóng biển đang ngày đêm vỗ vào bờ, tác giả đã tái hiện sự thay đổi của tâm trạng người phụ nữ trong tình yêu: lúc ồn ào dữ dội, khi sâu lắng dịu êm. Đó chính là biểu hiện quen thuộc của một trái tim yêu chân thành, mãnh liệt. Bởi vậy, tình yêu đó không chịu sự gò bó trong không gian chật hẹp mà luôn đi theo tiếng gọi của trái tim để vươn tới hạnh phúc:

“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”

Giống như những con sóng tự do vùng vẫy nơi đại dương xanh thẳm, ngày đêm vỗ sóng hòa mình vào nhịp thở của biển cả bao la, người con gái khi yêu cũng sẵn sàng vượt qua tất cả để kiếm tìm tâm hồn đồng điệu và tình yêu đích thực. Qua đó chúng ta có thể thấy được khát vọng hạnh phúc thường trực mạnh mẽ trong trái tim người phụ nữ. Đây chính là yếu tố tạo nên vẻ đẹp độc đáo và riêng biệt, hiện đại, mới mẻ trong những vần thơ viết về tình yêu. Nếu như trong thơ ca xưa, hình tượng người phụ nữ luôn hiện lên qua sự cam chịu, nhẫn nhục: “Thân em như hạt mưa sa - Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày” thì người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh đã mạnh mẽ phá bỏ mọi chiều kích chật hẹp, tù túng để vươn tới không gian khoáng đạt của tình yêu.

Vẻ đẹp hiện đại trong những vần thơ của “Sóng” còn được thể hiện thông qua trái tim đa sầu đa cảm và tấm lòng trắc ẩn, dự cảm lo âu của người phụ nữ đang yêu:

“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Đồng thời, những nhịp thơ trải dài nhịp nhàng theo nhịp sóng vỗ còn nhấn mạnh khát vọng của nữ sĩ:

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”

Nữ sĩ Xuân Quỳnh đã sử dụng số từ ngàn - trăm để diễn tả khát vọng vĩnh cửu hóa tình yêu đôi lứa thông qua việc hóa thân vào những ngọn sóng ngoài khơi xa. Khát vọng lớn lao đó đã thể hiện trái tim yêu say đắm, chân thành luôn thường trực trong tâm hồn người phụ nữ. Bên cạnh vẻ đẹp mang tính hiện đại, những vần thơ của Xuân Quỳnh còn gợi lên những cảm nhận sâu xa về vẻ đẹp tình yêu truyền thống qua việc thể hiện nỗi nhớ mong da diết:

“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”

Nếu như những con sóng là yếu tố tạo sự độc đáo của biển cả thì nỗi nhớ chính là đặc trưng nổi bật gắn với tình yêu đôi lứa. Bởi vậy, trong kho tàng ca dao Việt Nam, có rất nhiều câu thơ viết về nỗi nhớ:

“Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai”

Hay:

“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than”

Qua những câu ca dao dạt dào tình cảm, độc giả có thể thấy được tình yêu luôn gắn với nỗi nhớ. Đến với những câu thơ của Xuân Quỳnh, nỗi nhớ được giãi bày một cách trực tiếp: “Lòng em nhớ đến anh - Cả trong mơ còn thức”. Nỗi nhớ đã đi sâu vào tiềm thức của người phụ nữ và trở thành biểu hiện cao nhất thể hiện tình yêu đằm thắm, tha thiết và chân thành.

Và cũng như người phụ nữ truyền thống, tình yêu đối với Xuân Quỳnh luôn gắn liền với sự thủy chung son sắt:

“Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương”

Qua cách nói sáng tạo “xuôi về phương bắc / ngược về phương nam”, tác giả đã khẳng định sự thủy chung son sắt trong tình yêu có thể vượt qua mọi chiều kích, giới hạn không gian. Hai tiếng “một phương” vang lên đã như một lời thề nguyện thiêng liêng về tình yêu duy nhất vẹn tròn, tha thiết. Qua đó, độc giả có thể thấy được khát vọng cháy bỏng của nữ sĩ về hạnh phúc, tình yêu.

