Phân tích bài ca dao số 6 (10 mẫu)

Phân tích bài ca dao số 6 lớp 10 gồm dàn ý và 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 10 hay hơn.

1 1,766 23/05/2022
Tải về


Phân tích bài ca dao số 6 - Ngữ văn 10

Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay…

Dàn ý số 1

A. Mở bài

- Nói về những bài ca dao tình yêu, đặc biệt là tình cảm vợ chồng.

- Giới thiệu về bài ca dao thật đặc sắc:

Muối ba năm muối đang còn mặn,

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay.

Đôi ta nghĩa nặng tình đầy,

Có xa nhau đi nữa, cũng phải ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

B. Thân bài:

- Câu ca dao thật tinh tế khi đã mượn các hình ảnh gần gũi, quẹn thuộc để miêu tả tình nghĩa vợ chồng:

Muối ba năm muối đang còn mặn,

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay.

- Hình tượng thơ ở đây không hề cầu kì, cũng không bóng bẩy mà đơn sơ, gần gũi.

- Giải thích hình ảnh “muối” và “gừng”:

+ Muối thường dùng trong bữa ăn của mọi nhà, mọi người.

+ Gừng được biết đến là loại cây thường được trồng ở trong vườn, ngoài đồng.

- Để làm nổi bật hai hình ảnh muối ba năm với gừng chín tháng, các tác giả dân gian đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ đặc sắc.

+ Có thể nói sự cân đối nhịp nhàng của hai câu thơ bảy chữ kết hợp với điệp từ muối và gừng được lặp lại hai lần trong câu thơ, có sự bổ trợ của cụm từ chỉ trạng thái đang còn mặn, hãy còn cay, đặc tả tình nghĩa vợ chồng đằm thắm, nồng nàn.

+ Gừng cay và muối mặn như đã tượng trưng thật nhất và hay nhất cho tình nghĩa của những cặp vợ chổng nghèo cùng nhau chung lưng đấu cật, lên thác xuống ghềnh, lên rừng xuống biển.

+ Câu thơ sáu chữ dễ nhận thấy có âm điệu ngọt ngào, sâu lắng cùng với các từ ngữ đan xen hài hoà, thể hiện sự khăng khít của cặp vợ chồng rất đỗi thương nhau.

+ Từ “đôi ta” nói lên sự khăng khít, hoà hợp. “Đôi ta” khác với “hai ta” vì hai ta chưa thể là một.

- Tiếp tục khắc sâu thêm cho ý nghĩa của từ “Đôi ta”, tác giả cụ thể hoá bằng hình ảnh “nghĩa nặng tình dày”.

ð Phải khẳng định một điều là không phải lúc nào tình yêu nam nữ, tình nghĩa vợ chồng cũng thuận buồm xuôi gió. Nhưng vượt lên trên tất cả họ vẫn hạnh phúc đó mới là điều đáng quý.

- Câu thơ “Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa” như đột ngột kéo dài từ sáu chữ thành mười ba chữ. ð Sức mạnh của tình yêu nam nữ không trở lực nào ngăn cản được. Tình cảm vợ chồng như keo sơn lại càng không có thế lực nào phá vỡ được.

C. Kết luận

- Khẳng định lại nội dung ý nghĩa và vẻ đẹp của câu ca dao trên nói về tình nghĩa vợ chồng thủy chung son sắt một lòng.

Dàn ý số 2

1. Mở Bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

2. Thân Bài

* Nghĩa thực:

- Tình yêu gắn với những điều bình dị mà bền chặt.

+ "Gừng" và "muối" là những sự vật quen thuộc, dân dã trong đời sống của người nông dân, không điều gì có thể thay thế.

+ Muối để càng lâu, thậm chí là ba năm, vị mặn mòi trong muối vẫn không đổi, gừng dẫu chín tháng chất cay nồng "hãy còn" giữ được bên trong.

=> Thách thức của thời gian không làm mất đi những đặc trưng của nó.

* Nghĩa biểu tượng:

- Tình nghĩa thủy chung, bền chặt của con người, dẫu qua bao thách thức của thời gian thì tình yêu vẫn nồng đượm, thiết tha.

- " Ba vạn sáu ngàn ngày mới xa'", đó là cả một đời người, là trăm năm bên nhau, sướng khổ cùng nhau, dẫu có xa cũng là lúc chúng ta già đi, răng long đầu bạc rồi.

- Tình nghĩa hai ta cao hơn núi, rộng hơn sông, mênh mông hơn sóng biển, bởi vậy mà dẫu thời gian có trôi, dẫu có khó khăn cách trở cũng không làm lung lay mối tình trọn vẹn thủy chung

=> Nghĩa tình vượt thời gian.

3. Kết Bài

Phân tích bài ca dao số 6 (mẫu 1)

Đối với ca dao – dân ca, tình yêu nam nữ là đề tài có sức hấp dẫn kì lạ. Ca dao – dân ca khỉ thì ẩn giấu những nỗi niềm sâu xa, lắng đọng, khi thì trào dâng những cảm xúc dạt dào, mạnh mẽ của tình yêu nam nữ. Dường như thách thức của thời gian và mọi trở ngại trên đường đời chỉ làm cho tình yêu thêm phần mãnh liệt, vững bền. Bài ca dao đã diễn tả phần nào tình nghĩa vợ chồng thuỷ chung trong xã hội phong kiến ngày xưa:

Muối ba năm muối đang còn mặn,

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay.

Đôi ta nghĩa nặng tình đầy,

Có xa nhau đi nữa, cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

Ban đầu, trai gái yêu nhau thường lấy trăng, hoa, sông, núi… làm cái cớ để tỏ tình, để hứa hẹn, thề thốt. Ở vào thời điểm mơ mộng, huyền diệu ấy, tình yêu hiện ra thật lãng mạn, đẹp đẽ: Tâm lí của những kẻ đang yêu là Nhất nhật bất kiến như tam thu hề, một ngày không gặp nhau dài bằng ba thu, nhưng khi đã nên vợ nên chổng thì tình yêu chuyển thành tình thương, tình nghĩa, tức là đi vào chiều sâu của tình cảm. Ca dao đã mượn các hình ảnh gần gũi, quẹn thuộc để miêu tả tình nghĩa vợ chồng:

Muối ba năm muối đang còn mặn,

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay.

Hình tượng thơ không cầu kì, bóng bẩy mà đơn sơ, gần gũi. Muối và gừng là những gia vị thường dùng trong bữa cơm hằng ngày của người bình dân. Hơn thế, muối và gừng còn là những vị thuốc đắc dụng trong lúc ốm đau. Được các tác giả dân gian đưa vào văn chương, muối và gừng đã mang ý nghĩa tượng trưng cho tình nghĩạ vợ chồng đậm đà, sâu nặng.

