Cảm nhận về nhân vật Mị Châu (10 mẫu)

Cảm nhận về nhân vật Mị Châu lớp 10 gồm dàn ý và 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 10 hay hơn.

1 601 lượt xem
Tải về


Cảm nhận về nhân vật Mị Châu - Ngữ văn 10

Dàn ý số 1

1. Mở bài

- Giới thiệu truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.

- Giới thiệu nhân vật Mị Châu.

2. Thân bài

a. Xuất thân, hoàn cảnh:

- Mị Châu là con gái duy nhất của An Dương Vương.

- Từ nhỏ cuộc sống của nàng vốn dĩ đã sung sướng, được bảo bọc và nhận đủ tình yêu thương cưng chiều của vua cha.

- Được gả cho Trọng Thủy, con trai của Triệu Đà, kẻ mới trước đây đã dẫn quân sang với ý đồ xâm lược u Lạc, nhưng thất bại.

b. Tội nhân của bi kịch mất nước:

- Bản tính ngây thơ, không thấu hiểu sự đời cũng như thờ ơ với lợi ích của quốc gia dân tộc, say đắm trong tình yêu, hạnh phúc với người chồng mới cưới là Trọng Thủy. Sự phục tùng và nghe lời chồng trở thành lưỡi dao giết chết nàng và cả đất nước, thành một mối họa mà nàng không thể tưởng tượng được.

+ Không ý thức được sự lợi hại của nỏ thần và tầm quan trọng của nó với sự tồn vong của đất nước, dễ dàng lén lấy nó đem ra cho chồng mình là Trọng Thủy xem trộm mà không một chút nghi ngờ hay đề phòng.

+ Không nhận ra sự đáng ngờ khi Trọng Thủy xin về nước thăm cha và sự kỳ lạ trong lời nói của chàng ta rằng "Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ, ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng lấy gì làm dấu?".

Ẩn ý về một cuộc xung đột sắp xảy ra giữa hai nước.

+ Khi Mị Châu phải theo vua cha chạy trốn trên một con ngựa, tình cảnh thảm hại vô cùng, Mị Châu lại vẫn tin tưởng Trọng Thủy một mặt theo vua cha chạy trốn, một mặt rải áo lông ngỗng làm dấu cho Trọng Thủy đuổi theo, phản bội chính cha mình trong vô thức.

- Cuối cùng với tất cả những ngu muội và tội lỗi tày đình của mình, Mị Châu đã phải trả một cái giá quá đắt, nước mất, nhà tan, tình thân chấm hết, nàng đã chết dưới lưỡi kiếm của cha để đền tội, nhưng vẫn mãi mãi ôm trong mình nỗi oán hận và day dứt khôn nguôi.

c. Nạn nhân của bi kịch tình yêu:

- Mị Châu một lòng si mê và dành hết tình yêu cả đời mình cho Trọng Thủy, một tình yêu thuần nhất và chung thủy, không hề vụ lợi hay suy tính thiệt hơn, hết lòng tin tưởng và dâng toàn bộ trái tim cho Trọng Thủy mà chưa một lần suy nghĩ cho bản thân hay suy nghĩ cho quốc gia dân tộc.

+ Nàng ngây thơ tin tưởng vào tình yêu của mình và đồng thời cũng nghĩ rằng Trọng Thủy cũng dành cho mình những tình cảm trong sáng và sâu sắc hệt như nàng đối với hắn.

+ Yêu cầu xem nỏ thần, hay thỏa thuận việc tìm lại nhau lỡ như loạn lạc, đối với Mị Châu lại trở thành việc bình thường và nghiễm nhiên giữa các cặp vợ chồng ân ái.

+ Chuyện áo lông ngỗng, là nỗ lực của Mị Châu để bảo vệ mối duyên tơ, chứ nào đâu nghĩ đến cảnh diệt quốc và bi kịch những ngày sau vì sự mù quáng, tin tưởng của mình.

Cuối cùng đáp lại nàng đó chính là sự lừa dối và phản bội đầy đau đớn của Trọng Thủy, nàng bị đẩy vào bi kịch phản quốc, bi kịch phản bội vua cha và phải chịu cái chết đầy đau đớn và tội lỗi, chết mà vẫn còn mang nhiều uất hận ngàn năm khó rửa sạch.

- Nhận được tình yêu của Trọng Thủy, nhưng đó lại là một tình yêu mang đầy tội lỗi, đau thương, bản thân Mị Châu sẽ chẳng bao giờ còn có thể chấp nhận được nữa, lòng nàng chỉ còn lại sự thù hận, chán ghét và tuyệt vọng.

- Nàng chết đi máu nhỏ thành ngọc trai, một sự hóa thân không toàn thể hiện thái độ nghiêm khắc của nhân dân ta về những lỗi lầm không thể vãn hồi của nàng Mị Châu, nhưng đồng thời cũng thể hiện sự cảm thông thấu hiểu cho những bi kịch mà nàng phải gánh chịu.

3. Kết bài: Nêu cảm nhận về nhân vật.

Dàn ý số 2

I. Mở bài:

Giới thiệu khái quát về nhân vật Mị Châu:

Mỗi chúng ta có lẽ đã đôi lần được nghe kể về truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy. Mị Châu là cô công chúa lá ngọc cành vàng của Thục phán An Dương Vương, có tâm hồn ngây thơ trong trắng, nhẹ dạ cả tin và không có chút ý thức gì về trách nhiệm của một công dân đối với dân tộc. Khi đánh giá về nàng công chúa này, có người trách, có người lại cảm thương, thông cảm.

II. Thân bài:

1. Giới thiệu chung:

Mị Châu là người con gái đẹp của vua An Dương Vương.

Sau khi làm vợ Trọng Thủy, Mị Châu lén cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần – vật báu giúp Thục phán chiến thắng được cha con Trọng Thủy.

Nàng đã có hành động vừa đáng thương vừa đáng trách, để lại cho người đọc muôn đời sau những bài học sâu sắc.

2. Phân tích nhân vật:

a. Mị Châu là người phụ nữ đáng thương:

Mị Châu là một người phụ nữ,người vợ một lòng một dạ tin chồng, yêu chồng, không giấu diếm bất cứ một điều gì với chồng mình.

Nhưng trong một đất nước có nhiều giặc giã, một nàng công chúa con vua chỉ biết làm trọn chữ “tòng” mà vô tình làm hại vận mệnh quốc gia là có tội.

Nhân dân đã phê phán Mị Châu bằng một “bản án” không khoan hồng.

Rùa vàng đại diện cho nhân dân, cho lòng yêu nước thiết tha của người Việt cổ đã kết tội nàng.

Nàng phải nhận lời kết tội của Rùa vàng và bản án nghiêm khắc của An Dương Vương, đó như một bài học lịch sử quý giá cho muôn đời sau về việc quốc gia, mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa việc chung và việc riêng. Đó cũng còn là bài học nhắc nhở trai gái muôn đời về sự nhẹ dạ cả tin. Nhắc nhở ta: dù là ai (quý tộc cao sang hay dân thường) cũng phải có ý thức trách nhiệm với sự tồn vong của quốc gia. “Tôi kể người nghe chuyện Mị Châu/ Trái tim lầm chỗ đặt trên đầu” (Tố Hữu)

b. Mị Châu là người phụ nữ đáng trách:

Mị Châu đặt tình riêng cao hơn nghĩa nước, hành động mà không nghĩ về bổn phận của một công dân đối với Tổ quốc, không ý thức được quyền lợi quốc gia có quan hệ như thế nào đối với hạnh phúc cá nhân mình.

Nàng tiết lộ vật báu quốc gia cho chồng mình mà không nhận thức được Trọng Thủy là con của giặc, là gián điệp có thể phản bội mình đi theo vua cha bất cứ lúc nào.

Nếu như hình ảnh nhân vật Trọng Thủy là phản ảnh nhân vật trung thành với quốc gia, đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu thì Mị Châu lại ngược lại. Việc nàng bị nhân dân và lịch sử phê phán lẽ đương nhiên là một điều tất yếu.

c. Nhận xét về bi kịch của Mị Châu:

Về chi tiết “áo lông ngỗng”: thuở xa xưa, con người đã biết làm áo lông ngỗng, lông chim để chống rét. Chiếc áo Mị Châu mặt theo trên đường trốn chạy cũng là một chiếc áo lông ngỗng – tấm áo nàng đã rút lông rắc xuống đường để làm dấu cho Trọng Thủy tìm được nàng. Hành động đó đã thể hiện niềm tin tưởng tuyệt đối Mị Châu dành cho Trọng Thủy nhưng cũng chính vì sự ngây thơ, cả tin đó mà Mị Châu càng trở nên đáng thương và bi kịch hơn.

Hình ảnh “ngọc trai, giếng nước” xuất hiện trong câu chuyện là sự hiện thân của Mị Châu Trọng Thủy. Trước khi bị cha chém, Mị Châu đã có lời khấn nguyện: “Thiếp thà…nhục thù”. Để cho lời khấn nguyện của Mị Châu được ứng nghiệm, nhân dân đã để cho nàng được biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù. Nàng một lòng ngây thơ, cả tin nên mắc lừa người khác, dân gian đã thấu hiểu rằng nàng mắc tội không phải chủ ý mà là do vô tình.

Tuy nhiên, sự hiện thân của Mị Châu không trọn vẹn trong một hình hài duy nhất. Máu là ngọc trai còn xác là ngọc thạch. Những hình ảnh đó đã thể hiện sự bao dung cho tấm lòng trong trắng, ngây thơ của Mị Châu đồng thời thể hiện cái nhìn đầy nghiêm khắc của nhân dân đối với tội trạng nàng đã gây ra cho dân tộc. Ngọc thạch, tượng đá sẽ còn mãi với thời gian như một chiến tích nhắc nhở cho tất cả người dân đất Việt bài học quý giá về mối quan hệ giữa việc nhà – việc nước, việc riêng – việc chung, bài học mất cảnh giác chính trị, bài học “trái tim lầm chỗ để trên đầu”.

Khi nàng đã không giữ được bí mật quốc gia thì ngay cả tình yêu cũng không giữ được.

Sở dĩ Mị Châu được thương vì nàng biết tội, không dám xin thần và cha tha tội và đã dũng cảm nhận tội.