Như vậy, qua kết cấu song hành bằng việc sử dụng hai hình tượng “sóng” và “em” vừa quyện hòa, vừa tách biệt, tác giả Xuân Quỳnh đã diễn tả về một tình yêu vừa mang vẻ đẹp hiện đại mới mẻ, vừa đậm chất truyền thống qua lăng kính độc đáo của người phụ nữ say đắm trong tình yêu. Bằng thể thơ năm chữ cùng cách ngắt nhịp linh hoạt, nữ sĩ đã tạo nên một bài ca bất hủ về tình yêu gắn với niềm thương, nỗi nhớ và hạnh phúc bình dị đời thường.

Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích (mẫu 8)

Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là một bài thơ trong trẻo, thiết tha. Nó là phần tinh túy nhất của một con người luôn khát khao cống hiến, khát khao sống có ý nghĩa. Nó là tiếng lòng của nhà thơ và cũng là của tất cả những ai ham mê cái cuộc sống trần gian rất đẹp đẽ này.

Mùa xuân nho nhỏ ra đời khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh. Chắc hẳn, vào những ngày cuối cùng ấy, sau những chiêm nghiệm về cuộc sống với tất cả tình yêu, Thanh Hải muốn tiếp tục cất lên tiếng hót của "con chim chiền chiện" để góp nên một "mùa xuân nho nhỏ" cho cuộc đời, cho con người và cho đất nước yêu thương.

Với thể thơ 5 chữ, với cách ngắt nhịp nhanh, gọn mà vẫn có độ dư ba, bài thơ đã dâng lên trong lòng tôi cảm giác rộn ràng, náo nức. Những gam màu trong trẻo, những hình ảnh đẹp, tươi sáng và đầy sức sống trong mỗi câu thơ cứ thấm dần vào trái tim tuổi trẻ của tôi.

Mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước được nhà thơ cảm nhận trong sự căng đầy của nhựa sống, trong nhịp sống đang hối hả và trong sự tươi non mơn mởn của những hi vọng vào tương lai. Giữa màu xanh yên bình của dòng sông xuân, sắc tím biếc của bông hoa không hề lạc lõng, chông chênh. Nó bám chắc vào lòng sông như một sợi dây vô hình làm nên sức sống. Trên cái nền màu dịu êm của "sông xanh" và "hoa tím biếc", tiếng hót trong vắt của con chim chiền chiện vút cao, ngân vang đến bất tận đến trời xanh. Từng tiếng, từng tiếng chim trong veo hay tiếng nhịp thở của khí xuân hoà vào trời đất, vang vọng vào trong lòng người như những "giọt tâm hồn" sáng long lanh. Tiếng hót ấy khiến ta không thể dửng dưng mà khiến ta phải thốt lên tiếng gọi rủ về cái khát khao muốn nắm bắt, muốn "đưa tay hứng".

Không tách mình khỏi khí xuân của thiên nhiên, đất nước trong công cuộc chuyển mình đi lên cũng rộn ràng, hối hả. Sức sống của đất nước không chung chung, trừu tượng mà nó biểu hiện ra ở "sức xuân" của mỗi con người. Mùa xuân trên lưng lính, lộc xuân trong tay người nông dân. Mỗi bước đi của người gieo thêm một chồi biếc, một mầm non. Và cứ thế, sức xuân của đất nước lại dâng lên như những lớp sóng xôn xao. Đất nước phấn chấn, hứng khởi trong một nhịp thở mới, hối hả khẩn trương. Niềm tin mới của dân tộc được chắp cánh từ truyền thống bốn nghìn năm dựng nước. Thế nên, dẫu biết có những vất vả và gian lao nhưng cả nước "vẫn đi lên phía trước" với một quyết tâm không mệt mỏi.

Những câu thơ của Thanh Hải đầy ắp hình ảnh, màu sắc và âm thanh. Nó tạo nên một không khí sôi nổi, háo hức, phơi phới vui tươi. Nó là một bức tranh tươi sáng sắc màu, là một bản nhạc rộn ràng tiết tấu trong trẻo, ngân nga và gợi cảm. Điều đặc biệt là: bức tranh thiên nhiên, bức tranh đất nước đầy sức sống ấy đã được nhà thơ cảm nhận khi ông đang ở vào cái giây khắc sắp lìa đời. Trên giường bệnh, nhà thơ vẫn mở rộng hồn mình, lắng nghe và đón nhận tất cả những thanh âm xao động của cuộc sống ngoài kia. Ông vẫn lắng nghe từng bước đi rất khẽ của đời. Bốn bức tường của phòng bệnh không thể ngăn cách cuộc đời với nhà thơ, những cơn đau của bệnh tật không làm giảm ý chí, bầu nhiệt huyết và niềm tha thiết yêu đời trong trái tim của người nghệ sĩ. Cái nghị lực phi thường ấy đáng để ta phải nâng niu và trân trọng xiết bao.

