Phân tích 18 câu đầu Trao duyên (5 mẫu)

Phân tích 18 câu đầu Trao duyên lớp 10 gồm dàn ý và 5 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 10 hay hơn.

1 554 lượt xem
Tải về


Phân tích 18 câu đầu Trao duyên - Ngữ văn 10

Dàn ý số 1

I. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều và đoạn trích Trao duyên.

- Giới thiệu 18 câu thơ đầu của đoạn trích: Là lời Thúy Kiều nhờ cậy, van xin Thúy Vân thay mình kết duyên cùng Kim Trọng

II. Thân bài:

a. Lời nhờ cậy của Thúy Kiều (2 câu đầu)

- Lời nói

- “Cậy”: Đồng nghĩa với “nhờ” nhưng “cậy” còn bao hàm ý nghĩa gửi gắm, mong đợi, tin tưởng về sự giúp đỡ đó.

- “Chịu lời”: Đồng nghĩa với “nhận lời” nhưng “nhận lời” nó còn bao hàm sắc thái tự nguyện, có thể đồng ý hoặc không đồng ý, còn “chịu lời” thì bắt buộc phải chấp nhận, không thể từ chối bởi nó mang sắc thái nài nỉ, nài ép của người nhờ cậy.

- Hành động: “Lạy, thưa”

+ Là hành động của người bề dưới với người bề trên, nhưng ở đây Kiều là chị lại lạy, thưa em mình.

+ Đây là hành động bất thường nhưng lại hoàn toàn bình thường trong hoàn cảnh này bởi hành động của Kiều là lạy đức hi sinh cao cả của Thúy Vân. Bởi vậy, việc Thúy Kiều nhún nhường, hạ mình van nài Thúy Vân là hoàn toàn hợp lý

=> Hành động bất thường đặt trong mối quan hệ với các từ ngữ đặc biệt đã nhấn mạnh tình thế éo le của Thúy Kiều.

- Hoàn cảnh đặc biệt của Kiều:

+ Thúy Kiều phải tha thiết cầu xin Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng. Kiều biết rằng việc mình đang nhờ Vân ảnh hưởng lớn đến cuộc đời em sau này bởi Thúy Vân và Kim Trọng không có tình yêu.

+ Tâm trạng của Kiều đau khổ, tuyệt vọng bởi người ta có thể trao cho nhau kỉ niệm, đồ vật chứ không ai đi trao đi tình yêu của mình.

b. Lí lẽ trao duyên của Kiều (10 câu tiếp)

*Kiều bộc bạch về tình cảnh của mình:

- Thành ngữ “đứt gánh tương tư”: chỉ tình cảnh tình duyên dang dở của Kiều, nàng bị đẩy vào bước đường cùng không lối thoát giữa một bên là chữ hiếu một bên là chữ tình nên trao duyên là lựa chọn duy nhất của nàng.

- Chữ “mặc”: Là sự phó mặc, ủy thác, ủy nhiệm. Kiều đã giao toàn bộ trọng trách cho Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.

=> Cho thấy tâm trạng đau đớn, xót xa của Kiều.

=> Là lời thuyết phục khôn khéo của Kiều dấy lên tình thương và trách nhiệm của người em đối với chị của Thúy Vân.

* Kiều kể về mối tình với chàng Kim:

- Hình ảnh “Quạt ước, chén thề”: Gợi về những kỉ niệm đẹp, ấm êm, hạnh phúc của Kim và Kiều với những lời thề nguyền, đính ước gắn bó, thủy chung.

- “Sóng gió bất kì”: Tai họa bất ngờ ập đến, Kiều bị đẩy vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, phải chọn giữa tình và hiếu. Kiều đã chọn hi sinh chữ tình.

=> Mối tình Kim – Kiều là mối tình đẹp nhưng mong manh, dễ vỡ

=> Vừa bộc lộ tâm trạng đau đớn, xót xa của Kiều, vừa khiến Vân xúc động mà nhận lời.

*Kiều nhắc đến tuổi trẻ và tình máu mủ và cái chết:

- Hình ảnh ẩn dụ “Ngày xuân”: Tuổi trẻ.

=> Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước.

- “Tình máu mủ”: Tình cảm ruột thịt của những người cùng huyết thống.

=> Kiều thuyết phục em bằng tình cảm ruột thịt.

- Thành ngữ “Thịt nát xương mòn” và “Ngậm cười chín suối”: nói về cái chết đầy mãn nguyện của Kiều.

=> Kiều viện đến cả cái chết để thể hiện sự cảm kích thật sự của mình khi Vân nhận lời.

=> Lý lẽ của Kiều vừa thấu tình vừa đạt lý khiến Vân không thể không nhận lời.

=> Kiều là một người con gái thông minh, sắc sảo cũng đầy tình cảm, cảm xúc.

c. Kiều trao kỉ vật (6 câu tiếp):

- Kỉ vật: Chiếc vành, bức tờ mây.

→ Kỉ vật đơn sơ mà thiêng liêng, gợi quá khứ hạnh phúc.

- Từ “giữ - của chung - của tin”.

+ “Của chung” là của Kim, Kiều nay là cả của Vân nữa.

+ “Của tin” là những vật gắn bó gợi tình yêu thiêng liêng của Kim – Kiều: mảnh hương, tiếng đàn.

→ Thể hiện sự giằng xé trong tâm trạng Thúy Kiều. Kiều chỉ có thể gửi gắm mối duyên dang dở cho Vân chứ không thể trao hết tình yêu mặn nồng xưa kia giữa nàng và Kim Trọng.

d. Nghệ thuật:

- Cách sử dụng từ ngữ tinh tế, tài tình.

- Sử dụng các thành ngữ dân gian và hình ảnh ẩn dụ

- Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật liệt kê, ẩn dụ.

- Giọng điệu nhẹ nhàng, da diết, giàu cảm xúc.

III. Kết bài:

- Khẳng định giá trị của 18 câu thơ đầu đối với đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung.

Dàn ý số 2

1. Mở bài

- Giới thiệu chung về Nguyễn Du và Truyện Kiều.

- Giới thiệu về trích đoạn Trao duyên và 18 câu đầu đoạn trích.

2. Thân bài

* Hai câu đầu:

- "Cậy em": đặt đầu câu gợi ra sự trông mong, tin tưởng của Thúy Kiều dành cho Thúy Vân.

- "Em có chịu lời": Cụm từ vừa mang sắc thái nghi vấn vừa mang sắc thái cầu khiến: lời nài ép, đặt Vân vào thế khó chối từ.

- Hành động "thưa", "lạy": ngỡ vô lý nhưng hợp lý. Thúy Kiều đặt mình vào vị trí của một người chịu ơn để đối đãi, ứng xử với ân nhân của mình.

* Sáu câu tiếp:

- Tình cảnh éo le "giữa đường đứt gánh", :gánh tương tư": Kiều gặp biến cố, tình yêu tan vỡ, lựa chọn chữ "hiếu"- "tình".

- "tơ thừa": sự thiệt thòi của Vân.

- "Mặc em": phó mặc, phó thác, Kiều đặt hết niềm tin vào Vân.

- Kỉ niệm Kim- Kiều: ngày quạt ước- đêm chén thề

- Nỗi trăn trở: mong muốn trọn chữ "hiếu", vẹn chữ "tình" → Nhờ Thúy Vân giúp mình nối tiếp tình duyên dang dở với chàng Kim.

* 10 câu tiếp:

- Lý lẽ của Kiều:

Thúy Vân "ngày xuân còn dài", có thể gánh tiếp mối duyên với chàng Kim.

Kiều- Vân là máu mủ, chị em "xót tình máu mủ".

Nếu được Vân giúp đỡ thì dù phải đón nhận cái chết Kiều cũng thấy yên lòng "ngậm cười chín suối".

- Chiếc vành, bức tờ mây là minh chứng riêng cho tình yêu Kim- Kiều, giờ đành trao cho em, làm "của chung" ba người.

- Dù uất nghẹn, đau buồn, Kiều vẫn không quên dành cho em sự mong mỏi, cầu cho Vân một cuộc sống đôi lứa ấm êm, hạnh phúc.

3. Kết bài

Nêu giá trị đoạn trích và khẳng định tài năng của Nguyễn Du.

Phân tích 18 câu đầu Trao duyên (mẫu 1)

Nguyễn Du tên chữ là Tố Như là đại thi hào của dân tộc Việt Nam và là danh nhân văn hóa thế giới. Ông sinh ra trong một gia đình phong kiến quý tộc và sống trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du thành công cả về chữ Hán lẫn chữ Nôm. Làm nên tên tuổi của Nguyễn Du phải kể đến tác phẩm Truyện Kiều – một tác phẩm chứa đựng tinh thần nhân đạo sâu sắc, đề cao giá trị con người và lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến thối nát. Truyện Kiều kể về nàng Kiều – một người con gái tài sắc nhưng cuộc đời của nàng lại là một chuỗi những bi kịch triền miên chất chứa bao nỗi đau đớn, thảm sầu. Trao duyên là nỗi đau lớn và cũng chính là bi kịch đầu tiên trong cuộc đời lưu lạc 15 năm của nàng. Đoạn trích sau là những lời Kiều nói với Vân nhằm thuyết phục Vân thay mình gá nghĩa cho Kim Trọng.

Cậy em em có chịu lời,

...
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.

Sau đêm thề nguyền, Kim Trọng phải về Liêu Dương để hộ tang chú. Gia đình Thúy Kiều bị thằng bán tơ vu oan giá họa. Bọn sai nha nhân cơ hội đó gây nên vụ án oan sai để ăn đút lót. Tài sản gia đình bị vơ vét hết, Thúy Kiều đành phải chấp nhận hy sinh mối tình với Kim Trọng, bán mình lấy tiền đút lót cho bọn sai nha để cứu cha và em khỏi những đòn tra khảo dã man. Việc bán mình thu xếp đã xong xuôi ''Tờ hoa đã ký, cân vàng mới trao'', đêm trước khi đi theo Mã Giám Sinh, Thúy Kiều đã ngồi trắng đêm nghĩ đến phận mình và tình yêu: "Đèn thắp sáng đêm nước mắt đầm đìa/ Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn", rồi nàng nhờ em gái mình là Thúy Vân thay mình kết duyên cùng Kim Trọng.