Hai câu đầu của bài ca dao nhấn mạnh bản chất khó thay đổi bởi thời gian của muối và gừng. Những số từ như ba năm, chín tháng không phải là số từ cụ thể mà nó hàm ý chỉ thời gian lâu dài. Mà thời gian lại chính là thử thách nghiệt ngã nhất, là thước đo chính xác nhất phẩm chất và giá trị của sự vật, của con người. Muối và gừng là những sản phẩm đo chính tay người dân làm ra và gắn bó đời đời kiếp kiếp với họ. Muối là kết tinh của nước biển, màu trắng, hạt nhỏ, có vị mặn. Muối có mặt trong bữa ăn của mọi nhà, mọi người. Cái vị mặn mòi của muối được nhấn mạnh trong cụm từ muối ba năm. Trải qua năm tháng, hạt muối càng mặn mà thêm, cũng giống như thời gian trôi qua càng làm đậm đà hơn tình chồng nghĩa vợ. Gừng là loại cây thường được trồng ở trong vườn, ngoài đồng. Vị cay nồng của gừng làm nóng ran từ miệng vào tới gan ruột, khiến ta có cảm giác tăng thêm nhiệt huyết, sức lực. Độ cay của gừng chín tháng được ngầm so sánh với mức độ thắm thiết của tình cảm vợ chồng. Trong gian nan, vất vả, tình nghĩa vợ chồng càng thêm sâu nặng.

Để làm nổi bật hai hình ảnh muối ba năm với gừng chỉn tháng, các tác giả dân gian đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ đặc sắc. Sự cân đối nhịp nhàng của hai câu thơ bảy chữ kết hợp với điệp từ muối và gừng được lặp lại hai lần trong câu thơ, có sự bổ trợ của cụm từ chỉ trạng thái đang còn mặn, hãy còn cay, đặc tả tình nghĩa vợ chồng đằm thắm, nồng nàn. Gừng cay, muối mặn tượng trưng cho tình nghĩa của những cặp vợ chổng nghèo cùng nhau chung lưng đấu cật, lên thác xuống ghềnh, lên rừng xuống biển. Chén cơm sẻ nửa, hạt muối chia đôi. Qua gian nan, cơ cực, tình nghĩa vợ chồng gắn bó càng thêm sâu sắc:

Đôi ta nghĩa nặng tình đầy,

Có xa nhau đi nữa, cũng phải ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

Câu thơ sáu chữ cổ âm điệu ngọt ngào, sâu lắng cùng với các từ ngữ đan xen hài hoà, thể hiện sự khăng khít của cặp vợ chồng rất đỗi thương nhau. Từ “đôi ta” nói lên sự khăng khít, hoà hợp. Đôi ta khác hai ta vì hai ta chưa thể là một. Để tiếp tục khắc sâu ý nghĩa của từ “đôi ta”, tác giả cụ thể hoá bằng hình ảnh nghĩa nặng tình dày. Nghĩa đặt trước tình, quấn quyện vào nhau, không có gì đo lường được tình nghĩa vợ chồng dành cho nhau. Thành ngữ “nghĩa nặng tình dày” như một hòn đá tảng trong đời sống vợ chồng, không sức mạnh gì xô đẩy, di chuyển được. Nhưng không phải lúc nào tình yêu nam nữ, tình nghĩa vợ chồng cũng thuận buồm xuôi gió. Trong cuộc sống chung, vợ chồng cũng phải “lên thác xuống ghềnh”, “ba chim bảy nổi chín lênh đênh”, nghĩa là bên cạnh cái ngọt ngào của tình yêu, họ cũng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống tình đời thường cần phải vượt qua.

Câu thơ “Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa” đột ngột kéo dài từ sáu chữ thành mười ba chữ, không phải là không có lí do. Độ dài của câu ca dao phần nàọ bộc lộ sự băn khoăn, bức xúc trong tâm trạng của người vợ hoặc người chồng, ở đỉnh cao của tình cảm vợ chồng, giữa thời điểm hạnh phúc nhất, đôi khi người vợ hoặc người chồng tự nhiên phân vân, lo lắng cho tương lai, cho những ngày tiếp theo liệu có giữ được gừng cay, muối mặn, nghĩa nặng tình dày mãi không?

Cụm từ “có xa nhau đi nữa” diễn tả tâm trạng có thật của một trong hai người, nhưng nó chỉ là một dao động thoáng qua, một sự lo xa cần thiết ở những người vợ, người chồng biết lo lắng, chăm sóc gìn giữ cho hạnh phúc gia đình. Nhân vật trữ tình tự đặt ra giả thiết và cũng tự trả lời: “ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”. Tại sao họ không nói một trăm năm mà lại là ba vạn sáu ngàn ngày? Cách nói như dằn từng tiếng, nhấn mạnh quyết tâm sắt đá, khắc cốt ghi xương lời thề gìn giữ cuộc sống vợ chồng cho vuông tròn đến đầu bạc răng long.

Dẫu không sử dụng một từ so sánh nào nhưng ý so sánh trong bài ca dao vẫn khá rõ. Giống như muối mặn, gừng cay, tình nghĩa đồi ta trải qua năm tháng càng thêm nặng, thêm dày, không gì có thể làm cho phai nhạt. Điều thú vị ở đây là cách nói vòng. Ba vạn sáu ngàn ngày tức là một trăm năm. Lấy vợ lấy chồng, ai cũng ao ước được trăm năm hạnh phúc bên nhau. Vậy thì cái chuyện xa nhau dẫu có thể xảy ra thì cũng phải sau ba vạn sáu ngàn ngày, khi mà cả hai đều đã sống trọn vạn kiếp người. Để ý một chút, ta sẽ thấy cấu trúc ngữ pháp của câu cuối cùng khá lạ. Hai chữ xa đặt ở đầu và cuối câu, ở giữa là thành ngữ chỉ thời gian dài đằng đẵng. Quan hệ ngữ nghĩa là quan hệ giả thiết - kết quả được thể hiện bằng sự kết hợp giữa nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc như nói vòng, cường điệu để nhấn mạnh ý cẩn khẳng định.

Bài ca dao trên mang đậm phong cách của ca dao dân ca vùng Nghệ - Tĩnh. Chúng ta hãy thử hình dung vào một sớm mai hồng hay một đêm trăng thanh, trên dòng sông Lam, con thuyền thong thả trôi xuôi, mái chèo khỏa nước.Trong không gian mênh mông bỗng ngân lên một giọng hò khoan nhặt, ca ngợi tình nghĩa vợ chồng thủy chung son sắt. Chắc hẳn những sợi dây đàn trong tâm hồn của mỗi chúng ta sẽ rung lên, rung lên mãi để cùng hòa điệu. Bốn câu ca dao vừa miêu tả hiện thực vừa là khát khao hạnh phúc lâu bền của người bình dân tự ngàn xưa.