Bài thơ khép lại trọn vẹn trong tâm hồn và sự say sưa của người đọc bằng một ước nguyện thật chân thành và mãnh liệt biết bao. Nó thực là một khát khao đang bùng cháy: muốn được làm một nhành hoa như bông hoa tím biếc kia, muốn làm con chim hót vang trời những giọt long lanh như con chim chiền chiện. Cái khát khao không hề gợi một chút gì về hình ảnh khổ đau của một con người đang chết. Nó giống cái mãnh liệt và rạo rực của một sức thanh xuân đang tràn trề nhựa sống và khát khao cống hiến cho đời.

Nhiều người đã từng đồng ý với tôi rằng: những người trẻ tuổi đọc Mùa xuân nho nhỏ có thể tìm ra lý tưởng sống cho mình, còn với những người đã dâng cả tuổi thanh xuân cho đất nước thì vẫn thấy mình còn có thể làm được nhiều hơn. Mùa xuân nho nhỏ quả đã không chỉ là niềm say mê của riêng tôi. Nó xứng đáng là một bài thơ hay trong tủ sách quý của muôn người.

Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích (mẫu 9)

Có lẽ khi nhắc đến một trong những bài thơ mà em yêu thích thì không thể nào em lại quên được bài thơ “Đêm Thu” của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Yêu “nó”, yêu luôn cả cái “thu” chất chứa trong đó. Không biết đã từ bao giờ cái chất “ấy” đã thắm sâu tận đáy tâm hồn của em.

“Thu về lành lạnh trời mây
Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ.
Ánh trăng vừa thực vừa hư
Vườn sau gió nổi nghe như mưa rào.”

Bài thơ “Đêm Thu” có tất cả bốn câu thật ngắn, thật đơn sơ, nhưng nó cũng đầy những phong vị đặc sắc riêng của đêm thu. Quả đúng như vậy, ngay từ cái lần đầu tiên ta đọc đã để lại cho ta cái cảm giác mới lạ. Đó chính là cảm giác rất “thu” của tác giả nói chung và của đọc giả nói riêng. Từ dòng đầu tiên “nó” đã cho ta cảm nhận được cái thời tiết “lành lạnh trời mây” đặc trưng của mùa thu. Chính cái “lành lạnh” này đã làm ta một phần nào nhớ đến những ngày ta được mặc chiếc áo len rất model khi đến dịp này. Hay chính cái “lành lạnh” này làm cho giọng nói của ta thêm phần nào ấm áp, ngân nga và tâm hồn thêm nhạy cảm hơn… Không ngờ nhận xét của Trần Đăng Khoa lại tinh tế đến thế, ngay vào bài đã bật lên được một nét đặc biệt đó.

Đến đoạn thứ hai, cái mà mọi người hay gọi là “tự nhiên” lại khơi dậy lần nữa. Tại sao nhà thơ viết về thu lại không viết lá vàng rụng, bầu trời xanh hay những rặng liễu buông lệ… mà lại viết “…Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ…”? “Nó” thật tình cờ, ý thơ trong câu này như đang hỏi, đang tâm sự và như đang cảm nhận cái “thu” khi đó. Trẻ thơ thường có những giấc ngủ say đắm và ngon lành, đâu có chợt nửa đêm mà thức giấc như thế này! Tuy nhiên, sự bất chợt ấy tuy có bất chợt mà nó lại độc đáo, khiến cho người đọc có thể một phần nào cảm nhận được cái bất ngờ trong đoạn 2 này. Chắc có lẽ từ khi nào mùa thu đã tác động vào cảm quan chú bé một cách khác thường hay là do tâm hồn của nhà thơ nhỏ tuổi đã từng bước đón nhận lấy điệu thu “lành lạnh” đầu mùa đang lan tỏa khắp không gian? Câu thơ này đã phần nào miêu tả được mối dây gắn bó mỏng manh mà mơ hồ, nhưng cũng rất sâu xa kỳ diệu giữa con người và thiên nhiên.