Kiều mở lời trao duyên rất đặc biệt. Trao duyên là một chuyện khó nói, cho dù là nói với em gái mình cũng vậy. Hơn nữa, đây không phải là tình yêu thoáng qua mà đã thề nguyền vàng đá, kết giải đồng tâm. Nó trở thành thiêng liêng, khó có thể đổi thay. Nay nhờ Vân thay mình kết nghĩa cùng Kim Trọng. Kiều sợ chắc gì Vân đã nhận lời. Kiều lâm vào tình thế khó xử: “Hở môi ra cũng thẹn thùng/ Để trong lòng thì phụ tấm lòng với ai”. Bởi thế nên nàng đắn trước đó sau, băn khoăn mãi không biết phải nói thế nào để Vân không thể chối từ nên Kiều mở lời trao duyên rất đặc biệt: "Cậy em em có chịu lời,/ Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa". Nguyễn Du là một bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ, điều đó có thể dễ dàng thấy được qua hai câu thơ trên. "Cậy" và "nhờ" đều có nghĩa là nhờ vả, xin sự giúp đỡ của một ai đó, nhưng thay vì sử dụng từ "nhờ", Nguyễn Du đã khéo léo chọn từ "cậy", bởi vì từ "cậy" này có nghĩa là nhờ với tất cả sự hy vọng và tin tưởng, nét nghĩa này từ "nhờ" không thể hiện được. Cũng như vậy, thay vì "nhận lời", tác giả lại dùng "chịu lời" bởi vì khác với "nhận lời", "chịu lời" không chỉ thể hiện sự đồng ý, nhận lời mà còn kèm theo ý bắt buộc, khiến cho người được nhờ vả khó nói lời từ chối. Cách tác giả dùng từ rất chính xác, bởi lẽ đây là chuyện rất quan trọng đối với Kiều, nàng hi vọng Thúy Vân đồng ý, nên lời van nài cũng có chút ép buộc. Tuy Kiều cũng hiểu việc nhờ Thúy Vân kết duyên với Kim Trọng là hết sức vô lý, nhưng nàng vẫn quyết tâm muốn trả nghĩa cho người yêu, bỏ qua lễ nghi gia phong, nàng "lạy" và "thưa" đối với em mình. Kiều dùng chính lễ nghi lạy trước thưa sau, thay bậc đổi ngôi này để ràng buộc Vân. Nàng là phận làm chị, nhưng lại bảo Vân "ngồi lên cho chị lạy". Giờ đây, nàng không còn là người chị của Vân nữa, nàng chỉ đơn thuần là một người đang nhờ cậy người khác và Vân sẽ là người giúp nàng. Kiều đã xem Vân như một ân nhân – người có công cao, nghĩa nặng với nàng. Qua đó còn cho thấy vấn đề mà Kiều sắp nói đây phải vô cùng hệ trọng nên mới có sự thay đổi ngôi vị trong quan hệ chị em như vậy. Tất cả hành động và lời nói của Thúy Kiều đã tạo được không khí nghiêm trang thích hợp để trao duyên và thể hiện sự khéo léo của Thúy Kiều khi mở lời thuyết phục Vân đồng thời cho thấy khả năng dùng từ điêu luyện, tinh tế của Nguyễn Du.

Tiếp đó, Kiều giao phó, ủy thác trách nhiệm cho em về duyên tình dang dở của mình:

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

“Gánh tương tư” là tình yêu sâu sắc của Kiều với Kim Trọng. “Giữa đường đứt gánh” là thành ngữ chỉ sự tan vỡ đột ngột của tình yêu. Tơ duyên là của chị, khi đến với em nó đã là “tơ thừa”, “thừa” nghĩa là bị đứt, vỡ - tơ duyên bị đứt đoạn. Cách nói này cho thấy với Kiều, Thúy Vân lấy Kim Trọng là một thiệt thòi cho Vân. Từ “mặc” sử dụng ở đây không phải là mặc kệ em, mặc cho ra sao thì ra mà có nghĩa là Kiều muốn phó thác, giao phó trách nhiệm lại cho Thúy Vân, tin tưởng tuyệt đối vào sự cậy nhờ của mình nơi Vân. Câu thơ thể hiện nỗi băn khoăn của Kiều là băn khoăn cho Kim Trọng phải lỡ làng nhân duyên và nỗi day dứt của Kiều là day dứt cho Thúy Vân phải “chắp mối tơ thừa” của mình.

Trao duyên cho em nhưng nào đã dễ trút đi gánh nặng? Bao nhiêu kỉ niệm ngày xưa của mối tình đầu, kỉ niệm đẹp đẽ của một thời ào ạt trở về khiến nàng đau đớn khôn nguôi, nàng không dằn được lòng mình, nàng kể vắn tắt với em về tình cảnh của mình:

- Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

- Sự đâu sóng gió bất kì

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Điệp từ "khi" nhấn mạnh tình cảm sâu nặng, bền chặt giữa Kiều với chàng Kim. Với nghệ thuật liệt kê "ngày quạt ước", "đêm chén thề” diễn tả những kỉ niệm tình yêu ngọt ngào, đẹp đẽ, trong sáng của Kiều cùng Kim Trọng, hai người đã tự do đính ước trao kỉ vật và uống chén rượu thề nguyền, hẹn ước nhưng giờ đây tất cả đã trở thành quá khứ. "Sóng gió bất kì" là khi Kim Trọng phải về quê chịu tang chú, gia đình Kiều lại bị mắc oan, cha và em Kiều bị bắt, cách duy nhất để cứu họ là nàng phải bán mình, đồng nghĩa với việc nàng phải làm trái với lời hẹn ước trước kia với người yêu. Chữ “hiếu” chính là gia đình còn chữ “tình” chính là tình yêu. Hoàn cảnh trái ngang quá, giữa hai lẽ "hiếu" và "tình", Kiều chỉ có thể chọn một. Nàng dằn vặt nội tâm, day dứt đau đớn, cuối cùng đành hi sinh tình yêu của mình để làm tròn chữ hiếu. Nàng tỏ nỗi lòng với Vân, dùng nỗi đau của mình để thuyết phục Vân, để đặt Vân vào tình thế cũng phải có hành động vì chị. Câu thơ “Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai” là một câu hỏi tu từ chứa đầy nỗi đau xót của Kiều. Hiếu và tình là hai giá trị tinh thần không thể chọn lựa và đặt lên bàn cân nhưng xã hội phong kiến bất công tàn bạo lại bắt con người ta phải lựa chọn. Nàng Kiều đã phải cay đắng chọn chữ “hiếu” trong khi thực tế trái tim con người lại tồn tại: “Đức tin, hy vọng và tình yêu vĩ đại hơn cả”. Qua đó người đọc càng thấm thía, thương cảm và xót tha cho Kiều khi nàng đã phải đau đớn hi sinh tình yêu đầu đẹp đẽ để “bán mình chuộc cha”.

Đã tỏ bày nỗi lòng nhưng vẫn sợ Vân không đồng ý, Kiều dùng lí lẽ, viện nhiều lý do để thuyết phục em. Kiều dùng tình máu mủ, ruột thịt để ràng buộc em và bằng thái độ mãn nguyện của mình dẫu có chết đi:

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

“Ngày xuân” là hình ảnh ẩn dụ chỉ tuổi đời cụ thể là tuổi trẻ. “Tình máu mủ” là tình cảm huyết thống, ruột rà. Đúng vậy Vân vẫn còn trẻ, có cả một cuộc đời phía trước để vun đắp cho hạnh phúc, hơn nữa chị và em là tình cảm ruột thịt “một giọt máu đào hơn ao nước lã" nên xin em hãy vì chị, vì tình chị em mà “thay lời nước non”. Thành ngữ “thịt nát xương mòn” diễn tả nỗi đau đớn, bất hạnh thậm chí là cái chết đớn đau. Em đồng ý nhận lời trao duyên, thì chị “ngậm cười chín suối” vẫn mãn nguyện và biết ơn em, “thơm lây” bởi việc nghĩa em làm cho chị. Qua đó cho thấy đối với Kiều việc Vân thay mình kết nghĩa cùng Kim Trọng là sự hy sinh, sự ban ơn cho Kiều là một nghĩa cử cao đẹp. Thật là rành rẽ những điều nàng kể và đề nghị. Đoạn thơ đã được Nguyễn Du viết ra một cách khúc chiết, mỗi dòng chứa một thông tin sự việc và chúng gối lên nhau một cách liên tục, lôgic. Ngôn ngữ của Kiều là ngôn ngữ của lí trí, rất khéo léo, thấu tình đạt lý không có một khe hở khiến Vân không thể từ chối mà còn lặng đi trong niềm xót thương chị vô bờ bến.

Sau khi tìm cách thuyết phục và trao duyên cho em, khi thấy Vân đã cảm thông, Thúy Kiều từ từ trao lại những kỉ vật tình yêu:

Chiếc vành với bức tờ mây,

Duyên này thì giữ vật này của chung.

Dù em nên vợ nên chồng,

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.

Mất người còn chút của tin

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.

Thúy Kiều từ từ trao lại những kỉ vật tình yêu "chiếc vành", ''bức tờ mây'' rồi đến ''phím đàn'', ''mảnh hương nguyền'' cho Thúy Vân. "Chiếc vành" là tặng vật đầu tiên của chàng Kim tặng cho Thúy Kiều khi nàng nhận lời, "tờ mây" là tờ giấy có trang trí hình mây hoặc là thư từ qua lại giữa Kiều và Kim Trọng, đó là những kỉ vật đơn sơ mà thiêng liêng, vô giá, là của riêng Kiều và Kim Trọng gợi lên một tình yêu sâu nặng, thủy chung, nồng nàn và gợi nhớ về một quá khứ hạnh phúc, đẹp đẽ. Cho nên khi đã gửi gắm tất cả lại cho Thúy Vân tâm trạng mâu thuẫn thật sự trong lòng Kiều mới bùng lên mạnh mẽ. Kiều đã mất bao công sức để thuyết phục em nhưng chính lúc em chấp nhận cũng là lúc Kiều bắt đầu chơi vơi để cố níu tình yêu lại với mình. Trao kỉ vật là trao duyên. Duyên tình yêu của chị giờ là duyên và tình yêu của em “Duyên này thì giữ vật này của chung”. Bao đớn đau chất chứa trong hai từ “của chung”, hai từ này thể hiện sự níu kéo, giằng xé khủng khiếp trong nội tâm của Kiều. Lý trí quyết định trao duyên, trao kỉ vật nhưng tình yêu tha thiết, mãnh liệt, sâu sắc đối với Kim Trọng lại khiến nàng luyến tiếc và cố gắng níu giữ lại tình yêu ấy. Hai từ “của chung” cũng đã mở ra một bi kịch trong nội tâm của nàng: Duyên đã trao mà tình không đoạn. Hai từ “ngày xưa” cũng đã thể hiện được tâm trạng vừa xót xa vừa tiếc nuối của Kiều bởi lẽ tình yêu đẹp đẽ chỉ vừa mới đây thôi nhưng khi trao cho Thúy Vân thì tất cả đã trở thành quá khứ xa xôi. Từ đây những kỉ vật Kiều trao lại cho em còn là vật làm tin để em nhớ đến Kiều, những lúc em hạnh phúc bên người yêu thì đừng bao giờ quên chị. Ý nghĩ của Kiều thật chua chát, tủi buồn. Nỗi đau như đọng lại ở câu thơ "dù em nên vợ nên chồng" trao duyên cho em rồi, cũng đã trao lại những kỉ vật cho em với những lời lẽ hết sức tin tưởng, khẩn khoản, ấy thế mà Kiều vẫn đặt ra giả thuyết như có điều gì đó vẫn chưa ổn, chưa yên. Qua cụm từ “xót người mệnh bạc” ta thấy Kiều tự thấy mình đáng thương, mình là người mệnh bạc để người khác phải xót xa thương hại. Những kỉ vật tình yêu thiêng liêng đối với Kiều giờ đã thành quá khứ xa xôi, trớ trêu thay của tin vẫn còn đó mà người lại mất: "Mất người còn chút của tin", lời nói của Kiều đề cập đến cái chết mà vẫn mang âm điệu trầm trầm như là chuyện tất yếu, khiến cho người đọc cảm thấy đau lòng. Đó cũng là tài năng miêu tả tâm lí độc đáo của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Nhịp thơ 4/4 đứt đoạn như một tiếng nấc uất ức nghẹn ngào thể hiện nỗi đau giằng xé, sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm trong lòng Kiều.