Đứng ở ranh giới giữa sống và chết, Mị Châu đã dũng cảm lựa chọn lợi ích dân tộc để nhìn nhận tội lỗi của mình một cách chân thành.

III. Kết bài:

Khẳng định lại quan điểm bản thân về nhân vật:

Trải qua hàng trăm, hàng nghìn năm lịch sử, nhân vật Mị Châu vẫn còn sống trong lòng mỗi người con đất Việt, gợi nhắc cho ta những bài học quý giá về sự cảnh giác, về mối quan hệ giữa việc chung và việc riêng, giữa chuyện tình cảm cá nhân với việc hệ trọng của quốc gia dân tộc. Đáng trách hay đáng thương, đó luôn là điều người ta hay tranh luận nhất khi nói về nàng công chúa này. Mỗi người, với mỗi quan điểm, tình cảm, lí lẽ, đều xây dựng trong hình dung tưởng tượng của mình hình ảnh một Mị Châu riêng.

Cảm nhận về nhân vật Mị Châu (mẫu 1)

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, đã từng xuất hiện những tích, những con người thần thánh khiến biết bao thế hệ tôn thờ như Thánh Gióng, Sơn Tinh, thế như cũng có những truyền thuyết, những câu chuyện đầy đau thương, bi kịch, không chỉ để lại cho người đọc nhiều băn khoăn, trăn trở mà đó còn là những bài học sâu sắc và quý giá mà cha ông ta từ thuở xa xưa muốn con cháu không bao giờ được quên. Truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy chính là một trong số ấy. Ba nhân vật chính mỗi người đều có những sai lầm, những ngu muội ích kỷ riêng, người thì đắc thắng, quên đề phòng, kẻ tin người, mê muội trong tình yêu, kẻ lại ác tâm dối gạt lợi dụng tình yêu và niềm tin của người khác. Mỗi nhân vật đều có những khía cạnh tính cách và tâm hồn đáng khai thác và tìm hiểu, trong đó nhân vật Mị Châu chính là một nhân vật có nhiều nét đặc sắc đồng thời cũng để lại cho nhân thế nhiều bài học sâu sắc, trong đó đặc biệt nhất là bài học về việc cân bằng giữa tình cảm cá nhân và lợi ích dân tộc.

Mị Châu là con gái duy nhất của An Dương Vương, từ nhỏ cuộc sống của nàng vốn dĩ đã sung sướng, được bảo bọc và nhận đủ tình yêu thương cưng chiều của vua cha. Nhưng có lẽ An Dương Vương đã quá chủ quan, lơ là hoặc là thật sự tự tin vào tài cán bảo vệ đất nước thế nên người đã bỏ qua việc chỉ dạy cho Mị Châu những bài học về trách nhiệm của một công dân đối với đất nước, đặc biệt nàng lại còn là một công chúa. Vua cha vì sự tự tin và kiêu ngạo của mình đã dễ dàng gả con gái cho Trọng Thủy, con trai của Triệu Đà, kẻ mới trước đây đã dẫn quân sang với ý đồ xâm lược u Lạc, nhưng thất bại, mà không một chút mảy may nghi ngờ về sự lợi hại trong ấy. Cho đến bây giờ người ta vẫn không thể lý giải được, tại sao đường đường là một vị vua anh minh lỗi lạc như An Dương Vương mà lại cũng có những lúc hồ đồ, thiếu sáng suốt đến bực ấy, gả con gái yêu của mình cho con trai của kẻ thù và cuối cùng chính tay đẩy nàng, mình và cả đất nước vào bi kịch diệt vong không lối thoát. Có thể nói rằng, bi kịch của Mị Châu đều bắt nguồn từ người cha của mình, nàng không có lỗi gì trong việc trở thành vợ của Trọng Thủy, thậm chí ngay lúc đó nàng còn là người có công bình ổn và tham gia vào mối quan hệ "hòa bình" giữa hai quốc gia. Thế nhưng sau tất cả nàng vẫn phải chấp nhận cái danh tội nhân của bi kịch mất nước. Cuộc sống được bảo bọc, yêu thương và chăm sóc đã dưỡng ra một nàng công chúa ngây thơ, không thấu hiểu sự đời cũng như thờ ơ với lợi ích của quốc gia dân tộc, mà thay vào đó là sự say đắm trong tình yêu, hạnh phúc với người chồng mới cưới là Trọng Thủy. Thú thật rằng, quan niệm xuất giá tòng phu, lấy chồng thì phải theo chồng vốn dĩ đã có từ bao đời nay, kể từ khi con người chuyển từ chế độ Mẫu hệ sang Phụ hệ và trở thành một quy tắc bất thành văn ăn sâu vào bản tính của nhiều người phụ nữ Việt Nam. Tuy nhiên bản thân Mị Châu lại là một công chúa, cái sự phục tùng và nghe lời chồng trở thành lưỡi dao giết chết nàng và cả đất nước, thành một mối họa mà nàng không thể tưởng tượng được. Dẫu bản thân Mị Châu không tham gia quốc sự, chỉ phụ trách việc sống trong nhung lụa và hưởng thụ thế nhưng không lẽ nào nàng không biết được sự lợi hại của nỏ thần và tầm quan trọng của nó với sự tồn vong của đất nước? Ấy thế mà nàng công chúa ngây thơ đã dễ dàng lén lấy nó đem ra cho chồng mình là Trọng Thủy xem trộm mà không một chút nghi ngờ hay đề phòng. Hành động vô phép này của nàng quả thực là một sự ngu muội khó chấp nhận, nàng chỉ biết đến việc Trọng Thủy là chồng mình, mà không hề nghĩ đến Trọng Thủy với cha chồng đồng thời cũng là kẻ thù dạo trước, là kẻ vẫn thường nhăm nhe xâm lược đất nước mình để mà đề phòng. Lấy trộm nỏ thần cho chồng xem lại là một chuyện, đến cả cái việc đáng ngờ khi Trọng Thủy xin về nước thăm cha mà Mị Châu cũng vẫn không hề nhận thức được sự kỳ lạ trong lời nói của chàng ta rằng "Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ, ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng lấy gì làm dấu?". Nếu tỉnh táo và chịu suy nghĩ thấu đáo, thì rõ ràng người ta đã nhận ra được ẩn ý về một cuộc xung đột sắp xảy ra giữa hai nước. Thế nhưng không, Mị Châu trẻ dại và quá chìm đắm trong tình yêu cũng như nỗi buồn sắp ly biệt đã không đủ tỉnh táo để nhận ra được điều đơn giản ấy, mà vẫn một mực đợi chờ Trọng Thủy trở về. Và chồng nàng cũng trở về thật, tuy nhân là trở về với một cuộc xâm lược tàn khốc, biến đất nước vốn đang yên bình thành một mảnh hỗn loạn, nhân dân lầm than. Mị Châu phải theo vua cha chạy trốn trên một con ngựa, tình cảnh thảm hại vô cùng, ấy vậy mà người ta vẫn không hiểu nổi rốt cuộc vì nguyên do gì mà Mị Châu lại vẫn tin tưởng Trọng Thủy đến thế, khi mà bi kịch mất nước đã diễn ra ngay trước mặt. Nàng ta một mặt theo vua cha chạy trốn, một mặt rải áo lông ngỗng làm dấu cho Trọng Thủy đuổi theo, một sự ngu muội và phản bội chính cha mình trong vô thức. Cuối cùng với tất cả những ngu muội và tội lỗi tày đình của mình, Mị Châu đã phải trả một cái giá quá đắt, nước mất, nhà tan, tình thân chấm hết, nàng đã chết dưới lưỡi kiếm của cha để đền tội, nhưng vẫn mãi mãi ôm trong mình nỗi oán hận và day dứt khôn nguôi.

Nhưng bên cạnh bi kịch tội nhân phản quốc, thì Mị Châu cũng phải gánh chịu một bi kịch khác ấy chính là bi kịch trong tình yêu. Như đã nói, Mị Châu sống mười mấy năm trong bảo bọc, nhung gấm sau lại được gả cho Trọng Thủy, hoàng tử của nước láng giềng. Truyện không nói nhiều về nhân vật Trọng Thủy, thế nhưng đoán chắc rằng đây cũng là một người tài hoa, diện mạo sáng sủa và có lẽ cũng biết cách yêu thương thế nên nàng Mị Châu mới có thể một lòng si mê và dành hết tình yêu cả đời mình cho hắn như thế. Tình yêu của Mị Châu là tình yêu thuần nhất và chung thủy, không hề vụ lợi hay suy tính thiệt hơn, nàng giống như một con chiên hết lòng phục đạo, hết lòng tin tưởng và dâng toàn bộ trái tim cho Trọng Thủy mà chưa một lần suy nghĩ cho bản thân hay suy nghĩ cho quốc gia dân tộc. Thú thật rằng, đối với một cô gái còn gì hạnh phúc sung sướng hơn khi được sống trong cảnh yên bình ấm êm bên cạnh chồng, bên cạnh cha mà không phải mảy may lo nghĩ điều gì. Sự che chở ấy quả thực là bảo vật của thế gian. Nàng ngây thơ tin tưởng vào tình yêu của mình và đồng thời cũng nghĩ rằng Trọng Thủy cũng dành cho mình những tình cảm trong sáng và sâu sắc hệt như nàng đối với hắn. Thế nên với những yêu cầu xem nỏ thần, hay thỏa thuận việc tìm lại nhau lỡ như loạn lạc, đối với Mị Châu lại trở thành việc bình thường và nghiễm nhiên giữa các cặp vợ chồng ân ái. Nàng nghĩ rằng vợ chồng với nhau thì chẳng thiết gì mà phải giữ bí mật, nàng hy vọng rằng việc cho Trọng Thủy xem nỏ thần, chính là thể hiện thành ý và tình yêu sâu sắc của nàng dành cho hắn, để từ đó tình cảm vợ chồng càng thêm thắm thiết, bền chặt. Còn chuyện áo lông ngỗng, lúc ấy Mị Châu nghe đến việc Trọng Thủy về thăm cha, lại nghĩ đến cảnh phải xa cách một khoảng thời gian lâu, cũng như những chuyện bất trắc khiến lòng người con gái vốn yếu mềm và có nhiều tình yêu này trở nên yếu đuối. Nàng không còn nghĩ được gì ngoài nỗi buồn ly biệt, thế nên Mị Châu chỉ hòng tìm cách làm sao để bảo vệ mối duyên tơ, chứ nào đâu nghĩ đến cảnh diệt quốc và bi kịch những ngày sau vì sự mù quáng, tin tưởng của mình. Cuối cùng đáp lại nàng đó chính là sự lừa dối và phản bội đầy đau đớn của Trọng Thủy, người nàng hết mực tin yêu. Chính tay chồng nàng đã đẩy nàng vào bi kịch phản quốc, bi kịch phản bội vua cha và phải chịu cái chết đầy đau đớn và tội lỗi, chết mà vẫn còn mang nhiều uất hận ngàn năm khó rửa sạch. Khi ấy, Trọng Thủy đuổi được tới nơi, hắn hối hận và đau đớn vì cái chết của người vợ yêu quý, người con gái một đời dành tình yêu cho hắn. Cuối cùng Mị Châu cũng nhận được tình yêu của Trọng Thủy, nhưng đó lại là một tình yêu mang đầy tội lỗi, đau thương, bản thân Mị Châu sẽ chẳng bao giờ còn có thể chấp nhận được nữa, lòng nàng chỉ còn lại sự thù hận, chán ghét và tuyệt vọng. Nàng chết đi máu nhỏ thành ngọc trai, một sự hóa thân không toàn diện vừa là sự trừng phạt, cũng lại là sự thương xót cho một kiếp hồng nhan lắm truân chuyên, đau đớn. Thể hiện thái độ nghiêm khắc của nhân dân ta về những lỗi lầm không thể vãn hồi của nàng Mị Châu, nhưng đồng thời cũng thể hiện sự cảm thông thấu hiểu cho những bi kịch mà nàng phải gánh chịu chỉ vì sự ngây thơ, tin tưởng quá đỗi vào tình yêu.