Sự cảm nhận cái se lạnh của đêm thu đã được Trần Đăng Khoa diễn tả thật hồn nhiên và cũng thật tinh tế. “Nó” mộc mạc, giản dị,nghe cứ rõ ràng như một lời nói thường, mà lại vẫn đầy khêu gợi, “nó” vẫn đúng là thơ, man mác một niềm thơ. Dường như câu hỏi “nào hay mấy giờ” của tác giả đã làm tăng thêm tính huyền ảo, làm nên cái man mác nói trên. Có lẽ đây cũng phần nào làm nên nét đặc sắc của bài: Khoa chỉ hồn nhiên, không tính toán gì khi lựa chọn câu thơ cho phù hợp. Nhưng đây là vẻ hồn nhiên đã qua lắng đọng, là nét tác động rất thật lúc đã được tinh lọc qua tâm hồn người thi sĩ – không hề có dấu vết gọt giũa chữ nghĩa, chỉ thấy đâu đây vang vọng tiếng của lòng người thôi!

Bước qua đoạn 3 của bài thơ, tác giả có viết: “Ánh trăng vừa thực vừa hư…” Đến đây, tại sao tác giả lại nói “vừa thực, vừa hư”? Có lẽ đây là trăng khuyết chăng? Hay là trăng tròn? Nhiều câu hỏi đặt ra cho 4 chữ “..vừa thực vừa hư..” trên. Lời văn thật bí ẩn kèm theo những hình ảnh chất chứa những nỗi niềm có thể làm cho tim ta rung động. Nhiều nhà thơ, nhà văn viết về ánh trăng… ví ánh trăng như mẹ, như người bạn. Còn nhà thơ Trần Đăng Khoa thì không nói gì về vầng trăng mà chỉ nói “nó” vừa thực, vừa hư mà thôi. Khiến vầng trăng ở đây thêm sức quyến rũ và đặc sắc.

Câu thơ cuối, cái ý vị mông lung, mơ màng, cái không khí tĩnh lặng và cái cảm giác nửa thực nửa ảo bây không còn nữa. Gió giờ đây đã thổi, vả nổi mạnh, “nghe như mưa rào”. Từ dịu êm đã thành xáo động. Từ đây, thiên nhiên lúc chuyển mùa đã thức dậy trong tâm hồn tự lúc nào mà ta dường như chẳng hay chẳng biết. Trăng và gió đêm thu, bao người đã viết về nó – từ “Trái trăng thu chín mõm mòm” của Hồ Xuân Hương… - đến “gió no mà bay lên nguyệt kia” của Xuân Diệu – nhưng trong bài mảnh trăng mơ hồ “ vừa thực vừa hư” khá mung lung huyền ảo và trận gió nổi “nổi” chứ không “thổi” chung chung – bạo liệt, phấn khích “nghe như mưa rào”. Ánh trăng ru êm và trận gió thức gọi – những cảm xúc phức tạp, đa dạng lúc chuyển mùa, làm phong phú thêm cuộc sống chúng ta.

Không hiểu sao lòng em lại yêu bài “Đêm Thu” này!?! Cứ mỗi lần đọc bài thơ thì lòng em lại cứ bồi hồi. Mỗi câu cứ làm cho lòng em thêm xao xuyến. Nó cứ nhẹ nhàng mà làm sống dậy trong mình cái cảm giác hòa nhập cùng thiên nhiên, vũ trụ. Một đêm thu huyền ảo, ngây ngất đồng thời gợi thức tất cả tâm hồn – một đêm thu rất “thu”!

Đọc xong bài thơ, chúng ta mới hiểu rằng cái hồn nhiên, dung dị, vừa gợi mở sâu sắc. Với cách dùng từ, ngôn ngữ rất vô tư, rất phong phú, rất thiên nhiên và rất “thu” của thơ Trần Đăng Khoa.

Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích (mẫu 10)

Giống tất cả mọi người dân Việt Nam, tôi yêu tiếng nói của dân tộc mình, thứ tiếng nói lên bổng xuống trầm đầy cảm xúc. Vì thế tôi yêu những câu lục bất uyển chuyển và đằm thắm chứa chan tình cảm. Vì lẽ đó, cũng chẳng có gì là lạ, là đặc biệt khi tôi yêu văn học nước mình, và tôi say mê Truyện Kiều của Nguyễn Du. Tôi say mê Kiều bởi ở Kiều tôi thấy Nguyễn Du, một Nguyễn Du của tài và tình, một nguyễn Du có tình yêu tha thiết với dân tộc và tấm lòng nhân hậu đầy cảm thông đối với những kiếp người bất hạnh. Mà bất hạnh nhất trong xã hội xưa là người phụ nữ – những con người hồng nhan bạc phận.

Tôi muốn nói về sự kính trọng của tôi đối với đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Cả dân tộc ta đã kính trọng ông nhưng tôi vẫn muốn thể hiện những tình cảm của mình đối với người thi nhân đa tài mà đa đoan ấy.

Điều đầu tiên khiến tôi yêu quý và kính trọng Nguyễn Du chính là tình cảm của ông dành cho con người. Ông là con người có tấm lòng nhân hậu. Có lẽ, đây chính là yếu tố quan trọng để ông có được những tác phẩm văn học chứa đựng những giá trị nhân đạo sâu sắc. Người thi nhân đa đoan, viên quan đại thần dòng dõi của triều Lê ấy không biết đã bao lần “Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa”. Chính ông đã tự nhận ra rằng, người thi nhân bất hạnh bởi thi nhân luôn là người tự vận nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác vào mình (Phong vận kỳ oan ngã tự cư). Lòng nhân hậu khiến ông luôn rất nhạy cảm với nỗi đau khổ của người khác, vì thế những thi phẩm của ông luôn đầm đìa nước mắt: nước mắt của nàng Kiều, nước mắt của người ca nữ đất Long Thành và của nàng Tiểu Thanh. Họ đều là những con người tài hoa, tài sắc song toàn mà mệnh bạc. Nhà thơ đồng cảm và đau nỗi đau của những người ấy không đơn giản chỉ là sự cảm thông của con người đối với con người. Nỗi đau của Nguyễn Du còn là sự nuối tiếc, xót xa trước sự ra đi của những tài năng. “Cái tốt đẹp thì khó bền”, “hoa thường hay héo cỏ thường tươi”, đó là quy luật của cuộc đời. Sự vô tình của con người trước nỗi đau, trước giá trị của cái đẹp cũng là lẽ thường. Biết vậy Nguyễn Du vẫn luôn trăn trở day dứt:

Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?

“Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha” (Tố Hữu) chính là điều khiến ông luôn được người đời trân trọng.

Điều thứ hai khiến tôi say mê Nguyễn Du chính là bởi tài năng. Nguyễn Du yêu Tiếng Việt nên ông đã sử dụng thành công và làm Tiếng Việt phong phú thêm bao nhiêu. Bao nhiêu năm nay chúng ta đọc và say mê Truyện Kiều một phần bởi cái giọng điệu lục bát dễ đọc, dễ thuộc, dễ nghe. Nguyễn Du đã gửi gắm ở Truyện Kiều một tình yêu lớn đối với tiếng nói và thể thơ dân tộc. Ông dùng những từ ngữ, những cách diễn đạt gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Dân dã mà vẫn thật hay, vẫn uyên bác và giàu chất nghệ thuật. Ví như những bức tranh bốn mùa của ông:

Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Tiếng Việt đẹp hơn, giàu âm thanh, hình ảnh và sắc điệu hơn bởi khả năng sáng tạo của ông. Truyện Kiều đã đưa thể hiện một cách phong phú nhất khả năng biểu hiện của Tiếng Việt và khả năng biểu cảm của thể thơ lục bát.

Có biết bao nhiêu lí do để ta trân trọng đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, và lí do lớn nhất, chính đáng nhất chính là nhân cách cao đẹp của ông, kết quả của sự kết hợp hài hoà giữa tài và tình Nguyễn Du.

Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:

Hãy tưởng tượng mình là Xi-mông, kể lại truyện Bố của Xi-mông

Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh (chị) về tình cảm gia đình hoặc tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất

Phân tích cảm hứng yêu nước trong bài Phú sông Bạch Đằng

Phân tích nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng

1 3,004 24/05/2022
Tải về