Phân tích bài ca dao số 6 (5 mẫu) (ảnh 1)

Phân tích bài ca dao số 6 (mẫu 2)

Ca dao thường mở đầu theo thể hứng: Bắt đầu từ một sự vật, sự việc nào đó rồi mới nói đến ý chính. Nhiều khi sự vật mở đầu và ý chính không có liên quan gì với nhau:

Con chim đỏ đỏ

Cái mỏ nó xanh

Nó kêu người ở trong làng,

Đừng ham lãnh lụa, phụ phùng vải bô.

Nhưng cũng có khi sự vật mở đầu và ý chính có liên quan với nhau. Bài ca này thuộc trường hợp sau: mở đầu bằng muối – gừng để nói đến tình nghĩa của con người. Muối – gừng đã đi vào ca dao khá nhiều:

Tay bưng đĩa muối chấm gừng,

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

Muối và gừng, đó là những sự vật vô cùng quen thuộc trong đời sống dân dã, bình dị và nghèo khó. Người bình dân dùng hình ảnh muối và gừng để nói đến tình nghĩa một cách kín đáo mà chân thực, sâu sắc. Muôi để càng lâu năm càng mặn, gừng để càng già càng cay. Người bình dân mong muốn tình nghĩa cũng đậm đà, lâu bền như vị mặn của muối, vị cay của gừng. Hai câu đầu nói gián tiếp, hai câu sau dùng cách nói trực tiếp:

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

Hai tiếng "đôi ta" thật gần gũi, thân thiết. Cụm từ "nghĩa nặng tình dày" nói về nghĩa tình sâu nặng một cách thấm thía. Với người bình dân, tình bao giờ cũng đi với nghĩa. Nghĩa là trách nhiệm, là nghĩa vụ. Tình càng dày thì nghĩa càng nặng. Người bình dân xem nghĩa trọng hơn tinh. Thậm chí có khi không bao giờ phai nhạt. Gừng chín tháng, muối ba năm, nhưng tình nghĩa của con người là trọn đời trọn kiếp. "Ba vạn sáu nghìn ngày" là một trăm năm, là cả đời người. Nghĩa tình gắn bó với nhau suốt đời suốt kiếp như thế mới thật là sâu đậm. Nói xa nhau mà đến một trăm năm sau mới chịu xa tức là không bao giờ xa nhau, không bao giờ quên nhau.

Bài ca thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người lao động: gắn bó, thủy chung trong tình nghĩa vợ chồng, trong tình yêu đôi lứa.

Phân tích bài ca dao số 6 (mẫu 3)

Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa

Bài ca nói về tình nghĩa lứa đôi mặn nồng, tình nghĩa vợ chồng gắn bó thủy chung. Ca dao thường mở đầu theo thể hứng: bắt đầu từ một sự vật, sự việc nào đó rồi mới nói đến ý chính. Bài ca dao này mở đầu bằng muối – gừng để nói đến tình nghĩa của con người.

Muối và gừng, đó là những sự vật vô cùng quen thuộc trong đời sống dân dã, bình dị và nghèo khó. Người bình dân dùng hình ảnh muối và gừng để nói đến tình nghĩa một cách kín đáo mà chân thực, sâu sắc. Muôi để càng lâu năm càng mặn, gừng để càng già càng cay. Người bình dân mong muốn tình nghĩa cũng đậm đà, lâu bền như vị mặn của muối, vị cay của gừng. Hai câu đầu nói gián tiếp, hai câu sau dùng cách nói trực tiếp:

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

Hai tiếng “đôi ta" thật gần gũi, thân thiết. Cụm từ “nghĩa nặng tình dày” nói về nghĩa tình sâu nặng một cách thấm thía. Với người bình dân, tình bao giờ cũng đi với nghĩa. Nghĩa là trách nhiệm, là nghĩa vụ. Tình càng dày thì nghĩa càng nặng. Người bình dân xem nghĩa trọng hơn tinh. Thậm chí có khi không bao giờ phai nhạt. Gừng chín tháng, muối ba năm, nhưng tình nghĩa của con người là trọn đời trọn kiếp. “Ba vạn sáu nghìn ngày” là một trăm năm, là cả đời người. Nghĩa tình gắn bó với nhau suốt đời suốt kiếp như thế mới thật là sâu đậm. Nói xa nhau mà đến một trăm năm sau mới chịu xa tức là không bao giờ xa nhau, không bao giờ quên nhau.

Bài ca thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người lao động: gắn bó, thủy chung trong tình nghĩa vợ chồng, trong tình yêu đôi lứa.

Phân tích bài ca dao số 6 (mẫu 4)

Nghĩa tình vợ chồng thủy chung sắt son, keo sơn gắn bó từ lâu đã trở thành một đề tài phổ biến trong nền văn học nước nhà. Từ xa xưa tình cảm này cũng đã được ông cha ta nhắc đến trong những bài ca dao thiết tha. Tiêu biểu trong số đó là bài ca dao:

Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

Mở đầu bài ca dao đã sử dụng những hình ảnh chân thực, mộc mạc, gần gũi với người nông dân Việt Nam ấy là hình ảnh “muối” và “gừng”. Đây là hai gia vị thường dùng và rất dễ thấy trong những bữa cơ bình dân, đặc biệt chúng còn được biết đến là những vị thuốc hữu dụng để chữa bệnh trong lúc ốm đau. Tác giả dân gian đã khéo léo đưa những hình ảnh đơn sơ mà tinh tế vào để tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng đậm đà mà sâu nặng. Có thể nói trong hai câu đầu bài ca dao đã nhấn mạnh bản chất khó thay đổi bởi thời gian của “muối” và “ gừng”. Những cụm từ chỉ thời gian như “ba năm”, “ chín tháng” không đơn thuần chỉ là những con số cụ thể mà còn có hàm ý chỉ khoảng thời gian dài lâu. Muối chính là sự kết tinh của nước biển đọng lại, màu trắng, hạt nhỏ và có vị mặn. Cái dư vị mặn mòi của muối đã được người xưa nhấn mạnh trong cụm từ “ muối ba năm”, trải qua biết bao nhiêu năm tháng hạt muối vẫn luôn mặn mà cũng giống như tình nghĩa vợ chồng dù thời gian càng trôi qua vẫn luôn đậm đà, gắn bó, không hề đổi thay.