Mị Châu đáng thương hay đáng trách? Chúng ta và hậu thế về sau vĩnh viễn không bao giờ có thể trả lời được câu hỏi này. Nàng đáng trách khi đã không đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, lại chỉ biết ích kỷ nghĩ đến tình yêu một cách mù quáng và thiếu sáng suốt dẫn đến kết cục không thể nào đau thương hơn – nước mất, nhà tan. Nhưng nàng cũng là một nhân vật đáng thương, phải gánh chịu bi kịch tình yêu đầy đau đớn, cái chết ghê gớm và nỗi oan ức ngàn đời không thể rửa sạch. Câu chuyện và bi kịch của Mị Châu chính là một bài học lớn cho mỗi con người chúng ta, khuyên răn rằng sống trên đời phải biết cân nhắc lợi hại giữa lợi ích chung và riêng, giữa tình thân và tình yêu, đừng để mọi chuyện đi quá xa rồi rơi vào kết cục không thể vãn hồi.

Cảm nhận về nhân vật Mị Châu (5 mẫu) (ảnh 1)

Cảm nhận về nhân vật Mị Châu (mẫu 2)

 Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy kể về nước Âu Lạc ra đời, nguyên nhân mất nước và mối tình Mị Châu – Trọng Thủy. Nhân vật Mị Châu có lẽ là nhân vật đáng thương nhất nhưng cũng đáng trách. Nàng là công chúa của nước Âu Lạc và nàng được gả cho con trai của kẻ thù là Trọng Thủy. Nàng với sự nhẹ dạ cả tin của mình đã tạo cơ hội để cho chiếc nỏ thần rơi vào tay kẻ thù, khiến cho nước Âu Lạc rơi vào cảnh bị xâm lăng. Tuy vậy, nhân dân vẫn dành một tình thương cảm cho thân phận bi đát của Mị Châu, nàng là một người vừa đáng thương, vừa đáng trách.

Trước hết, Mị Châu nhận một sự cảm thông sâu sắc, nàng là một người công chúa đáng thương. Nàng đáng thương ở chỗ, khi sinh ra nàng đã mang trong mình danh phận công chúa của một đất nước, nàng được gả cho Trọng Thủy – con trai của Triệu Đà và cũng là kẻ thù của nhân dân ta. Số phận của nàng khi vừa là công chúa của một đất nước vừa là một người vợ. Nàng một lòng một dạ tin chồng, không dấu diếm bất cứ điều gì với Trọng Thủy nên việc để Trọng Thủy xem chiếc nỏ thần và đánh cắp chiếc nỏ thần hoàn toàn dễ xảy ra. Điều đó cho thấy Mị Châu đã bất nghĩa với đất nước, làm hại vận mệnh với quốc gia, nhưng xét về thời phong kiến lúc bấy giờ, khi nàng được gả cho người ta thì phải “tòng phu”.

Trước trọng tội gây ra, Mị Châu phải bị lãnh bản án trước sự kết tội của Rùa Vàng. An Dương Vương cũng chính là cha của nàng chính là người thực thi bản án đó như sự trừng phạt nghiêm khắc cho kẻ có tội với đất nước. Đó chính là một bài học sâu sắc cho con cháu đời sau, phải có trách nhiệm với an toàn lợi ích của quốc gia, giữa bản thân với cộng đồng, giữa việc chung và việc riêng.

Chính vì thế, nàng đáng trách hơn bao giờ hết. Với nghĩa vụ đất nước thì Mị Châu chọn hạnh phúc riêng của mình. Nàng quên đi bổn phận của mình để cho kẻ thù đạt được âm mưu dễ dàng. Nàng mù quáng khi quá tin vào những lời của Trọng Thủy mà gây ra tội danh bán nước. Nếu như hình ảnh Trọng Thủy tuy là kẻ thù với đất nước ta nhưng lại là nhân vật trung thành với đất nước của chàng, vì việc lớn mà quên đi tình cảm cá nhân, hy sinh hết mình phục vụ cho Tổ Quốc thì nhân vật Mị Châu lại ngược lại. Chính vì thế mà nhân dân phải trừng trị nghiêm khắc với nàng để chuộc lỗi cho đất nước.

Tuy vậy, nhân dân ta đã thể hiện lòng nhân từ với Mị Châu qua hình ảnh “ngọc trai – giếng nước”. Câu chuyện khi An Dương Vương tuốt kiếm chém Mị Châu, nàng khấn rằng: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch, mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Và như chứng minh cho sự trong sáng của nàng mà khi Mị Châu chết đi máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Sự việc hư cấu trên cũng chính là niềm cảm thông cho số phận bi thảm của Mị Châu, nhân dân đã bày tỏ thái độ khoan dung sâu sắc trước nàng dù mang trọng tội. Hình ảnh “giếng nước” chính là việc rửa oan cho nàng, “càng rửa càng sáng”.

Dù cho hàng nghìn năm lịch sử trôi đi, truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy vẫn để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ. Và với nhân vật Mị Châu thì có người đáng thương, cũng có người đáng trách và cũng có vừa thương vừa trách. Tóm lại, bằng chi tiết lịch sử cùng với nhiều chi tiết hư cấu đã đem lại cho chúng ta một câu chuyện đậm chất truyền thuyết. Nhân vật Mị Châu được đưa vào tình huống bi đát, mâu thuẫn để lại cho người đọc nhiều dấu hỏi.

Cảm nhận về nhân vật Mị Châu (mẫu 3)

Mị Châu là con gái của Thục Phán An Dương Vương, là một cô công chúa lá ngọc cành vàng, có tâm hồn ngây thơ, trong sáng, nhẹ dạ cả tin và không có chút gì về ý thức công dân. Xuất hiện ở phần sau của Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, nàng cũng là người phải chịu trách nhiệm rất lớn về bi kịch “nước mất nhà tan”

Mị Châu sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh An Dương Vương “xây thành chế nỏ” và đánh bại quân xâm lược Triệu Đà lần thứ nhất. Có thể nói, nàng sống trong cuộc kháng chiến chống xâm lược mà cha nàng là thủ lĩnh tối cao, nhưng qua truyền thuyết, chúng ta thấy Mị Châu hoàn toàn ngây thơ, không quan tâm và không có chút hiểu biết gì về việc bảo vệ đất nước. Điều đó thể hiện qua việc Mị Châu lén lấy trộm nỏ thần cho Trọng Thủy xem. Hành động đó vừa đáng thương, vừa đáng trách. Đáng thương vì Mị Châu đã làm theo đạo tam tòng nhưng đáng trách vì trong hoàn cảnh đất nước có giặc giã, một nàng công chúa con vua mà chỉ biết làm trọn chữ “tòng” mà không quan tâm đến vận mệnh đất nước, nhân dân là có tội. Mị Châu tin yêu chồng thì không có gì đáng trách nhưng nàng đã vi phạm nguyên tắc “bí mật quốc gia” của một công dân, tất yếu sẽ bị lên án, phê phán.

