Phân tích Uy-lít-xơ trở về (10 mẫu)

Phân tích Uy-lít-xơ trở về lớp 10 gồm dàn ý và 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 10 hay hơn.

1 516 22/05/2022
Tải về


Phân tích Uy-lít-xơ trở về - Ngữ văn 10

Dàn ý số 1

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Hô-me-rơ (đặc điểm về con người, các tác phẩm chính,...)

- Giới thiệu về sử thi Ô-đi-xê (đặc điểm thể loại, hoàn cảnh ra đời, khái quát nội dung chính,...)

- Giới thiệu về đoạn trích Uy-lít-xơ trở về (vị trí đoạn trích, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật,...)

II. Thân bài

a. Uy-lít-xơ trở về trong bộ dạng kẻ hành khất và thái độ của Pê-nê-lốp cùng mọi người trong gia đình

- Thái độ của nhũ mẫu Ơ-cri-lê và sự tác động tới Pê-nê-lốp

+ Nhũ mẫu Ơ-ri-clê rất vui mừng và phấn khởi báo tin cho Pê-nê-lốp, đưa ra hàng loạt các bằng chứng để chứng minh, thuyết phục Pê-nê-lốp dùng cả tính mạng của mình để đánh cược với Pê-nê-lốp

+ Thái độ của Pê-nê-lốp: tin nửa ngờ, nhưng với bản tính của một người phụ nữ thông minh, nàng vẫn luôn cẩn trọng trong từng lời nói và suy nghĩ, phân vân không biết khi gặp Uy-lít-xơ thì nên làm thế nào, đến lúc gặp thì "ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu, lòng sửng sốt, khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng, khi lại không nhận ra chồng dưới bộ dạng rách mướp."

- Thái độ của Tê-lê-mác và sự tác động đến Pê-nê-lốp:

+ Thái độ của Tê-lê-mác: Trách móc mẹ "tàn nhẫn và lòng mẹ độc ác quá chừng" và "lòng dạ cũng rắn hơn cả đá"

+ Pê-nê-lốp: Một mực thận trọng đáp lại con, đồng thời đưa ra hàm ý về thử thách cho Uy-lít-xơ

b. Thử thách giữa Pê-nê-lốp và Uy-lít xơ cùng khung cảnh gia đình đoàn tụ

- Uy-lít-xơ chấp nhận thử thách của Pê-nê-lốp: Chàng bảo nhũ mẫu chuẩn bị cho chàng một cái giường để chàng nghỉ ngơi nhưng thực chất là để nói về cái giường

- Pê-nê-lốp sai nhũ mẫu khiêng giường ra cho Uy-lít-xơ, điều đó làm cho chàng hết sức ngạc nhiên.

- Uy-lít-xơ đã kể lại tường tận, tỉ mỉ từng chi tiết, từng đặc điểm một của chiếc giường.

- Pê-nê-lốp không còn bất cứ điều gì để phải nghi ngờ, phân vân, do dự nữa, nàng "chạy ngay lại, nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ chồng"

- Lời nói của Pê-nê-lốp sau khi nhận ra chồng mình đã giúp người đọc cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp tâm hồn, tài trí, thông minh sắc sảo của nàng.

III. Kết bài: Khái quát giá trị nội dung và những đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích Uy-lít-xơ trở về.

Dàn ý số 2

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Hô-me-rơ và sử thi Ô-đi-xê

- Khái quát vị trí và nội dung đoạn trích Uy-lít-xơ trở về: Thuộc khúc ca thứ 23, kể lại cuộc gặp gỡ, sum họp đầy thử thách nhưng cũng vô cùng hạnh phúc của hai vợ chồng Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp.

II. Thân bài

1. Sự trở về của Uy-lít-xơ trong bộ dạng kẻ hành khất.

a. Lời thông báo và thuyết phục của nhũ mẫu Ơ-ri-clê.

- Nhũ mẫu Ơ-ri-clê:

Hí hửng, reo cười thông báo về sự xuât hiện của Uy-lít-xơ

Thuyết phục nàng Pê-nê-lốp bằng bí mật vết sẹo ở chân Uy-lít-xơ

Lấy tính mạng ra để đánh cược với Pê-nê-lốp

→ Niềm vui mừng của người đầy tớ trung thành khi thấy chủ nhân trở về.

- Pê-nê-lốp:

Nửa tin nửa ngờ, cho rằng đó là một vị thần đã đến để giết bọn cầu hôn, còn Uy-lít-xơ đã chết.

Tỏ ra hoài nghi: Dù có sáng suốt đến đâu cũng không hiểu được hết ý định của thần linh bất tử.

→ Pê-nê-lốp thận trọng trong từng suy nghĩ.

b. Uy-lít-xơ trong bộ dạng kẻ hành khất.

- Pê-nê-lốp:

Lòng phân vân: Không biết nên đứng xa hỏi chuyện hay lại gần ôm lấy chồng mà hôn, khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng lúc lại không nhận ra chồng trong bộ quần áo rách mướp.

Ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu.

→ Pê-nê-lốp rất thận trọng trong khi lòng cực kì xúc động.

- Uy-lít-xơ: Chờ đợi xem người vợ cao quý sẽ nói gì với mình.

→ Hồi hộp, mong chờ khoảnh khắc đoàn tụ

c. Lời trách móc của Tê-lê-mác

- Tê-lê-mác:

Ngay lập tức nhận cha

Trách móc mẹ tàn nhẫn, độc ác

Nghi ngờ sự sắt đá, cứng rắn của mẹ

→ Khát khao được đoàn tụ gia đình, trong sáng, hồn nhiên chưa hiểu hết được nỗi niềm sâu sa của mẹ

- Pê-nê-lốp

Thận trọng đáp lại lời con, bày tỏ sự kinh ngạc, phân vân của mình.

Tin chắc về sự đoàn tụ của gia đình bằng những dấu hiêu riêng.

→ Nàng thận trọng và luôn có niềm tin về hạnh phúc, đoàn tụ

- Uy-lít-xơ:

Mặc cảm về ngoại hình hiện tại: Hiện giờ cha còn bẩn thỉu, rách rưới nên mẹ con khinh ta.

Có niềm tin chắc chắn hai vợ chồng sẽ nhận ra nhau.

→ Uy-lít-xơ cao quý, nhẫn nại

2. Thử thách và đoàn tụ.

a. Cuộc đấu trí giữa Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp

- Lời thử thách:

Pê-nê-lốp ngầm ngỏ ý thử thách với Uy-lít-xơ qua lời nói với con: Cha mẹ sẽ nhận được nhau một cách dễ dàng bởi cha mẹ có những dấu hiệu riêng chỉ hai người biết

Uy-lít-xơ chấp nhận lời thử thách ấy: Nghe nàng nói vậy, Uy-lit-xơ cao quý và nhẫn nại mỉm cười.

→ Sự tế nhị, khéo léo, thông minh của cả Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp

 

- Quá trình thử thách

Pê-nê-lốp: Sai người khiêng giường, bắt đầu thử thách.

Uy-lít-xơ miêu tả tỉ mỉ, cặn kẽ chiếc giường, giải mã bí mật của nó, thuyết phục hoàn toàn Pê-nê-lốp

→ Sự thông minh, khôn khéo của Pê-nê-lốp và sự nhạy bén của Uy-lít-xơ

- Ý nghiã biểu tượng của chiếc giường cưới:

Chứa đựng những bí mật, dấu hiệu riêng chỉ hai người biết.

Là phép thử để chứng minh thân phận vị khách và làm dịu đi kịch tính trong cảnh sum họp.

Gợi lại kỉ niệm tình yêu, hạnh phúc của hai người

Biểu tượng của sự thủy chung trong tình nghĩa vợ chồng.

b. Cảnh sum họp.

- Pê-nê-lốp:

Bủn rủn chân tay, nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ chồng

Giải thích, phân trần với chồng về thái độ lạnh lùng của mình

Nàng nhìn chồng không chán mắt, ôm cổ chồng không nỡ buông rời.

- Uy-lít-xơ

Ôm lấy người vợ thân yêu, thủy chung

Xúc động khóc nước mắt dầm dề.

→ Cảm sum họp vô cùng cảm động, thể hiện tình yêu chân thành, thủy chung, sâu nặng của vợ chồng Uy-lít-xơ.

3. Nghệ thuật

- Miêu tả tâm lí nhân vật cụ thể, chi tiết qua hành động, ngôn ngữ

- Khắc họa những mâu thuẫn, xung đột

- Ngôn ngữ trong sáng, giọng kể chậm rãi

- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, đối lập

- Sử dụng các định ngữ: “Uy-lít-xơ cao quý”, “Pê-nê-lốp thận trọng” là cách dùng từ đặc trưng của thể loại sử thi

III. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích

- Mở rộng: Thông qua đoạn trích, khẳng định vẻ đẹp, trí tuệ của con người Hi Lạp cổ đại, làm rõ giá trị hạnh phúc gia đình thời kì ấy.

Phân tích Uy-lít-xơ trở về (mẫu 1)

Hô-me-rơ, nhà thơ mù của Hi Lạp sống vào thế kỷ IX và XIII trước Công nguyên. Ông sinh trưởng trong một gia đình nghèo bên kia sông Mê-lét. Hai bộ sử thi đồ sộ I-li-at và Ô-đi-xê là những cống hiến của ông cho văn học.

Tác phẩm ra đời vào thời kì người Hi Lạp mở rộng địa bàn hoạt động ra biển cả. Trong sự nghiệp khám phá và chinh phục thế giới bao la và bí hiểm đó. Con người ngoài lòng dũng cảm đòi hỏi phải có những phẩm chất cần thiết như thông minh, tỉnh táo, mưu chước, khôn ngoan. Hình tượng Uy-lít-xơ chính là lí tưởng hoá sức mạnh của trí tuệ của người Hi Lạp. Mặt khác Ô-đi-xê ra đời khi người Hi Lạp sắp bước vào ngưỡng cửa của chế độ chiếm hữu nô lệ. Từ đây con người giã từ chế độ công xã thị tộc để thay vào đó tổ chức gia đình. Hôn nhân một vợ chồng xuất hiện. Nó đòi hỏi tình cảm quê hương, gia đình gắn bó, thuỷ chung. Hô-me-rơ là một thiên tài dự đoán cho thời đại ông. Cả hai ý tưởng trí tuệ và tình yêu chung thuỷ được thể hiện trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về.

Trí tuệ và tình yêu của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp biểu tượng những phẩm chất cao đẹp của người cổ đại Hy Lạp khát khao vươn tới qua lối mưu tả tâm lý, lối so sánh, giọng điệu kể chuyện. Ô-đi-xê kể lại cuộc hành trình về quê Uy-lít-xơ sau khi hạ thành Tơ-roa. Tác phẩm gồm 12110 câu thơ chia làm 24 khúc ca. Câu chuyện bắt đầu từ thời điểm Uy-lít-xơ đang bị nữ thần Ca-lip-xô dâng linh đan để chàng trường sinh bất tử cùng chung sống với nàng. Các thần cầu xin Dớt. Thần Dớt lệnh cho Ca-lip-xô phải để chàng đi. Uy-lít-xơ gặp bão, thần biển trả thù Uy-lít-xơ vì chàng đã đâm thủng mắt Xi-clôp – đứa con trai của thần, Uy-lít-xơ may mắn dạt vào xứ sở của An-ki-nô-ôt.

Biết chàng là người đã làm nên chiến công thành Tơ-roa. Nhà vua yêu cầu chàng kể lại cuộc hành trình từ ca khúc I tới ca khúc XII. Được nhà vua An-ki-nô-ốp giúp đỡ, Uy-lít-xơ đã trở về quê hương. Lúc đó Pê-nê-lốp – vợ của chàng tại quê nhà phải đối mặt với 108 tên vương tôn công tử đến cầu hôn. Uy-lít-xơ cùng con trai và đám gia nhân trung thành lập mưu trừng trị bọn chúng, gia đình Uy-lít-xơ được sum họp một nhà.

Đoạn trích thuộc khúc ca XVIII trong Ô-đi-xê. Trước đoạn trích này là Uy-lít-xơ giả vờ làm người hành khất vào được ngôi nhà của mình và kể cho Pê-nê-lốp nghe những câu chuyện về vợ chồng nàng mà anh ta biết. Pê-nê-lốp tổ chức thi bắn. Dựa vào đó hai cha con Uy-lít-xơ đã tiêu diệt 108 vương tôn công tử láo xược và những gia nhân không trung thành. Đoạn trích này bắt đầu từ đó. Qua đoạn trích, tác giả đã khắc hoạ vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của Pê-nê-lốp và của Uy-lít-xơ.

Tâm trạng của Uy-lít-xơ khi gặp lại vợ và gia đình: chàng vừa mừng rỡ, hồi hộp, vui sướng, nhưng vẫn rất bình tĩnh, sáng suốt. Chàng đóng vai người hành khất, bình tĩnh lập mưu kế cùng cậu con trai là Tê-lê-mác giết chết bọn cầu hốn láo xược và những giai nhân phản bội. Khi gặp lại vợ, chàng vẫn bình tĩnh, cố kiên nhẫn chờ Pê-nê-lốp nhận ra mình. Cái mỉm cười của Uy-lít-xơ "Nghe nàng nói vậy, Uy-lít- xơ cao quý và nhẫn nại mỉm cười"... cho thấy trí tuệ và nhân phẩm cao quý của chàng. 