Phân tích 18 câu đầu Trao duyên (mẫu 2)

Một câu thơ hay là câu thơ giàu sức gợi, và kêu gọi được cả sự đồng cảm của người đọc trong mạch cảm xúc, để từ đó bắt đầu hành trình đồng điệu cùng tâm hồn nhân vật trữ tình. Có thể nói, 18 câu đầu Trao duyên đã thực sự xuất sắc khi làm được điều đó.

Trước hết phải khẳng định rằng trao duyên là nhan đề đầy bất thường, xưa này người ta trao khăn, trao áo trao lời, có mấy ai trao duyên bao giờ? Vì duyên là mối gắn bó tự nhiên giữa con người với con người, cầu không có, muốn không được, nó khiến cho người trao thì đau đớn, người nhận thì bối rối gượng ép vô cùng.

Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em

Vì việc trao duyên là chuyện khó khăn, vậy nên lời điệu đọc lên nghe đã thấy trúc trắc. Từ mở đầu “cậy em”, như trĩu nặng cả câu thơ, như tiếng nấc nghẹn ngào đứt đoạn, đầy run rẩy. Có phải điều nhờ cậy còn lớn lao hơn so với người nhờ cậy, cho nên dù rất bình tĩnh trước sóng gió cuộc đời, nhưng đứng trước bi kịch bản thân Kiều vẫn cảm thấy bối rối. Câu thơ “cậy em em có chịu lời”, vừa có nghĩa là nhờ vả, vừa góp phần bộc lộ tâm trạng quằn quại, khó nói, vừa gửi gắm một niềm ti. Chịu lời, dường như người trao duyên hiểu rằng Vân đã bị đẩy vào tình thế mặc nhiên mà phải chấp nhận. Là một người chị trong gia đình, Kiều có thể đề nghị em bằng những lời kẻ cảng, nhưng Kiều đặt em vào vị trí ngang hàng, bình đẳng xem ra còn là tư thế của một kẻ chịu ơn, vừa là sự sang trọng, nghi lễ, nhưng vừa là sự ràng buộc khéo léo với Vân. Nhưng cách khiến người đọc cảm động và cũng chua xót ở đây là cách Kiều giãi bày với Vân:

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kỳ,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ, thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Căn nguyên từ mối tình Kim Kiều, đã từng vô cùng sâu nặng, tới mức khi nhắc lại nó không còn đơn thuần là những kỉ niệm được điểm mặt gọi tên mà nó là cứ liệu của tâm hồn đang sống ở đây, là những lớp sóng cồn đang trào lên không dứt cứ dồn dập, kéo ta về hiện tại. Nhưng mối tình đẹp là thế, cao quý vô ngần là thế, nhưng vì biến cố của gia đình “sóng gió bất kì” mà bỗng chốc thành ra dang dở. Khi Kiều nói với Vân dùng từ “gánh” ở đó, là phần nào ta cũng cảm nhận được Kiều biết vẫn sẽ thiệt thòi khi chắp mối tơ thừa, khi chấp nhận gánh nặng này. Vừa gợi lên một cái gì đó vừa như dang dở, vừa trĩu nặng, vừa dằng dặc của nỗi nhớ niềm thương và của nỗi đau khắc khoải khôn nguôi. Không những sâu sắc, cảm động khi xét ở phương diện cái tình, mà còn rất thuyết phục về mặt lí lẽ. Rằng, Vân hẵng còn trẻ, em còn cả một tương lai ở phía trước, mọi điều tốt đẹp đều có thể bắt đầu, xây dựng, vun vén. Để tăng sức thuyết phục Kiều đã viện dẫn cả linh hồn lẻ bạc của mình để nhờ em. Dẫu có chết chị cũng vô cùng cảm ta, cảm thấy mãn nguyện nếu được em chấp nhận. Lời thỉnh cầu vừa có sự thuyết phục của lý trí, lại vừa đong đầy niềm cảm thông, nhờ thế mà từ trái tim Kiều có thể dọn đường đến trái tim Vân.

Dù em nên vợ nên chồng

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên

Cạn lời hồn ngất máu say

Một hơi lặng ngắt đôi tay giá đồng.

Với Kiều tình yêu là lẽ sống, cũng là nguồn mạch nuôi dưỡng sự sống, kỉ vật đã trao, duyên đã đoạn, thế nên chẳng khác gì hồn lìa khỏi xác, chỉ còn lại đây một trái tim đã chết trong đớn đau và tuyệt vọng.

Đoạn thơ tuy ngắn nhưng qua đó, ta thấy được Nguyễn Du đã nắm bắt rất tinh diễn biến tâm lí của kiều, qua đó ta thấy được Kiều là một con người nặng tình nặng nghĩa trong tình yêu, nhưng lại cũng rất mực thương cha và lo lắng cho gia đình, nên nguyện hi sinh thân mình. Giọng thơ vừa tha thiết, vừa van xin, vừa khẩn khoản thiết tha mà cũng đầy trĩu nặng.

Phân tích 18 câu đầu Trao duyên (mẫu 3)

Nhan đề đoạn trích là Trao duyên nhưng trớ trêu thay đây không phải là cảnh trao duyên thơ mộng của những đôi nam nữ mà ta thường gặp trong ca dao xưa. Có đọc mới hiểu được, Trao duyên, ở đây là gửi duyên, gửi tình của mình cho người khác, nhờ người khác chắp nối mối tình dang dở của mình. Thúy Kiều trước phút dấn thân vào quãng đời lưu lạc, bán mình cứu cha, nghĩ mình không giữ trọn lời đính ước với người yêu, đã nhờ cậy em là Thúy Vân thay mình gắn bó với chàng Kim. Đoạn thơ không chỉ có chuyện trao duyên mà còn chất chứa bao tâm tư trĩu nặng của Thúy Kiều.

Mở đầu đoạn thơ là 8 câu tâm sự của Thúy Kiều, về mối tình của mình với chàng Kim. Kể ra, với người xưa, một mối tình thiêng liêng như Thúy Kiều – Kim Trọng thường được giấu kín trong lòng ít khi người ta thổ lộ với người thứ ba. Vậy mà, ở đây, Thúy Kiều phải bộc lộ tất cả với Thúy Vân. Hơn thế nữa, nàng phải lạy em như lạy một ân nhân, một bậc bề trên, phải nói với em bằng những lời lẽ nhún nhường gần như van vỉ:

Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Không phải nhờ mà là cậy, chị nhờ em giúp chị với tất cả lòng tin của chị. Nhờ em nhưng cũng là gửi gắm vào em. Bao nhiêu tin tưởng bao nhiêu thiêng liêng đặt cả vào từ cậy ấy! Cũng không phải chỉ nói mà là thưa, kèm với lạy. Phải thiêng liêng đến mức nào mới có sự "thay bậc đổi ngôi" giữa hai chị em như thế. Nguyễn Du thật tài tình, như đọc thấu tất cả nỗi lòng nhân vật. Nỗi đau khổ vì không giữ trọn lời đính ước với chàng Kim đã buộc Thúy Kiều phải nói thật, nói hết với em, phải giãi bày tất cả. Bởi vì không có cách nào khác là phải nhờ em. Gánh tương tư đâu có nhẹ nhàng gì, thế mà vì mình giờ đây bỗng giữa đường đứt gánh, ai mà không đau khổ. Nhưng, gánh nặng vật chất thì san sẻ được, nhờ người khác giúp đỡ được, còn gánh tương tư mà nhờ người khác giúp đỡ cũng là điều hiếm thấy xưa nay. Vì vậy, Kiều mới phải cậy em, mới phải lạy, phải thưa, vì nàng hiểu nỗi khó khăn, sự tế nhị của gánh nặng này. Rõ ràng, Thúy Vân cũng phải hy sinh tình yêu của mình để giúp chị. Trong hoàn cảnh bi thương của mình, Thúy Kiều không chỉ trao duyên mà còn trao cả nỗi đau của mình cho em gái. Tuy nhiên, Thúy Vân vốn là cô gái vô tư, thơ ngây trong gia đình họ Vương lúc vạ gió tai bay, Thúy Kiều phải giành cho mình phần hi sinh lớn hơn; không chỉ hy sinh tình yêu mà hi sinh cả cuộc đời để cứu cha, cứu em.

Trao duyên cho em nhưng nào đã dễ trút đi gánh nặng? Bao nhiêu kỉ niệm ngày xưa của mối tình đầu, kỉ niệm đẹp đẽ của một thời ào ạt trở về. Những kỉ vật thiêng liêng nàng vẫn giữ, minh chứng cho tình yêu của nàng với chàng Kim, dễ gì trong phút chốc lại phải trao sang tay người khác, cho dù người đó chính là em gái mình? Tình yêu đôi lứa vốn có chút ít ích kỉ bên trong, đó cũng là lẽ thường tình. Chiếc vành với bức tờ mây, phím đàn với mảnh hương nguyền... vốn là kỉ vật riêng của Thúy Kiều, kỉ vật ấy có ý nghĩa tượng trưng cho hạnh phúc của nàng. Bây giờ, những kỉ vật thiêng liêng ấy, nàng phải trao cho em, không còn là của riêng của nàng nữa mà đã trở thành của chung của cả ba người. Đau xót làm sao khi buộc phải cắt đứt tình riêng của mình ra thành của chung! Biết vậy nhưng Thúy Kiều cũng đã trao cho em với tất cả tấm lòng tin cậy của tình ruột thịt, với tất cả sự thiêng liêng của tình yêu với chàng Kim. Nàng thuyết phục em mới khéo làm sao:

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ, thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Trên hết giữa chị với em là tình máu mủ; vì tình máu mủ ai nỡ chối nhau? Vì vậy, suốt từ đầu đến cuối đoạn thơ không hề thấy lời nói của Thúy Vân. Thúy Kiều như người đang dốc bầu tâm sự, nàng phải dốc cạn với em mới có thể thanh thản ra đi. Nàng tưởng tượng đến lúc mình đã chết, oan hồn trở về lẩn quất bên chàng Kim. Khi đó, âm dương cách biệt, chỉ có chén nước mới giải được mối oan tình. Lời tâm sự sao mà thương!

Phân tích 18 câu đầu Trao duyên (mẫu 4)

Từ trước đến nay Trao duyên thường mang sắc thái tình cảm; là dấu hiệu của niềm vui mừng; hạnh phúc của đôi lứa dành cho nhau ấy thế nhưng trong văn học xưa lại có cái Trao duyên đầy đớn đau, bẽ bàng. Đó là cảnh trao duyên của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Bằng ngòi bút đặc tả, Nguyễn Du đã vẽ nên một bức tranh thấm đẫm nước mắt.