Mị Châu đã đặt tình riêng cao hơn nghĩa nước, một hành động không nghĩ đến bổn phận của cá nhân đối với Tổ Quốc, càng không nhận thức được quyền lợi của quốc gia tác động đến cá nhân. Nếu sự mất cảnh giác của An Dương Vương là nguyên nhân gián tiếp thì sự nhẹ dạ, cả tin, ngây thơ của Mị Châu lại chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra họa mất nước. Mị Châu tin yêu chồng bằng một tình yêu mù quáng. Nhân dân ta đã sáng tạo ra hình ảnh áo lông ngỗng là một chi tiết nghệ thuật tài tình để thể hiện rõ sự mù quáng, đáng trách đó. Trọng Thủy đánh tráo nỏ thần, trước khi về nước đã hỏi Mị Châu: “Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không hề dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu”. Mị Châu đáp: “Thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ dứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy sẽ có thể cứu được nhau”. Trọng Thủy vừa về nước, chiến tranh hai nước đã xảy ra. Lẫy nỏ không còn, phải lên ngựa bỏ chạy cùng vua cha, lẽ ra phải sớm tình ngộ đó là âm mưu của Trọng Thủy, vậy mà Mị Châu vẫn nhẹ dạ mù quáng, không suy xét sự tình mà vẫn rắc lông ngỗng để làm dấu, khác nào chỉ đường cho giặc tìm đến bắt mình. Việc làm đó trực tiếp dẫn tới bi kịch mất nước nhà tan. Nhờ lời nhắc nhở của thần Kim Quy, nàng mới nhận ra bản chất giả dối của Trọng Thủy và dứt khoát từ bỏ, vĩnh biệt Trọng Thủy trong cuộc đời cũng như trong tâm khản của mình. Trước khi chết, Mị Châu đã nói: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng chung hiếu mà bị người dối lừa, chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Nàng chỉ muốn rửa tiếng “bất trung”, “bất hiếu”, chỉ muốn cho mọi người hiểu rằng mình bị lừa dối chứ không dám kêu oán, cũng như xin tha tội. Tuy vậy, nhân dân ta không đánh giá nàng theo quan điểm đạo đức phong kiến thông thường mà đứng trên quan điểm của quốc gia, dân tộc để kết tội nàng. Với những lỗi lầm không thể tha thứ của một công dân đối với đất nước, nhân dân ta đã không những để cho Rùa Vàng kết tội đanh thép, không khoan nhượng, gọi nàng là “giặc” mà còn để cho Mị Châu phải chết dưới lưỡi kiếm nghiêm khắc của vua cha. Bi kịch của Mị Châu đã trở thành bài học về lợi ích giữa cái riêng và cái chung, và cho những người con trai, con gái sau này về bản chất nhẹ dạ cả tin. Dù là ai thì cũng cần phải có ý thức về sự tồn vong của đất nước.

Song thái độ, cách đánh giá của nhân dân vừa thấu tình lại vừa đạt lí. Mị Châu có tội nhưng những tội lỗi mà nàng gây ra là do nàng quá nhẹ dạ, yêu chồng nên bị lừa dối. Hơn nữa, nàng cũng tình ngộ và phải chịu cái chết đau đớn. Tuy nhiên, tác giả dân gian lại không muốn kết thúc số phận Mị Châu bằng cái kết thê thảm ấy. Nàng đã được hóa thân thành một hình hài khác: “Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu”, “Xác nàng đem về táng ở Loa Thành, xác biến thành ngọc thạch. Đây là một thủ pháp nghệ thuật quen thuộc mang tính truyền thống của truyện kể dân gian: sử dụng hình thức hóa thân để kéo dài sự sống cho nhân vật. Nhưng ở nhiều truyện, nhân vật chỉ hóa thân trong một hình hài thì Mị Châu lại không hóa thân trọn vẹn. Hình thức hóa thân, phân thân độc đáo này thể hiện sự cảm thông, bao dung của nhân dân với sự trong trắng của Mị Châu, vừa thể hiện thái độ nghiêm khắc cùng bài học lịch sử.

Cảm nhận về nhân vật Mị Châu (mẫu 4)

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là một truyện truyền thuyết vô cùng hay và đặc sắc. Truyện cũng đã nêu được ra một bài học cảnh giác đầu tiên của lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. Ngay từ phần đầu truyện phản ánh vai trò của An Dương Vương trong việc xây dựng và bảo vệ nước Âu Lạc. Tiếp đến là phần sau là bi kịch nước mất nhà tan do sự mất cảnh giác của cha con An Dương Vương. Trong đó thì hình ảnh nhân vật Mị Châu cũng luôn để lại trong lòng bạn đọc biết bao cảm xúc, thương có giận có, hờn trách và cảm thông,…

Khi lập nước Âu Lạc, vua An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa nhưng xây rồi lại đổ. Khi đó được Rùa Vàng giúp nhà vua xây thành, còn tặng một cái móng để làm lẫy nỏ chống giặc. Triệu Đà ở phương Bắc đã có dã tâm xâm lược Âu Lạc. Nhờ nỏ thần, An Dương Vương thắng giặc. Triệu Đà xin hòa và đã âm mưu cho con là Trọng Thuỷ sang cầu hôn. Vua An Dương Vương không nghi ngờ, gả con là Mị Châu cho Trọng Thủy. Khi đó thì Mị Châu bị Trọng Thủy lừa đánh tráo lấy nỏ rồi trở về phương Bắc. Triệu Đà lúc này khi đã có nỏ thần trong tay đã mang quân đến tấn công Âu Lạc, An Dương Vương bại trận. Vua lúc này cùng con gái chạy đến vùng biên. Rùa Vàng hiện lên, kết tội Mị Châu là giặc. Nhà vua đã chém Mị Châu rồi đi xuống biển. Khi Trọng Thuỷ tìm theo dấu lông ngỗng mà tìm thấy xác Mị Châu, vô cùng thương tiếc Mị Châu, hối hận nhảy xuống giếng tự tử máu Mị Châu chảy xuống biển, loài trai ăn phải, biến thành ngọc cả.

Mị Châu là một người con gái ngoan ngoãn và tài sắc. Khi vua cha gả Trọng Thủy thì nàng cũng nghe theo sự sắp đặt của cha. Nàng yêu say đắm chồng của mình đến mù quáng và ngay cả khi Trọng Thủy lừa tráo lấy nỏ thần Mị Châu cũng không biết nữa. Có thể thấy được bi kịch tình yêu Mị Châu – Trọng Thủy thể hiện thái độ phê phán rạch ròi của nhân dân trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng. Thông qua đây ta nhận thấy được đây cũng chính là bài học muôn đời cho những ai đặt tình yêu cá nhân lên trên vận mệnh của quốc gia, đặt trên vận mệnh của dân tộc, tách tình yêu khỏi những mối quan tâm chung.

Nhân vật Mị Châu ngây thơ hết lòng vì chồng thì Trọng Thủy thì cũng đã sẵn có âm mưu chiếm nỏ thần. Thế nhưng những ngày ở Âu Lạc, những ngày bên cạnh người vợ đẹp người, ngoan nết thì Trọng Thủy đã nảy sinh mối tình thật sự với Mị Châu. Khi đó thì ngay cả Trọng Thủy cũng là nảy sinh mâu thuẫn giữa hai tham vọng lớn cùng tồn tại trong con người Trọng Thuỷ. Trong các tham vọng đó có thể kể đến đó chính là tham vọng chiếm được nước Âu Lạc và trọn tình với người đẹp. Thế nhưng cũng chính hai tham vọng đó không thể dung hòa. Có lẽ chính vì vậy sau khi chiến thắng, đáng lẽ Trọng Thủy lúc này đây cũng phải là người vui mừng hưởng vinh quang thì lại tự tử vì nỗi tiếc thương Mị Châu khôn cùng biết bao nhiêu.

Thế rồi trước khi chết, Mị Châu cũng đã kịp nhận ra mình bị lừa, mà kẻ lừa nàng lại chính là người nàng tin yêu nhất. Và đau xót hơn nữa, sự nhẹ dạ của nàng đã phải trả giá rất đắt bằng chín sinh mạng nàng, nàng đã phải để người cha thân yêu mất mạng và lớn hơn nữa chính là số phận của cả một dân tộc cũng rơi vào tình cảnh lao đao.

Nhân vật Mị Châu đã ý thức được tội lỗi nặng nề của mình, chính bản thân của nàng không xin tha chết, chỉ xin được hóa thành châu ngọc để tẩy sạch mối nhục thù. Khi hình ảnh ngọc trai nước giếng tượng trưng cho sự tái ngộ của hai người ở kiếp sau. Thực sự thì đó không phải là biểu tượng của mối tình chung thuỷ mà chỉ là hình ảnh một nỗi oan tình được hóa giải.

Công chúa Mị Châu dù có vô tình phạm tội cũng không thể coi là không có tội. Kết cục bi thảm của cha con An Dương Vương chắc chắn sẽ mãi mãi là bài học nhắc nhở ý thức công dân của mỗi người đối với cộng đồng. Đó là bài học phải cảnh giác với kẻ thù.

Cảm nhận về nhân vật Mị Châu (mẫu 5)

Nếu ai đã từng đến xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội hẳn không thể không tìm đến với những dấu tích của thành Cổ Loa xưa, nơi có giếng Trọng Thủy, còn gọi là giếng Ngọc, đền Thượng thờ An Dương Vương, am Bà Chúa thờ Mị Châu, chứng tích gợi nhớ đến một thời “xây thành – chế nỏ”, của một bi kịch tình yêu được thần kì hóa. Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy đã đi vào đời sống tâm linh của nhân dân ta và trở thành một nét văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu. Cả ba nhân vật chính trong tác phẩm cuối cùng đều phải nhận lấy những kết cục khác nhau nhưng có lẽ đáng giận và cũng đáng thương nhất là nhân vật Mị Châu.

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy có thể chia thành hai phần. Phần thứ nhất là bài học giữ nước rút ra từ những thành công của An Dương Vương và quan trọng hơn là phần thứ hai của bài học giữ nước rút ra từ sự mất cảnh giác của An Dương Vương và nhất là sự ngây thơ nhẹ dạ (và cả mất cảnh giác) của Mị Châu trong tình yêu và trong việc giải quyết mối quan hệ giữa hạnh phúc cá nhân riêng tư với quyền lợi của dân tộc, đất nước. Cả hai bài học đều quan trọng như nhau. Bi kịch mất nước bắt nguồn từ sự mất cảnh giác của An Dương Vương và nhất là sự ngây thơ nhẹ dạ (và cả mất cảnh giác) của Mị Châu trong tình yêu và trong việc giải quyết mối quan hệ giữa hạnh phúc cá nhân riêng tư với quyền lợi của dân tộc, đất nước.

Cả hai bài học đều quan trọng như nhau. Bi kịch mất nước bắt nguồn từ sự mất cảnh giác của An Dương Vương. An Dương Vương quá mơ hồ về bản chất tham lam, độc ác nham hiểm của kẻ thù nên đã nhận lời kết tình thông hiểu, giặc kéo vào lại chủ quan không có phòng bị gì nên bị thua chạy thảm hại. Sau nữa, nó lại được tạo điều kiện từ sự nhẹ dạ, cả tin của Mị Châu. Vô tình tiếp tay cho hành động xâm lược của kẻ thù, Mị Châu vừa đáng giận, đáng trách vừa đáng thương. Mị Châu đáng giận vì nàng phạm phải những sai lầm lẽ ra không thể có ở một nàng công chúa. Nỏ thần là bí mật quốc gia, là sức mạnh bí ẩn làm nên sự bách chiến bách thắng của nước Đại Việt, vậy mà, vì thứ tình cảm vợ chồng cá nhân, riêng tư, để thỏa mãn điều mà nàng cho là trí tò mò của chồng đã nén lấy nỏ thần cho chồng xem, để đến nỗi nỏ thần bị đánh tráo mà không biết. Làm lộ bí mật quốc gia cho một kẻ sẵn có âm mưu xâm lược, Mị Châu đã không thể ngờ hậu quả những hành động của mình nghiêm trọng đến nhường nào.