Tâm trạng "rất đỗi phân vân" của nàng thể hiện ở dáng điệu, cử chỉ, sự lúng túng tìm cách ứng xử: "Không biết nên đứng xa hỏi chuyện người chồng yêu quý của mình hay nên lại gần ôm lấy đầu, cầm lấy tay mà hôn". Nàng dò xét, suy nghĩ, tính toán mông lung nhưng cũng không giấu được sự bàng hoàng xúc động khôn cùng: "Ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu, lòng sửng sốt, khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng, khi lại không nhận ra chồng dưới bộ áo quần rách mướp". 

Việc chọn cách thử "bí mật của chiếc giường" cho thấy Pê-nê-lốp là con người trí tuệ, thông minh và tỉnh táo biết kìm nén tình cảm của mình. Bên cạnh sự thông minh, tỉnh táo là sự thận trọng của nàng. Điều đó rất phù hợp với hoàn cảnh của nàng lúc này. Pê-nê-lốp là người tỉnh táo mà tế nhị, kiên quyết mà thận trọng, trí tuệ mà rất giàu tình cảm, phẩm chất cao thượng. Cách kể chuyện của Hô-me-rơ qua đoạn trích tạo hiệu quả bất ngờ và xúc động làm nổi bật phẩm chất của Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ.

Biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong đoạn trích là tương phản, tạo kịch tính, gây bất ngờ... Trong đoạn cuối, biện pháp nghệ thuật được sử dụng thành công là so sánh: Hình ảnh "mặt đất" và "người đi biển" nói lên tâm trạng khao khát đến tuyệt vọng, nhưng cũng mừng vui khôn xiết của nàng Pê-nê-lốp khi gặp lại người chồng yêu dấu sau hai mươi năm vì chiến tranh và lưu lạc. Tâm trạng của Pê-nê-lốp khi gặp lại chồng được so sánh với người đi biển bị đắm tàu, trong cơn tuyệt vọng bỗng nhận ra đất liền.

Phân tích Uy-lít-xơ trở về (5 mẫu) (ảnh 1)

Phân tích Uy-lít-xơ trở về (mẫu 2)

Hô-me-rơ là một nghệ sĩ mù người Hi Lạp, ông được xem là người sáng tạo hai sử thi nổi tiếng của đất nước Hi Lạp là Ô-đi-xê và I-li-át. Ô-đi-xê là tác phẩm sử thi dài 12110 câu với 24 khúc ca, là câu chuyện kể về chàng Uy-lít-xơ với hành trình trở về quê hương, đồng thời tác phẩm còn dựng lên bức tranh hào hùng của những người dân Hi Lạp trong công cuộc chinh phục tự nhiên, mở rộng đất đai. Đặc biệt, đoạn trích Uy-lít-xơ trở về – đoạn trích nằm ở khúc ca thứ 23 là một trong số những trích đoạn đặc sắc của tác phẩm. Đọc Uy-lít-xơ trở về giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về khung cảnh đoàn tụ của hai vợ chồng Uy-lít-xơ sau hai mươi năm xa cách cũng như vẻ đẹp trí tuệ, tài năng của chàng.

Sau hai mươi năm trời đằng đẵng xa cách, trải qua biết bao nhiêu thử thách, Uy-lít-xơ cũng trở về với quê hương yêu dấu. Nhưng lúc trở về cũng chính là lúc chàng phải đối diện với hơn 108 kẻ quyền quý đến cầu hôn vợ của chàng – Pê-nê-lốp với mục đích chiếm đoạt tài sản, bằng trí thông minh, chàng cùng con trai đã đánh đuổi được chúng. Trong bộ dạng của một người hành khất, Uy-lít-xơ đã trở về ngôi nhà của mình, mọi người trong gia đình đều rất vui, song chỉ có Pê-nê-lốp vẫn còn những nghi ngờ.

Trước sự xuất hiện của Uy-lít-xơ, nhũ mẫu Ơ-ri-clê rất vui mừng và phấn khởi báo tin cho Pê-nê-lốp. Không dừng lại ở đó, nhũ mẫu còn đưa ra hàng loạt các bằng chứng để chứng minh, thuyết phục với Pê-nê-lốp rằng người hành khất ấy chính là Uy-lít-xơ. Nhũ mẫu Ơ-ri-clê đã thuyết phục Pê-nê-lốp bằng đặc điểm trên chính cơ thể của Uy-lít-xơ đó chính là vết sẹo do bị lợn lòi húc. Thậm chí, nhũ mẫu đã dùng cả tính mạng của mình để đánh cược với Pê-nê-lốp với hi vọng nàng chấp nhận đấy là Uy-lít-xơ: "Già đem tính mạng của mình để đánh cuộc với con: Nếu già lừa dối con thì con cứ đem giết già bằng cách nào tàn ác nhất". Trước những lời nói của nhũ mẫu, Pê-nê-lốp nửa tin nửa ngờ, nhưng với bản tính của một người phụ nữ thông minh, nàng vẫn luôn cẩn trọng trong từng lời nói và suy nghĩ, nàng đã đáp lại nhũ mẫu một cách đầy cẩn trọng: "Dù có sáng suốt đến đâu cũng không hiểu được hết ý định của thần linh bất tử". Và để rồi, đến lúc xuống nhà gặp Uy-lít-xơ, trong lòng Pê-nê-lốp chất chứa bao nỗi niềm tâm trạng. Nếu như lúc chưa xuống gặp, nàng phân vân, do dự không biết nên làm như thế nào "Không biết nên đứng ra xa hỏi chuyện người chồng yêu quý của mình hay nên lại gần ôm lấy đầu, cầm lấy tay người mà hôn" thì lúc xuống nhà gặp Uy-lít-xơ, nàng "ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu, lòng sửng sốt, khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng, khi lại không nhận ra chồng dưới bộ dạng rách mướp."

Trước thái độ của Pê-nê-lốp với Uy-lít-xơ, Tê-lê-mác với lòng khao khát cháy bỏng gia đình sớm được đoàn tụ đã trách móc mẹ của mình. Tê-lê-mác trách mẹ "tàn nhẫn và lòng mẹ độc ác quá chừng" và "lòng dạ cũng rắn hơn cả đá". Trước những lời trách móc của con, Pê-lê-nốp vẫn rất mực thận trọng đáp lại với con rằng: "Lòng mẹ kinh ngạc quá chừng, mẹ không sao nói được một lời, mẹ không thể hỏi han cũng không thể nhìn thẳng mặt người. Nếu quả thật đây chính là Uy-lít-xơ, bây giờ đã trở về, thì con có thể tin chắc rằng thế nào cha con và mẹ cũng sẽ nhận được ra nhau một cách dễ dàng". Lời nói của Pê-nê-lốp đối với con cũng chính là những gì mà Pê-nê-lốp muốn nói với Uy-lít-xơ, đồng thời, lời nói ấy cũng chính là sự hé mở cho thử thách mà Pê-nê-lốp muốn Uy-lít-xơ thực hiện.

Trước những lời nói của Pê-nê-lốp, Uy-lít-xơ có phần mặc cảm về bản thân mình nhưng đồng thời, qua lời nói của chàng với con cũng cho thấy chàng đồng ý chấp nhận thử thách của Pê-nê-lốp nhưng cũng có lời trách móc nàng "các thần trên núi Ô-lem-pơ ban cho nàng một trái tim sắt đá hơn ai hết trong đám đàn bà yếu đuối". Nói rồi, chàng bảo nhũ mẫu chuẩn bị cho chàng một cái giường để chàng nghỉ ngơi nhưng thực chất là để nói về cái giường – bí mật của hai vợ chồng chàng. Lúc đấy, Pê-nê-lốp sai nhũ mẫu khiêng giường ra cho Uy-lít-xơ, điều đó làm cho chàng hết sức ngạc nhiên. Và rồi, chàng đã kể lại tường tận, tỉ mỉ từng chi tiết, từng đặc điểm một của chiếc giường. Và lúc này đây, Pê-nê-lốp không còn bất cứ điều gì để phải nghi ngờ, phân vân, do dự nữa, nàng "chạy ngay lại, nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ chồng". Có lẽ, đó chính là giây phút hạnh phúc nhất của tất cả mọi người trong gia đình – niềm hạnh phúc của sự đợi chờ, của sự mong ngóng trong suốt hai mươi năm dài đằng đẵng. Đặc biệt, lời nói của Pê-nê-lốp sau khi nhận ra chồng mình đã giúp người đọc cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp tâm hồn, tài trí, thông minh sắc sảo của nàng.

Tóm lại, đoạn trích Uy-lít-xơ trở về với việc sử dụng các chi tiết nghệ thuật cụ thể, cách kể chuyện chi tiết đã tái hiện thành công khung cảnh đoàn tụ hạnh phúc viên mãn của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp sau hai mươi năm xa cách, đồng thời, qua đó cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ của hai nhân vật.

Phân tích Uy-lít-xơ trở về (mẫu 3)

I-li-át và Ô-đi-xê là hai sử thi nổi tiếng bậc nhất của đất nước Hy Lạp, được xem là sáng tạo của Hô-me-rơ, tuy nhiên cho đến tận ngày hôm nay người ta vẫn không rõ về lai lịch và gia cảnh của nhân vật này. Ông là người có vốn sống và vốn văn học dân gian cực kỳ phong phú, cùng với năng khiếu sáng tác văn học thơ ca trời phú đã giúp ông tạo nên những tác phẩm xuất sắc được lưu truyền đến muôn đời. Sử thi Ô-đi-xê gồm 12110 câu thơ và được chia làm 24 khúc ca, là sự tiếp nối của sử thi I-li-át. Trong đó 12 khúc ca đầu kể về hành trình quay lại quê nhà của Uy-lít-xơ, 12 khúc ca cuối là kể lại việc Uy-lít-xơ đương đầu với 108 tên cầu hôn vợ mình, và hành trình sum họp gia đình sau đó. Và đoạn trích Uy-lít-xơ trở về là phần đoàn tụ của gia đình sau khi trải qua một thử thách mang tên bài toán về bí mật chiếc giường cưới.

Trong sử thi Ô-đi-xê bên cạnh xây dựng nhân vật Uy-lít-xơ với vẻ đẹp biểu tượng trí tuệ xuất chúng của người Hy Lạp cổ, thì tác giả còn xây dựng hình tượng người phụ nữ rất lý tưởng, khắc họa những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ này. Có thể xem đây là một điểm đột phá, một cái nhìn mới mẻ, đậm tính nhân văn của tác giả Hô-me-rơ trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Ở nhân vật Pê-nê-lốp tác không chú trọng vào việc miêu tả ngoại hình của nàng, tuy nhiên qua một số chi tiết nhỏ trong sử thi thì ta dễ dàng nhận ra rằng người phụ nữ này cũng là một trang tuyệt sắc giai nhân hiếm có. Cho nên Uy-lít-xơ trong suốt mười năm lênh đênh trên biển cả, đứng trước rất nhiều cám dỗ thế nhưng chàng chỉ hướng về duy nhất người vợ đang đợi chờ mình ở nhà và một lòng muốn quay lại quê hương. Một bằng chứng nữa về nhan sắc của Pê-nê-lốp ấy là cảnh nàng phải đương đầu với 108 tên đến cầu hôn, mà đây lại đều là những tên quý tộc, giàu có tiếng tăm ở trong vùng. Tuy nhiên nhan sắc của nàng không phải là điều tác giả muốn nói đến mà quan trọng hơn Hô-me-rơ muốn hướng tới là vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp trí tuệ của người phụ nữ này. Vẻ đẹp tâm hồn của nàng chính là lòng chung thủy với chồng, một số dẫn chứng có thể đến như là việc nàng chờ người chồng chinh chiến ở xa tận suốt 20 năm trời đằng đẵng, mà ở đây không phải là việc chờ chồng trong yên ả, mà trái lại nàng luôn phải đối mặt với những sự hối thúc, ép buộc của tận 108 tên cầu hôn. Vốn là những tên láo xược, không từ thủ đoạn để lấy được nàng, và âm mưu chiếm đoạt cả gia tài của gia đình nàng. Cùng với đó bên ngoài là sự thúc ép của những tên cầu hôn, thì ngay trong chính gia đình nàng lại phải chịu áp lực từ chính cha mẹ đẻ, hối thúc nàng nhanh chóng tái giá. Có thể nói rằng đây chính là những bằng chứng rõ nhất, hùng hồn nhất để minh chứng cho tấm lòng chung thủy, sắt son không đổi trong suốt 20 năm của nàng Pê-nê-lốp. Từ chính tấm lòng chung thủy với chồng mà nàng đã nghĩ ra mưu kế về tấm thảm ngày dệt đêm tháo, để trì hoãn chuyện tái giá của mình và hy vọng về một ngày không xa có thể được đoàn tụ với chồng mình. Lòng chung thủy của nàng còn được lần nữa chứng minh qua việc khi đã xác minh được rằng người hành khất kia chính là chồng mình, chính là Uy-lít-xơ trở về sau hai mươi năm thì lúc này Pê-nê-lốp đã thay đổi thái độ hoàn toàn. Nếu như trước đó là nghi ngờ, là lạnh lùng, là xa cách thì bây giờ nàng đã bày tỏ niềm hạnh phúc, sung sướng của mình một cách rất tự nhiên, rất bồng bột "nàng bèn chạy ngay lại, nước mắt chan hòa ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng" và giãi bày hết những nỗi lòng kìm nén bấy lâu, giải thích cho sự lạnh lùng thờ ơ của nàng ban nãy. Hô-me-rơ đã dùng một hình ảnh so sánh rất hay, nói về việc người đi biển bị nạn, rồi cố gắng bơi được vào bờ đã hạnh phúc sung sướng như thế nào thì nàng Pê-nê-lốp giờ đây cũng y như vậy.