Đoạn trích Trao duyên trải dài từ câu 723 – 756 của bài thơ kể về cuộc đời gian truân; kiếm đoạn trường; gia biến và lưu lạc của cô gái tài sắc Thúy Kiều. Mười tám câu thơ đầu của đoạn trích như tiếng nấc lòng nghẹn ngào đầy u sầu của Thúy Kiều khi gửi lại tấm chân tình của mình nhờ em là Thúy Vân nối tiếp cùng Kim Trọng.

Giữa hàng vạn người trong cõi nhân gian, con người ta có cơ duyên may mắn mới tìm được đến với nhau, đồng điệu cùng nhau. Duyên phận là mối keo tơ giữa đôi nam nữ đã được ấn định rõ ràng, ràng buộc về quan hệ tình cảm chẳng thể dễ dàng chuyển giao. Bởi lẽ đó Thúy Kiều đã tỏ ra thận trọng, ngần ngại khi gửi gắm lại cho cô em gái Thúy Vân:

Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi hãy thưa

Thúy Kiều là bậc bề trên thế nhưng khi mở lời muốn gửi gắm chuyện tình cảm cho cô em gái nàng lại dùng những từ ngữ có sức biểu đạt đầy trân trọng. “cậy” thể hiện độ tin tưởng, trông mong nhất nhất rằng chỉ có Thúy Vân mới có thể giúp được mình; từ “chịu” xuất hiện cuối câu vừa mang ý nghĩa nghi vấn lại vừa thể hiện sự ràng buộc, bắt buộc. Cả câu thơ ngắt nghỉ nhấn nhá với những câu từ trang nghiêm đã thu hút sự chú ý của Thúy Vân về câu chuyện của chị.

Khi em đã thấu hiểu nỗi lòng chị, Thúy Kiều lại tha thiết:

Ngồi lên cho chị lạy rồi hãy thưa

Thúy Kiều bảo rằng Thúy Vân hãy ngồi lên cho mình “lạy” rồi “thưa”. Ở đây dường như ta thấy có sự mâu thuẫn. Thúy Kiều là chị Thúy Vân, xét về vai vế Thúy Kiều ở đằng trên cớ sao lại phải hành lễ và kính cẩn với Thúy Vân. Điều đặc biệt trong ngụ ý của tác giả có lẽ phải chăng ở chính chỗ này. Đặt trong ngữ cảnh ấy hành động của nàng Kiều không hề phi lí mà hoàn toàn phù hợp. Bởi nàng chẳng còn sự lựa chọn nào khác là nhờ chính em gái ruột của mình, chịu ơn huệ lớn từ em đồng thời hành động ấy cũng lột tả sự khó xử, đầy éo le của cả chị và em Thúy Kiều. Thúy Kiều thì khó mở lời còn Thúy Vân lại chẳng thể khước từ trước lời nhờ cậy thiết tha của chị. Và Thúy Vân từ đây có lẽ rằng đã ngờ ngợ hiểu ra câu chuyện hệ trọng mà chị mình sắp đề cập đến.

Khi đã được Thúy Vân thấu hiểu, Thúy kiều bắt đầu bày tỏ:

Giữa đường đứt gánh tương tư

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em

Thì ra câu chuyện Kiều nhờ cậy em là mong em sẽ thay mình nối duyên với Kim Trọng. Há sao nó lại là chuyện hệ trọng đến như thế. Bởi nó là chuyện tình cảm đời đời kiếp kiếp; là “gánh tương tư” – ám chỉ nghĩa vụ, bổn phận, trách nhiệm trong tình yêu của Thúy Kiều đối với Kim trọng nhưng giờ đây nàng lại chẳng thể thực hiện được mà phải nhờ đến em, cậy đến em, mong rằng em sẽ thay mình trả đủ nghĩa đủ tình cho chàng Kim. Và rằng Thúy Kiều buông câu “mặc” như vừa để em tùy lòng quyết định, chữ “mặc” ở đây lại vừa là sự phó mặc. Thúy Kiều đã đặt Thúy Vân vào sự lựa chọn không thể chối từ.

Biết rằng trao đi nghĩa tình này cho em là làm khó em và trong lòng em cũng dấy lên nhiều đắn đo, suy nghĩ nên Thúy Kiều đã đưa ra những lý do để thuyết phục em:

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kỳ,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ, thay lời nước non.

Thúy Kiều kể lại rằng giữa mình với Kim Trọng đã trót thề non hẹn biển Thời xưa, lời thề nguyền đặc biệt là thề nguyền đôi lứa có giá trị vô cùng, sắt son, khắc sâu ân tình nghĩa đậm hai bên, mãi mãi chẳng chia lìa. Lời thề giống như linh hồn, phẩm giá mỗi người. Ước thề là chất keo dính chặt hai con người. Thế nhưng vì hoàn cảnh éo le, vì gia đình có biến cố vì chữ hiếu mà Thúy Kiều lại đành hi sinh chữ tình, chẳng thể thực hiện tròn cái ước hẹn với chàng để bảo vệ cho cha mẹ, gia tộc.

 Nhưng Kiều không muốn bội tin, không muốn chàng vì mình đau khổ nên đành nhờ em gái mình tin tưởng thay mình nối tiếp hẹn ước chăm sóc cho chàng. Kiều khéo léo cậy lời:

Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non

Thúy Kiều dường như hiểu sự băn khoăn, chơi vơi trong tình cảm em. Thúy Kiều biết rằng em đắn đo vì đó là hạnh phúc cả đời. Nàng vỗ về rằng Thúy Vân còn trẻ, ngày xuân còn dài thời gian còn nhiều, Kim Trọng lại là người đàn ông tốt, sau này còn có nhiều cơ hội để vun vén tình cảm, há chăng còn sợ chi “mối tơ thừa”. Thúy Vân hãy vì tình chị em ruột thịt thắm thiết, vì hi sinh báo hiếu của chị mà hãy chấp nhận lời nguyện xin này của Thúy Kiều. Trao duyên cho Thúy Vân, để Thúy Vân cùng Kim Trọng đi suốt quãng đường bình yên còn lại phải chăng Thúy Kiều cũng đã và đang làm tròn nốt bổn phận của người chị, tìm cho em một bến đỗ an toàn, hạnh phúc, một cuộc sống hôn nhân êm đềm tốt đẹp trước khi mình đi xa. Nỗi lòng người chị cả biết lo toan, thấu hiểu mọi bề.

Tình cảm của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng như khắc sâu vào từng ngóc ngách trong tâm hồn nàng. Bởi thế trao mối tơ duyên này, trong lòng Kiều đầy giằng xé, đớn đau:

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Trao người đàn ông mình yêu thương, trao tình cảm mặn nồng lại cho em chăm sóc, điều này như bòn rút hết sức lực, tâm hồn Thúy Kiều. Nàng giống như một cái xác không hồn; thấy sự sống của mình như vô nghĩa; như đã chấm dứt: “thịt nát xương mòn’; “ chín suối”. Ơn tình dành cho Thúy Vân vẫn sáng tỏ; dù nơi chín suối Thúy Vân vẫn mỉm cười, vẫn thấy an ủi và vui lòng khi em mình đã thay mình sống cho tròn cái nghĩa cái tình, không phụ sự kỳ vọng của chị.

Tuy rằng Thúy Kiều cho em thấy sự an lòng nhưng có lẽ đằng sau đó là một tâm hồn đau khổ, bẽ bàng, đớn đau đến tột cùng của Thúy Kiều khi phải dứt bỏ mối nhân duyên tươi đẹp của mình.

Phân tích 18 câu đầu Trao duyên (mẫu 5)

Kiều là một cô gái xinh đẹp mặn mà sắc sảo thế nhưng chính cái xã hội đen tối phong kiến kia đã làm cho Kiều có cuộc đời gian truân sóng gió. Có thể nói nhà thơ Nguyễn Du thông cảm sâu sắc với số phận ấy lắm thì mới có thể kể chi tiết về cuộc đời của người con gái xinh đẹp tài năng ấy được. Trước khi Kiều trở thành món hàng của phường buôn thịt bán người. Kiều đã nhớ đến người yêu của mình là Kim Trọng và nhờ Thúy Vân đền đáp nghĩa tình với chàng Kim thay mình. Đoạn trích Trao duyên đã thể hiện tâm trạng của Kiều khi quyết định trao duyên cho em.

Duyên là một thứ trời xe, trời định, những người yêu nhau ắt hẳn được xe duyên. Thế mà ở đây Kiều tự thay trời trao duyên của bản thân mình cho em thì có thể được không? Mà duyên thì là yêu nhau mới có huống chi Thúy Vân cùng chàng Kim có yêu nhau đâu. Mặt khác trong sâu thẳm trái tim của Kiều thì việc trao duyên kia không hề dễ, phải trao đi người mà mình yêu thương thì làm sao có thể vui được. Tuy nhiên thì ở đây Kiều vẫn phải tước quyền của ông tơ bà nguyệt, bỏ qua những cảm xúc của bản thân mình để quyết định trao duyên cho em.

Trước hết là mười bốn câu thơ đầu nói lên việc Thúy Kiều quyết định trao duyên cho em mình là Thúy Vân. Thứ nhất là Kiều nói với em về nỗi bất hạnh của mình. Nỗi bất hạnh ấy chỉ có Thúy Vân mới thay thế được Kiều cũng chỉ có Thúy Vân mới giúp Kiều an tâm về chuyện chàng Kim được:

Cậy em em có chịu lời.

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

Tác giả dùng từ thật hay khi nói đến việc trao duyên của nàng Kiều cho Thúy Vân. Là một người chị đáng ra chẳng bao giờ phải cậy nhờ hay vái lạy em mình cả thế nhưng ở đây Kiều trao duyên hay chính là đang nhờ Thúy Vân thay mình đền đáp tấm chân tình với Kim Trọng. Những từ “cậy”, “ngồi lên”, “lạy”, “thưa”. Đó chính là thái độ của người dưới dành cho người trên nhưng ở đây thì lại là chị dành cho em. Dùng ngôn ngữ như thế tác giả có ý muốn nói đến sự cậy nhờ em của Thúy Kiều. Nàng thành khẩn giống như cầu xin em mình để đền đáp tình cảm cho chàng Kim.

Trước sự cậy nhờ ấy để thêm phần thuyết phục Vân đồng ý thì Kiều đã tâm sự với em về những nỗi tơ vương sầu muộn đang bủa giăng trong lòng nàng. Và chỉ có Thúy Vân mới có thể giúp đỡ Kiều chứ không có ai khác cả:

Giữa đường đứt gánh tương tư

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em

Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Nàng ngậm ngùi mà rằng nàng đã trót thề nguyền cùng người con trai tên Kim Trọng ấy mà giờ đây tình yêu vừa mới chớm đến lại đứt gánh tương tư giữa đường. Còn tại sao đứt gánh thì có lẽ Vân cũng hiểu. Chính vì thế mà Kiều mong Vân chấp nhận sự cậy nhờ của mình mà chắp mối tơ loan với chàng Kim Trọng. Sự ngậm ngùi ấy được phát ra từ những câu thơ trên. Có thể nói để cất lên những tiếng cậy nhờ kia thì quả thật Kiều cũng đau đớn lắm. Dù cho là chị em nữa nhưng phải gượng ép trao đi thứ mình không muốn trao và thứ mà người ta không muốn nhận thì chẳng khác nào mất đi một thứ quý báu. Vân ngây thơ phúc hậu cũng chỉ biết là Thúy Kiều cậy nhờ mình chứ nào đâu hiểu hết được “Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”.