Hành động rắc lông ngỗng khi ngồi sau yên ngựa của cha để chạy thoát thân cũng chỉ là một hành động vô tình, bởi: Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt li thì đau đớn khôn xiết. Thiếp có tấm áo lông ngỗng thường được mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy có thể cứu được nhau. Chỉ đơn thuần là nghĩ đến hạnh phúc của cá nhân mình nhưng cuối cùng không thể cứu nhau mà lại còn là dấu cho quân giặc đuổi theo, để cuối cùng nàng phải chịu cái chết như một kẻ “giặc trong”. Sai lầm và tội lỗi của Mị Châu là không thể chối cãi và nàng bị kết tội hoàn toàn đích đáng. Cũng nhờ thế mà bài học về tinh thần cảnh giác càng trở nên thấm thía và sâu sắc.

Tuy vậy, dân gian vẫn luôn rất công bằng và đầy lòng nhân ái. Người xưa chỉ ra lỗi lầm của Mị Châu nhưng cũng tìm thấy ở đó những căn nguyên sâu xa khiến cho ta thấy thực ra nàng cũng chỉ là một nạn nhân, một nạn nhân đáng thương. Sai lầm của nàng xuất phát đầu tiên từ sai lầm của An Dương Vương. An Dương Vương gả Mị Châu cho Trọng Thủy cũng đồng nghĩa với việc nhà vua giao cho nàng nghĩa vụ trách nhiệm của một người vợ là cũng phải theo chồng. Đấy là chưa kể đến việc tình yêu và nghĩa vợ chồng có thể làm lu mờ nghĩa vụ và trách nhiệm.

Mị Châu vì quá cả tin mà đã không thể ngờ được người chồng của mình lại là một kẻ “gián điệp”; thế nên mới mang bí mật nước mình mà san sẻ với Trọng Thủy như một câu chuyện san sẻ thường hay gặp ở những cặp vợ chồng. Cũng giống như việc tiết lộ bí mật làm cho quân nước nhà bại trận, việc rắc lông ngỗng một lần nữa lại vô tình chỉ lối cho kẻ thù đuổi theo hai cha con. Hai lần nàng liên tiếp phạm lỗi mà không hề ý thức được lỗi lầm mình mắc phải. Tội lỗi được gây lên tính từ sự ngây thơ, cả tin nên thật đáng thương. Việc Rùa Vàng kết tội Mị Châu làm giặc tuy đẩy nhân vật đến số phận bi thảm nhưng lại là một kết thúc cần thiết theo quan niệm của nhân dân.

Rõ ràng Mị Châu có tội, trực tiếp gây nên mất nước ấy của nàng xứng đáng nhận lấy cái chết. Đây là bài học trực tiếp để răn dạy tinh thần đề cao cảnh giác trong sự nghiệp giữ gìn đất nước. Phê phán Mị Châu bằng “bản án tử hình” nhân dân cũng thấu hiểu rằng nàng mắc tội do chủ ý không phải do vô tình, ngây thơ nhẹ dạ và cả tin. Bởi thế, họ đã xếp cho nàng được biến thành ngọc trai đúng như lời nguyền trên bờ biển. Máu Mị Châu chảy xuống biển, tri sò ăn được thì đều biến thành ngọc châu, xác đem về ném ở Loa Thành thì biến thành ngọc thạch. Mị Châu bị trừng phạt cho những tội lỗi nhưng cũng đã được chiêu tuyết cho tâm hồn trong sáng và ngây thơ của mình. Hình ảnh ngọc trai – giếng nước ở cuối tác phẩm là một sáng tạo hết sức hoàn mĩ. Nó thuộc về thái độ ứng xử vừa nghiêm khắc, vừa nhân đạo vừa thấu lí đạt tình của nhân dân ta.

Nhân vật Mị Châu và kết cục của nàng đã khiến cho chúng ta vừa giận, lại vừa đồng cảm và xót thương sâu sắc. Mong rằng ở một thế giới khác, nàng đã tự nhận được bài học cho bản thân mình có được cuộc sống đúng đắn và thanh thản hơn. Và khi ấy, số phận Mị Châu sẽ khác...

Cảm nhận về nhân vật Mị Châu (mẫu 6)

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, đã từng xuất hiện những tích, những con người thần thánh khiến biết bao thế hệ tôn thờ như Thánh Gióng, Sơn Tinh, thế như cũng có những truyền thuyết, những câu chuyện đầy đau thương, bi kịch, không chỉ để lại cho người đọc nhiều băn khoăn, trăn trở mà đó còn là những bài học sâu sắc và quý giá mà cha ông ta từ thuở xa xưa muốn con cháu không bao giờ được quên. Truyền thuyết An Dương Vương, Mị Châu - Trọng Thủy chính là một trong số ấy. Ba nhân vật chính mỗi người đều có những sai lầm, những ngu muội ích kỷ riêng, người thì đắc thắng, quên đề phòng, kẻ tin người, mê muội trong tình yêu, kẻ lại ác tâm dối gạt lợi dụng tình yêu và niềm tin của người khác. Mỗi nhân vật đều có những khía cạnh tính cách và tâm hồn đáng khai thác và tìm hiểu, trong đó nhân vật Mị Châu chính là một nhân vật có nhiều nét đặc sắc đồng thời cũng để lại cho nhân thế nhiều bài học sâu sắc, trong đó đặc biệt nhất là bài học về việc cân bằng giữa tình cảm cá nhân và lợi ích dân tộc.

Mị Châu là con gái duy nhất của An Dương Vương, từ nhỏ cuộc sống của nàng vốn dĩ đã sung sướng, được bảo bọc và nhận đủ tình yêu thương cưng chiều của vua cha. Nhưng có lẽ An Dương Vương đã quá chủ quan, lơ là hoặc là thật sự tự tin vào tài cán bảo vệ đất nước thế nên người đã bỏ qua việc chỉ dạy cho Mị Châu những bài học về trách nhiệm của một công dân đối với đất nước, đặc biệt nàng lại còn là một công chúa. Vua cha vì sự tự tin và kiêu ngạo của mình đã dễ dàng gả con gái cho Trọng Thủy, con trai của Triệu Đà, kẻ mới trước đây đã dẫn quân sang với ý đồ xâm lược u Lạc, nhưng thất bại, mà không một chút mảy may nghi ngờ về sự lợi hại trong ấy. Cho đến bây giờ người ta vẫn không thể lý giải được, tại sao đường đường là một vị vua anh minh lỗi lạc như An Dương Vương mà lại cũng có những lúc hồ đồ, thiếu sáng suốt đến bực ấy, gả con gái yêu của mình cho con trai của kẻ thù và cuối cùng chính tay đẩy nàng, mình và cả đất nước vào bi kịch diệt vong không lối thoát. Có thể nói rằng, bi kịch của Mị Châu đều bắt nguồn từ người cha của mình, nàng không có lỗi gì trong việc trở thành vợ của Trọng Thủy, thậm chí ngay lúc đó nàng còn là người có công bình ổn và tham gia vào mối quan hệ "hòa bình" giữa hai quốc gia. Thế nhưng sau tất cả nàng vẫn phải chấp nhận cái danh tội nhân của bi kịch mất nước. Cuộc sống được bảo bọc, yêu thương và chăm sóc đã dưỡng ra một nàng công chúa ngây thơ, không thấu hiểu sự đời cũng như thờ ơ với lợi ích của quốc gia dân tộc, mà thay vào đó là sự say đắm trong tình yêu, hạnh phúc với người chồng mới cưới là Trọng Thủy. Thú thật rằng, quan niệm xuất giá tòng phu, lấy chồng thì phải theo chồng vốn dĩ đã có từ bao đời nay, kể từ khi con người chuyển từ chế độ Mẫu hệ sang Phụ hệ và trở thành một quy tắc bất thành văn ăn sâu vào bản tính của nhiều người phụ nữ Việt Nam. Tuy nhiên bản thân Mị Châu lại là một công chúa, cái sự phục tùng và nghe lời chồng trở thành lưỡi dao giết chết nàng và cả đất nước, thành một mối họa mà nàng không thể tưởng tượng được. Dẫu bản thân Mị Châu không tham gia quốc sự, chỉ phụ trách việc sống trong nhung lụa và hưởng thụ thế nhưng không lẽ nào nàng không biết được sự lợi hại của nỏ thần và tầm quan trọng của nó với sự tồn vong của đất nước? Ấy thế mà nàng công chúa ngây thơ đã dễ dàng lén lấy nó đem ra cho chồng mình là Trọng Thủy xem trộm mà không một chút nghi ngờ hay đề phòng. Hành động vô phép này của nàng quả thực là một sự ngu muội khó chấp nhận, nàng chỉ biết đến việc Trọng Thủy là chồng mình, mà không hề nghĩ đến Trọng Thủy với cha chồng đồng thời cũng là kẻ thù dạo trước, là kẻ vẫn thường nhăm nhe xâm lược đất nước mình để mà đề phòng. Lấy trộm nỏ thần cho chồng xem lại là một chuyện, đến cả cái việc đáng ngờ khi Trọng Thủy xin về nước thăm cha mà Mị Châu cũng vẫn không hề nhận thức được sự kỳ lạ trong lời nói của chàng ta rằng "Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ, ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng lấy gì làm dấu?". Nếu tỉnh táo và chịu suy nghĩ thấu đáo, thì rõ ràng người ta đã nhận ra được ẩn ý về một cuộc xung đột sắp xảy ra giữa hai nước. Thế nhưng không, Mị Châu trẻ dại và quá chìm đắm trong tình yêu cũng như nỗi buồn sắp ly biệt đã không đủ tỉnh táo để nhận ra được điều đơn giản ấy, mà vẫn một mực đợi chờ Trọng Thủy trở về. Và chồng nàng cũng trở về thật, tuy nhân là trở về với một cuộc xâm lược tàn khốc, biến đất nước vốn đang yên bình thành một mảnh hỗn loạn, nhân dân lầm than. Mị Châu phải theo vua cha chạy trốn trên một con ngựa, tình cảnh thảm hại vô cùng, ấy vậy mà người ta vẫn không hiểu nổi rốt cuộc vì nguyên do gì mà Mị Châu lại vẫn tin tưởng Trọng Thủy đến thế, khi mà bi kịch mất nước đã diễn ra ngay trước mặt. Nàng ta một mặt theo vua cha chạy trốn, một mặt rải áo lông ngỗng làm dấu cho Trọng Thủy đuổi theo, một sự ngu muội và phản bội chính cha mình trong vô thức. Cuối cùng với tất cả những ngu muội và tội lỗi tày đình của mình, Mị Châu đã phải trả một cái giá quá đắt, nước mất, nhà tan, tình thân chấm hết, nàng đã chết dưới lưỡi kiếm của cha để đền tội, nhưng vẫn mãi mãi ôm trong mình nỗi oán hận và day dứt khôn nguôi.