Bên cạnh vẻ đẹp tâm hồn - tấm lòng thủy chung của nàng Pê-nê-lốp thì tác giả càng chú trọng nhiều hơn về vẻ đẹp trí tuệ của nhân vật này thể hiện ở sự khôn ngoan và thận trọng trong mọi tình huống. Sự khôn ngoan của nàng thể hiện thứ nhất là ở việc nàng cố nghĩ ra một cách để trì hoãn việc tái giá, đó chính là lời giao hẹn về tấm thảm ngày dệt đêm tháo của nàng rằng sẽ nhận lời cầu hôn nếu tấm thảm hoàn thành. Thế nhưng tấm thảm ấy chẳng bao giờ hoàn thành được bởi vì cứ ngày nàng dệt rồi đêm nàng lại tháo nó ra. Một biểu hiện nữa của sự khôn ngoan ấy là nàng tiếp tục nghĩ ra một bài toán để thử chồng, thử xem liệu có chính xác là Uy-lít-xơ đã trở về hay không, đó là bài toán về bí mật chiếc giường cưới để xác minh sự thật. Pê-nê-lốp còn thể hiện sự thông minh của mình bằng việc đưa ra bài toán một cách tự nhiên mà không một ai có thể nghi ngờ, chỉ có một người nhận ra đề bài có vấn đề là Uy-lít-xơ. Đó là trong khi Uy-lít-xơ đang rất giận dỗi vì bản thân làm rất nhiều việc để chứng minh mình là Uy-lít-xơ, giận dỗi vì mình đã hai mươi năm lênh đênh phiêu bạt như thế mà khi quay trở về lại phải chịu sự nghi ngờ, lạnh lẽo của vợ, và đòi kê giường riêng để ngủ. Thì Pê-nê-lốp đã nhanh trí bảo con trai khiêng chiếc giường cưới của vợ chồng ra cho Uy-lít-xơ ngủ, thế nhưng chiếc giường ấy vốn là một cái gốc cây và do chính tay Uy-lít-xơ làm nên và chỉ chàng biết điều đó, chính vì thế ngay lập tức chàng đã nhận ra điều bất hợp lý và phản ứng lại ngay. Từ đó mà thân phận của chàng được chứng minh, đồng thời Pê-nê-lốp hoàn toàn tin tưởng rằng chồng của mình đã trở về.

Vẻ đẹp trí tuệ thứ hai của Pê-nê-lốp được thể hiện gián tiếp qua lời kể của tác giả bằng tính ngữ "thận trọng" trước mỗi lời dẫn khi Pê-nê-lốp nói chuyện. Và còn được thể hiện trực tiếp qua các dẫn chứng cụ thể, đầu tiên là khi nhũ mẫu báo tin về việc Uy-lít-xơ trở về thì nàng không hề tin với hai lý lẽ, thứ nhất là một mình Uy-lít-xơ không thể giết chết, đối phó với 108 tên cầu hôn, đây là hành động của thần linh đến để trừng trị những kẻ láo xược, thứ hai là Uy-lít-xơ ra đi đã 20 mươi năm không lý nào mà bây giờ mà chàng mới trở về, nếu trở về thì đã trở về từ lâu rồi, còn không trở về tức là chàng đã chết. Khi nhũ mẫu tiếp tục đưa ra bằng chứng về vết sẹo của Uy-lít-xơ vốn là bằng chứng không thể chối cãi được, thế nhưng bản thân Pê-nê-lốp cũng chưa lấy đó làm tin ngay mà vội vui mừng mà nàng vẫn còn vớt vát cho rằng đó là sự sắp đặt của thần linh, chuyển sang thái độ phân vân. Khi giáp mặt Uy-lít-xơ, Pê-nê-lốp đã chăm chú quan sát để xác minh sự thật, rồi nàng bị rơi vào trạng thái phân vân xáo trộn cảm xúc "khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng, lúc thì lại không thể nhận ra được chồng dưới bộ quần áo rách mướp". Khi Tê-lê-mác buông lời trách móc gay gắt, thì nàng bình tĩnh an ủi con, không phủ nhận nữa nhưng nàng cần thêm bằng chứng để nhận chồng bằng những dấu hiệu riêng.

Một nhân vật nữa cần tìm hiểu trong văn bản này bên cạnh Pê-nê-lốp ấy chính là Uy-lít-xơ nhân vật chính của toàn bộ sử thi Ô-đi-xê. Ở nhân vật này cũng hiện lên hai vẻ đẹp giống như vợ mình là vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp của trí tuệ. Vẻ đẹp tâm hồn của chàng thể hiện ở tấm lòng chung thủy với vợ trong suốt 20 năm trời xa cách, trong mười năm lưu lạc lênh đênh trên biển cả, chàng đã vượt qua tất cả sự cám dỗ của những người phụ nữ xinh đẹp và quyền lực nhất, để hướng về người vợ ở quê nhà. Khi đã trở về nhà, đối mặt với bài toán bí mật chiếc giường cưới, dù đã qua hơn 20 năm nhưng chàng vẫn phản ứng ngay lập tức và có thể nói về nó một cách tỉ mỉ và chi tiết, điều đó chứng tỏ suốt bao lâu nay chàng vẫn luôn nhớ về gia đình và nhớ về tình yêu đẹp đẽ của hai người. Trong giây phút nhận mặt người anh hùng đã trải biết bao nhiêu gió sương lại ôm chặt lấy vợ mà khóc "dầm dề" điều đó đã bộc lộ tình cảm sâu sắc tấm lòng thủy chung gắn bó của Uy-lít-xơ đối với vợ mình. Vẻ đẹp trí tuệ của Uy-lít-xơ được biểu hiện gián tiếp qua lời nhận xét, ca ngợi của các nhân vật khác như nhũ mẫu, con trai Tê-lê-mác và cả Pê-nê-lốp. Sự khôn ngoan vẻ đẹp trí tuệ của Uy-lít-xơ còn được thể hiện trực tiếp thông qua đoạn trích, chàng đã lập mưu để trừng trị 108 tên cầu hôn láo xược. Ngay sau khi chiến thắng, chàng đã lập tức dự phòng, định liệu chuẩn bị những phương án để chống lại sự trả thù của gia đình 108 tên vương tôn quý tộc.

Như vậy đoạn trích Uy-lít-xơ trở về đã ca ngợi vẻ đẹp của hai nhân vật cũng chính là biểu tượng cho vẻ đẹp của người hy lạp cổ đại bao gồm vẻ đẹp tâm hồn - lòng chung thủy và vẻ đẹp trí tuệ - sự khôn ngoan thận trọng. Về nghệ thuật, đó chính là lối kể chuyện giàu kịch tính khiến người đọc bị cuốn vào nội dung câu chuyện, thứ hai chính là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật một cách tỉ mỉ và chi tiết, giúp khắc họa hình tượng nhân vật rõ nét, và cuối cùng là nghệ thuật trì hoãn sử thi tạo nên sự tò mò háo hức của người đọc từ đó khiến bộ sử thi trở nên hấp dẫn và cuốn hút hơn cả.

Phân tích Uy-lít-xơ trở về (mẫu 4)

I-lit-át và Ô-đi-xê là hai sử thi nổi tiếng của Hi Lạp, vẫn thường được cho là Hô-me-rơ sáng tác. Tác phẩm đề cao, ngợi ca vẻ đẹp trí tuệ của con người trong công cuộc chinh phục thiên nhiên và khám phá thế giới. Nổi bật trong sử thi Ô-đi-xê là người anh hùng trí tuệ Uy-lít-xơ. Vẻ đẹp phẩm chất trí tuệ của chàng được thể hiện một cách đầy đủ trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về.

Uy-lít-xơ sau khi dành chiến thắng thành Tơ-roa, trải qua nhiều biến cố, nhận được sự giúp đỡ của nhà vua An-ki-nô-ốt đã trở về quê hương. Nhưng khi trở về nhà chàng lại phải đối mặt với một nguy cơ mới: 108 kẻ quyền quý trong vùng đến cầu hôn vợ chàng là nàng Pê-nê-lốp, hòng đoạt tài sản của gia đình. Bằng sự mưu trí chàng đã đánh đuổi chúng ra khỏi nhà và trừng trị kẻ phản trắc. Nhưng Pê-nê-lốp vẫn không tin chồng mình đã trở về. Đoạn trích là thử thách để hai vợ chồng nhận ra nhau và gia đình đoạn tụ.

Nghe tin chồng trở về Pê-nê-lốp vô cùng hạnh phúc, nhưng là một người phụ nữ thông minh và kiên định, Pê-nê-lốp vẫn nghi ngờ. Nhũ mẫu là người thân cận với Pê-nê-lốp là người trung thực, có uy tín trong gia đình nên mọi lời nói của bà đều rất có trong lực trong nhà. Bà là người đã thông báo tin dẹp tan những kẻ cầu hôn và chồng nàng đã trở về, nàng vô cùng vui mừng. Đây là cảm xúc tất yếu của người vợ đang nhớ thương và xa chồng lâu ngày, nó còn biểu thị cho lòng chung thủy, nỗi nhớ mong khắc khoải đợi chồng của nàng. Nhưng vốn là người thận trọng nên nàng không tin ngay những lời nhũ mẫu nói. Khi gặp lại Uy-lít-xơ nàng “rất đỗi phân vân” và nàng lung túng “không biết nên đứng ra xa hỏi chuyện người chồng yêu quý của mình hay nên lại gần ôm lấy đầu, cầm lấy tay người mà hôn”. Nàng vẫn thận trọng dò xét, tính toán nhưng cũng dâng lên niềm xúc động. Không chỉ chịu sự tác động của nhũ mẫu, nàng còn chịu sự tác động của con trai. Tê-lê-mác trách cứ mẹ gay gắt, trước những lời ấy nàng vẫn phân vân, chưa biết sẽ phải làm thế nào.

Và trong lúc ấy nàng đã nảy ra ý định sẽ đưa ra thử thách với chồng mình. Nàng không nói trực tiếp mà rất nhã nhặn thông qua con để nói với Uy-lít-xơ về những “dấu hiệu riêng, chỉ hai người biết với nhau, còn người ngoài không ai biết”. Là một người thông minh Uy-lít-xơ ngay lập tức nhận ra ý định thử thách của vợ. Uy-lít-xơ mỉm cười, đó là cái mỉm cười của sự bình tĩnh, bản lĩnh, tự tin vào trí tuệ của mình.

Uy-lít-xơ lên tiếng trách cứ Pê-nê-lốp được “các thần trên núi Ô-lem-pơ ban cho nàng một trái tim sắt đá hơn ai hết trong đám đàn bà yếu đuối”. Chàng nói với nhũ mẫu tìm cho mình chiếc giường để ngủ, hàm ý để nói về chiếc giường của hai vợ chồng. Ngay lập tực, Pê-nê-lốp sai nhũ mẫu khiêng chiếc giường ra cho Uy-lít-xơ. Nghe những lời Pê-nê-lốp nói, Uy-lít-xơ tinh ý nhận ra thử thách của mình, chàng “giật mình” vì đó là chiếc giường không thể xê dịch. Chàng kể chi tiết, tỉ mỉ về đặc điểm chiếc giường: đó là chiếc giường mà bốn chân được làm từ bốn gốc cây ô liu, chiếc giường do chính chàng thiết kế và thi công. Chiếc giường ngập tràn kỉ niệm và chứa đựng tình yêu vô bờ Uy-lít-xơ dành cho vợ. Tất cả những điều ấy làm sao Uy-lít-xơ có thể quên. Nhắc lại những điều đó Uy-lít-xơ vừa nhắc lại kỉ niệm, tình cảm thắm thiết của hai vợ chồng, vừa là để chứng minh cái giấu hiệu riêng mà Pê-nê-lốp vừa nhắc đến trước đó. Hai con người tài trí, thông minh đã tìm được cách để xác nhận sự thật, và giải quyết thử thách. Đây là sự gặp gỡ, hòa hợp của hai trí tuệ sắc sảo.