Gừng là loại cây thường được trồng trong vườn, ngoài đồng với vị cay nồng và thơm. Độ cay của gừng trải qua chín tháng được ngầm so sánh với mức độ thắm thiết của tình cảm vợ chồng, dù trong gian nan, vất vả của cuộc đời thì tình cảm ấy càng thêm sâu nặng, keo sơn. Việc khéo léo sử dụng cặp câu thơ bảy chứ đối xứng, nhịp thơ cân đối nhịp nhàng kết hợp với điệp từ “ muối” và “gừng” lặp đi lặp lại hai lần ở mỗi câu có tác dụng khắc sâu ý niệm về sự bền lâu.Muốn mặn và gừng cay chính là những hình ảnh tượng trưng ý nghĩa nhất cho tình cảm vợ chồng tuy trải qua biết bao khổ cực, sóng gió vẫn luôn keo sơn, khăng khít với nhau. Hai hình ảnh này cũng đã đi vào rất nhiều bài ca dao khi nói đến tình nghĩa của con người :

Tay bưng đĩa muối chấm gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau

Câu thứ ba của bài ca dao là một câu thơ sáu chữ với âm điệu ngọt ngào, sâu lắng đan xen giữa các cụm từ như “ đôi ta”, “nghĩa nặng tình dày” thể hiện sự khăng khít, gắn bó, hòa hợp tuy hai mà như một của đôi vợ chồng. Đặc biệt cụm từ “ nghĩa nặng tình dày” giống như một lời khẳng định rằng tình cảm vợ chồng vững bền như một hòn đá tảng, không gì có thể thay đổi, di chuyển được. “Nghĩa” là nghĩa vụ, trách nhiệm, “tình” là tình cảm, nghĩa càng dày thì tình càng nặng, không bao giờ nhạt phai.

Câu kết của bài ca dao đột ngột kéo dài ra thành mười ba chữ, nhân vật trữ tình đã đặt ra một giả thiếthay cũng là tâm trạng băn khoăn lo lắng “ nếu xa nhau”. Chúng ta đều biết rằng trong cuộc sống đặc biệt là cuộc sống vợ chồng dẫu có hạnh phúc đến đâu song cũng luôn có những yếu tố tác động đến, vì vậy dù có sống trong bình yên người ta vẫn sẽ phải nghĩ đến những gian lao, thử thách đang ở trước mắt, tác giả dân gian ở đây cũng như vậy. Dù lo lắng nhưng ngay sau đó nhân vật trữ tình đã tự trả lời cho giả thiết của chính mình “ ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”. “ Ba vạn sáu nghìn ngày” là con số ước tính là một trăm năm, tức là cả một đời người cũng có nghĩa là tình nghĩa vợ chồng sẽ gắn bó với nhau suốt đời suốt kiếp, nếu có lìa xa thì đến chết mới xa nhau. Câu tự trả lời giống như một lời khẳng định, lời khắc cốt ghi tâm thề nguyện rằng tình cảm vợ chồng sẽ bền chặt đến khi đầu bạc răng long.

Bài ca dao với những hình ảnh giản dị, mộc mạc và gần gũi kết hợp với nhịp điệu nhẹ nhàng, uyển chuyển đã để lại ấn tượng sâu sắc cho chúng ta về tình cảm vợ chồng đồng thời thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người lao động : gắn bó, thủy chung trong nghĩa tình vợ chồng và trong tình yêu đôi lứa.

Phân tích bài ca dao số 6 (mẫu 5)

Nghĩa tình vợ chồng thủy chung sắt son, keo sơn gắn bó từ lâu đã trở thành một đề tài phổ biến trong nền văn học nước nhà. Từ xa xưa tình cảm này cũng đã được ông cha ta nhắc đến trong những bài ca dao thiết tha. Tiêu biểu trong số đó là bài “ Muối ba năm” :

“ Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.”

Mở đầu bài ca dao đã sử dụng những hình ảnh chân thực, mộc mạc, gần gũi với người nông dân Việt Nam ấy là hình ảnh “muối” và “gừng”. Đây là hai gia vị thường dùng và rất dễ thấy trong những bữa cơ bình dân, đặc biệt chúng còn được biết đến là những vị thuốc hữu dụng để chữa bệnh trong lúc ốm đau. Tác giả dân gian đã khéo léo đưa những hình ảnh đơn sơ mà tinh tế vào để tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng đậm đà mà sâu nặng. Có thể nói trong hai câu đầu bài ca dao đã nhấn mạnh bản chất khó thay đổi bởi thời gian của “muối” và “ gừng”. Những cụm từ chỉ thời gian như “ba năm”, “ chín tháng” không đơn thuần chỉ là những con số cụ thể mà còn có hàm ý chỉ khoảng thời gian dài lâu. Muối chính là sự kết tinh của nước biển đọng lại, màu trắng, hạt nhỏ và có vị mặn. Cái dư vị mặn mòi của muối đã được người xưa nhấn mạnh trong cụm từ “ muối ba năm”, trải qua biết bao nhiêu năm tháng hạt muối vẫn luôn mặn mà cũng giống như tình nghĩa vợ chồng dù thời gian càng trôi qua vẫn luôn đậm đà, gắn bó, không hề đổi thay.

Gừng là loại cây thường được trồng trong vườn, ngoài đồng với vị cay nồng và thơm. Độ cay của gừng trải qua chín tháng được ngầm so sánh với mức độ thắm thiết của tình cảm vợ chồng, dù trong gian nan, vất vả của cuộc đời thì tình cảm ấy càng thêm sâu nặng, keo sơn. Việc khéo léo sử dụng cặp câu thơ bảy chứ đối xứng, nhịp thơ cân đối nhịp nhàng kết hợp với điệp từ “ muối” và “gừng” lặp đi lặp lại hai lần ở mỗi câu có tác dụng khắc sâu ý niệm về sự bền lâu.Muốn mặn và gừng cay chính là những hình ảnh tượng trưng ý nghĩa nhất cho tình cảm vợ chồng tuy trải qua biết bao khổ cực, sóng gió vẫn luôn keo sơn, khăng khít với nhau. Hai hình ảnh này cũng đã đi vào rất nhiều bài ca dao khi nói đến tình nghĩa của con người :

“ Tay bưng đĩa muối chấm gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”

Câu thứ ba của bài ca dao là một câu thơ sáu chữ với âm điệu ngọt ngào, sâu lắng đan xen giữa các cụm từ như “ đôi ta”, “nghĩa nặng tình dày” thể hiện sự khăng khít, gắn bó, hòa hợp tuy hai mà như một của đôi vợ chồng. Đặc biệt cụm từ “ nghĩa nặng tình dày” giống như một lời khẳng định rằng tình cảm vợ chồng vững bền như một hòn đá tảng, không gì có thể thay đổi, di chuyển được. “Nghĩa” là nghĩa vụ, trách nhiệm, “tình” là tình cảm, nghĩa càng dày thì tình càng nặng, không bao giờ nhạt phai.