Tiếp đến Kiều thể hiện hoàn cảnh của bản thân mình và cuộc sống của Vân để làm cho lời cậy nhờ kia nặng hơn khiến cho Thúy Vân có muốn từ chối cũng không thể nào từ chối được:

Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non

Chị dù thịt nát xương mòn

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây!

Khi cậy nhờ em xong thi Kiều lại quay về cảm giác một mình và cái sự một mình ấy đã khiến cho nàng nghĩ đến những truyện trước đây, tâm trạng của nàng bắt đầu được bộc lộ rõ ràng hơn.

Kiều mong muốn trong tuyệt vọng quay về với người yêu của mình:

Chiếc vành với bức tờ mây

Duyên này thì giữ vật này của chung

Dù em nên vợ nên chồng

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên

Mất người còn chút của tin

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa

Chiếc vành với tờ mây kia chính là những kỉ vật tình yêu của hai người. họ đã cùng nhau thề nguyền sống chết, họ đã có với nhau những ngày tháng hạnh phúc những niềm vui tràn ngập vậy mà giờ đây cái xã hội kia đã buộc Kiều chọn chữ hiếu mà hi sinh chữ tình. Thôi thì nàng quyết định giữ cái duyên còn vật kia thì thành của chung. Mai này khi Vân và Kim Trọng có nên duyên vợ chồng thì cũng mong hãy nhớ đến kiều. Rồi là phím đàn với mảnh hương thề nguyền ngày nào cũng là những kỉ vật tình yêu của Kiều và kim Trọng. Thế nhưng Nguyễn Du không để những kỉ vật ấy cùng một câu thơ. Có lẽ làm như thế để cho chúng ta thấy được cảm xúc đau buồn của nàng Kiều khi phải trao lại những kỉ vật ấy một cách đầy luyến tiếc cho em gái mình. Nàng như cố níu giữ lấy những kỉ vật tình yêu thế nhưng nàng cũng buộc mình phải đưa cho Vân những kỉ vật ấy nếu không thì sẽ không thể nào mà đền đáp tấm ân tình của chàng Kim trọng được. Có thể nói qua những câu thơ trên tâm trạng của thúy Kiều được hiện thật sự rất rõ nét. Đó chính là tâm trạng mong muốn trở lại những ngày tháng trước đây. Đồng thời luyến tiếc với những kỉ vật tình yêu ấy.

Những tưởng Thúy Kiều trao duyên xong sẽ cảm thấy thanh thản phần nào những trái lại giây phút kết thúc sự trao duyên ấy lại là giây phút Kiều đau nhất có lẽ trong sâu thẳm trái tim Kiều một khi đã trao duyên thì tức không phải của mình nữa. Tình yêu bấy lâu nay bỗng chốc không phải là của mình nữa. Kiều đau như chết đi lặng trong sự đau đớn đang dày xé con tim mình.

Phân tích 18 câu đầu Trao duyên (mẫu 6)

Nguyễn Du tên tự là Tố Như, ông là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn của Việt Nam. Nguyễn Du được xem là "đại thi hào dân tộc" với nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển của văn học Việt Nam cuối TK XIX, đầu TK XX, một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông có thể kể đến là Truyện Kiều. Tác phẩm viết về cuộc đời sóng gió của người con gái tài sắc nhưng bạc mệnh Thúy Kiều. Kiều cô gái hội tụ đủ tài sắc nhưng có số phận truân chuyên, chịu nhiều bi kịch đau đớn. Một trong những bi kịch thương đau nhất mà Kiều phải trải qua đó là bi kịch tình yêu. Đoạn trích Trao duyên đã tái hiện rõ nét nhất bị kịch đó của nàng. 18 câu đầu đoạn trích là cảnh Kiều trao duyên cho em cùng những nỗi niềm khôn thấu của Kiều.

Mối tình Kim- Kiều chớm nở chưa lâu thì gia đình Thúy Kiều gặp cơn nguy biến. Là chị lớn trong gia đình, nàng nào có thể làm ngơ. Trước cơn gia biến, Thúy Kiều đã quyết định bán mình để có tiền cứu cha và em. Chọn chữ hiếu để báo đáp cha mẹ cũng có nghĩa nàng đành buông bỏ tình riêng với Kim Trọng. Để hiếu-tình được vẹn tròn, Kiều đã nàng ngậm ngùi ngỏ lời cậy nhờ Thúy Vân với mong muốn thay mình nối tiếp tình duyên dang dở với chàng Kim:

Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

Hai câu thơ mở đầu là lời nhờ cậy tha thiết của Thúy Kiều với Thúy Vân. Kiều chắc hẳn cũng đã suy nghĩ rất nhiều trước khi ngỏ lời với em. Hai tiếng "cậy em" đặt đầu câu đã không chỉ thể hiện sự mong muốn chân thành của Thúy Kiều mà còn làm cho lời nhờ cậy có thêm "sức nặng", đặt Thúy Vân vào tình thế khó có thể chối từ. Cụm từ vừa mang sắc thái nghi vấn vừa mang sắc thái cầu khiến "em có chịu lời" phải chăng là lời nài ép của Kiều với Vân, để Vân nghĩ suy mà chấp nhận. Hành động "thưa", "lạy" Thúy Vân của Kiều thoạt tiên thấy vô lý, bởi lẽ thương, có nào chị lại lạy em? Nhưng đặt trong hoàn cảnh trớ trêu của Kiều lúc này thì đó cũng là điều dễ hiểu, bởi Kiều lúc này đang là người nhờ vả, Vân là ân nhân có thể giúp nàng. Chỉ với hai câu thơ thôi nhưng ta có thể thấy được cách lựa chọn từ ngữ có chọn lọc tinh tế để diễn tả rõ nhất tâm trạng và cốt cách của nhân vật.

Sau lời ngỏ cậy nhờ, Kiều giãi bày lòng mình với em. Những câu thơ đầy nghẹn ngào, chua xót:

"Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai."

Tác giả đã vận dụng những thành ngữ dân gian kết hợp cùng điển cố để nói về cuộc tình Kim- Kiều "giữa đường đứt gánh tương tư". Một người con gái yêu hết mình, sẵn sàng vượt qua những hà khắc của lễ giáo phong kiến để "xăm xăm băng lối vườn khuya một mình" đến cùng người tình Kim Trọng mà giờ đây phải chịu cảnh đứt gánh thì làm sao tránh được những đớn đau, mất mát? Đoạn tình duyên đẹp đẽ nhưng đứt gánh giữa đường khiến Thúy Kiều vô cùng đau khổ, nàng mong em hiểu mà thay mình nối tiếp mối duyên "thừa". Là người sâu sắc lại thấu hiểu lẽ đời, Thúy Kiều hiểu được những thiệt thòi mà Thúy Vân phải mang khi giúp mình nối duyên với Kim Trọng, bởi vậy mà từng lời nói, hành động của nàng đều thể hiện sự tha thiết, chân thành và cả những áy náy khó giấu. Hai từ "mặc em" kết hợp cùng cụng động từ "keo loan chắp mối" như một sự phó thác chứa đựng niềm tin của Kiều nơi Vân- người em thân thích, máu mủ của mình.

Vừa dứt lời thì những kỉ niệm ngày xưa cùng Kim Trọng lại hiện về trong tâm trí, nàng thổn thức:

"Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai."

Những kỉ niệm từ ngày đầu gặp gỡ đến những kỉ niệm tình yêu đẹp đẽ dưới ánh trăng

"ngày quạt ước", "đêm chén thề" cứ thế ùa về trong tâm trí Thúy Kiều. Nàng nhớ về Kim Trọng, nhớ về đoạn tình duyên đẹp nhưng ngắn ngủi đã có của hai người, nàng cũng ý thức thấm thía được cái éo le, trắc trở của thực tại "sóng gió bất kì" khiến cho tình duyên đứt gánh. Có thể thấy ở đây Thúy Kiều không chỉ giãi bày nỗi niềm, hoàn cảnh của bản thân cho Thúy Vân mà còn là lời độc thoại của nàng với chính mình.

Để thuyết phục em hơn, Kiều nhắn nhủ:

"Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương tan
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây"

Cả Kiều và Vân đều đang tuổi xuân xanh, nhưng với Kiều, khi đã chấp nhận bán mình thì tuổi xuân cũng cạn. Nàng biết, phía trước là một tương lai mịt mờ, sóng gió luôn trực chờ để vây hãm lấy nàng. Còn với Thúy Vân thì khác, Vân còn thời gian, còn tuổi trẻ, còn cả những cơ hội để tìm hiểu, thương yêu Kim Trọng. Hơn nữa, Kiều và Vân đều là máu mủ ruột rà, chị em thân tình, hẳn em cũng không thể nào nhìn chị đau khổ, dằn mặt còn mình thì vui vẹn tuổi xuân được. Bởi vậy mà Kiều mong Vân sẽ chấp nhận lời cậy nhờ mà kết tóc se duyên cùng Kim Trọng. Nếu được em chấp thuận thì chị dẫu cho phải bước sang một thế giới khác, rời xa trần gian này thì vẫn mãn nguyện mà "ngậm cười", "thơm lây" nơi chín suối. Lời lẽ của nàng vừa thấu tình đạt lý, tiếng thơ vừa mang cả niềm hy vọng lại vừa chan chứa nỗi xót xa. Có lẽ, lúc này đây, lòng Kiều như đang rỉ máu, nỗi đau của một đoạn tình yêu tan vỡ nào có thể nguôi ngoai, dẫu cho duyên đã trao mà tình nào có cạn:

"Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ vật này của chung"
Dù em nên vợ nên chồng
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên"

Một tình yêu êm đềm dịu ngọt xưa kia, giờ chỉ còn là nỗi đau chia lìa đôi ngả. Kiều trao kỉ vật cho em mà tim thắt lại, lý trí muốn trao gửi mà con tim giằng xé, tiếc nuối. Chiếc vành, bức tờ mây là minh chứng riêng cho tình yêu Kim- Kiều, cùng với nó họ đã thề nguyền sống chết bên nhau, nhưng giờ đành trao cho em, làm "của chung" ba người.

Trao cho em kỉ vật mà lòng Kiều luyến tiếc, nỗi mong mỏi trở lại những ngày tháng bình yên xưa kia sao quá đỗi khó khăn, gắng níu giữ chút hơi ấm tình yêu ngày nào nhưng chỉ thấy toàn đau buồn, nhung nhớ. Từng câu thơ như máu rỉ trên đầu ngọn bút, thật xót xa!

"Dù em nên vợ nên chồng
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên"

Và dù rằng có uất nghẹn, đau buồn đến đâu, Kiều vẫn không quên dành cho em sự mong mỏi, cầu cho Vân một cuộc sống đôi lứa ấm êm, hạnh phúc.