Sau khi nhận ra nhau, Pê-nê-lốp mới bày tỏ nỗi lòng mình, nàng nói rõ vì sao bao lâu nay nàng khép lòng mình. Bởi nàng luôn lo sợ những kẻ gian xảo đánh lừa. Đó là một lí do chính đáng thể hiện tấm lòng thủy chung, son sắt của nàng với chồng. Tấm lòng ấy giúp nàng xứng đáng được hưởng sự đoàn viên và hạnh phúc gia đình trọn vẹn.

Tạo nên thành công cho tác phẩm ta còn phải kể đến nghệ thuật dựng truyện đặc sắc, cách xây dựng tình huống truyện bất ngờ, giàu kịch tính. Tính cách nhân vật được xây dựng sinh động, hấp dẫn, có những diễn biến tâm lí phức tạp qua cử chỉ, hành động của nhân vật. Ngôn ngữ cũng là một điểm nhấn của tác phẩm. Tác giả sử dụng hệ thống ngôn ngữ trang trọng, thể hiện được vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật.

Qua cảnh vợ chồng đoàn tụ sau hai mươi năm xa cách, với nghệ thuật kể chuyện và lựa chọn chi tiết đặc sắc, tác giả đã khắc họa thành công vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp. Tình yêu và trí tuệ chính là hai vẻ đẹp tiêu biểu mà con người thời đại Hô-me-rơ luôn hướng tới.

Phân tích Uy-lít-xơ trở về (mẫu 5)

Uy-lít-xơ trở về thuộc khúc ca XVIII của Ô-đi-xê, một tác phẩm sử thi Hi Lạp nổi tiếng thế giới. Đoạn trích kể lại cuộc tái ngộ của vợ chồng Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ sau hai mươi năm cách biệt. Cuộc tái ngộ ấy đầy hạnh phúc nhưng trước khi được hưởng niềm vui, niềm hạnh phúc đoàn tụ họ đã trải qua nhiều thử thách gay go. Ta hãy thử cùng tìm hiểu đoạn trích của tác phẩm qua hai nhân vật chính của đoạn trích Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ.

Khi Uy-lít-xơ với nhưng với tư cách là một người hành khất giả danh, đây là lúc vị trí của Uy-lít-xơ đã thay đổi dưới cách nhìn của Pê-nê-lốp. Từ vai trò là người bạn của Uy-lít-xơ, người chia sẻ buồn vui với Pê-nê-lốp, Uy-lít-xơ đã xuất hiện như một đại diện cho sức mạnh. Việc diệt trừ một lúc 108 tên cầu hôn quấy rối nàng khiến vị trí một kẻ bình thường trở thành vị trí một người khác thường. Sự nâng cấp này làm cho Uy-lít-xơ gần với Uy-lít-xơ hơn. Nghĩa là khả nãng trở thành Uy-lít-xơ thật của người hành khất mở ra một triển vọng lạc quan đối với người vợ chung thủy đợi chồng. Nhưng dù thế, khi người nhũ mẫu báo tin vui là Uy-lít-xơ đã trở về câu nói của Pê-nê-lốp không phải là thái độ "đồng thanh tương ứng". Trước sự phấn khích của người nhũ mẫu trung thành, tận tụy, lời nói của nàng như gáo nước lạnh dội vào. 

Câu đối thoại của Pê-nê-lốp với người nhũ mẫu làm hiện lên một tâm trạng. Với Pê-nè-lốp, việc Uy-lít-xơ trở về là một mơ ước, nhưng mơ ước đó quá xa xôi, xa xôi như hai mươi năm cách biệt. Ngọn lửa ấy không phải không có lúc bùng lên. Chỉ cần nhắc đến nó là người nói đã xao xuyến bồi hồi: "Già cũng biết, nếu chàng trở về thì mọi người trong nhà, nhất là tôi và con trai chúng tôi sinh ra kia sẽ sung sướng xiết bao!". Nhưng giờ đây, do đã kìm nén nhiều năm, mơ ước ấy bị gạl sang một bên chí còn âm ỉcháy. Thậm chí dấu vết còn lại của nó chỉnhư một nhúm tro than bị thời gian sóng gió dập vùi. (Còn về phần Uy-lít-xơ thì ở nơi đất khách quê người, chàng cũng đã hết hi vọng trở lại đất A-cai, chính chàng cũng đã chết rồi). Mặc cảm ấy dẫn đến sự không dễ dàng thừa nhận là hết sức tự nhiên. Trả lời câu hỏi: Ai là người giết bọn cầu hôn, theo Pê-nê-lốp, chiến tích phi thường ấy thuộc về thần linh: "Đây là một vị thần đã giết bọn cầu hôn danh tiếng". Đoạn văn này mới diễn tả một tình cảm thật của nàng.

Đó là sự sung sướng hả hê của người trút được gánh nặng, của một nạn nhân khi mắt thấy tai nghe sự trừng phạt thích đáng những kẻ tội đồ. Bao nhiêu hào hứng của nàng thuộc về phía ấy: "... một vị thần bất bình vì sự láo xược bất kham và những hành động nhuốc nhơ của chúng. Vì chúng chẳng kiêng nể một ai trên cõi đời này, dù là dân đen hay người quyền quý, hễ gặp chúng là bất cứ ai cũng bị chúng khinh miệt.Vì sự bất công điên rồ của chúng, nên chúng phải đền tội đấy thôi". Còn Uy-lít-xơ thật có phải làngười ấy hay không, trong cách nghĩ của Pê-nê-lốp như có sự lảng tránh. Ngay cả lúc người nhũ mẫu già đưa ra một chứng cớ (vết sẹo trên bắp chân của Uy-lít-xơ do lợn lòi húc ngày xưa) cũng bị nàng gạt đi. Bởi trong ý nghĩa của Pê-nê-lốp người ta không thể tin vào bất cứ điều gì bởi tất cả là do thẩn linh sắp đặt: "Già ơi! Dù già sáng suốt đến đâu, già cũng không sao hiểu thấu những ý định huyền bí của thần linh bất tử".

Song, tiếng nói ấy dù sao cũng là tiếng nói của lí trí. Khi đối diện với người đàn ông mà nhũ mẫu Ơ-ri-clê cho là Uy-lít-xơ, trái tim nhạy cảm của Pê-nê-lốp không còn có thể lặng yên được nữa. Mong muốn gặp chồng và nay gần như đã gặp chồng dù mới chỉ là linh cảm, trái tim tưởng như đã trở thành băng giá đã tan ra. Lần đầu tiên, nàng run rẩy, thiếu tự tin không làm chủ được bản thân mình. Trạng thái bất ổn ấy không chỉ diễn ra trong cái bối rối rất con người là "nàng không biết nên đứng xa xa hỏi chuyện người chồng yêu quý của mình hay nên lại gần, ôm lấy đầu, cầm lấy tay người mà hôn?", mà ngay từ lúc Pê-nê-lốp quyết định bước xuống cầu thang để giáp mặt với "người ấy"."Bây giờ ta hãy xuống nhà với Tê-lê-mác để xem xác chết của bọn cầu hôn và người giết chúng".

Kết hợp với độc thoại nội tâm và đối thoại lấp lửng với người nhũ mẫu, trái tim cứng rắn của Pê-nê-lốp đã gần bước qua các ranh giới vô hình mà chính nàng đã phân chia rạch ròi từ trước. Nhưng đến lúc có thể bước qua, nàng lại ngập ngừng dừng lại. Lí trí giúp nàng tỉnh táo. Tỉnh táo để không rơi vào ngộ nhận ở phút cuối cùng. Pê-nê-lốp nói với con hay nói với lòng mình và cả Uy-lít-xơ nữa về sự nấn ná dường như khó hiểu lúc này: "Nếu quả thật đây chính là Uy-lít-xơ, bây giờ đã trở về, thì con có thể tin chắc rằng thế nào cha con và mẹ cũng sẽ nhận được ra nhau một cách dễ dàng". Nàng cầu cứu vào sự thật, vào lí trí một lần cuối cùng trước khi hành động, trước khi quyết định, một quyết định quan trọng biết dường nào. Trước khi có quyết định ấy, mâu thuẫn giữa tình cảm và lí trí làm cho Pê-nê-lốp ở vào một tình trạng tiến thoái lưỡng nan vừa khó có thể rời xa vừa không thể đến gần con người ấy. Cảm giác thân thiết một cách xa lạ này được phản chiếu vào đôi mắt, vào cái cửa sổ của tâm tư khi nàng ngồi yên mà trong lòng đang nổi sóng "khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng, khi lại không nhận ra chồng dưới bộ áo quần rách mướp". 

Khi Uy-lít-xơ ở phòng tắm bước ra, từ một người hành khất, Uy-lít-xơ "đẹp như một vị thần". Điều đó với Uy-lít-xơ không phải là không chú ý. Nhưng dù chàng có cố tình thay đổi, cái nhìn của Pê-nê-lốp vẫn không thay đổi. Bởi ý thức tự thay đổi của Uy-lít-xơ không nằm trong vùng cảm nghĩ của nàng. Chỉ tới khi lòng kiên nhẫn của Uy-lít-xơ cạn dần đến mức phải thốt ra những lòi tuyệt vọng "Thôi, già ơi! Già hãy kểcho tôi một chiếc giường để tôi ngủ một mình, như bấy lâu nay, vì trái tim trong ngực nàng kia là sắt", trong tâm trí khôn ngoan của Pê-nê-lốp mới bật ra một phép thử. Phép thử ấy không phải bất ngờ vì trước đó, nàng đã đinh ninh sẽ đánh thức trí nhớ của Uy-lít-xơ nếu Uy-lít-xơ thật về những bí mật đời tư của họ, "những dấu hiệu riêng, chỉ hai người biết với nhau". 

Chỉ có điều Pê-nê-lốp còn chưa tìm ra thì may sao chính lời than thở vô tình của Uy-lít-xơ lại sáng lên cho nàng một gợi ý. Và hiệu quả tức thời của nó nhanh đến mức Uy-lít-xơ vừa nhắc đến chiếc giường bí mật thì với nàng, con đê cuối cùng, con đê tự bảo vệ mà Pê-nê-lốp đã dựng lên trong suốt hai chục năm qua đã không còn cần thiết nữa. Đây là lời kể của Hô-me-rơ: "Người nói vậy và Pê-nê-lốp bủn rủn cả chân tay... Nàng bèn chạy ngay lại, nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng..." ở vào giờ phút thiêng liêng này, vai trò của hai người đã được đổi chỗ cho nhau. Người cầu xin không còn là Uy-lít-xơ nữa. Người ấy là vợ chàng. Đó là sự cầu xin vì hạnh phúc, hạnh phúc quá lớn lao một khi định mệnh "Thần linh đã dành cho hai ta một số phận biết bao cay đắng" đã buông tha, cầu xin sự tha thứ nữa, tha thứ cho một người vợ đã cốtình sắt đá với chàng, vì "thiếp luôn luôn lo sợ có người đến dây, dùng lời đường mật đánh lừa, vì đời chẳng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm điều tai ác..."

Hạnh phúc mà Pê-nê-lốp tìm lại cho mình là cả hai mươi năm li biệt, là lòng thủy chung sắt son, là cả sự mẫn tiệp của trí tuệ thiên bẩm. Dường như chỉ có nàng mới thấm thìa cái ngọt ngào sau bao nỗi đắng cay, chỉ có nàng mới đo được cái tầm vóc vô hình của nó và chỉ có thiên nhiên mới nói được niềm vui sướng vô biên của "rất ít người thoát khỏi biển khơi trắng xóa mà vào được đến bờ". Biểu hiện tột cùng của hạnh phúc ở nàng như trạng thái của một giấc chiêm bao: "nàng nhìn chồng không chán mát và hai cánh tay trắng muốt của nàng cứ ôm lấy cổ chồng không nỡ buông rời".

So với Pê-nê-lốp, Uy-lít-xơ không phải là nhân vật chính, không giữ vai trò quyết định cho cuộc đoàn viên. Mặc dù như Tê-lê-mác thừa nhận một cách tự hào: "xưa nay cha vẫn là người nổi tiếng khôn ngoan, không một kẻ phàm trần nào sánh kịp", nhưng trí tuệ ấy của Uy-lít-xơ thể hiện chủ yếu ở một không gian khác: không gian trận mạc và cuộc vượt biển mười năm trở lại quê hương. Còn trước những vấn đế phức tạp như bí mật của lòng người, Uy-lít-xơ còn khá ngây thơ. Chẳng thế mà việc diệt trừ 108 kẻ cầu hôn với chàng không khó, nhưng làm thế nào để mở được cánh cửa im ỉm đóng của tâm hổn Pê-nê-lốp, Uy-lít-xơ đã phải bó tay. Chí còn biết kiên nhẫn, đợi chờ, trách móc. Vai trò của Uy-lít-xơ rơi vào tình trạng bị động và phụ thuộc hoàn toàn. Trí tuệ của Uy-lít-xơ trong phạm vi giao tiếp, ứng xử với phụ nữ (dù người đó là vợ chàng) chẳng hơn gì Tê-lê-mác con chàng là mấy.