Câu kết của bài ca dao đột ngột kéo dài ra thành mười ba chữ, nhân vật trữ tình đã đặt ra một giả thiếthay cũng là tâm trạng băn khoăn lo lắng “ nếu xa nhau”. Chúng ta đều biết rằng trong cuộc sống đặc biệt là cuộc sống vợ chồng dẫu có hạnh phúc đến đâu song cũng luôn có những yếu tố tác động đến, vì vậy dù có sống trong bình yên người ta vẫn sẽ phải nghĩ đến những gian lao, thử thách đang ở trước mắt, tác giả dân gian ở đây cũng như vậy. Dù lo lắng nhưng ngay sau đó nhân vật trữ tình đã tự trả lời cho giả thiết của chính mình “ ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”. “ Ba vạn sáu nghìn ngày” là con số ước tính là một trăm năm,tức là cả một đời người cũng có nghĩa là tình nghĩa vợ chồng sẽ gắn bó với nhau suốt đời suốt kiếp, nếu có lìa xa thì đến chết mới xa nhau. Câu tự trả lời giống như một lời khẳng định, lời khắc cốt ghi tâm thề nguyện rằng tình cảm vợ chồng sẽ bền chặt đến khi đầu bạc răng long.

Bài ca dao với những hình ảnh giản dị, mộc mạc và gần gũi kết hợp với nhịp điệu nhẹ nhàng, uyển chuyển đã để lại ấn tượng sâu sắc cho chúng ta về tình cảm vợ chồng đồng thời thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người lao động : gắn bó, thủy chung trong nghĩa tình vợ chồng và trong tình yêu đôi lứa

Phân tích bài ca dao số 6 (mẫu 6)

Ca dao thường mở đầu theo thể hứng: Bắt đầu từ một sự vật, sự việc nào đó rồi mới nói đến ý chính. Nhiều khi sự vật mở đầu và ý chính không có liên quan gì với nhau:

Con chim đỏ đỏ

Cái mỏ nó xanh

Nó kêu người ở trong làng,

Đừng ham lãnh lụa, phụ phùng vải bô.

Nhưng cũng có khi sự vật mở đầu và ý chính có liên quan với nhau. Bài ca này thuộc trường hợp sau: mở đầu bằng muối - gừng để nói đến tình nghĩa của con người. Muối - gừng đã đi vào ca dao khá nhiều:

Tay bưng đĩa muối chấm gừng,

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

Muối và gừng, đó là những sự vật vô cùng quen thuộc trong đời sống dân dã, bình dị và nghèo khó. Người bình dân dùng hình ảnh muối và gừng để nói đến tình nghĩa một cách kín đáo mà chân thực, sâu sắc. Muôi để càng lâu năm càng mặn, gừng để càng già càng cay. Người bình dân mong muốn tình nghĩa cũng đậm đà, lâu bền như vị mặn của muối, vị cay của gừng. Hai câu đầu nói gián tiếp, hai câu sau dùng cách nói trực tiếp:

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

Hai tiếng "đôi ta" thật gần gũi, thân thiết. Cụm từ "nghĩa nặng tình dày" nói về nghĩa tình sâu nặng một cách thấm thía. Với người bình dân, tình bao giờ cũng đi với nghĩa. Nghĩa là trách nhiệm, là nghĩa vụ. Tình càng dày thì nghĩa càng nặng. Người bình dân xem nghĩa trọng hơn tinh. Thậm chí có khi không bao giờ phai nhạt. Gừng chín tháng, muối ba năm, nhưng tình nghĩa của con người là trọn đời trọn kiếp. "Ba vạn sáu nghìn ngày" là một trăm năm, là cả đời người. Nghĩa tình gắn bó với nhau suốt đời suốt kiếp như thế mới thật là sâu đậm. Nói xa nhau mà đến một trăm năm sau mới chịu xa tức là không bao giờ xa nhau, không bao giờ quên nhau.

Phân tích bài ca dao số 6 (mẫu 7)

Đối với ca dao - dân ca, tình yêu nam nữ là đề tài có sức hấp dẫn kì lạ. Ca dao - dân ca khỉ thì ẩn giấu những nỗi niềm sâu xa, lắng đọng, khi thì trào dâng những cảm xúc dạt dào, mạnh mẽ của tình yêu nam nữ. Dường như thách thức của thời gian và mọi trở ngại trên đường đời chỉ làm cho tình yêu thêm phần mãnh liệt, vững bền. Bài ca dao Muối ba năm… đã diễn tả phần nào tình nghĩa vợ chồng thuỷ chung trong xã hội phong kiến ngày xưa:

Muối ba năm muối đang còn mặn,

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay.

Đôi ta nghĩa nặng tình đầy,

Có xa nhau đi nữa, cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

Ban đầu, trai gái yêu nhau thường lấy trăng, hoa, sông, núi… làm cái cớ để tỏ tình, để hứa hẹn, thề thốt. Ở vào thời điểm mơ mộng, huyền diệu ấy, tình yêu hiện ra thật lãng mạn, đẹp đẽ: Tâm lí của những kẻ đang yêu là Nhất nhật bất kiến như tam thu hề, một ngày không gặp nhau dài bằng ba thu, nhưng khi đã nên vợ nên chổng thì tình yêu chuyển thành tình thương, tình nghĩa, tức là đi vào chiều sâu của tình cảm. Ca dao đã mượn các hình ảnh gần gũi, quẹn thuộc để miêu tả tình nghĩa vợ chồng:

Muối ba năm muối đang còn mặn,

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay.

Hình tượng thơ không cầu kì, bóng bẩy mà đơn sơ, gần gũi. Muối và gừng là những gia vị thường dùng trong bữa cơm hằng ngày của người bình dân. Hơn thế, muối và gừng còn là những vị thuốc đắc dụng trong lúc ốm đau. Được các tác giả dân gian đưa vào văn chương, muối và gừng đã mang ý nghĩa tượng trưng cho tình nghĩạ vợ chồng đậm đà, sâu nặng.

Hai câu đầu của bài ca dao nhấn mạnh bản chất khó thay đổi bởi thời gian của muối và gừng. Những số từ như ba năm, chín tháng không phải là số từ cụ thể mà nó hàm ý chỉ thời gian lâu dài. Mà thời gian lại Chính là thử thách nghiệt ngã nhất, là thước đo chính xác nhất phẩm chất và giá trị của sự vật, của con người.