Nhưng bên cạnh bi kịch tội nhân phản quốc, thì Mị Châu cũng phải gánh chịu một bi kịch khác ấy chính là bi kịch trong tình yêu. Như đã nói, Mị Châu sống mười mấy năm trong bảo bọc, nhung gấm sau lại được gả cho Trọng Thủy, hoàng tử của nước láng giềng. Truyện không nói nhiều về nhân vật Trọng Thủy, thế nhưng đoán chắc rằng đây cũng là một người tài hoa, diện mạo sáng sủa và có lẽ cũng biết cách yêu thương thế nên nàng Mị Châu mới có thể một lòng si mê và dành hết tình yêu cả đời mình cho hắn như thế. Tình yêu của Mị Châu là tình yêu thuần nhất và chung thủy, không hề vụ lợi hay suy tính thiệt hơn, nàng giống như một con chiên hết lòng phục đạo, hết lòng tin tưởng và dâng toàn bộ trái tim cho Trọng Thủy mà chưa một lần suy nghĩ cho bản thân hay suy nghĩ cho quốc gia dân tộc. Thú thật rằng, đối với một cô gái còn gì hạnh phúc sung sướng hơn khi được sống trong cảnh yên bình ấm êm bên cạnh chồng, bên cạnh cha mà không phải mảy may lo nghĩ điều gì. Sự che chở ấy quả thực là bảo vật của thế gian. Nàng ngây thơ tin tưởng vào tình yêu của mình và đồng thời cũng nghĩ rằng Trọng Thủy cũng dành cho mình những tình cảm trong sáng và sâu sắc hệt như nàng đối với hắn. Thế nên với những yêu cầu xem nỏ thần, hay thỏa thuận việc tìm lại nhau lỡ như loạn lạc, đối với Mị Châu lại trở thành việc bình thường và nghiễm nhiên giữa các cặp vợ chồng ân ái. Nàng nghĩ rằng vợ chồng với nhau thì chẳng thiết gì mà phải giữ bí mật, nàng hy vọng rằng việc cho Trọng Thủy xem nỏ thần, chính là thể hiện thành ý và tình yêu sâu sắc của nàng dành cho hắn, để từ đó tình cảm vợ chồng càng thêm thắm thiết, bền chặt. Còn chuyện áo lông ngỗng, lúc ấy Mị Châu nghe đến việc Trọng Thủy về thăm cha, lại nghĩ đến cảnh phải xa cách một khoảng thời gian lâu, cũng như những chuyện bất trắc khiến lòng người con gái vốn yếu mềm và có nhiều tình yêu này trở nên yếu đuối. Nàng không còn nghĩ được gì ngoài nỗi buồn ly biệt, thế nên Mị Châu chỉ hòng tìm cách làm sao để bảo vệ mối duyên tơ, chứ nào đâu nghĩ đến cảnh diệt quốc và bi kịch những ngày sau vì sự mù quáng, tin tưởng của mình. Cuối cùng đáp lại nàng đó chính là sự lừa dối và phản bội đầy đau đớn của Trọng Thủy, người nàng hết mực tin yêu. Chính tay chồng nàng đã đẩy nàng vào bi kịch phản quốc, bi kịch phản bội vua cha và phải chịu cái chết đầy đau đớn và tội lỗi, chết mà vẫn còn mang nhiều uất hận ngàn năm khó rửa sạch. Khi ấy, Trọng Thủy đuổi được tới nơi, hắn hối hận và đau đớn vì cái chết của người vợ yêu quý, người con gái một đời dành tình yêu cho hắn. Cuối cùng Mị Châu cũng nhận được tình yêu của Trọng Thủy, nhưng đó lại là một tình yêu mang đầy tội lỗi, đau thương, bản thân Mị Châu sẽ chẳng bao giờ còn có thể chấp nhận được nữa, lòng nàng chỉ còn lại sự thù hận, chán ghét và tuyệt vọng. Nàng chết đi máu nhỏ thành ngọc trai, một sự hóa thân không toàn diện vừa là sự trừng phạt, cũng lại là sự thương xót cho một kiếp hồng nhan lắm truân chuyên, đau đớn. Thể hiện thái độ nghiêm khắc của nhân dân ta về những lỗi lầm không thể vãn hồi của nàng Mị Châu, nhưng đồng thời cũng thể hiện sự cảm thông thấu hiểu cho những bi kịch mà nàng phải gánh chịu chỉ vì sự ngây thơ, tin tưởng quá đỗi vào tình yêu.

Mị Châu đáng thương hay đáng trách? Chúng ta và hậu thế về sau vĩnh viễn không bao giờ có thể trả lời được câu hỏi này. Nàng đáng trách khi đã không đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, lại chỉ biết ích kỷ nghĩ đến tình yêu một cách mù quáng và thiếu sáng suốt dẫn đến kết cục không thể nào đau thương hơn - nước mất, nhà tan. Nhưng nàng cũng là một nhân vật đáng thương, phải gánh chịu bi kịch tình yêu đầy đau đớn, cái chết ghê gớm và nỗi oan ức ngàn đời không thể rửa sạch. Câu chuyện và bi kịch của Mị Châu chính là một bài học lớn cho mỗi con người chúng ta, khuyên răn rằng sống trên đời phải biết cân nhắc lợi hại giữa lợi ích chung và riêng, giữa tình thân và tình yêu, đừng để mọi chuyện đi quá xa rồi rơi vào kết cục không thể vãn hồi.

Cảm nhận về nhân vật Mị Châu (mẫu 7)

Mị Châu là con gái của Thục Phán An Dương Vương, là một cô công chúa lá ngọc cành vàng, có tâm hồn ngây thơ, trong sáng, nhẹ dạ cả tin và không có chút gì về ý thức công dân. Xuất hiện ở phần sau của truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, nàng cũng là người phải chịu trách nhiệm rất lớn về bi kịch “nước mất nhà tan”

Mị Châu sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh An Dương Vương “xây thành chế nỏ” và đánh bại quân xâm lược Triệu Đà lần thứ nhất. Có thể nói, nàng sống trong cuộc kháng chiến chống xâm lược mà cha nàng là thủ lĩnh tối cao, nhưng qua truyền thuyết, chúng ta thấy Mị Châu hoàn toàn ngây thơ, không quan tâm và không có chút hiểu biết gì về việc bảo vệ đất nước. Điều đó thể hiện qua việc Mị Châu lén lấy trộm nỏ thần cho Trọng Thủy xem. Hành động đó vừa đáng thương, vừa đáng trách. Đáng thương vì Mị Châu đã làm theo đạo tam tòng nhưng đáng trách vì trong hoàn cảnh đất nước có giặc giã, một nàng công chúa con vua mà chỉ biết làm trọn chữ “tòng” mà không quan tâm đến vận mệnh đất nước, nhân dân là có tội. Mị Châu tin yêu chồng thì không có gì đáng trách nhưng nàng đã vi phạm nguyên tắc “bí mật quốc gia” của một công dân, tất yếu sẽ bị lên án, phê phán.

Mị Châu đã đặt tình riêng cao hơn nghĩa nước, một hành động không nghĩ đến bổn phận của cá nhân đối với Tổ Quốc, càng không nhận thức được quyền lợi của quốc gia tác động đến cá nhân. Nếu sự mất cảnh giác của An Dương Vương là nguyên nhân gián tiếp thì sự nhẹ dạ, cả tin, ngây thơ của Mị Châu lại chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra họa mất nước. Mị Châu tin yêu chồng bằng một tình yêu mù quáng. Nhân dân ta đã sáng tạo ra hình ảnh áo lông ngỗng là một chi tiết nghệ thuật tài tình để thể hiện rõ sự mù quáng, đáng trách đó. Trọng Thủy đánh tráo nỏ thần, trước khi về nước đã hỏi Mị Châu: “Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không hề dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu”. Mị Châu đáp: “Thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ dứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy sẽ có thể cứu được nhau”. Trọng Thủy vừa về nước, chiến tranh hai nước đã xảy ra. Lẫy nỏ không còn, phải lên ngựa bỏ chạy cùng vua cha, lẽ ra phải sớm tình ngộ đó là âm mưu của Trọng Thủy, vậy mà Mị Châu vẫn nhẹ dạ mù quáng, không suy xét sự tình mà vẫn rắc lông ngỗng để làm dấu, khác nào chỉ đường cho giặc tìm đến bắt mình. Việc làm đó trực tiếp dẫn tới bi kịch mất nước nhà tan. Nhờ lời nhắc nhở của thần Kim Quy, nàng mới nhận ra bản chất giả dối của Trọng Thủy và dứt khoát từ bỏ, vĩnh biệt Trọng Thủy trong cuộc đời cũng như trong tâm khản của mình. Trước khi chết, Mị Châu đã nói: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng chung hiếu mà bị người dối lừa, chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Nàng chỉ muốn rửa tiếng “bất trung”, “bất hiếu”, chỉ muốn cho mọi người hiểu rằng mình bị lừa dối chứ không dám kêu oán, cũng như xin tha tội. Tuy vậy, nhân dân ta không đánh giá nàng theo quan điểm đạo đức phong kiến thông thường mà đứng trên quan điểm của quốc gia, dân tộc để kết tội nàng. Với những lỗi lầm không thể tha thứ của một công dân đối với đất nước, nhân dân ta đã không những để cho Rùa Vàng kết tội đanh thép, không khoan nhượng, gọi nàng là “giặc” mà còn để cho Mị Châu phải chết dưới lưỡi kiếm nghiêm khắc của vua cha. Bi kịch của Mị Châu đã trở thành bài học về lợi ích giữa cái riêng và cái chung, và cho những người con trai, con gái sau này về bản chất nhẹ dạ cả tin. Dù là ai thì cũng cần phải có ý thức về sự tồn vong của đất nước.