Chứng cớ thứ nhất là khi phát hiện một nửa cái nhìn của Pê-nê-lốp (vừa âu yếm vừa xa lạ) của mình “dưới bộ áo quần rách mướp”, chàng nghĩ ra ngay một giải pháp. Điều mà vợ chàng nói là “sẽ nhận ra nhau”, Uy-lít-xơ cũng đinh ninh là thế với cái ý nghĩ giản đơn: "Hiện giờ cha còn bẩn thỉu, áo quần rách rưới nên mẹ con khinh cha, chưa nói: “Đích thị là chàng rồi”. Để rồi sau đó, từ nhà tắm bước ra, yên trí cho rằng tuy ngồi lại vào chỗ cũ, nhưng Pê-nê-lốp sẽ nhìn nhận chàng bằng một con mắt khác, bởi lúc đó: không còn là người hành khất rách rưới mà "đẹp như một vị thần". Kết quả là Pê-nê-lốp không có một thái độ đổi thay (như chờ đợi của chàng). Chứng cớ thứ hai khi đang là đối tượng thử thách của Pê-nê-lốp, vấn đề vợ chàng nhận ra hay không nhận ra chàng mới là điều hệ trọng thì Uy-lít-xơ lại quay ra nói chuyện với con về một vấn đề chẳng liên quan gì đến mạch Tuyện: "Nhưng về phần cha con ta, ta hãy bàn xem nên xử trí thế nào cho ổn thỏa nhất". Nhất là cách bàn chuyện lại dài dòng: "Nếu có ai giết chết một người trong xứ sở [...] cha khuyên con nên suy nghĩ".

Nhưng cũng may là do quá thật thà (không biết dụng ý của Pê-nê-lốp) mà khi Pê-nê-lốp vừa nói đến việc di chuyển chiếc giường bí mật, Uy-lít-xơ đã quá đỗi ngạc nhiên. Đó chính là cái "giật mình"mà vợ chàng nóng lòng chờ đợi. Và kế sau đó, đoán chắc như đinh đóng cột ("nếu không có thần linh giúp đỡ thì dù là người tài giỏi nhất cũng khó lòng làm được việc này") nhất là cách tả như đếm của chàng (làm bằng cây gì, thiết kế tí mỉ ra sao,...) thì Pê-nê-lốp lại như người bắt được vàng. Gạt bỏ đi tất cả những yếu tố "ngoại đề" (thậm chí còn là lạc đề) của Uy-lít- xơ ngây thơ, Pê-nê-lốp đã thực sự nhận ra người chồng vô cùng yêu quý.

Việc miêu tả Uy-lít-xơ như trên vừa nói là một đồ ý nghệ thuật của Hô-me-rơ. Nó chẳng những không hạ thấp trí tuệ của chàng (trí tuệ ấy thể hiện ở một vùng không gian khác) mà còn tạo ra một thứ mặt bằng để từ đó sự thông minh sắc sảo của Pê-nê-lốp nổi bật hẳn lên. Trong một lát cắt ngang của tác phẩm, sứ mệnh nghệ thuật của Uy-lít-xơ đã hoàn thành một cách ngoài dự kiến 

Kết hợp với các yếu tố nghệ thuật khác như cách dàn dựng cốt truyện, ngôn ngữ sử thi (ngôn ngữ trực tiếp và lời kể của người dẫn truyện), việc xây dựng nhân vật theo lối đa dạng hóa có tính khắc họa khá cao dù tác phẩm ra đời từ cái thời rất đỗi xa xôi của lịch sử.

Phân tích Uy-lít-xơ trở về (mẫu 6)

I-li-át và Ô-đi-xê là hai sử thi nổi tiếng bậc nhất của đất nước Hy Lạp, được xem là sáng tạo của Hô-me-rơ, tuy nhiên cho đến tận ngày hôm nay người ta vẫn không rõ về lai lịch và gia cảnh của nhân vật này. Có nhiều truyền thuyết xung nhà thơ mù này, trong đó đó phổ biến nhất là thuyết kể rằng ông tên thật là Mê-lê-xi-gien, là con của một gia đình nghèo sinh ra bên cạnh dòng sông Mê-lét vào khoảng thế kỷ thứ IX-VIII, TCN. Ông là người có vốn sống và vôn văn học dân gian cực kỳ phong phú, cùng với năng khiếu sáng tác văn học thơ ca trời phú đã giúp ông tạo nên những tác phẩm xuất sắc được lưu truyền đến muôn đời. Sử thi Ô-đi-xê gồm 12110 câu thơ và được chia làm 24 khúc ca, là sự tiếp nối của sử thi I-li-át, trong đó 12 khúc ca đầu kể về hành trình quay lại quê nhà của Uy-lít-xơ, 12 khúc ca cuối là kể lại việc Uy-lít-xơ đương đầu với 108 tên cầu hôn vợ mình, và hành trình sum họp gia đình sau đó. Và đoạn trích Uy-lít-xơ trở về nằm ở khúc ca thứ 23, 24 của sử thi, là phần đoàn tụ của gia đình sau khi trải qua một thử thách mang tên bài toán về bí mật chiếc giường cưới.

Trong sử thi Ô-đi-xê bên cạnh xây dựng nhân vật Uy-lít-xơ với vẻ đẹp biểu tượng trí tuệ xuất chúng của người Hy Lạp cổ, thì tác giả còn xây dựng hình tượng người phụ nữ rất lý tưởng, khắc họa những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ này. Có thể xem đây là một điểm đột phá, một cái nhìn mới mẻ, đậm tính nhân văn của tác giả Hô-me-rơ trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Ở nhân vật Pê-nê-lốp tác không chú trọng vào việc miêu tả ngoại hình của nàng, tuy nhiên qua một số chi tiết nhỏ trong sử thi thì ta dễ dàng nhận ra rằng người phụ nữ này cũng là một trang tuyệt sắc giai nhân hiếm có. Cho nên Uy-lít-xơ trong suốt mười năm lênh đênh trên biển cả, đứng trước rất nhiều cám dỗ thế nhưng chàng chỉ hướng về duy nhất người vợ đang đợi chờ mình ở nhà và một lòng muốn quay lại quê hương. Một bằng chứng nữa về nhan sắc của Pê-nê-lốp ấy là cảnh nàng phải đương đầu với 108 tên đến cầu hôn, mà đây lại đều là những tên quý tộc, giàu có tiếng tăm ở trong vùng. Tuy nhiên nhan sắc của nàng không phải là điều tác giả muốn nói đến mà quan trọng hơn Hô-me-rơ muốn hướng tới là vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp trí tuệ của người phụ nữ này. Vẻ đẹp tâm hồn của nàng chính là lòng chung thủy với chồng, một số dẫn chứng có thể đến như là việc nàng chờ người chồng chinh chiến ở xa tận suốt 20 năm trời đằng đẵng, mà ở đây không phải là việc chờ chồng trong yên ả, mà trái lại nàng luôn phải đối mặt với những sự hối thúc, ép buộc của tận 108 tên cầu hôn. Vốn là những tên láo xược, không từ thủ đoạn để lấy được nàng, và âm mưu chiếm đoạt cả gia tài của gia đình nàng. Cùng với đó bên ngoài là sự thúc ép của những tên cầu hôn, thì ngay trong chính gia đình nàng lại phải chịu áp lực từ chính cha mẹ đẻ, hối thúc nàng nhanh chóng tái giá. Có thể nói rằng đây chính là những bằng chứng rõ nhất, hùng hồn nhất để minh chứng cho tấm lòng chung thủy, sắt son không đổi trong suốt 20 năm của nàng Pê-nê-lốp. Từ chính tấm lòng chung thủy với chồng mà nàng đã nghĩ ra mưu kế về tấm thảm ngày dệt đêm tháo, để trì hoãn chuyện tái giá của mình và hy vọng về một ngày không xa có thể được đoàn tụ với chồng mình. Lòng chung thủy của nàng còn được lần nữa chứng minh qua việc khi đã xác minh được rằng người hành khất kia chính là chồng mình, chính là Uy-lít-xơ trở về sau hai mươi năm thì lúc này Pê-nê-lốp đã thay đổi thái độ hoàn toàn. Nếu như trước đó là nghi ngờ, là lạnh lùng, là xa cách thì bây giờ nàng đã bày tỏ niềm hạnh phúc, sung sướng của mình một cách rất tự nhiên, rất bồng bột "nàng bèn chạy ngay lại, nước mắt chan hòa ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng" và giãi bày hết những nỗi lòng kìm nén bấy lâu, giải thích cho sự lạnh lùng thờ ơ của nàng ban nãy. Hô-me-rơ đã dùng một hình ảnh so sánh rất hay, nói về việc người đi biển bị nạn, rồi cố gắng bơi được vào bờ đã hạnh phúc sung sướng như thế nào thì nàng Pê-nê-lốp giờ đây cũng y như vậy.

 

Bên cạnh vẻ đẹp tâm hồn - tấm lòng thủy chung của nàng Pê-nê-lốp thì tác giả càng chú trọng nhiều hơn về vẻ đẹp trí tuệ của nhân vật này thể hiện ở sự khôn ngoan và thận trọng trong mọi tình huống. Sự khôn ngoan của nàng thể hiện thứ nhất là ở việc nàng cố nghĩ ra một cách để trì hoãn việc tái giá, đó chính là lời giao hẹn về tấm thảm ngày dệt đêm tháo của nàng rằng sẽ nhận lời cầu hôn nếu tấm thảm hoàn thành. Thế nhưng tấm thảm ấy chẳng bao giờ hoàn thành được bởi vì cứ ngày nàng dệt rồi đêm nàng lại tháo nó ra. Một biểu hiện nữa của sự khôn ngoan ấy là nàng tiếp tục nghĩ ra một bài toán để thử chồng, thử xem liệu có chính xác là Uy-lít-xơ đã trở về hay không, đó là bài toán về bí mật chiếc giường cưới để xác minh sự thật. Pê-nê-lốp còn thể hiện sự thông minh của mình bằng việc đưa ra bài toán một cách tự nhiên mà không một ai có thể nghi ngờ, chỉ có một người nhận ra đề bài có vấn đề là Uy-lít-xơ. Đó là trong khi Uy-lít-xơ đang rất giận dỗi vì bản thân làm rất nhiều việc để chứng minh mình là Uy-lít-xơ, giận dỗi vì mình đã hai mươi năm lênh đênh phiêu bạt như thế mà khi quay trở về lại phải chịu sự nghi ngờ, lạnh lẽo của vợ, và đòi kê giường riêng để ngủ. Thì Pê-nê-lốp đã nhanh trí bảo con trai khiêng chiếc giường cưới của vợ chồng ra cho Uy-lít-xơ ngủ, thế nhưng chiếc giường ấy vốn là một cái gốc cây và do chính tay Uy-lít-xơ làm nên và chỉ chàng biết điều đó, chính vì thế ngay lập tức chàng đã nhận ra điều bất hợp lý và phản ứng lại ngay. Từ đó mà thân phận của chàng được chứng minh, đồng thời Pê-nê-lốp hoàn toàn tin tưởng rằng chồng của mình đã trở về.

Vẻ đẹp trí tuệ thứ hai của Pê-nê-lốp được thể hiện gián tiếp qua lời kể của tác giả bằng tính ngữ "thận trọng" trước mỗi lời dẫn khi Pê-nê-lốp nói chuyện. Và còn được thể hiện trực tiếp qua các dẫn chứng cụ thể, đầu tiên là khi nhũ mẫu báo tin về việc Uy-lít-xơ trở về thì nàng không hề tin với hai lý lẽ, thứ nhất là một mình Uy-lít-xơ không thể giết chết, đối phó với 108 tên cầu hôn, đây là hành động của thần linh đến để trừng trị những kẻ láo xược, thứ hai là Uy-lít-xơ ra đi đã 20 mươi năm không lý nào mà bây giờ mà chàng mới trở về, nếu trở về thì đã trở về từ lâu rồi, còn không trở về tức là chàng đã chết. Khi nhũ mẫu tiếp tục đưa ra bằng chứng về vết sẹo của Uy-lít-xơ vốn là bằng chứng không thể chối cãi được, thế nhưng bản thân Pê-nê-lốp cũng chưa lấy đó làm tin ngay mà vội vui mừng mà nàng vẫn còn vớt vát cho rằng đó là sự sắp đặt của thần linh, chuyển sang thái độ phân vân. Khi giáp mặt Uy-lít-xơ, Pê-nê-lốp đã chăm chú quan sát để xác minh sự thật, rồi nàng bị rơi vào trạng thái phân vân xáo trộn cảm xúc "khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng, lúc thì lại không thể nhận ra được chồng dưới bộ quần áo rách mướp". Khi Tê-lê-mác buông lời trách móc gay gắt, thì nàng bình tĩnh an ủi con, không phủ nhận nữa nhưng nàng cần thêm bằng chứng để nhận chồng bằng những dấu hiệu riêng.