Muối và gừng là những sản phẩm đo chính tay người dân làm ra và gắn bó đời đời kiếp kiếp với họ. Muối là kết tinh của nước biển, màu trắng, hạt nhỏ, có vị mặn. Muối có mặt trong bữa ăn của mọi nhà, mọi người. Cái vị mặn mòi của muối được nhấn mạnh trong cụm từ muối ba năm. Trải qua năm tháng, hạt muối càng mặn mà thêm, cũng giống như thời gian trôi qua càng làm đậm đà hơn tình chồng nghĩa vợ.

Gừng là loại cây thường được trồng ở trong vườn, ngoài đồng. Vị cay nồng của gừng làm nóng ran từ miệng vào tới gan ruột, khiến ta có cảm giác tăng thêm nhiệt huyết, sức lực. Độ cay của gừng chín tháng được ngầm so sánh với mức độ thắm thiết của tình cảm vợ chồng. Trong gian nan, vất vả, tình nghĩa vợ chồng càng thêm sâu nặng.

Để làm nổi bật hai hình ảnh muối ba năm với gừng chỉn tháng, các tác giả dân gian đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ đặc sắc. Sự cân đối nhịp nhàng của hai câu thơ bảy chữ kết hợp với điệp từ muối và gừng được lặp lại hai lần trong câu thơ, có sự bổ trợ của cụm từ chỉ trạng thái đang còn mặn, hãy còn cay, đặc tả tình nghĩa vợ chồng đằm thắm, nồng nàn.

Gừng cay, muối mặn tượng trưng cho tình nghĩa của những cặp vợ chổng nghèo cùng nhau chung lưng đấu cật, lên thác xuống ghềnh, lên rừng xuống biển. Chén cơm sẻ nửa, hạt muối chia đôi. Qua gian nan, cơ cực, tình nghĩa vợ chồng gắn bó càng thêm sâu sắc:

Đôi ta nghĩa nặng tình đầy,

Có xa nhau đi nữa, cũng phải ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

Câu thơ sáu chữ cổ âm điệu ngọt ngào, sâu lắng cùng với các từ ngữ đan xen hài hoà, thể hiện sự khăng khít của cặp vợ chồng rất đỗi thương nhau. Từ Đôi ta nói lên sự khăng khít, hoà hợp. Đôi ta khác hai ta vì hai ta chưa thể là một. Để tiếp tục khắc sâu ý nghĩa của từ Đôi ta, tác giả cụ thể hoá bằng hình ảnh nghĩa nặng tình dày. Nghĩa đặt trước tình, quấn quyện vào nhau, không có gì đo lường được tình nghĩa vợ chồng dành cho nhau. Thành ngữ nghĩa nặng tình dày như một hòn đá tảng trong đời sống vợ chồng, không sức mạnh gì xô đẩy, di chuyển được.

Nhưng không phải lúc nào tình yêu nam nữ, tình nghĩa vợ chồng cũng thuận buồm xuôi gió. Trong cuộc sống chung, vợ chổng cũng phải “lên thác xuống ghềnh”, “ba chim bảy nổi chín lênh đênh", nghĩa là bên cạnh cái ngọt ngào của tình yêu, họ cũng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống tình đời thường cần phải vượt qua.

Câu thơ: Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa đột ngột kéo dài từ sáu chữ thành mười ba chữ, không phải là không có lí do. Độ dài của câu ca dao phần nàọ bộc lộ sự băn khoăn, bức xúc trong tâm trạng của người vợ hoặc người chồng, ở đỉnh cao của tình cảm vợ chồng, giữa thời điểm hạnh phúc nhất, đôi khi người vợ hoặc người chồng tự nhiên phân vân, lo lắng cho tương lai, cho những ngày tiếp theo liệu có giữ được gừng cay, muối mặn, nghĩa nặng tình dày mãi không?

Cụm từ có xa nhau đi nữa diễn tả tâm trạng có thật của một trong hai người, nhưng nó chỉ là một dao động thoáng qua, một sự lo xa cần thiết ở những người vợ, người chồng biết lo lắng, chăm sóc gìn giữ cho hạnh phúc gia đình.

Nhân vật trữ tình tự đặt ra giả thiết: Có xa nhau đi nữa và cũng tự trả lời: ba vạn sáu ngàn ngày mới xa. Tại sao họ không nói một trăm năm mà lại là ba vạn sáu ngàn ngày? Cách nói như dằn từng tiếng, nhấn mạnh quyết tâm sắt đá, khắc cốt ghi xương lời thề gìn giữ cuộc sống vợ chồng cho vuông tròn đến đầu bạc răng long.

Dẫu không sử dụng một từ so sánh nào nhưng ý so sánh trong bài ca dao vẫn khá rõ. Giống như muối mặn, gừng cay, tình nghĩa đồi ta trải qua năm tháng càng thêm nặng, thêm dày, không gì có thể làm cho phai nhạt. Điều thú vị ở đây là cách nói vòng. Ba vạn sáu ngàn ngày tức là một trăm năm. Lấy vợ lấy chồng, ai cũng ao ước được trăm năm hạnh phúc bên nhau. Vậy thì cái chuyện xa nhau dẫu có thể xảy ra thì cũng phải sau ba vạn sáu ngàn ngày, khi mà cả hai đều đã sống trọn vạn kiếp người.

Để ý một chút, ta sẽ thấy cấu trúc ngữ pháp của câu cuối cùng khá lạ. Hai chữ xa đặt ở đầu và cuối câu, ở giữa là thành ngữ chỉ thời gian dài đằng đẵng. Quan hệ ngữ nghĩa là quan hệ giả thiết - kết quả được thể hiện bằng sự kết hợp giữa nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc như nói vòng, cường điệu để nhấn mạnh ý cẩn khẳng định.

Sức mạnh của tình yêu nam nữ không trở lực nào ngăn cản được. Tình cảm vợ chồng lại càng không có thế lực nào phá vỡ được. Đó là những thông điệp mà bài ca dao trên muốn gửi đến mọi người. Tình nghĩa vợ chồng gắn bó thuỷ chung đã được xây dựng trên nền tảng là cuộc sống lao động vất vả của những người cùng cảnh ngộ:

Tay bưng chén muối đĩa gừng,

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau!