Qua 18 câu đầu đoạn trích Trao duyên và bằng tài năng của mình, Nguyễn Du đã cho ta hiểu sâu sắc nỗi đau cực độ của Kiều tình yêu tan vỡ. Từ đó, gửi gắm đến độc giả một thông điệp đầy nhân văn về tình yêu: "Yêu không phải chỉ là vì mình mà còn vì hạnh phúc của người mình yêu".

Phân tích 18 câu đầu Trao duyên (mẫu 7)

Một câu thơ hay là câu thơ giàu sức gợi, và kêu gọi được cả sự đồng cảm của người đọc trong mạch cảm xúc, để từ đó bắt đầu hành trình đồng điệu cùng tâm hồn nhân vật trữ tình. Có thể nói, 18 câu đầu Trao duyên đã thực sự xuất sắc khi làm được điều đó.

Trước hết phải khẳng định rằng trao duyên là nhan đề đầy bất thường, xưa này người ta trao khăn, trao áo trao lời, có mấy ai trao duyên bao giờ? Vì duyên là mối gắn bó tự nhiên giữa con người với con người, cầu không có, muốn không được, nó khiến cho người trao thì đau đớn, người nhận thì bối rối gượng ép vô cùng.

“Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”

Vì việc trao duyên là chuyện khó khăn, vậy nên lời điệu đọc lên nghe đã thấy trúc trắc. Từ mở đầu “cậy em”, như trĩu nặng cả câu thơ, như tiếng nấc nghẹn ngào đứt đoạn, đầy run rẩy. Có phải điều nhờ cậy còn lớn lao hơn so với người nhờ cậy, cho nên dù rất bình tĩnh trước sóng gió cuộc đời, nhưng đứng trước bi kịch bản thân Kiều vẫn cảm thấy bối rối. Câu thơ “cậy em em có chịu lời”, vừa có nghĩa là nhờ vả, vừa góp phần bộc lộ tâm trạng quằn quại, khó nói, vừa gửi gắm một niềm ti. Chịu lời, dường như người trao duyên hiểu rằng Vân đã bị đẩy vào tình thế mặc nhiên mà phải chấp nhận. Là một người chị trong gia đình, Kiều có thể đề nghị em bằng những lời kẻ cảng, nhưng Kiều đặt em vào vị trí ngang hàng, bình đẳng xem ra còn là tư thế của một kẻ chịu ơn, vừa là sự sang trọng, nghi lễ, nhưng vừa là sự ràng buộc khéo léo với Vân. Nhưng cách khiến người đọc cảm động và cũng chua xót ở đây là cách Kiều giãi bày với Vân:

“Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”

Căn nguyên từ mối tình Kim Kiều, đã từng vô cùng sâu nặng, tới mức khi nhắc lại nó không còn đơn thuần là những kỉ niệm được điểm mặt gọi tên mà nó là cứ liệu của tâm hông đang sống ở đây, là những lớp sóng cồn đang trào lên không dứt cứ dồn dập, kéo ta về hiện tại. Nhưng mối tình đẹp là thế, cao quý vô ngần là thế, nhưng vì biến cố của gia đình “sóng gió bất kì” mà bỗng chốc thành ra dang dở. Khi , Kiều nó với Vân dùng từ “gánh” ở đó, là phần nào ta cũng cảm nhận được Kiều biết vẫn sẽ thiệt thòi khi chắp mối tơ thừa, khi chấp nhận gánh nặng này. Vừa gợi lên một cái gì đó vừa như dang dở, vừa trĩu nặng, vừa dằng dặc của nỗi nhớ niềm thương và của nỗi đau khắc khoải khôn nguôi. Không những sâu sắc, cảm động khi xét ở phương diện cái tình, mà còn rất thuyết phục về mặt lí lẽ. Rằng, Vân hẵng còn trẻ, em còn cả một tương lai ở phía trước, mọi điều tốt đẹp đều có thể bắt đầu, xây dựng, vun vén. Để tăng sức thuyết phục Kiều đã viện dẫn cả linh hồn lẻ bạc của mình để nhờ em. Dẫu có chết chị cũng vô cùng cảm ta, cảm thấy mãn nguyện nếu được em chấp nhận. Lời thỉnh cầu vừa có sự thuyết phục của lý trí, lại vừa đong đầy niềm cảm thông, nhờ thế mà từ trái tim Kiều có thể dọn đường đến trái tim Vân.

“Dù em nên vợ nên chồng
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên
Cạn lời hồn ngất máu say
Một hơi lặng ngắt đôi tay giá đồng”.

Với Kiều tình yêu là lẽ sống, cũng là nguồn mạch nuôi dưỡng sự sống, kỷ vật đã trao, duyên đã đoạn, thế nên chẳng khác gì hồn lìa khỏi xác, chỉ còn lại đây một trái tim đã chết trong đớn đau và tuyệt vọng.

Đoạn thơ tuy ngắn nhưng qua đó, ta thấy được Nguyễn Du đã nắm bắt rất tinh diễn biến tâm lí của kiều, qua đó ta thấy được Kiều là một con người nặng tình nặng nghĩa trong tình yêu, nhưng lại cũng rất mực thương cha và lo lắng cho gia đình, nên nguyện hi sinh thân mình. Giọng thơ vừa tha thiết, vừa van xin, vừa khẩn khoản thiết tha mà cũng đầy trĩu nặng.

Phân tích 18 câu đầu Trao duyên (mẫu 8)

Từ trước đến nay “trao duyên” thường mang sắc thái tình cảm; là dấu hiệu của niềm vui mừng; hạnh phúc của đôi lứa dành cho nhau ấy thế nhưng trong văn học xưa lại có cái “trao duyên” đầy đớn đau, bẽ bàng. Đó là cảnh trao duyên của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Bằng ngòi bút đặc tả, Nguyễn Du đã vẽ nên một bức tranh thấm đẫm nước mắt.

Đoạn trích “Trao duyên” trải dài từ câu 723-756 của bài thơ kể về cuộc đời gian truân; kiếm đoạn trường; gia biến và lưu lạc của cô gái tài sắc Thúy Kiều. 18 câu thơ đầu của đoạn trích như tiếng nấc lòng nghẹn ngào đầy u sầu của Thúy Kiều khi gửi lại tấm chân tình của mình nhờ em là Thúy Vân nối tiếp cùng Kim Trọng:

Giữa hàng vạn người trong cõi nhân gian, con người ta có cơ duyên may mắn mới tìm được đến với nhau, đồng điệu cùng nhau. Duyên phận là mối keo tơ giữa đôi nam nữ đã được ấn định rõ ràng, ràng buộc về quan hệ tình cảm chẳng thể dễ dàng chuyển giao. Bởi lẽ đó Thúy Kiều đã tỏ ra thận trọng, ngần ngại khi gửi gắm lại cho cô em gái Thúy Vân:

“Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi hãy thưa”

Thúy Kiều là bậc bề trên thế nhưng khi mở lời muốn gửi gắm chuyện tình cảm cho cô em gái nàng lại dùng những từ ngữ có sức biểu đạt đầy trân trọng. “cậy” thể hiện độ tin tưởng, trông mong nhất nhất rằng chỉ có Thúy Vân mới có thể giúp được mình; từ “chịu” xuất hiện cuối câu vừa mang ý nghĩa nghi vấn lại vừa thể hiện sự ràng buộc, bắt buộc. Cả câu thơ ngắt nghỉ nhấn nhá với những câu từ trang nghiêm đã thu hút sự chú ý của Thúy Vân về câu chuyện của chị. Khi em đã thấu hiểu nỗi lòng chị, Thúy Kiều lại tha thiết:

“Ngồi lên cho chị lạy rồi hãy thưa”

Thúy Kiều bảo rằng Thúy Vân hãy ngồi lên cho mình “lạy” rồi “thưa”. Ở đây dường như ta thấy có sự mâu thuẫn. Thúy Kiều là chị Thúy Vân, xét về vai vế Thúy Kiều ở đằng trên cớ sao lại phải hành lễ và kính cẩn với Thúy Vân. Điều đặc biệt trong ngụ ý của tác giả có lẽ phải chăng ở chính chỗ này. Đặt trong ngữ cảnh ấy hành động của nàng Kiều không hề phi lý mà hoàn toàn phù hợp. Bởi nàng chẳng còn sự lựa chọn nào khác là nhờ chính em gái ruột của mình, chịu ơn huệ lớn từ em đồng thời hành động ấy cũng lột tả sự khó xử, đầy éo le của cả chị và em Thúy Kiều. Thúy Kiều thì khó mở lời còn Thúy Vân lại chẳng thể khước từ trước lời nhờ cậy thiết tha của chị. Và Thúy Vân từ đây có lẽ rằng đã ngờ ngợ hiểu ra câu chuyện hệ trọng mà chị mình sắp đề cập đến.

Khi đã được Thúy Vân thấu hiểu, Thúy kiều bắt đầu bày tỏ:

“Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”

Thì ra câu chuyện Kiều nhờ cậy em là mong em sẽ thay mình nối duyên với Kim Trọng. Há sao nó lại là chuyện hệ trọng đến như thế. Bởi nó là chuyện tình cảm đời đời kiếp kiếp; là “gánh tương tư”- ám chỉ nghĩa vụ; bổn phận; trách nhiệm trong tình yêu của Thúy Kiều đối với Kim trọng nhưng giờ đây nàng lại chẳng thể thực hiện được mà phải nhờ đến em, cậy đến em, mong rằng em sẽ thay mình trả đủ nghĩa đủ tình cho chàng Kim. Và rằng Thúy Kiều buông câu “mặc” như vừa để em tùy lòng quyết định, chữ “mặc” ở đây lại vừa là sự phó mặc. Thúy Kiều đã đặt Thúy Vân vào sự lựa chọn không thể chối từ.

Biết rằng trao đi nghĩa tình này cho em là làm khó em và trong lòng em cũng dấy lên nhiều đắn đo, suy nghĩ nên Thúy Kiều đã đưa ra những lý do để thuyết phục em:

“Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.”

Thúy Kiều kể lại rằng giữa mình với Kim Trọng đã trót thề non hẹn biển Thời xưa, lời thề nguyền đặc biệt là thề nguyền đôi lứa có giá trị vô cùng, sắt son, khắc sâu ân tình nghĩa đậm hai bên, mãi mãi chẳng chia lìa. Lời thề giống như linh hồn, phẩm giá mỗi người. Ước thề là chất keo dính chặt hai con người. Thế nhưng vì hoàn cảnh éo le, vì gia đình có biến cố vì chữ hiếu mà Thúy Kiều lại đành hi sinh chữ tình, chẳng thể thực hiện tròn cái ước hẹn với chàng để bảo vệ cho cha mẹ, gia tộc. Nhưng Kiều không muốn bội tin, không muốn chàng vì mình đau khổ nên đành nhờ em gái mình tin tưởng thay mình nối tiếp hẹn ước chăm sóc cho chàng. Kiều khéo léo cậy lời:

“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non”

Thúy Kiều dường như hiểu sự băn khoăn, chơi vơi trong tình cảm em. Thúy Kiều biết rằng em đắn đo vì đó là hạnh phúc cả đời. Nàng vỗ về rằng Thúy Vân còn trẻ, ngày xuân còn dài thời gian còn nhiều, Kim Trọng lại là người đàn ông tốt, sau này còn có nhiều cơ hội để vun vén tình cảm, há chăng còn sợ chi “mối tơ thừa”. Thúy Vân hãy vì tình chị em ruột thịt thắm thiết, vì hi sinh báo hiếu của chị mà hãy chấp nhận lời nguyện xin này của Thúy Kiều. Trao duyên cho Thúy Vân, để Thúy Vân cùng Kim Trọng đi suốt quãng đường bình yên còn lại phải chăng Thúy Kiều cũng đã và đang làm tròn nốt bổn phận của người chị, tìm cho em một bến đỗ an toàn, hạnh phúc, một cuộc sống hôn nhân êm đềm tốt đẹp trước khi mình đi xa. Nỗi lòng người chị cả biết lo toan, thấu hiểu mọi bề.