Song thái độ, cách đánh giá của nhân dân vừa thấu tình lại vừa đạt lí. Mị Châu có tội nhưng những tội lỗi mà nàng gây ra là do nàng quá nhẹ dạ, yêu chồng nên bị lừa dối. Hơn nữa, nàng cũng tình ngộ và phải chịu cái chết đau đớn. Tuy nhiên, tác giả dân gian lại không muốn kết thúc số phận Mị Châu bằng cái kết thê thảm ấy. Nàng đã được hóa thân thành một hình hài khác: “Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu”, “Xác nàng đem về táng ở Loa Thành, xác biến thành ngọc thạch. Đây là một thủ pháp nghệ thuật quen thuộc mang tính truyền thống của truyện kể dân gian: sử dụng hình thức hóa thân để kéo dài sự sống cho nhân vật. Nhưng ở nhiều truyện, nhân vật chỉ hóa thân trong một hình hài thì Mị Châu lại không hóa thân trọn vẹn. Hình thức hóa thân, phân thân độc đáo này thể hiện sự cảm thông, bao dung của nhân dân với sự trong trắng của Mị Châu, vừa thể hiện thái độ nghiêm khắc cùng bài học lịch sử.

Câu chuyện về Mị Châu là bài học đáng giá đến muôn đời. Tố Hữu đã viết:

“Tôi kể người nghe chuyện Mị Châu

Trái tim lầm chỗ đặt trên đầu

Nỏ thần vô ý trao tay giặc

Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”

Cảm nhận về nhân vật Mị Châu (mẫu 8)

Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy là một truyện truyền thuyết vô cùng hay và đặc sắc. Truyện cũng đã nêu được ra một bài học cảnh giác đầu tiên của lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. Ngay từ phần đầu truyện phản ánh vai trò của An Dương Vương trong việc xây dựng và bảo vệ nước Âu Lạc. Tiếp đến là phần sau là bi kịch nước mất nhà tan do sự mất cảnh giác của cha con An Dương Vương. Trong đó thì hình ảnh nhân vật Mị Châu cũng luôn để lại trong lòng bạn đọc biết bao cảm xúc, thương có giận có, hờn trách và cảm thông,…

Lập nước Âu Lạc vua An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa nhưng xây rồi lại đổ. Khi đó được Rùa Vàng giúp nhà vua xây thành, còn tặng một cái móng để làm lẫy nỏ chống giặc. Triệu Đà ở phương Bắc đã có dã tâm xâm lược Âu Lạc. Nhờ nỏ thần, An Dương Vương thắng giặc. Triệu Đà xin hòa và đã âm mưu cho con là Trọng Thuỷ sang cầu hôn. Vua An Dương Vương không nghi ngờ, gả con là Mị Châu cho Trọng Thủy. Khi đó thì Mị Châu bị Trọng Thủy lừa đánh tráo lấy nỏ rồi trở về phương Bắc. Triệu Đà lúc này khi đã có nỏ thần trong tay đã mang quân đến tấn công Âu Lạc, An Dương Vương bại trận. Vua lúc này cùng con gái chạy đến vùng biên. Rùa Vàng hiện lên, kết tội Mị Châu là giặc. Nhà vua đã chém Mị Châu rồi đi xuống biển. Khi Trọng Thuỷ tìm theo dấu lông ngỗng mà tìm thấy xác Mị Châu, vô cùng thương tiếc Mị Châu, hối hận nhảy xuống giếng tự tử máu Mị Châu chảy xuống biển, loài trai ăn phải, biến thành ngọc cả.

Mị Châu là một người con gái ngoan ngoãn và tài sắc. Khi vua cha gả Trọng Thủy thì nàng cũng nghe theo sự sắp đặt của cha. Nàng yêu say đắm chồng của mình đến mù quáng và ngay cả khi Trọng Thủy lừa tráo lấy nỏ thần Mị Châu cũng không biết nữa. Có thể thấy được bi kịch tình yêu Mị Châu – Trọng Thủy thể hiện thái độ phê phán rạch ròi của nhân dân trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng. Thông qua đây ta nhận thấy được đây cũng chính là bài học muôn đời cho những ai đặt tình yêu cá nhân lên trên vận mệnh của quốc gia, đặt trên vận mệnh của dân tộc, tách tình yêu khỏi những mối quan tâm chung.

Nhân vật Mị Châu ngây thơ hết lòng vì chồng thì Trọng Thủy thì cũng đã sẵn có âm mưu chiếm nỏ thần. Thế nhưng những ngày ở Âu Lạc, những ngày bên cạnh người vợ đẹp người, ngoan nết thì Trọng Thủy đã nảy sinh mối tình thật sự với Mị Châu. Khi đó thì ngay cả Trọng Thủy cũng là nảy sinh mâu thuẫn giữa hai tham vọng lớn cùng tồn tại trong con người Trọng Thuỷ. Trong các tham vọng đó có thể kể đến đó chính là tham vọng chiếm được nước Âu Lạc và trọn tình với người đẹp. Thế nhưng cũng chính hai tham vọng đó không thể dung hòa. Có lẽ chính vì vậy sau khi chiến thắng, đáng lẽ Trọng Thủy lúc này đây cũng phải là người vui mừng hưởng vinh quang thì lại tự tử vì nỗi tiếc thương Mị Châu khôn cùng biết bao nhiêu.

Thế rồi trước khi chết, Mị Châu cũng đã kịp nhận ra mình bị lừa, mà kẻ lừa nàng lại chính là người nàng tin yêu nhất. Và đau xót hơn nữa, sự nhẹ dạ của nàng đã phải trả giá rất đắt bằng chín sinh mạng nàng, nàng đã phải để người cha thân yêu mất mạng và lớn hơn nữa chính là số phận của cả một dân tộc cũng rơi vào tình cảnh lao đao.

Nhân vật Mị Châu đã ý thức được tội lỗi nặng nề của mình, chính bản thân của nàng không xin tha chết, chỉ xin được hóa thành châu ngọc để tẩy sạch mối nhục thù. Khi hình ảnh ngọc trai nước giếng tượng trưng cho sự tái ngộ của hai người ở kiếp sau. Thực sự thì đó không phải là biểu tượng của mối tình chung thuỷ mà chỉ là hình ảnh một nỗi oan tình được hóa giải.

Công chúa Mị Châu dù có vô tình phạm tội cũng không thể coi là không có tội. Kết cục bi thảm của cha con An Dương Vương chắc chắn sẽ mãi mãi là bài học nhắc nhở ý thức công dân của mỗi người đối với cộng đồng. Đó là bài học phải cảnh giác với kẻ thù.

Cảm nhận về nhân vật Mị Châu (mẫu 9)

Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy nêu bài học cảnh giác đầu tiên của lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. Phần đầu truyện phản ánh vai trò của An Dương Vương trong việc xây dựng và bảo vệ nước Âu Lạc; phần sau là bi kịch nước mất nhà tan do sự mất cảnh giác của cha con An Dương Vương.

Mị Châu là con gái của An Dương Vương Thục Phán, là một cô công chúa lá ngọc, cành vàng, có tâm hồn ngây thơ trong trắng, nhẹ dạ, cả tin và không có một chú gì về ý thức công dân. Xuất hiện ở phần sau của tác phẩm, Mị Châu cũng là người phải chịu trách nhiệm lớn trước bi kịch "nước mất nhà tan".

Khi đánh giá về nhân vật này, đã xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau, người lên án, kẻ bênh vực. Những người bênh vực thì đã lấy đạo "tam tòng" (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử), một quan điểm đạo đức thời phong kiến để bênh vực cho nàng. Theo họ, Mị Châu là người con gái hiền thục, trọn đạo hiếu, vâng lời cha lấy chồng, lấy chồng thì một lòng tin yêu chồng. Sao có thể trách nàng mất cảnh giác với cả chồng mình được? Vì vậy việc Mị Châu không giấu giếm Trọng Thuỷ điều gì là vô tội.

Nhưng họ đã quên rằng, trong một đất nước nhiều giặc giã, một nàng công chúa lại chỉ biết làm trọn chữ "tòng" mà vô tình với vận mệnh quốc gia là có tội. Mị Châu tin yêu chồng không có gì đáng trách nhưng nàng đã vi phạm nguyên tắc "bí mật quốc gia" của một người dân đối với đất nước, đặt tình riêng lên trên việc nước dù đó chỉ là do sự nhẹ dạ, vô tình. Nếu sự mất cảnh giác của ADV là nguyên nhân gián tiếp thì sự nhẹ dạ, ngây thơ của Mị Châu là nguyên nhân trực tiếp gây lên hoạ nước mất. Mị Châu tin yêu chồng bằng một tình yêu mù quáng. Nhân dân ta đã sáng tạo nên hình ảnh áo lông ngỗng là chi tiết nghệ thuật tài tình để thể hiện sáng rõ sự mù quáng đáng trách của Mị Châu.

Trọng Thuỷ đánh tráo nỏ thần, trước khi về nước đã hỏi Mị Châu: "Ta nay trở về thăm cha ... làm giấu." Mị Châu đáp: "Thiếp có ... làm dấu". Trọng Thuỷ vừa về nước, chiến tranh hai nước xảy ra, lẫy nỏ không còn, phải lên ngựa bỏ chạy cùng vua cha, lẽ ra phải biết đó là âm mưu của Trọng Thuỷ, thế mà Mị Châu vẫn nhẹ dạ, mù quáng, không suy xét sự tình, vẫn rắc lông ngỗng làm dấu, có khác gì chỉ đường cho giặc đuổi theo mình. Việc làm đó của nàng đã trực tiếp dẫn tới bi kịch nhà tan.