 

Một nhân vật nữa cần tìm hiểu trong văn bản này bên cạnh Pê-nê-lốp ấy chính là Uy-lít-xơ nhân vật chính của toàn bộ sử thi Ô-đi-xê. Ở nhân vật này cũng hiện lên hai vẻ đẹp giống như vợ mình là vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp của trí tuệ. Vẻ đẹp tâm hồn của chàng thể hiện ở tấm lòng chung thủy với vợ trong suốt 20 năm trời xa cách, trong mười năm lưu lạc lênh đênh trên biển cả, chàng đã vượt qua tất cả sự cám dỗ của những người phụ nữ xinh đẹp và quyền lực nhất, để hướng về người vợ ở quê nhà. Khi đã trở về nhà, đối mặt với bài toán bí mật chiếc giường cưới, dù đã qua hơn 20 năm nhưng chàng vẫn phản ứng ngay lập tức và có thể nói về nó một cách tỉ mỉ và chi tiết, điều đó chứng tỏ suốt bao lâu nay chàng vẫn luôn nhớ về gia đình và nhớ về tình yêu đẹp đẽ của hai người. Trong giây phút nhận mặt người anh hùng đã trải biết bao nhiêu gió sương lại ôm chặt lấy vợ mà khóc "dầm dề" điều đó đã bộc lộ tình cảm sâu sắc tấm lòng thủy chung gắn bó của Uy-lít-xơ đối với vợ mình. Vẻ đẹp trí tuệ của Uy-lít-xơ được biểu hiện gián tiếp qua lời nhận xét, ca ngợi của các nhân vật khác như nhũ mẫu, con trai Tê-lê-mác và cả Pê-nê-lốp. Sự khôn ngoan vẻ đẹp trí tuệ của Uy-lít-xơ còn được thể hiện trực tiếp thông qua đoạn trích, chàng đã lập mưu để trừng trị 108 tên cầu hôn láo xược. Ngay sau khi chiến thắng, chàng đã lập tức dự phòng, định liệu chuẩn bị những phương án để chống lại sự trả thù của gia đình 108 tên vương tôn quý tộc.

Như vậy đoạn trích Uy-lít-xơ trở về đã ca ngợi vẻ đẹp của hai nhân vật cũng chính là biểu tượng cho vẻ đẹp của người hy lạp cổ đại bao gồm vẻ đẹp tâm hồn - lòng chung thủy và vẻ đẹp trí tuệ - sự khôn ngoan thận trọng. Về nghệ thuật, đó chính là lối kể chuyện giàu kịch tính khiến người đọc bị cuốn vào nội dung câu chuyện, thứ hai chính là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật một cách tỉ mỉ và chi tiết, giúp khắc họa hình tượng nhân vật rõ nét, và cuối cùng là nghệ thuật trì hoãn sử thi tạo nên sự tò mò háo hức của người đọc từ đó khiến bộ sử thi trở nên hấp dẫn và cuốn hút hơn cả.

Phân tích Uy-lít-xơ trở về (mẫu 7)

Hô-me-rơ, nhà thơ mù của Hi Lạp sống vào thế kỷ IX và XIII trước Công nguyên. Ông sinh trưởng trong một gia đình nghèo bên kia sông Mê-lét. Hai bộ sử thi đồ sộ I-li-at và Ô-đi-xê là những cống hiến của ông cho văn học.

Tác phẩm ra đời vào thời kì người Hi Lạp mở rộng địa bàn hoạt động ra biển cả. Trong sự nghiệp khám phá và chinh phục thế giới bao la và bí hiểm đó. Con người ngoài lòng dũng cảm đòi hỏi phải có những phẩm chất cần thiết như thông minh, tỉnh táo, mưu chước, khôn ngoan. Hình tượng Uy-lít-xơ chính là lí tưởng hoá sức mạnh của trí tuệ của người Hi Lạp.

Mặt khác Ô-đi-xê ra đời khi người Hi Lạp sắp bước vào ngưỡng cửa của chế độ chiếm hữu nô lệ. Từ đây con người giã từ chế độ công xã thị tộc để thay vào đó tổ chức gia đình. Hôn nhân một vợ chồng xuất hiện. Nó đòi hỏi tình cảm quê hương, gia đình gắn bó, thuỷ chung. Hô-mê-rơ là một thiên tài dự đoán cho thời đại ông. Cả hai ý tưởng trí tuệ và tình yêu chung thuỷ được thể hiện trong đoạn trích Uy-lít- xơ trở về.

Trí tuệ và tình yêu của Uy- lít-xơ và Pê-nê-lốp biểu tượng những phẩm chất cao đẹp của người cổ đại Hy Lạp khát khao vươn tới qua lối mưu tả tâm lý, lối so sánh, giọng điệu kể chuyện.

Ô-đi-xê kể lại cuộc hành trình về quê Uy-lít-xơ sau khi hạ thành Tơ-roa. Tác phẩm gồm 12110 câu thơ chia làm 24 khúc ca. Câu chuyện bắt đầu từ thời điểm Uy-lít-xơ đang bị nữ thần Ca-lip-xô dâng linh đan để chàng trường sinh bất tử cùng chung sống với nàng. Các thần cầu xin Dớt. Thần Dớt lệnh cho Ca-lip-xô phải để chàng đi. Uy-lít-xơ gặp bão, thần biển trả thù Uy-lít-xơ vì chàng đã đâm thủng mắt Xi-clôp- đứa con trai của thần, Uy-lít-xơ may mắn dạt vào xứ sở của An-ki-nô-ôt. Biết chàng là người đã làm nên chiến công thành Tơ-roa. Nhà vua yêu cầu chàng kể lại cuộc hành trình từ ca khúc I tới ca khúc XII. Được nhà vua An-ki-nô-ốp giúp đỡ, Uy-lít-xơ đã trở về quê hương. Lúc đó Pê-nê-lốp - vợ của chàng tại quê nhà phải đối mặt với 108 tên vương tôn công tử đến cầu hôn. Uy-lít-xơ cùng con trai và đám gia nhân trung thành lập mưu trừng trị bọn chúng, gia đình Uy-lít-xơ được sum họp một nhà.

Đoạn trích thuộc khúc ca XVIII trong Ô-đi-xê. Trước đoạn trích này là Uy-lít-xơ giả vờ làm người hành khất vào được ngôi nhà của mình và kể cho Pê-nê-lốp nghe những câu chuyện về vợ chồng nàng mà anh ta biết. Pê-nê-lốp tổ chức thi bắn. Dựa vào đó hai cha con Uy-lít-xơ đã tiêu diệt 108 vương tôn công tử láo xược và những gia nhân không trung thành. Đoạn trích này bắt đầu từ đó.

Qua đoạn trích, tác giả đã khắc hoạ vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của Pê-nê-lốp và của Uy-lít-xơ.

Tâm trạng của Uy-lít-xơ khi gặp lại vợ và gia đình: chàng vừa mừng rỡ, hồi hộp, vui sướng, nhưng vẫn rất bình tĩnh, sáng suốt. Chàng đóng vai người hành khất, bình tĩnh lập mưu kế cùng cậu con trai là Tê-lê-mác giết chết bọn cầu hốn láo xược và những giai nhân phản bội. Khi gặp lại vợ, chàng vẫn bình tĩnh, cố kiên nhẫn chờ Pê-nê-lốp nhận ra mình. Cái mỉm cười của Uy-lít-xơ "Nghe nàng nói vậy, Uy-lít- xơ cao quý và nhẫn nại mỉm cười"... cho thấy trí tuệ và nhân phẩm cao quý của chàng.

Tâm trạng "rất đỗi phân vân" của nàng thể hiện ở dáng điệu, cử chỉ, sự lúng túng tìm cách ứng xử: "Không biết nên đứng xa hỏi chuyện người chồng yêu quý của mình hay nên lại gần ôm lấy đầu, cầm lấy tay mà hôn". Nàng dò xét, suy nghĩ, tính toán mông lung nhưng cũng không giấu được sự bàng hoàng xúc động khôn cùng: "Ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu, lòng sửng sốt, khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng, khi lại không nhận ra chồng dưới bộ áo quần rách mướp".

Việc chọn cách thử "bí mật của chiếc giường" cho thấy Pê-nê-lốp là con người trí tuệ, thông minh và tỉnh táo biết kìm nén tình cảm của mình. Bên cạnh sự thông minh, tỉnh táo là sự thận trọng của nàng. Điều đó rất phù hợp với hoàn cảnh của nàng lúc này. Pê-nê-lốp là người tỉnh táo mà tế nhị, kiên quyết mà thận trọng, trí tuệ mà rất giàu tình cảm, phẩm chất cao thượng.

Cách kể chuyện của Hô-me-rơ qua đoạn trích tạo hiệu quả bất ngờ và xúc động làm nổi bật phẩm chất của Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ.

Biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong đoạn trích là tương phản, tạo kịch tính, gây bất ngờ...

Trong đoạn cuối, biện pháp nghệ thuật được sử dụng thành công là so sánh: Hình ảnh "mặt đất" và "người đi biển" nói lên tâm trạng khao khát đến tuyệt vọng, nhưng cũng mừng vui khôn xiết của nàng Pê-nê-lốp khi gặp lại người chồng yêu dấu sau hai mươi năm vì chiến tranh và lưu lạc.

Tâm trạng của Pê-nê-lốp khi gặp lại chồng được so sánh với người đi biển bị đắm tàu, trong cơn tuyệt vọng bỗng nhận ra đất liền.

Phân tích Uy-lít-xơ trở về (mẫu 8)

I-lit-át và Ô-đi-xê là hai sử thi nổi tiếng của Hi Lạp, vẫn thường được cho là Hô-me-rơ sáng tác. Tác phẩm đề cao, ngợi ca vẻ đẹp trí tuệ của con người trong công cuộc chinh phục thiên nhiên và khám phá thế giới. Nổi bật trong sử thi Ô-đi-xê là người anh hùng trí tuệ Uy-lít-xơ. Vẻ đẹp phẩm chất trí tuệ của chàng được thể hiện một cách đầy đủ trong đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về”.

       Uy-lít-xơ sau khi dành chiến thắng thành Tơ-roa, trải qua nhiều biến cố, nhận được sự giúp đỡ của nhà vua An-ki-nô-ốt đã trở về quê hương. Nhưng khi trở về nhà chàng lại phải đối mặt với một nguy cơ mới: 108 kẻ quyền quý trong vùng đến cầu hôn vợ chàng là nàng Pê-lê-nốp, hòng đoạt tài sản của gia đình. Bằng sự mưu trí chàng đã đánh đuổi chúng ra khỏi nhà và trừng trị kẻ phản trắc. Nhưng Pê-lê-nốp vẫn không tin chồng mình đã trở về. Đoạn trích là thử thách để hai vợ chồng nhận ra nhau và gia đình đoạn tụ.

     Nghe tin chồng trở về Pê-nê-lốp vô cùng hạnh phúc, nhưng là một người phụ nữ thông minh và kiên định, Pê-nê-lốp vẫn nghi ngờ. Nhũ mẫu là người thân cận với Pê-nê-lốp là người trung thực, có uy tín trong gia đình nên mọi lời nói của bà đều rất có trong lực trong nhà. Bà là người đã thông báo tin dẹp tan những kẻ cầu hôn và chồng nàng đã trở về, nàng vô cùng vui mừng. Đây là cảm xúc tất yếu củ người vợ đang nhớ thương và xa chồng lâu ngày, nó còn biểu thị cho lòng chung thủy, nỗi nhớ mong khắc khoải đợi chồng của nàng. Nhưng vốn là người thận trọng nên nàng không tin ngay những lời nhũ mẫu nói. Khi gặp lại Uy-lít-xơ nàng “rất đỗi phân vân” và nàng lung túng “không biết nên đứng ra xa hỏi chuyện người chồng yêu quý của mình hay nên lại gần ôm lấy đầu, cầm lấy tay người mà hôn”. Nàng vẫn thận trọng dò xét, tính toán nhưng cũng dâng lên niềm xúc động. Không chỉ chịu sự tác động của nhũ mẫu, nàng còn chịu sự tác động của con trai. Tê-lê-mác trách cứ mẹ gay gắt, trước những lời ấy nàng vẫn phân vân, chưa biết sẽ phải làm thế nào.

     Và trong lúc ấy nàng đã nảy ra ý định sẽ đưa ra thử thách với chồng mình. Nàng không nói trực tiếp mà rất nhã nhặn thông qua con để nói với Uy-lít-xơ về những “dấu hiệu riêng, chỉ hai người biết với nhau, còn người ngoài không ai biết”. Là một người thông minh Uy-lít-xơ ngay lập tức nhận ra ý định thử thách của vợ. Uy-lít-xơ mỉm cười, đó là cái mỉm cười của sự bình tĩnh, bản lĩnh, tự tin vào trí tuệ của mình.