Tình cảm của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng như khắc sâu vào từng ngóc ngách trong tâm hồn nàng. Bởi thế trao mối tơ duyên này, trong lòng Kiều đầy giằng xé, đớn đau:

“Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”

Trao người đàn ông mình yêu thương, trao tình cảm mặn nồng lại cho em chăm sóc, điều này như bòn rút hết sức lực, tâm hồn Thúy Kiều. Nàng giống như một cái xác không hồn; thấy sự sống của mình như vô nghĩa; như đã chấm dứt: “thịt nát xương mòn’; “ chín suối”. Ơn tình dành cho Thúy Vân vẫn sáng tỏ; dù nơi chín suối Thúy Vân vẫn mỉm cười, vẫn thấy an ủi và vui lòng khi em mình đã thay mình sống cho tròn cái nghĩa cái tình, không phụ sự kỳ vọng của chị. Tuy rằng Thúy Kiều cho em thấy sự an lòng nhưng có lẽ đằng sau đó là một tâm hồn đau khổ, bẽ bàng, đớn đau đến tột cùng của Thúy Kiều khi phải dứt bỏ mối nhân duyên tươi đẹp của mình.

Phân tích 18 câu đầu Trao duyên (mẫu 9)

Nguyễn Du tên chữ là Tố Như là đại thi hào của dân tộc Việt Nam và là danh nhân văn hóa thế giới. Ông sinh ra trong một gia đình phong kiến quý tộc và sống trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du thành công cả về chữ Hán lẫn chữ Nôm. Làm nên tên tuổi của Nguyễn Du phải kể đến tác phẩm “Truyện Kiều” - một tác phẩm chứa đựng tinh thần nhân đạo sâu sắc, đề cao giá trị con người và lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến thối nát. Truyện Kiều kể về nàng Kiều – một người con gái tài sắc nhưng cuộc đời của nàng lại là một chuỗi những bi kịch triền miên chất chứa bao nỗi đau đớn, thảm sầu. “Trao duyên” là nỗi đau lớn và cũng chính là bi kịch đầu tiên trong cuộc đời lưu lạc 15 năm của nàng. Đoạn trích sau là những lời Kiều nói với Vân nhằm thuyết phục Vân thay mình gá nghĩa cho Kim Trọng.

“... Cậy em em có chịu lời,
...
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.”

Sau đêm thề nguyền, Kim Trọng phải về Liêu Dương để hộ tang chú. Gia đình Thúy Kiều bị thằng bán tơ vu oan giá họa. Bọn sai nha nhân cơ hội đó gây nên vụ án oan sai để ăn đút lót. Tài sản gia đình bị vơ vét hết, Thúy Kiều đành phải chấp nhận hy sinh mối tình với Kim Trọng, bán mình lấy tiền đút lót cho bọn sai nha để cứu cha và em khỏi những đòn tra khảo dã man. Việc bán mình thu xếp đã xong xuôi ''Tờ hoa đã ký, cân vàng mới trao'', đêm trước khi đi theo Mã Giám Sinh, Thúy Kiều đã ngồi trắng đêm nghĩ đến phận mình và tình yêu "Đèn thắp sáng đêm nước mắt đầm đìa/ Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn", rồi nàng nhờ em gái mình là Thúy Vân thay mình kết duyên cùng Kim Trọng.

Kiều mở lời trao duyên rất đặc biệt (2 câu đầu). Trao duyên là một chuyện khó nói, cho dù là nói với em gái mình cũng vậy. Hơn nữa, đây không phải là tình yêu thoáng qua mà đã thề nguyền vàng đá, kết giải đồng tâm. Nó trở thành thiêng liêng, khó có thể đổi thay. Nay nhờ Vân thay mình kết nghĩa cùng Kim Trọng. Kiều sợ chắc gì Vân đã nhận lời. Kiều lâm vào tình thế khó xử: hở môi ra cũng thẹn thùng/ để trong lòng thì phụ tấm lòng với ai. Bởi thế nên nàng đắn trước đó sau, băn khoăn mãi không biết phải nói thế nào để Vân không thể chối từ nên Kiều mở lời trao duyên rất đặc biệt: "Cậy em em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa". Nguyễn Du là một bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ, điều đó có thể dễ dàng thấy được qua hai câu thơ trên. "Cậy" và "nhờ" đều có nghĩa là nhờ vả, xin sự giúp đỡ của một ai đó, nhưng thay vì sử dụng từ "nhờ", Nguyễn Du đã khéo léo chọn từ "cậy", bởi vì từ "cậy" này có nghĩa là nhờ với tất cả sự hy vọng và tin tưởng, nét nghĩa này từ "nhờ" không thể hiện được. Cũng như vậy, thay vì "nhận lời", tác giả lại dùng "chịu lời" bởi vì khác với "nhận lời", "chịu lời" không chỉ thể hiện sự đồng ý, nhận lời mà còn kèm theo ý bắt buộc, khiến cho người được nhờ vả khó nói lời từ chối. Cách tác giả dùng từ rất chính xác, bởi lẽ đây là chuyện rất quan trọng đối với Kiều, nàng hi vọng Thúy Vân đồng ý, nên lời van nài cũng có chút ép buộc. Tuy Kiều cũng hiểu việc nhờ Thúy Vân kết duyên với Kim Trọng là hết sức vô lý, nhưng nàng vẫn quyết tâm muốn trả nghĩa cho người yêu, bỏ qua lễ nghi gia phong, nàng "lạy" và "thưa" đối với em mình. Kiều dùng chính lễ nghi lạy trước thưa sau, thay bậc đổi ngôi này để ràng buộc Vân. Nàng là phận làm chị, nhưng lại bảo Vân "ngồi lên cho chị lạy". Giờ đây, nàng không còn là người chị của Vân nữa, nàng chỉ đơn thuần là một người đang nhờ cậy người khác, và Vân sẽ là người giúp nàng. Kiều đã xem Vân như một ân nhân – người có công cao, nghĩa nặng với nàng. Qua đó còn cho thấy vấn đề mà Kiều sắp nói đây phải vô cùng hệ trọng nên mới có sự thay đổi ngôi vị trong quan hệ chị em như vậy. Tất cả hành động và lời nói của Thúy Kiều đã tạo được không khí nghiêm trang thích hợp để trao duyên và thể hiện sự khéo léo của Thúy Kiều khi mở lời thuyết phục Vân đồng thời cho thấy khả năng dùng từ điêu luyện, tinh tế của Nguyễn Du

Tiếp đó, Kiều giao phó, ủy thác trách nhiệm cho em về duyên tình dang dở của mình:

"Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em."

“Gánh tương tư” là tình yêu sâu sắc của Kiều với Kim Trọng. “Giữa đường đứt gánh” là thành ngữ chỉ sự tan vỡ đột ngột của tình yêu. Tơ duyên là của chị, khi đến với em nó đã là “tơ thừa”, “thừa” nghĩa là bị đứt, vỡ - tơ duyên bị đứt đoạn. Cách nói này cho thấy với Kiều, Thúy Vân lấy Kim Trọng là một thiệt thòi cho Vân. Từ “mặc” sử dụng ở đây không phải là mặc kệ em, mặc cho ra sao thì ra mà có nghĩa là Kiều muốn phó thác, giao phó trách nhiệm lại cho Thúy Vân, tin tưởng tuyệt đối vào sự cậy nhờ của mình nơi Vân. Câu thơ thể hiện nỗi băn khoăn của Kiều là băn khoăn cho Kim Trọng phải lỡ làng nhân duyên và nỗi day dứt của Kiều là day dứt cho Thúy Vân phải “chắp mối tơ thừa” của mình.

Trao duyên cho em nhưng nào đã dễ trút đi gánh nặng? Bao nhiêu kỉ niệm ngày xưa của mối tình đầu, kỉ niệm đẹp đẽ của một thời ào ạt trở về khiến nàng đau đớn khôn nguôi, nàng không dằn được lòng mình, nàng kể vắn tắt với em về tình cảnh của mình:

- "Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

- "Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai."

Điệp từ "khi" nhấn mạnh tình cảm sâu nặng, bền chặt giữa Kiều với chàng Kim. Với nghệ thuật liệt kê "ngày quạt ước", "đêm chén thề” diễn tả những kỉ niệm tình yêu ngọt ngào, đẹp đẽ, trong sáng của Kiều cùng Kim Trọng, hai người đã tự do đính ước trao kỉ vật và uống chén rượu thề nguyền, hẹn ước nhưng giờ đây tất cả đã trở thành quá khứ. "Sóng gió bất kì" là khi Kim Trọng phải về quê chịu tang chú, gia đình Kiều lại bị mắc oan, cha và em Kiều bị bắt, cách duy nhất để cứu họ là nàng phải bán mình, đồng nghĩa với việc nàng phải làm trái với lời hẹn ước trước kia với người yêu. Chữ “hiếu” chính là gia đình còn chữ “tình” chính là tình yêu. Hoàn cảnh trái ngang quá, giữa hai lẽ "hiếu" và "tình", Kiều chỉ có thể chọn một. Nàng dằn vặt nội tâm, day dứt đau đớn, cuối cùng đành hi sinh tình yêu của mình để làm tròn chữ hiếu. Nàng tỏ nỗi lòng với Vân, dùng nỗi đau của mình để thuyết phục Vân, để đặt Vân vào tình thế cũng phải có hành động vì chị. Câu thơ “Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai” là một câu hỏi tu từ chứa đầy nỗi đau xót của Kiều. Hiếu và tình là hai giá trị tinh thần không thể chọn lựa và đặt lên bàn cân nhưng xã hội phong kiến bất công tàn bạo lại bắt con người ta phải lựa chọn. Nàng Kiều đã phải cay đắng chọn chữ “hiếu” trong khi thực tế trái tim con người lại tồn tại: “Đức tin, hy vọng và tình yêu vĩ đại hơn cả”. Qua đó người đọc càng thấm thía, thương cảm và xót tha cho Kiều khi nàng đã phải đau đớn hi sinh tình yêu đầu đẹp đẽ để “bán mình chuộc cha”.