Bài ca dao trên mang đậm phong cách của ca dao dân ca vùng Nghệ - Tĩnh. Chúng ta hãy thử hình dung vào một sớm mai hồng hay một đêm trăng thanh, trên dòng sông Lam, con thuyền thong thả trôi xuôi, mái chèo khỏa nước.Trong không gian mênh mông bỗng ngân lên một giọng hò khoan nhặt, ca ngợi tình nghĩa vợ chồng thủy chung son sắt. Chắc hẳn những sợi dây đàn trong tâm hồn của mỗi chúng ta sẽ rung lên, rung lên mãi để cùng hòa điệu. Bốn câu ca dao vừa miêu tả hiện thực vừa là khát khao hạnh phúc lâu bền của người bình dân tự ngàn xưa.

Phân tích bài ca dao số 6 (mẫu 8)

"Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa"

Bài ca nói về tình nghĩa lứa đôi mặn nồng, tình nghĩa vợ chồng gắn bó thủy chung. Ca dao thường mở đầu theo thể hứng: bắt đầu từ một sự vật, sự việc nào đó rồi mới nói đến ý chính. Nhiều khi sự vật mở đầu và ý chính không có liên quan gì với nhau:

Con chim đỏ đỏ

Cái mỏ nó xanh

Nó kêu người ở trong làng,

Đừng ham lãnh lụa, phụ phùng vải bô.

Nhưng cũng có khi sự vật mở đầu và ý chính có liên quan với nhau. Bài ca này thuộc trường hợp sau: mở đầu bằng muối - gừng để nói đến tình nghĩa của con người. Muối - gừng đã đi vào ca dao khá nhiều:

Tay bưng đĩa muối chấm gừng,

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

Muối và gừng, đó là những sự vật vô cùng quen thuộc trong đời sống dân dã, bình dị và nghèo khó. Người bình dân dùng hình ảnh muối và gừng để nói đến tình nghĩa một cách kín đáo mà chân thực, sâu sắc. Muôi để càng lâu năm càng mặn, gừng để càng già càng cay. Người bình dân mong muốn tình nghĩa cũng đậm đà, lâu bền như vị mặn của muối, vị cay của gừng. Hai câu đầu nói gián tiếp, hai câu sau dùng cách nói trực tiếp:

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

Phân tích bài ca dao số 6 (mẫu 9)

Nghĩa tình vợ chồng thủy chung sắt son, keo sơn gắn bó từ lâu đã trở thành một đề tài phổ biến trong nền văn học nước nhà. Từ xa xưa tình cảm này cũng đã được ông cha ta nhắc đến trong những bài ca dao thiết tha. Tiêu biểu trong số đó là bài “ Muối ba năm” :

 “Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.”

Mở đầu bài ca dao đã sử dụng những hình ảnh chân thực, mộc mạc, gần gũi với người nông dân Việt Nam ấy là hình ảnh “muối” và “gừng”. Đây là hai gia vị thường dùng và rất dễ thấy trong những bữa cơ bình dân, đặc biệt chúng còn được biết đến là những vị thuốc hữu dụng để chữa bệnh trong lúc ốm đau. Tác giả dân gian đã khéo léo đưa những hình ảnh đơn sơ mà tinh tế vào để tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng đậm đà mà sâu nặng. Có thể nói trong hai câu đầu bài ca dao đã nhấn mạnh bản chất khó thay đổi bởi thời gian của “muối” và “ gừng”. Những cụm từ chỉ thời gian như “ba năm”, “ chín tháng” không đơn thuần chỉ là những con số cụ thể mà còn có hàm ý chỉ khoảng thời gian dài lâu. Muối chính là sự kết tinh của nước biển đọng lại, màu trắng, hạt nhỏ và có vị mặn. Cái dư vị mặn mòi của muối đã được người xưa nhấn mạnh trong cụm từ “ muối ba năm”, trải qua biết bao nhiêu năm tháng hạt muối vẫn luôn mặn mà cũng giống như tình nghĩa vợ chồng dù thời gian càng trôi qua vẫn luôn đậm đà, gắn bó, không hề đổi thay.

Gừng là loại cây thường được trồng trong vườn, ngoài đồng với vị cay nồng và thơm. Độ cay của gừng trải qua chín tháng được ngầm so sánh với mức độ thắm thiết của tình cảm vợ chồng, dù trong gian nan, vất vả của cuộc đời thì tình cảm ấy càng thêm sâu nặng, keo sơn. Việc khéo léo sử dụng cặp câu thơ bảy chứ đối xứng, nhịp thơ cân đối nhịp nhàng kết hợp với điệp từ “ muối” và “gừng” lặp đi lặp lại hai lần ở mỗi câu có tác dụng khắc sâu ý niệm về sự bền lâu. Muốn mặn và gừng cay chính là những hình ảnh tượng trưng ý nghĩa nhất cho tình cảm vợ chồng tuy trải qua biết bao khổ cực, sóng gió vẫn luôn keo sơn, khăng khít với nhau. Hai hình ảnh này cũng đã đi vào rất nhiều bài ca dao khi nói đến tình nghĩa của con người:

“ Tay bưng đĩa muối chấm gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”

Câu thứ ba của bài ca dao là một câu thơ sáu chữ với âm điệu ngọt ngào, sâu lắng đan xen giữa các cụm từ như “ đôi ta”, “nghĩa nặng tình dày” thể hiện sự khăng khít, gắn bó, hòa hợp tuy hai mà như một của đôi vợ chồng. Đặc biệt cụm từ “ nghĩa nặng tình dày” giống như một lời khẳng định rằng tình cảm vợ chồng vững bền như một hòn đá tảng, không gì có thể thay đổi, di chuyển được. “Nghĩa” là nghĩa vụ, trách nhiệm, “tình” là tình cảm, nghĩa càng dày thì tình càng nặng, không bao giờ nhạt phai.

Câu kết của bài ca dao đột ngột kéo dài ra thành mười ba chữ, nhân vật trữ tình đã đặt ra một giả thiếthay cũng là tâm trạng băn khoăn lo lắng “ nếu xa nhau”. Chúng ta đều biết rằng trong cuộc sống đặc biệt là cuộc sống vợ chồng dẫu có hạnh phúc đến đâu song cũng luôn có những yếu tố tác động đến, vì vậy dù có sống trong bình yên người ta vẫn sẽ phải nghĩ đến những gian lao, thử thách đang ở trước mắt, tác giả dân gian ở đây cũng như vậy. Dù lo lắng nhưng ngay sau đó nhân vật trữ tình đã tự trả lời cho giả thiết của chính mình “ ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”. “ Ba vạn sáu nghìn ngày” là con số ước tính là một trăm năm,tức là cả một đời người cũng có nghĩa là tình nghĩa vợ chồng sẽ gắn bó với nhau suốt đời suốt kiếp, nếu có lìa xa thì đến chết mới xa nhau. Câu tự trả lời giống như một lời khẳng định, lời khắc cốt ghi tâm thề nguyện rằng tình cảm vợ chồng sẽ bền chặt đến khi đầu bạc răng long.