Vì vậy, không thể cho rằng làm một người vợ thì Mị Châu phải tuyệt đối nghe và làm theo lời chồng. Không thể cho rằng nàng là người vô tội, không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì trước bi kịch nước mất nhà tan. Tội lỗi của nàng là hết sức nặng nề. Chính vì vậy, nhân dân ta không đánh giá nàng theo quan điểm đạo đức phong kiến thông thường mà đứng trên quan điểm của quốc gia, dân tộc để kết tội nàng. Với những lỗi lầm không thể tha thứ của một người dân đối với đất nước, nhân dân ta không những đã để cho Rùa Vàng (đại diện cho công lí của nhân dân) kết tội đanh thép, không khoan nhượng gọi nàng là giặc mà còn để cho Mị Châu phải chết dưới lưỡi kiếm nghiêm khắc của vua cha.

Song thái độ, cách đánh giá của nhân dân vừa thấu tình, vừa đạt lí. Mị Châu có tội nhưng những tội lỗi mà nàng gây ra không phải là chủ ý của nàng mà do nàng quá nhẹ dạ, yêu chồng bị lừa dối mà mắc tội. Hơn nữa, cuối cùng, nàng cũng đã tỉnh ngộ nhận ra kẻ thù và chấp nhận một cái chết đau đớn. Mị Châu có tội nàng đã phải đền nhưng nỗi oan của nàng cũng cần được giải. Sáng tạo nên chi tiết thần kì, ứng nghiệm với lời cầu khấn trước khi chết của Mị Châu, nhân dân ta đã bày tỏ thái độ bao dung, niềm cảm thông mà minh oan cho nàng. Đồng thời, thông qua chi tiết thần kì đó, ông cha ta cũng thể hiện thái độ nghiêm khắc của mình và truyền lại một bài học lịch sử muôn đời cho con cháu trong việc giải quyết mối quan hệ riêng - chung.

Về Trọng Thủy: Trọng Thuỷ là một trong ba nhân vật chính của tác phẩm. Hắn là con trai của Triệu Đà, con dể của An Dương Vương, là chồng của Mị Châu công chúa. Sang Âu Lạc theo mưu kế nham hiểm của cha mình, Trọng Thuỷ lấy Mị Châu không phải vì tình yêu mà chỉ để lợi dụng nàng thực hiện một mưu đồ chính trị, để hoàn thành nhiệm vụ gián điệp được cha hắn giao phó mà thôi. Và với danh nghĩa một người chồng, Trọng Thuỷ đã hoàn thành xuất sắc vai trò gián điệp ấy. Hắn đã lợi dụng Mị Châu, lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin, lừa gạt tình cảm của nàng để đánh cắp nỏ thần và nham hiểm hỏi Mị Châu một câu hỏi đầy dụng ý trước khi về nước với mục đích để biết cách tìm đường đuổi theo An Dương Vương nếu nhà vua chạy trốn. Chính những việc làm này của hắn là những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bi kịch nước mất nhà tan của cha con ADV và nhân dân Âu Lạc. Hắn chính là kẻ thù của nhân dân Âu Lạc, là một kẻ rất đáng bị vạch mặt, lên án, tội lỗi đời đời.

Tuy nhiên, xét ở một góc độ khác, Trọng Thuỷ cũng chỉ là nạn nhân của một cuộc chiến tranh xâm lược. Trong tay của Triệu Đà, Trọng Thuỷ không hơn không kém cũng chỉ là một con bài chính trị mà thôi. Hơn nữa, mặc dù là một kẻ độc ác, Trọng Thuỷ cũng không phải hoàn toàn đã mất hết nhân tính của một con người. Chính lời nói của Trọng Thuỷ với Mị Châu trong lúc chia tay, hành động tự vẫn sau chuỗi ngày sống trong sự dày vò, ân hận của hắn đã nói lên điều đó.

Trước lúc chia tay về nước dâng lẫy nỏ thần cho Triệu Đà, Trọng Thuỷ đã nói với Mị Châu: "Tình vợ chồng ... làm dấu". Đây không hoàn toàn là những lời dối trá, lạnh lùng mà nó ẩn chứa ít nhiều tình cảm bùi ngùi, một nỗi đau li biệt.

Tính người của Trọng Thuỷ còn được thể hiện rõ hơn rất nhiều ở phần cuối cùng của tác phẩm khi tác giả dân gian miêu tả tâm trạng của Trọng Thuỷ sau cái chết của Mị Châu. Không đắm mình trong hào quang, danh vọng, trong hạnh phúc của sự thống trị uy quyền, sau khi Mị Châu chết, Trọng Thuỷ luôn sống trong nỗi niềm thương nhớ, trong nỗi ân hận dày vò và cuối cùng bế tắc, cùng đường hắn đã tự tìm cho mình cái chết. Trọng Thuỷ quyên sinh không phải chỉ là hành động sám hối cho một sai lầm mù quáng, mà còn là sự thức tỉnh của nhân tính, sự phủ nhận chiến tranh, sự từ chối mọi vinh quang quyền lực tìm về với cõi thiên thu để có được một tâm hồn thanh thản.

Cảm nhận về nhân vật Mị Châu (mẫu 10)

Trong chuỗi những truyền thuyết hào hùng về thời kỳ dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, truyền thuyết về An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy là tác phẩm tâm đắc nhất. Đọc xong câu chuyện, người đọc không thể không suy tư về cuộc đời của Mị Châu, một cô gái dịu hiền xinh đẹp, trọng nghĩa trọng tình lại phải chịu một cái kết oan ức và xót xa hơn bao giờ hết.

“Tôi kể ngày xưa truyện Mị Châu

Trái tim lầm chỗ để trên đầu

Nỏ thần vô ý trao tay giặc

Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”

Mị Châu là cô công chúa xinh đẹp tuyệt trần của An Dương Vương, ngây thơ và trong sáng. Nàng không thể giải quyết được lý và tình, giữa hiếu và nghĩa để rồi cuối cùng phải chịu cái chết oan ức. Qua truyền thuyết, người đọc cũng có thể cho rằng Mị Châu là một kẻ phản nghịch vì nàng đã trực tiếp tiếp tay cho giặc, bán nước hại cha nhưng sự thật là Mị Châu đã trở thành tội phạm vì nàng đã quá ngây thơ, tin tưởng người khác, tin vào tình yêu mà đã vô tình quên đi đất nước, quên đi cha mình. Chính sự tin yêu mù quáng đó cho nên Mị Châu đã trực tiếp tạo nên tấn bi kịch của lịch sử này .

Chúng ta đã thấy hai lần Mị Châu vì nhẹ dạ cả tin cho nên đã vô tình tiếp tay cho giặc. Lần thứ nhất là vào đêm tâm sự, khi mà TrỌng Thủy ngỏ ý muốn xem nỏ thần thì nàng đã không hề ngần ngại và lấy cho chồng xem , tiết lộ bí mật về chiếc nỏ cho Trọng Thủy.

Nàng vừa đáng thương lại vừa đáng trách bởi nàng đã đem bí mật, vận mệnh đất nước đề làm đẹp thêm tình vợ chồng nhưng đáng thương ở chỗ nàng cả tin ngây thơ yêu chàng, và muốn chiều theo ý chồng, lại là người phụ nữ ở xã hội xưa thì càng nói lên rõ về điều đó.

Lần thứ hai là trong ngày tiễn biệt, cũng chỉ vì chữ yêu , yêu tới mù quáng cho nên Mị Châu đã không hề mảy may nghi ngờ gì về câu hỏi đầy dụng ý, cũng không hề nhận ra âm mưu của chồng mình, nàng đã trả lời thành thật rằng : “Thiếp có cái áo lông ngỗng, hễ thiếp chạy phương nào, thiếp sẽ rắc long ngỗng dọc đường, chàng cứ theo dấu long ngỗng mà tìm”. Nàng cũng không hề biết rằng chính hành động đó đã dẫn đường cho giặc.

Và cũng suy cho cùng thì nàng cũng đáng thương bởi một cô gái ngây thơ , vô tư như nàng không hề nhận ra tâm địa đó mà chỉ luôn mong ngóng ngày chồng đi trở về bên mình, đó là ý nghĩ của nàng khi sợ chàng không tìm được cho nên đã nói như thế. Tình yêu đã làm u mê con người,u mê tới nỗi ngồi sau lưng nhưng mà nàng vẫn giữ lời hứa bứt lông ngỗng rải ở dọc đường đi, tới lúc này mà vẫn còn hành động mu muội như thế thì thực là một sai lầm nghiêm trọng không thể nào tha thứ được.

Cuối cùng nhân dân đã thông cảm cho Mị Châu. Nàng đã phải đền tội dưới lưỡi kiếm của cha mình bằng sinh mạng của mình, Tội đã đền nhưng oan ức thì mãi còn đó, cho tới cuối cùng thì người con gái thủy chung bị lừa dối lên tiếng nói rằng “Thiếp là phận gái, nếu có ,lòng phản nghịch chết đi sẽ hóa thành hạt bụi, còn nếu một long trung hiếu mà bị người lừa dối chết đi sẽ hóa thành châu ngọc để tẩy sạch mối thù nhục và tỏ dạ trắng trong”.

Hình ảnh ngọc châu mà Mị Nương nhắc tới không còn là biểu tượng của một tình yêu trong trắng nữa mà chỉ minh giải cho nỗi oan của nàng.

Bài học về Mị Châu là bài học chua xót vì đã quá cả tin thiếu suy nghĩ, là bài học cảnh tỉnh cho tất cả mọi người “trái tim để trên đầu” như nhà thơ Tố Hữu đã “tâm sự” một cách sâu sắc, thấm thía.

Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:

Đóng vai Trọng Thủy và kể lại Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

Phân tích Uy-lít-xơ trở về

Phân tích nhân vật Pê-nê-lốp trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về

Phân tích nhân vật Tấm

Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học

1 601 lượt xem
Tải về