     Uy-lít-xơ lên tiếng trách cứ Pê-nê-lốp được “các thần trên núi Ô-lem-pơ ban cho nàng một trái tim sắt đá hơn ai hết trong đám đàn bà yếu đuối”. Chàng nói với nhũ mẫu tìm cho mình chiếc giường để ngủ, hàm ý để nói về chiếc giường của hai vợ chồng. Ngay lập tực, Pê-nê-lốp sai nhũ mẫu khiêng chiếc giường ra cho Uy-lít-xơ. Nghe những lời Pê-nê-lốp nói, Uy-lít-xơ tinh ý nhận ra thử thách của mình, chàng “giật mình” vì đó là chiếc giường không thể xê dịch. Chàng kể chi tiết, tỉ mỉ về đặc điểm chiếc giường: đó là chiếc giường mà bốn chân được làm từ bốn gốc cây ô liu, chiếc giường do chính chàng thiết kế và thi công. Chiếc giường ngập tràn kỉ niệm và chứa đựng tình yêu vô bờ Uy-lít-xơ dành cho vợ. Tất cả những điều ấy làm sao Uy-lít-xơ có thể quên. Nhắc lại những điều đó Uy-lít-xơ vừa nhắc lại kỉ niệm, tình cảm thắm thiết của hai vợ chồng, vừa là để chứng minh cái giấu hiệu riêng mà Pê-nê-lốp vừa nhắc đến trước đó. Hai con người tài trí, thông minh đã tìm được cách để xác nhận sự thật, và giải quyết thử thách. Đây là sự gặp gỡ, hòa hợp của hai trí tuệ sắc sảo.

     Sau khi nhận ra nhau, Pê-nê-lốp mới bày tỏ nỗi lòng mình, nàng nói rõ vì sao bao lâu nay nàng khép lòng mình. Bởi nàng luôn lo sợ những kẻ gian xảo đánh lừa. Đó là một lí do chính đáng thể hiện tấm lòng thủy chung, son sắt của nàng với chồng. Tấm lòng ấy giúp nàng xứng đáng được hưởng sự đoàn viên và hạnh phúc gia đình trọn vẹn.

     Tạo nên thành công cho tác phẩm ta còn phải kể đến nghệ thuật dựng truyện đặc sắc, cách xây dựng tình huống truyện bất ngờ, giàu kịch tính. Tính cách nhân vật được xây dựng sinh động, hấp dẫn, có những diễn biến tâm lí phức tạp qua cử chỉ, hành động của nhân vật. Ngôn ngữ cũng là một điểm nhấn của tác phẩm. Tác giả sử dụng hệ thống ngôn ngữ trang trọng, thể hiện được vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật.

     Qua cảnh vợ chồng đoàn tụ sau hai mươi năm xa cách, với nghệ thuật kể chuyện và lựa chọn chi tiết đặc sắc, tác giả đã khắc họa thành công vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp. Tình yêu và trí tuệ chính là hai vẻ đẹp tiêu biểu mà con người thời đại Hô-me-rơ luôn hướng tới.

Phân tích Uy-lít-xơ trở về (mẫu 9)

    Uy-lít-xơ trở về thuộc khúc ca XVIII của Ô-đi-xê, một tác phẩm sử thi Hi Lạp nổi tiếng thế giới. Đoạn trích kể lại cuộc tái ngộ của vợ chồng Pê-nê-lốp và Uy-lít- xơ sau hai mươi năm cách biệt. Cuộc tái ngộ ấy đầy hạnh phúc nhưng trước khi được hưởng niềm vui, niềm hạnh phúc đoàn tụ họ đã trải qua nhiều thử thách gay go. Ta hãy thử cùng tìm hiểu đoạn trích của tác phẩm qua hai nhân vật chính của đoạn trích Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ.

     Khi Uy-lít-xơ với nhưng với tư cách là một người hành khất giả danh, đây là lúc vị trí của Uy-lít-xơ đã thay đổi dưới cách nhìn của Pê-nê-lốp. Từ vai trò là người bạn của Uy-lít-xơ, người chia sẻ buồn vui với Pê-nê-lốp, Uy-lít-xơ đã xuất hiện như một đại diện cho sức mạnh. Việc diệt trừ một lúc 108 tên cầu hôn quấy đảo đã nàng vị trí một kẻ bình thường lên vị trí một người khác thường. Sự nâng cấp này làm cho Uy-lít-xơ gần với Uy-lít-xơ hơn. Nghĩa là khả nãng trở thành Uy-lít-xơ thật của người hành khất mở ra một triển vọng lạc quan đối với người vợ chung thủy đợi chồng. Nhưng dù thế, khi người nhũ mẫu báo tin vui là Uy-lít-xơ đã trở về câu nói của Pê-nê-lốp không phải là thái độ "đồng thanh tương ứng". Trước sự phấn khích của người nhũ mẫu trung thành, tận tụy, lời nói của nàng như gáo nước lạnh dội vào. 

    Câu đối thoại của Pê-nê-lốp với người nhũ mẫu làm hiện lên một tâm trạng. Với Pê-nè-lốp, việc Uy-lít-xơ trở vềlà một mơ ước, nhưng mơ ước đó quá xa xôi, xa xôi như hai mươi năm cách biệt. Ngọn lửa ấy không phải không có lúc bùng lên. Chỉ cần nhắc đến nó là người nói đã xao xuyến bồi hồi: "Già cũng biết, nếu chàng trở về thì mọi người trong nhà, nhất là tôi và con trai chúng tôi sinh ra kia sẽ sung sướng xiết bao!". Nhưng giờ đây, do đã kìm nén nhiều năm, mơ ước ấy bị gạl sang một bên chí còn âm ỉcháy. Thậm chí dấu vết còn lại của nó chỉnhư một nhúm tro than bị thời gian sóng gió dập vùi. (Còn về phần Uy-lít-xơ thì ở nơi đất khách quê người, chàng cũng đã hết hi vọng trở lại đất A-cai, chính chàng cũng đã chết rồi). Mặc cảm ấy dẫn đến sự không dễ dàng thừa nhận là hết sức tự nhiên. Trả lời câu hỏi: Ai là người giết bọn cầu hôn, theo Pê-nê-lốp, chiến tích phi thường ấy thuộc về thần linh: "Đây là một vị thần đã giết bọn cầu hôn danh tiếng". Đoạn văn này mới diễn tả một tình cảm thật của nàng.

    Đó là sự sung sướng hả hê của người trút được gánh nặng, của một nạn nhân khi mắt thấy tai nghe sự trừng phạt thích đáng những kẻ tội đồ. Bao nhiêu hào hứng của nàng thuộc về phía ấy: "... một vị thần bất bình vì sự láo xược bất kham và những hành động nhuốc nhơ của chúng. Vì chúng chẳng kiêng nể một ai trên cõi đời này, dù là dân đen hay người quyền quý, hễ gặp chúng là bất cứ ai cũng bị chúng khinh miệt.Vì sự bất công điên rồ của chúng, nên chúng phải đền tội đấy thôi". Còn Uy-lít-xơ thật có phải làngười ấy hay không, trong cách nghĩ của Pê-nê-lốp như có sự lảng tránh. Ngay cả lúc người nhũ mẫu già đưa ra một chứng cớ (vết sẹo trên bắp chân của Uy-lít-xơ do lợn lòi húc ngày xưa) cũng bị nàng gạt đi. Bởi trong ý nghĩa của Pê-nê-lốp người ta không thể tin vào bất cứ điều gì bởi tất cả là do thẩn linh sắp đặt: "Già ơi! Dù già sáng suốt đến đâu, già cũng không sao hiểu thấu những ý định huyền bí của thần linh bất tử".

     Song, tiếng nói ấy dù sao cũng là tiếng nói của lí trí. Khi đối diện với người đàn ông mà nhũ mẫu ơ-ri-clê cho là Uy-lít-xơ, trái tim nhạy cảm của Pê-nê-lốp không còn có thể lặng yên được nữa. Mong muốn gặp chồng và nay gần như đã gặp chồng dù mới chỉ là linh cảm, trái tim tưởng như đã trở thành băng giá đã tan ra. Lần đầu tiên, nàng run rẩy, thiếu tự tin không làm chủ được bản thân mình. Trạng thái bất ổn ấy không chỉ diễn ra trong cái bối rối rất con người là "nàng không biết nên đứng xa xa hỏi chuyện người chồng yêu quý của mình hay nên lại gần, ôm lấy đầu, cầm lấy tay người mà hôn?", mà ngay từ lúc Pê-nê-lốp quyết định bước xuống cầu thang để giáp mặt với "người ấy"."Bây giờ ta hãy xuống nhà với Tê-lê-mác để xem xác chết của bọn cầu hôn và người giết chúng".

    Kết hợp với độc thoại nội tâm và đối thoại lấp lửng với người nhũ mẫu, trái tim cứng rắn của Pê-nê-lốp đã gần bước qua các ranh giới vô hình mà chính nàng đã phân chia rạch ròi từ trước. Nhưng đến lúc có thể bước qua, nàng lại ngập ngừng dừng lại. Lí trí giúp nàng tỉnh táo. Tỉnh táo để không rơi vào ngộ nhận ở phút cuối cùng. Pê-nê-lốp nói với con hay nói với lòng mình và cả Uy-lít-xơ nữa về sự nấn ná dường như khó hiểu lúc này: "Nếu quả thật đây chính là Uy-lít-xơ, bây giờ đã trở về, thì con có thể tin chắc rằng thế nào cha con và mẹ cũng sẽ nhận được ra nhau một cách dễ dàng". Nàng cầu cứu vào sự thật, vào lí trí một lần cuối cùng trước khi hành động, trước khi quyết định, một quyết định quan trọng biết dường nào. Trước khi có quyết định ấy, mâu thuẫn giữa tình cảm và lí trí làm cho Pê-nê-lốp ở vào một tình trạng tiến thoái lưỡng nan vừa khó có thể rời xa vừa không thể đến gần con người ấy. Cảm giác thân thiết một cách xa lạ này được phản chiếu vào đôi mắt, vào cái cửa sổ của tâm tư khi nàng ngồi yên mà trong lòng đang nổi sóng "khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng, khi lại không nhận ra chồng dưới bộ áo quần rách mướp". 

    Khi Uy-lít-xơ ở phòng tắm bước ra, từ một người hành khất, Uy-lít-xơ "đẹp như một vị thần". Điều đó với Uy-lít-xơ không phải là không chú ý. Nhưng dù chàng có cố tình thay đổi, cái nhìn của Pê-nê-lốp vẫn không thay đổi. Bởi ý thức tự thay đổi của Uy-lít-xơ không nằm trong vùng cảm nghĩ của nàng. Chỉ tới khi lòng kiên nhẫn của Uy-lít-xơ cạn dần đến mức phải thốt ra những lòi tuyệt vọng "Thôi, già ơi! Già hãy kểcho tôi một chiếc giường để tôi ngủ một mình, như bấy lâu nay, vì trái tim trong ngực nàng kia là sắt", trong tâm trí khôn ngoan của Pê-nê-lốp mới bật ra một phép thử. Phép thử ấy không phải bất ngờ vì trước đó, nàng đã đinh ninh sẽ đánh thức trí nhớ của Uy-lít-xơ nếu Uy-lít-xơ thật về những bí mật đời tư của họ, "những dấu hiệu riêng, chỉ hai người biết với nhau". 

     Chỉ có điều Pê-nê-lốp còn chưa tìm ra thì may sao chính lời than thở vô tình của Uy-lít-xơ lại sáng lên cho nàng một gợi ý. Và hiệu quả tức thời của nó nhanh đến mức Uy-lít-xơ vừa nhắc đến chiếc giường bí mật thì với nàng, con đê cuối cùng, con đê tự bảo vệ mà Pê-nê-lốpđã dựng lên trong suốt hai chục năm qua đã không còn cần thiết nữa. Đây là lời kể của Hô-me-rơ: "Người nói vậy và Pê-nê-lốp bủn rủn cả chân tay... Nàng bèn chạy ngay lại, nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng..." ở vào giờ phút thiêng liêng này, vai trò của hai người đã được đổi chỗ cho nhau. Người cầu xin không còn là Uy-lít-xơ nữa. Người ấy là vợ chàng. Đó là sự cầu xin vì hạnh phúc, hạnh phúc quá lớn lao một khi định mệnh "Thần linh đã dành cho hai ta một số phận biết bao cay đắng" đã buông tha, cầu xin sự tha thứ nữa, tha thứ cho một người vợ đã cốtình sắt đá với chàng, vì "thiếp luôn luôn lo sợ có người đến dây, dùng lời đường mật đánh lừa, vì đời chẳng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm điều tai ác..."

    Hạnh phúc mà Pê-nê-lốp tìm lại cho mình là cả hai mươi năm li biệt, là lòng thủy chung sắt son, là cả sự mẫn tiệp của trí tuệ thiên bẩm. Dường như chỉ có nàng mới thấm thìa cái ngọt ngào sau bao nỗi đắng cay, chỉ có nàng mới đo được cái tầm vóc vô hình của nó và chỉ có thiên nhiên mới nói được niềm vui sướng vô biên của "rất ít người thoát khỏi biển khơi trắng xóa mà vào được đến bờ". Biểu hiện tột cùng của hạnh phúc ở nàng như trạng thái của một giấc chiêm bao: "nàng nhìn chồng không chán mát và hai cánh tay trắng muốt của nàng cứ ôm lấy cổ chồng không nỡ buông rời".