Đã tỏ bày nỗi lòng nhưng vẫn sợ Vân không đồng ý, Kiều dùng lí lẽ, viện nhiều lý do để thuyết phục em. Kiều dùng tình máu mủ, ruột thịt để ràng buộc em và bằng thái độ mãn nguyện của mình dẫu có chết đi:

"Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây."

“Ngày xuân” là hình ảnh ẩn dụ chỉ tuổi đời cụ thể là tuổi trẻ. “Tình máu mủ” là tình cảm huyết thống, ruột rà. Đúng vậy Vân vẫn còn trẻ, có cả một cuộc đời phía trước để vun đắp cho hạnh phúc, hơn nữa chị và em là tình cảm ruột thịt “một giọt máu đào hơn ao nước lã" nên xin em hãy vì chị, vì tình chị em mà “thay lời nước non”. Thành ngữ “thịt nát xương mòn” diễn tả nỗi đau đớn, bất hạnh thậm chí là cái chết đớn đau. Em đồng ý nhận lời trao duyên, thì chị “ngậm cười chín suối” vẫn mãn nguyện và biết ơn em, “thơm lây” bởi việc nghĩa em làm cho chị. Qua đó cho thấy đối với Kiều việc Vân thay mình kết nghĩa cùng Kim Trọng là sự hy sinh, sự ban ơn cho Kiều là một nghĩa cử cao đẹp. Thật là rành rẽ những điều nàng kể và đề nghị. Đoạn thơ đã được Nguyễn Du viết ra một cách khúc chiết, mỗi dòng chứa một thông tin sự việc và chúng gối lên nhau một cách liên tục, lôgic. Ngôn ngữ của Kiều là ngôn ngữ của lí trí, rất khéo léo, thấu tình đạt lý không có một khe hở khiến Vân không thể từ chối mà còn lặng đi trong niềm xót thương chị vô bờ bến.

Sau khi tìm cách thuyết phục và trao duyên cho em, khi thấy Vân đã cảm thông, Thúy Kiều từ từ trao lại những kỉ vật tình yêu:

“Chiếc vành với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.
Mất người còn chút của tin
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.”

Thúy Kiều từ từ trao lại những kỉ vật tình yêu "chiếc vành", ''bức tờ mây'' rồi đến ''phím đàn'', ''mảnh hương nguyền'' cho Thúy Vân. "Chiếc vành" là tặng vật đầu tiên của chàng Kim tặng cho Thúy Kiều khi nàng nhận lời, "Tờ mây" là tờ giấy có trang trí hình mây hoặc là thư từ qua lại giữa Kiều và Kim Trọng, đó là những kỷ vật đơn sơ mà thiêng liêng, vô giá, là của riêng Kiều và Kim Trọng gợi lên một tình yêu sâu nặng, thủy chung, nồng nàn và gợi nhớ về một quá khứ hạnh phúc, đẹp đẽ. Cho nên khi đã gửi gắm tất cả lại cho Thúy Vân tâm trạng mâu thuẫn thật sự trong lòng Kiều mới bùng lên mạnh mẽ. Kiều đã mất bao công sức để thuyết phục em nhưng chính lúc em chấp nhận cũng là lúc Kiều bắt đầu chơi vơi để cố níu tình yêu lại với mình. Trao kỉ vật là trao duyên. Duyên tình yêu của chị giờ là duyên và tình yêu của em “Duyên này thì giữ vật này của chung”. Bao đớn đau chất chứa trong hai từ “của chung”, hai từ này thể hiện sự níu kéo, giằng xé khủng khiếp trong nội tâm của Kiều. Lý trí quyết định trao duyên, trao kỉ vật nhưng tình yêu tha thiết, mãnh liệt, sâu sắc đối với Kim Trọng lại khiến nàng luyến tiếc và cố gắng níu giữ lại tình yêu ấy. Hai từ “của chung” cũng đã mở ra một bi kịch trong nội tâm của nàng: Duyên đã trao mà tình không đoạn. Hai từ “ngày xưa” cũng đã thể hiện được tâm trạng vừa xót xa vừa tiếc nuối của Kiều bởi lẽ tình yêu đẹp đẽ chỉ vừa mới đây thôi nhưng khi trao cho Thúy Vân thì tất cả đã trở thành quá khứ xa xôi. Từ đây những kỉ vật Kiều trao lại cho em còn là vật làm tin để em nhớ đến Kiều, những lúc em hạnh phúc bên người yêu thì đừng bao giờ quên chị. Ý nghĩ của Kiều thật chua chát, tủi buồn. Nỗi đau như đọng lại ở câu thơ "dù em nên vợ nên chồng" trao duyên cho em rồi, cũng đã trao lại những kỉ vật cho em với những lời lẽ hết sức tin tưởng, khẩn khoản, ấy thế mà Kiều vẫn đặt ra giả thuyết như có điều gì đó vẫn chưa ổn, chưa yên. Qua cụm từ “xót người mệnh bạc” ta thấy Kiều tự thấy mình đáng thương, mình là người mệnh bạc để người khác phải xót xa thương hại. Những kỷ vật tình yêu thiêng liêng đối với Kiều giờ đã thành quá khứ xa xôi, trớ trêu thay của tin vẫn còn đó mà người lại mất: "Mất người còn chút của tin", lời nói của Kiều đề cập đến cái chết mà vẫn mang âm điệu trầm trầm như là chuyện tất yếu, khiến cho người đọc cảm thấy đau lòng. Đó cũng là tài năng miêu tả tâm lí độc đáo của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Nhịp thơ 4/4 đứt đoạn như một tiếng nấc uất ức nghẹn ngào thể hiện nỗi đau giằng xé, sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm trong lòng Kiều.

Phân tích 18 câu đầu Trao duyên (mẫu 10)

Nhan đề đoạn trích là Trao duyên nhưng trớ trêu thay đây không phải là cảnh trao duyên thơ mộng của những đôi nam nữ mà ta thường gặp trong ca dao xưa. Có đọc mới hiểu được, "Trao duyên", ở đây là gửi duyên, gửi tình của mình cho người khác, nhờ người khác chắp nối mối tình dang dở của mình. Thúy Kiều trước phút dấn thân vào quãng đời lưu lạc, bán mình cứu cha, nghĩ mình không giữ trọn lời đính ước với người yêu, đã nhờ cậy em là Thúy Vân thay mình gắn bó với chàng Kim. Đoạn thơ không chỉ có chuyện trao duyên mà còn chất chứa bao tâm tư trĩu nặng của Thúy Kiều.

Mở đầu đoạn thơ là 8 câu tâm sự của Thúy Kiều, về mối tình của mình với chàng Kim. Kể ra, với người xưa, một mối tình thiêng liêng như Thúy Kiều - Kim Trọng thường được giấu kín trong lòng ít khi người ta thổ lộ với người thứ ba. Vậy mà, ở đây, Thúy Kiều phải bộc lộ tất cả với Thúy Vân. Hơn thế nữa, nàng phải lạy em như lạy một ân nhân, một bậc bề trên, phải nói với em bằng những lời lẽ nhún nhường gần như van vỉ:

Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Không phải nhờ mà là cậy, chị nhờ em giúp chị với tất cả lòng tin của chị. Nhờ em nhưng cũng là gửi gắm vào em. Bao nhiêu tin tưởng bao nhiêu thiêng liêng đặt cả vào từ cậy ấy! Cũng không phải chỉ nói mà là thưa, kèm với lạy. Phải thiêng liêng đến mức nào mới có sự "thay bậc đổi ngôi" giữa hai chị em như thế. Nguyễn Du thật tài tình, như đọc thấu tất cả nỗi lòng nhân vật. Nỗi đau khổ vì không giữ trọn lời đính ước với chàng Kim đã buộc Thúy Kiều phải nói thật, nói hết với em, phải giãi bày tất cả. Bởi vì không có cách nào khác là phải nhờ em. Gánh tương tư đâu có nhẹ nhàng gì, thế mà vì mình giờ đây bỗng giữa đường đứt gánh, ai mà không đau khổ. Nhưng, gánh nặng vật chất thì san sẻ được, nhờ người khác giúp đỡ được, còn gánh tương tư mà nhờ người khác giúp đỡ cũng là điều hiếm thấy xưa nay. Vì vậy, Kiều mới phải cậy em, mới phải lạy, phải thưa, vì nàng hiểu nỗi khó khăn, sự tế nhị của gánh nặng này. Rõ ràng, Thúy Vân cũng phải hy sinh tình yêu của mình để giúp chị. Trong hoàn cảnh bi thương của mình, Thúy Kiều không chỉ trao duyên mà còn trao cả nỗi đau của mình cho em gái. Tuy nhiên, Thúy Vân vốn là cô gái vô tư, thơ ngây trong gia đình họ Vương lúc vạ gió tai bay, Thúy Kiều phải giành cho mình phần hi sinh lớn hơn; không chỉ hy sinh tình yêu mà hi sinh cả cuộc đời để cứu cha, cứu em.

Trao duyên cho em nhưng nào đã dễ trút đi gánh nặng? Bao nhiêu kỉ niệm ngày xưa của mối tình đầu, kỉ niệm đẹp đẽ của một thời ào ạt trở về. Những kỷ vật thiêng liêng nàng vẫn giữ, minh chứng cho tình yêu của nàng với chàng Kim, dễ gì trong phút chốc lại phải trao sang tay người khác, cho dù người đó chính là em gái mình? Tình yêu đôi lứa vốn có chút ít ích kỉ bên trong, đó cũng là lẽ thường tình. Chiếc thoa với bức tờ mây, Phím đàn với mảnh hương nguyền... vốn là kỉ vật riêng của Thúy Kiều, kỷ vật ấy có ý nghĩa tượng trưng cho hạnh phúc của nàng. Bây giờ, những kỷ vật thiêng liêng ấy, nàng phải trao cho em, không còn là của riêng của nàng nữa mà đã trở thành của chung của cả ba người. Đau xót làm sao khi buộc phải cắt đứt tình riêng của mình ra thành của chung! Biết vậy nhưng Thúy Kiều cũng đã trao cho em với tất cả tấm lòng tin cậy của tình ruột thịt, với tất cả sự thiêng liêng của tình yêu với chàng Kim. Nàng thuyết phục em mới khéo làm sao:

Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Trên hết giữa chị với em là tình máu mủ; vì tình máu mủ ai nỡ chối nhau? Vì vậy, suốt từ đầu đến cuối đoạn thơ không hề thấy lời nói của Thúy Vân. Thúy Kiều như người đang dốc bầu tâm sự, nàng phải dốc cạn với em mới có thể thanh thản ra đi. Nàng tưởng tượng đến lúc mình đã chết, oan hồn trở về lẩn quất bên chàng Kim. Khi đó, âm dương cách biệt, chỉ có chén nước mới giải được mối oan tình. Lời tâm sự sao mà thương!

Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:

Phân tích Trao duyên

Phân tích 12 câu đầu Trao duyên

Phân tích 8 câu cuối Trao duyên

Phân tích 16 câu đầu Trao duyên

Phân tích 16 câu đầu Trao duyên Vẻ đẹp tâm hồn của Thúy Kiều qua Trao duyên

1 554 lượt xem
Tải về