Bài ca dao với những hình ảnh giản dị, mộc mạc và gần gũi kết hợp với nhịp điệu nhẹ nhàng, uyển chuyển đã để lại ấn tượng sâu sắc cho chúng ta về tình cảm vợ chồng đồng thời thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người lao động: gắn bó, thủy chung trong nghĩa tình vợ chồng và trong tình yêu đôi lứa.

Phân tích bài ca dao số 6 (mẫu 10)

“Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay.

Đôi ta nghĩa nặng tình dày,

Còn xa nhau đi nữa, cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.”

Những câu ca dao trong bài ca dao: “Muối ba năm” mỗi lần cất lên lại không tránh khỏi dư vang đậm đà trong lòng người đọc. Từ thủa xa xưa, tình yêu đôi lứa đã tự tạo cho nó một đề tài riêng và nổi trội làm cho người ta phải hướng về nó như lẽ dĩ nhiên. Đã có vô vàn những bài ca dao tình yêu chỉ vẻn vẹn có vài dòng mà còn lưu mãi trong lòng những trái tim biết rung cảm. Mỗi bài ca dao về tình yêu sẽ cho ta những cách cảm nhận riêng và ở bài “Muối ba năm” cũng vậy. 

Bài ca dao mở đầu một cách rất tự nhiên, gây cho người ta cái cảm giác thấm thía ngay từ những phút tiếp xúc ban đầu:

“Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay.”

Nếu như ở một số những bài ca dao viết về tình yêu đôi lứa khác, tác giả dân gian luôn dùng những hình ảnh mềm mại, thơ mộng, đẹp huyền điệu thì ở đây, ta lại bắt gặp hình ảnh muối, gừng, hai hình ảnh vô cùng dân giã, quen thuộc không hề tô vẽ, bóng bẩy. Ta đã không còn xa lạ gì với hai loại da vị không thể thiếu trong đời sống hàng ngày này, đó đều là những da vị cho bản thân con người tạo nên bằng công sức lao động và những tháng ngày chờ đợi. Muối thì mặn, cho dù để bao lâu đi nữa thì cái hương vị mặn mòi của biển cả không bao giờ mất đi. Cái vị cay nồng nàn của gừng thì tỏa lan từ đầu lưỡi đến tận cuống họng khiến cho người ta nhớ mãi. Đây còn là hai vị thuốc rất có giá trị cho sức khỏe. Những từ chỉ thời gian: “ba năm”, “chín tháng” vừa cụ thể nhưng lại vừa tượng trưng cho một khoảng thời gian xa, dài, biểu tượng cho những thử thách, ấy vậy mà khi nó xuất hiện lại càng tô đậm những mùi vị không nhạt phai của muối và gừng. Không chỉ vậy, khoảng thời gian dài ấy thậm chí có thể khiến cho muối càng mặn, gừng càng cay. Rõ ràng thời gian ấy chả có nghĩa lí gì đối với những điều đã sẵn mặn mà như là muối, gừng. Nhưng mới đọc đến đây thôi thì vẫn chưa ra được hết những hàm ý của bài ca dao, câu thơ sau sẽ hé lộ tất cả những ẩn dụ, để người đọc hiểu hơn về những ngụ ý trong những hình ảnh:

“Đôi ta nghĩa nặng tình dày”

Khi ở trên, ta thấy rằng, muối và gừng và hai loại mùi vị thấm đậm và rất khó để nhạt phai. Nếu điều này nói về tình cảm của đôi nam nữ thì chắc hẳn đây không thể là một cặp nam nữ với tình yêu đơn thuần mà nhất định là một tình yêu vô cùng sâu đậm, thắm thiết, đã lên mùi cay nồng, mặn mà như muối, như gừng và đặc biệt là phải là tình cảm đã trải qua những thử thách của thời gian. Vì khi thời gian đã lên những thử thách, vượt qua được nó, người ta mới có cho nhau những tình cảm nồng càng thêm nồng, tình nghĩa càng nặng trĩu, dày dặn. Rõ ràng tình cảm là những điều vô hình, không thể sờ, nắm được, nhưng có lẽ bằng sự cảm nhận tinh tế của lứa đôi, họ đã dần cảm nhận được hương vị nồng ấm và độ nặng, độ dày dặn của đối phương. Đây nhất định không thể là một tình yêu hời hợt mà phải là một tình yêu không chỉ đậm tình mà còn nặng nghĩa. Sự mộc mạc trìu mến của giọng điệu bài ca dao càng làm cho người đọc muốn tin tưởng đây là tình cảm của một cặp vợ chồng hết sức yêu thương nhau, một đôi vợ chồng tình nghĩa đậm sâu, đã cùng trải qua gian khó khiến cho tình cảm ngày qua ngày không những không nhạt phai mà như muối biển và gừng cay, chỉ càng nồng, càng ấm. Vì vậy mà:

“Còn xa nhau đi nữa, cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.”

Lại là một cách nói thời gian mộc mạc, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân nhưng là cách nói vừa cụ thể vừa có tính chất vô định hình. Những con số được đưa ra khá rõ ràng “ba vạn sáu ngàn ngày” nhưng chỉ với hám ý về một khoảng thời gian không chỉ dài mà còn xa xôi, thậm chí không biết sẽ có ngày ấy hay không. Điều này cũng chính là ngấm ngầm khẳn định sự không bao giờ chia xa của đôi nam nữ tình sâu nghĩa nặng đòng thời cũng là khát khao bên nhau đến trọn đời của bất cứ đôi vợ chồng nào.

Bài ca dao đã ca ngợi tình yêu son sắt, mặn nồng của vợ chồng tình nghĩa như một sự khẳng định nồng ấm về tình người, tình yêu. Tình yêu luôn là thứ tìm cảm sâu sắc, dạt dào, khó phai nhòa, có thể trường tồn vĩnh cửa theo năm tháng và có thể vượt lên mọi sự xa cách, khó khăn, thử thách, sau tất cả, tình yêu còn trở nên nồng nàn sau đắm hơn bao giờ hết. Tuy bài ca dao không có những xúc cảm lãng mạn, mãnh liệt như ở một số bài ca dao tình yêu khác nhưng đậm đà, thấm đẫm mùi vị của một tình yêu chân thành, nồng nàn, thủy chung, ấm áp và có sự lắng đọng của những cảm xúc giản dị mà không bao giờ tàn phai.

Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:

Phân tích bài ca dao hài hước số 1

Cảm nhận bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

Phân tích bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

Cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

1 1,766 23/05/2022
Tải về