    So với Pê-nê-lốp, Uy-lít-xơ không phải là nhân vật chính, không giữ vai trò quyết định cho cuộc đoàn viên. Mặc dù như Tê-lê-mác thừa nhận một cách tự hào: "xưa nay cha vẫn là người nổi tiếng khôn ngoan, không một kẻ phàm trần nào sánh kịp", nhưng trí tuệ ấy của Uy-lít-xơ thể hiện chủ yếu ở một không gian khác: không gian trận mạc và cuộc vượt biển mười năm trở lại quê hương. Còn trước những vấn đế phức tạp như bí mật của lòng người, Uy-lít-xơ còn khá ngây thơ. Chẳng thế mà việc diệt trừ 108 kẻ cầu hôn với chàng không khó, nhưng làm thế nào để mở được cánh cửa im ỉm đóng của tâm hổn Pê-nê-lốp, Uy-lít-xơ đã phải bó tay. Chí còn biết kiên nhẫn, đợi chờ, trách móc. Vai trò của Uy-lít-xơ rơi vào tình trạng bị động và phụ thuộc hoàn toàn. Trí tuệ của Uy-lít-xơ trong phạm vi giao tiếp, ứng xử với phụ nữ (dù người đó là vợ chàng) chẳng hơn gì Tê-lê-mác con chàng là mấy. Có đến hai câu trách móc giống nhau:

    Tê-lê-mác: "Mẹ ơi, mẹ thật tàn nhẫn và lòng mẹ độc ác quá chừng ! Sao mẹ lại ngồi xa cha con như thế, sao mẹ không đến bên cha, vồn vã hỏi han cha? Không, không một người đàn bà nào sắt đá đến mức chồng đi biền biệt hai mươi năm nay, trải qua bao nỗi gian lao, bây giờ mới trở về xứ sở, mà lại có thể ngồi cách xa chồng như vậy. Nhưng mẹ thì bao giờ lòng dạ cũng rắn hơn cả đá".

   Uy-lít-xơ: "Khốn khổ ! Hẳn là các thần trên núi Ô-lem-pơ đã ban cho nàng một trái tim sắt đá hơn ai hết trong đám đàn bà yếu đuối, vì một người khác chắc không bao giờ có gan ngồi cách xa chồng như thế, khi chồng đi biền biệt hai mươi năm trời, trải qua bao nỗi gian truân, nay mới trở về xứ sở. Thôi, già ơi! Già hãy kểcho tôi một chiếc giường để tôi ngủ một mình, như bấy lâu nay, vì trái tim trong ngực nàng kia là sắt". Ấy là chưa nói đến có tới hai lần ý nghĩ của Uy-lít-xơ hoặc không nằm trong vùng tâm tư, cảm nghĩ của đối tượng (vợ chàng) hoặc nằm ngoài mạch truyện.

    Chứng cớ thứ nhất là khi phát hiện một nửa cái nhìn của Pê-nê-lốp (vừa âu yếm vừa xa lạ) của mình "dưới bộ áo quần rách mướp", chàng nghĩ ra ngay một giải pháp. Điều mà vợ chàng nói là "sẽ nhận ra nhau", Uy-lít-xơ cũng đinh ninh là thế với cái ý nghĩ giản đơn: "Hiện giờ cha còn bẩn thỉu, áo quần rách rưới nên mẹ con khinh cha, chưa nói: "Đích thị là chàng rồi". Để rồi sau đó, từ nhà tắm bước ra, yên trí cho rằng tuy ngồi lại vào chỗ cũ, nhưng Pê-nê-lốp sẽ nhìn nhận chàng bằng một con mắt khác, bởi lúc đó: không còn là người hành khất rách rưới mà "đẹp như một vị thần". Kết quả là Pê-nê-lốp không có một thái độ đổi thay (như chờ đợi của chàng). Chứng cớ thứ hai khi đang là đối tượng thử thách của Pê-nê-lốp, vấn đề vợ chàng nhận ra hay không nhận ra chàng mới là điều hệ trọng thì Uy-lít-xơ lại quay ra nói chuyện với con về một vấn đề chẳng liên quan gì đến mạch Tuyện: "Nhưng về phần cha con ta, ta hãy bàn xem nên xử trí thế nào cho ổn thỏa nhất". Nhất là cách bàn chuyện lại dài dòng: "Nếu có ai giết chết một người trong xứ sở [...] cha khuyên con nên suy nghĩ".

     Nhưng cũng may là do quá thật thà (không biết dụng ý của Pê-nê-lốp) mà khi Pê-nê-lốp vừa nói đến việc di chuyển chiếc giường bí mật, Uy-lít-xơ đã quá đỗi ngạc nhiên. Đó chính là cái "giật mình"mà vợ chàng nóng lòng chờ đợi. Và kế sau đó, đoán chắc như đinh đóng cột ("nếu không có thần linh giúp đỡ thì dù là người tài giỏi nhất cũng khó lòng làm được việc này") nhất là cách tả như đếm của chàng (làm bằng cây gì, thiết kế tí mỉ ra sao,...) thì Pê-nê-lốp lại như người bắt được vàng. Gạt bỏ đi tất cả những yếu tố "ngoại đề" (thậm chí còn là lạc đề) của Uy-lít- xơ ngây thơ, Pê-nê-lốp đã thực sự nhận ra người chồng vô cùng yêu quý.

     Việc miêu tả Uy-lít-xơ như trên vừa nói là một đồ ý nghệ thuật của Hô-me-rơ. Nó chẳng những không hạ thấp trí tuệ của chàng (trí tuệ ấy thể hiện ở một vùng không gian khác) mà còn tạo ra một thứ mặt bằng để từ đó sự thông minh sắc sảo của Pê-nê-lốp nổi bật hẳn lên. Trong một lát cắt ngang của tác phẩm, sứ mệnh nghệ thuật của Uy-lít-xơ đã hoàn thành một cách ngoài dự kiến 

    Kết hợp với các yếu tố nghệ thuật khác như cách dàn dựng cốt truyện, ngôn ngữ sử thi (ngôn ngữ trực tiếp và lời kể của người dẫn truyện), việc xây dựng nhân vật theo lối đa dạng hóa có tính khắc họa khá cao dù tác phẩm ra đời từ cái thời rất đỗi xa xôi của lịch sử.

Phân tích Uy-lít-xơ trở về (mẫu 10)

    Hô-me-rơ, nhà thơ mù của Hi Lạp sống vào thế kỷ IX và XIII trước Công nguyên. Ông sinh trưởng trong một gia đình nghèo bên kia sông Mê-lét. Hai bộ sử thi đồ sộ I-li-at và Ô-đi-xê là những cống hiến của ông cho văn học.

    Tác phẩm ra đời vào thời kì người Hi Lạp mở rộng địa bàn hoạt động ra biển cả. Trong sự nghiệp khám phá và chinh phục thế giới bao la và bí hiểm đó. Con người ngoài lòng dũng cảm đòi hỏi phải có những phẩm chất cần thiết như thông minh, tỉnh táo, mưu chước, khôn ngoan. Hình tượng Uy-lít-xơ chính là lí tưởng hoá sức mạnh của trí tuệ của người Hi Lạp.

    Mặt khác Ô-đi-xê ra đời khi người Hi Lạp sắp bước vào ngưỡng cửa của chế độ chiếm hữu nô lệ. Từ đây con người giã từ chế độ công xã thị tộc để thay vào đó tổ chức gia đình. Hôn nhân một vợ chồng xuất hiện. Nó đòi hỏi tình cảm quê hương, gia đình gắn bó, thuỷ chung. Hô-mê-rơ là một thiên tài dự đoán cho thời đại ông. Cả hai ý tưởng trí tuệ và tình yêu chung thuỷ được thể hiện trong đoạn trích Uy-lít- xơ trở về.

    Trí tuệ và tình yêu của Uy- lít-xơ và Pê-nê-lốp biểu tượng những phẩm chất cao đẹp của người cổ đại Hy Lạp khát khao vươn tới qua lối mưu tả tâm lý, lối so sánh, giọng điệu kể chuyện. Ô-đi-xê kể lại cuộc hành trình về quê Uy-lít-xơ sau khi hạ thành Tơ-roa. Tác phẩm gồm 12110 câu thơ chia làm 24 khúc ca. Câu chuyện bắt đầu từ thời điểm Uy-lít-xơ đang bị nữ thần Ca-lip-xô dâng linh đan để chàng trường sinh bất tử cùng chung sống với nàng. Các thần cầu xin Dớt. Thần Dớt lệnh cho Ca-lip-xô phải để chàng đi. Uy-lít-xơ gặp bão, thần biển trả thù Uy-lít-xơ vì chàng đã đâm thủng mắt Xi-clôp- đứa con trai của thần, Uy-lít-xơ may mắn dạt vào xứ sở của An-ki-nô-ôt.

    Biết chàng là người đã làm nên chiến công thành Tơ-roa. Nhà vua yêu cầu chàng kể lại cuộc hành trình từ ca khúc I tới ca khúc XII. Được nhà vua An-ki-nô-ốp giúp đỡ, Uy-lít-xơ đã trở về quê hương. Lúc đó Pê-nê-lốp - vợ của chàng tại quê nhà phải đối mặt với 108 tên vương tôn công tử đến cầu hôn. Uy-lít-xơ cùng con trai và đám gia nhân trung thành lập mưu trừng trị bọn chúng, gia đình Uy-lít-xơ được sum họp một nhà.

    Đoạn trích thuộc khúc ca XVIII trong Ô-đi-xê. Trước đoạn trích này là Uy-lít-xơ giả vờ làm người hành khất vào được ngôi nhà của mình và kể cho Pê-nê-lốp nghe những câu chuyện về vợ chồng nàng mà anh ta biết. Pê-nê-lốp tổ chức thi bắn. Dựa vào đó hai cha con Uy-lít-xơ đã tiêu diệt 108 vương tôn công tử láo xược và những gia nhân không trung thành. Đoạn trích này bắt đầu từ đó. Qua đoạn trích, tác giả đã khắc hoạ vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của Pê-nê-lốp và của Uy-lít-xơ.

    Tâm trạng của Uy-lít-xơ khi gặp lại vợ và gia đình: chàng vừa mừng rỡ, hồi hộp, vui sướng, nhưng vẫn rất bình tĩnh, sáng suốt. Chàng đóng vai người hành khất, bình tĩnh lập mưu kế cùng cậu con trai là Tê-lê-mác giết chết bọn cầu hốn láo xược và những giai nhân phản bội. Khi gặp lại vợ, chàng vẫn bình tĩnh, cố kiên nhẫn chờ Pê-nê-lốp nhận ra mình. Cái mỉm cười của Uy-lít-xơ "Nghe nàng nói vậy, Uy-lít- xơ cao quý và nhẫn nại mỉm cười"... cho thấy trí tuệ và nhân phẩm cao quý của chàng. 

   Tâm trạng "rất đỗi phân vân" của nàng thể hiện ở dáng điệu, cử chỉ, sự lúng túng tìm cách ứng xử: "Không biết nên đứng xa hỏi chuyện người chồng yêu quý của mình hay nên lại gần ôm lấy đầu, cầm lấy tay mà hôn". Nàng dò xét, suy nghĩ, tính toán mông lung nhưng cũng không giấu được sự bàng hoàng xúc động khôn cùng: "Ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu, lòng sửng sốt, khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng, khi lại không nhận ra chồng dưới bộ áo quần rách mướp". 

    Việc chọn cách thử "bí mật của chiếc giường" cho thấy Pê-nê-lốp là con người trí tuệ, thông minh và tỉnh táo biết kìm nén tình cảm của mình. Bên cạnh sự thông minh, tỉnh táo là sự thận trọng của nàng. Điều đó rất phù hợp với hoàn cảnh của nàng lúc này. Pê-nê-lốp là người tỉnh táo mà tế nhị, kiên quyết mà thận trọng, trí tuệ mà rất giàu tình cảm, phẩm chất cao thượng. Cách kể chuyện của Hô-me-rơ qua đoạn trích tạo hiệu quả bất ngờ và xúc động làm nổi bật phẩm chất của Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ.

   Biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong đoạn trích là tương phản, tạo kịch tính, gây bất ngờ... Trong đoạn cuối, biện pháp nghệ thuật được sử dụng thành công là so sánh: Hình ảnh "mặt đất" và "người đi biển" nói lên tâm trạng khao khát đến tuyệt vọng, nhưng cũng mừng vui khôn xiết của nàng Pê-nê-lốp khi gặp lại người chồng yêu dấu sau hai mươi năm vì chiến tranh và lưu lạc. Tâm trạng của Pê-nê-lốp khi gặp lại chồng được so sánh với người đi biển bị đắm tàu, trong cơn tuyệt vọng bỗng nhận ra đất liền.

Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:

Phân tích nhân vật Pê-nê-lốp trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về

Phân tích nhân vật Tấm

Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học

Đóng vai tấm kể lại chuyện Tấm Cám

Đóng vai Cám kể lại truyện Tấm Cám

1 516 22/05/2022
Tải về